LA01.056_Quản lý tín dụng chính sách tại Ngân hàng Chính sách xã hội đáp ứng mục tiêu giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội
Bƣớc sang Thiên niên kỷ thứ ba, loài ngƣời chứng kiến sự phát triển nhƣ vũ bão của khoa học, kỹ thuật nhƣng lại đang đứng trƣớc một thách thức vô cùng tolớn, đó là nạn nghèo đói. Chiến tranh, suy thoái môi trƣờng, biến đổi khí hậu, sự bất bình đẳng… đã đẩy một bộ phận ngƣời dân lâm vào cảnh đói khổ cùng cực. Xóa đói giảm nghèo đã trở thành mối quan tâm chung của toàn thế giới. Trong 8 mục tiêu Phát triển Thiên kỷ của Liên Hợp quốc đƣợc thông qua năm 2000 thì mục tiêu số một là chống đói nghèo. Nhờ những nỗ lực của từng quốc gia, dân tộc và của cả thế giới, sau 15 năm thực hiện Mục tiêu Thiên niên kỷ, công cuộc chống đói nghèo đã đạt đƣợc nhiều thành tựu to lớn.
Ở Việt Nam, XĐGN từ lâu đã là chủ trƣơng lớn, nhất quán của Đảng và Nhà nƣớc ta và là sự nghiệp của toàn dân. XĐGN cũng là một trong những tiêu chí để thực hiện đảm bảo ASXH. Do đó, phải huy động nguồn lực của Nhà nƣớc, của xã hội và của ngƣời dân để thực hiện XĐGN. Cùng với sự đầu tƣ, hỗ trợ của Nhà nƣớc và cộng đồng xã hội, sự nỗ lực phấn đấu vƣơn lên thoát nghèo của bản thân từng ngƣời nghèo là nhân tố quyết định thành công của công cuộc giảm nghèo, đảm bảo ASXH. Những thành tựu đạt đƣợc trong công tác giảm nghèo đã góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu tăng trƣởng kinh tế, cải thiện đời sống ngƣời dân, đặc biệt là ngƣời dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS; tăng cƣờng khối đại đoàn kết toàn dân, ổn định an ninh chính trị, củng cố lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nƣớc, nâng cao hình ảnh của Việt Nam trên trƣờng quốc tế. Việt Nam đã hoàn thành trƣớc thời hạn Mục tiêu giảm nghèo trong Chƣơng trình Phát triển Thiên kỷ
của Liên Hợp quốc.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến đói nghèo nhƣng nguyên nhân hàng đầu là do thiếu vốn và kỹ thuật làm ăn. Để xóa đói giảm nghèo thành công, cần phải có nhiều giải pháp để xử lý tận gốc rễ các nguyên nhân của đói nghèo. Kinh nghiệm của thế giới cũng nhƣ của Việt Nam đã cho thấy giải pháp hỗ trợ giảm nghèo có hiệu quả và bền vững là hƣớng dẫn cho ngƣời nghèo cách làm ăn và cho họ vay vốn với những điều kiện ƣu đãi phù hợp. Ở một nƣớc chƣa phát triển, đang trong quá trình chuyển đổi sang kinh tế thị trƣờng, nguồn lực của xã hội cũng nhƣ của Nhà nƣớc còn hạn chế nhƣ nƣớc ta thì giải pháp “cho vay” thay thế giải pháp “cho không” là sự lựa chọn hợp lý nhất. NHCSXH ra đời là để đáp ứng nhu cầu này của sự nghiệp XĐGN và bảo đảm ASXH.
