LA02.163_Quản lý vốn chủ sở hữu của Ngân hàng Nhà nước đối với các Ngân hàng Thương mại tại Việt Nam
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Đề xuất các luận cứ khoa học và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý của NHNN đối với vốn chủ sở hữu các NHTM tại Việt Nam.
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu trên luận án tập trung làm rõ 2 câu hỏi nghiên cứu chính sau:
1. Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác quản lý của NHNN đối với vốn chủ sở hữu các NHTM tại Việt Nam?
2. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hoàn thiện quản lý về vốn chủ sở hữu đối với các ngân hàng thương mại tại Việt Nam như thế nào trong điều kiện hiện nay?
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
– Hệ thống hóa và làm rõ hơn những vấn đề lý luận cơ bản về vốn chủ sở hữu và hoạt động quản lý của NHTW đối với vốn chủ sở hữu của các NHTM.
– Phân tích kinh nghiệm quản lý vốn/vốn chủ sở hữu NHTM của NHTW một số quốc gia khu vực và thế giới, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho NHNN Việt Nam.
– Phân tích, đánh giá thực trạng nguồn vốn và các tỷ lệ an toàn vốn của các NHTM Việt Nam, trên cơ sở đó đánh giá hoạt động quản lý của NHNN Việt Nam đối với vốn chủ sở hữu của các NHTM tại Việt Nam giai đoạn 2010-2015.
– Đề xuất giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện quản lý của NHNN Việt Nam đối với vốn chủ sở hữu của các NHTM tại Việt Nam trong giai đoạn tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động quản lý của NHTW đối với vốn chủ sở hữu của các NHTM.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
– Về nội dung nghiên cứu:
+ Về nguồn vốn chủ sở hữu: luận án tập trung nghiên cứu vốn chủ sở hữu (vốn cấp 1 và vốn cấp 2) của các NHTM.
+ Các nội dung về quản lý vốn chủ sở hữu sẽ tập trung chủ yếu vào :
(i) Xây dựng và ban hành các cơ chế, chính sách, quy định về vốn chủ sở hữu
(ii) Thanh tra, giám sát việc tuân thủ các quy định
– Về thời gian nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu giai đoạn 2010-2015.
– Về không gian nghiên cứu: Từ thực tế quản lý vốn của NHNN Việt Nam đối với các NHTM nhằm đảm bảo cho hệ thống NHTM vận hành an toàn và hiệu quả, luận án lựa chọn khảo sát và sử dụng số liệu của 10 ngân hàng; trong đó có các NHTM nhà nước sở hữu 100% (Agribank), NHTM cổ phần nhà nước chiếm cổ phần chi phối (VCB, BIDV và Vietinbank), 6 NHTM có sốvốn chủ sở hữu lớn là ACB, Techcombank, Maritime Bank, VPBank, MB, Eximbank. 8 ngân hàng trong 10 ngân hàng được lựa chọn (trừ Agribank, Eximbank) thuộc nhóm thí điểm triển khai quản trị rủi ro theo Basel 2 của NHNN.
6. Dự kiến những đóng góp mới của luận án
– Hệ thống hóa và làm rõ hơn những lý luận cơ bản về quản lý của NHTW đối với vốn chủ sở hữu của các NHTM.
– Phân tích và chỉ ra sự cần thiết phải quản lý của NHNN Việt Nam đối với vốn chủ sở hữu của các NHTM Việt Nam theo thông lệ quốc tế và phù hợp với các quy định của NHNN Việt Nam; đánh giá quản lý của NHNN Việt Nam đối với vốn chủ sở hữu các NHTM tại Việt Nam trong quá trình tái cơ cấu NHTM Việt Nam, trước và sau khi có M&A;
– Đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý của NHNN Việt Nam vềvốn chủ sở hữu của các NHTM Việt Nam giai đoạn từ nay đến năm 2030 (20162020và đến năm 2030).
7. Cấu trúc của Luận án
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của luận án bao gồm 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận về quản lý của ngân hàng trung ương đối với vốn chủ sở hữu của các ngân hàng thương mại.
Chương 2. Thực trạng quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với vốn chủ sở hữu của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam.
Chương 3. Giải pháp hoàn thiện quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với vốn chủ sở hữu của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam.