LA02.085_Quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam
3. Mục tiêu nghiên cứu
Toàn bộ nội dung của luận án sẽ nghiên cứu từ các vấn đề mang tính lý thuyết về rủi ro thanh khoản và quản trị rủi ro thanh khoản ở NHTM, đến thực trạng quản trị rủi ro thanh khoản tại Agribank, nghiên cứu kinh nghiệm quản trị rủi ro thanh khoản tại các quốc gia trên thế giới và một số NHTM trong nước và cuối cùng là những giải pháp cũng như kiến nghị được đề xuất đối với công tác quản trị rủi ro thanh khoản tại Agribank. Cụ thể:
Thứ nhất, hệ thống cơ sở lý luận về rủi ro thanh khoản, quản trị rủi ro thanh khoản ở NHTM, bao gồm: tổng quan hoạt động của NHTM, lý thuyết về rủi ro thanh khoản ở NHTM: khái niệm, các loại rủi ro thanh khoản ở NHTM, phương pháp đánh giá rủi ro thanh khoản ở NHTM, các nhân tố tác động đến rủi ro thanh khoản ở NHTM.
Thứ hai, nghiên cứu kinh nghiệm về quản trị rủi ro thanh khoản từ một số NHTM trong và ngoài nước, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm đối với Agribank trong quản trị rủi ro thanh khoản thời gian tới.
Thứ ba, phân tích làm rõ thực trạng rủi ro thanh khoản và quản trị rủi ro thanh khoản tại Agribank trong giai đoạn 2011 – 2016, qua đó, làm rõ các kết quả đạt được, những mặt còn hạn chế và nguyên nhân.
Thứ tư, trên cơ sở một số dự báo về tình hình kinh tế vĩ mô giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, một số quan điểm về quản trị rủi ro thanh khoản ở NHTM, luận án đề xuất các giải pháp và kiến nghị đối với công tác quản trị rủi ro thanh khoản tại Agribank thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
• Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là vấn đề rủi ro thanh khoản và hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản tại Agribank.
• Phạm vi nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu vấn đề rủi ro thanh khoản và quản trị rủi ro thanh khoản tại Agribank giai đoạn 2011 đến 2016 trong tương quan so sánh với một số NHTM trong nước.