Trải qua hơn 12 năm xây dựng và phát triển, đồng hành cùng ngƣời nghèo và các đối tƣợng chính sách khác, NHCSXH đã vƣợt qua nhiều khó khăn, khẳng định đƣợc vai trò quan trọng trong công cuộc giảm nghèo, đảm bảo ASXH, là địa chỉ tin cậy cung cấp tín dụng cho ngƣời nghèo và các đối tƣợng chính sách khác. Thực tiễn hoạt động của NHCSXH đã và đang minh chứng cho sự phát triển vững mạnh và hoạt động ngày càng có hiệu quả của kênh tín dụng chính sách đặc thù này ở Việt Nam. Nguồn vốn tín dụng chính sách đã góp phần tạo nhiều việc làm cho ngƣời nghèo và các đối tƣợng chính sách, phát huy tiềm năng lao động sẵn có của những hộ gia đình nghèo. Hoạt động tín dụng phục vụ cho ngƣời nghèo cũng góp phần hỗ trợ cho sự phát triển các ngành nghề, dịch vụ ở nông thôn. Nhờ vậy, đã giải quyết việc làm cho hàng chục vạn lao động nghèo, tận dụng phần lớn thời gian nông nhàn và lao động mùa vụ để khai thác ngành nghề truyền thống, khai thác tiềm năng nội lực để nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống. Các chƣơng trình tín dụng ƣu đãi còn tạo cơ hội cho ngƣời nghèo tự vận động, vƣợt qua khó khăn, vƣơn lên thoát nghèo, hội nhập dần dần vào cơ chế kinh tế thị trƣờng.
Mặc dù đạt đƣợc nhiều thành tựu quan trọng, nhƣng công cuộc xóa đói giảm nghèo đang gặp phải một tồn tại lớn mang tính toàn cầu: giảm nghèo chƣa bền vững. Ở Việt Nam cũng nhƣ trên thế giới đang diễn ra tình trạng tái nghèo và đội ngũ những ngƣời nghèo vẫn đang đƣợc bổ sung thêm hàng năm. Thế giới hiện đang còn 1,3 tỷ ngƣời nghèo. Ở nƣớc ta, bình quân cứ 3 hộ thoát nghèo thì
có một hộ nghèo tăng thêm (do tái nghèo hoặc phát sinh mới). Và vì thế, giảm nghèo bền vững đang trở thành một trong 17 mục tiê u Phát triển bền vững của Liên Hợp quốc trong Chƣơng trình nghị sự 2030 vừa đƣợc Đại Hội đồng Liên Hợp quốc thông qua tại Khóa họp thứ 70 từ ngày 28/9 đến ngày 2/10/2015 tại New Work, Mỹ .
Thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững đòi hỏi sự nỗ lực cao hơn, bền bỉ hơn của từng ngƣời dân với sự hỗ trợ tối đa từ phía Nhà nƣớc. Ngoài những khó khăn hạn chế tồn tại từ trƣớc, chúng ta đang phải đối mặt với một thực tế là tốc độ tăng trƣởng kinh tế (GDP) những năm gần đây có xu hƣớng chậm lại.Tình hình đó đòi hỏi trách nhiệm cao hơn của các cấp, các ngành, trong đó có NHCSXH, phải có những giải pháp tích cực và căn cơ để giúp ngƣời nghèo thoát nghèo, thúc đẩy kinh tế phát triển, đặc biệt là ở các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS.
NHCSXH là một phần trong hệ thống các công cụ và giải pháp giảm nghèo nhanh và bền vững, trong đó có các tổ chức tài chính vi mô, các tổ chức phi chính phủ, các quỹ từ thiện, quỹ tài trợ của tƣ nhân,…. Dù có vai trò rất quan trọng và không thể thiếu, nhƣng NHCSXH cũng chỉ là một công cụ bổ sung mà không thay thế cho bất cứ một công cụ nào khác. Mục tiêu số một đặt ra cho NHCSXH là tập trung nguồn lực của Nhà nƣớc có thể huy động đƣợc vào một đầu mối thống nhất và thông qua hình thức “cho vay có thu hồi” để thực hiện các mục tiêu, các chƣơng trình, dự án XĐGN do chính Nhà nƣớc đặt ra và yêu cầu. Trƣớc thực trạng đó, tác giả chọn đề tài: “Quản lý tín dụng chính sách tại Ngân hàng Chính sách xã hội đáp ứng mục tiêu giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội” làm đề tài luận án tiến sĩ.