LA02.106_Quản lý tài chính tại các trường đại học công lập trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo trên địa bàn TP.HCM trong điều kiện tự chủ
3. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu: Đề tài được thực hiện nhằm mục đích tìm hiểu thực trạng Quản lý tài chính của 04 trường Đại học công lập trự thuộc Bộ GD&ĐT trên địa bàn TP.HCM từ đó làm cơ sở đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác Quản lý tài chính tại các trường ĐHCL ở thành phố HCM trong điều kiện TCTC.
Để thực hiện được mục đích nghiên cứu, luận án xác định 3 nhiệm vụ cụ thể:
– Làm rõ cơ sở khoa học về Quản lý tài chính tại các trường Đại học công lập trong điều kiện tự chủ
– Phân tích và đánh giá thực tiễn Quản lý tài chính trong điều kiện thực hiện cơ chế tự chủ về tài chính tại 04 trường Đại học công lập ở TP.HCM
– Đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác Quản lý tài chínhtại các trường Đại học công lập trên địa bàn TP.HCM phù hợp với điều kiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính của Nhà nước đối với các trường Đại học công lập.
Mục đích nghiên cứu cũng nhằm trả lời câu hỏi: “Làm thế nào để tăng cường hiệu quả của công tác Quản lý tài chính tại các trường ĐHCL trong điều kiện tự chủ”.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
– Đối tượng nghiên cứu: Công tác Quản lý tài chính nội bộ của các trường Đại học công lập
– Phạm vi nghiên cứu:
+ Nghiên cứu Quản lý tài chính tại 4 trường Đại học công lập trực thuộc Bộ Giáo Dục và Đào tạo (GD&ĐT) tại TP.HCM (Trường ĐH Kinh tế TP.HCM, Trường ĐH Luật TP.HCM, Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, và Trường ĐH Sư phạm TP.HCM)
+ Thời gian nghiên cứu: Từ 2011 – 2020, đánh giá thực trạng trước khi thực hiện NĐ 16/2015/NĐ-CP của Chính phủ và định hướng Quản lý tài chính từ 2015 đến 2020.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu, phạm vi, đối tượng nghiên cứu của đề tài luận án, tác giả sử dụng phương pháp luận là phương pháp Duy vật biện chứng và Duy vật lịch sử trong suốt quá trình nghiên cứu.
Luận án sử dụng phương pháp định tính kết hợp định lượng, kế thừa kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học trong và ngoài nước để giải quyết các vấn đề chủ yếu. Ngoài ra, luận án còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu như sau:
Một là, sử dụng phương pháp thu thập, thống kê, tập hợp, phân tổ các tư liệu, sốliệu nhằm làm rõ các nội dung cần nghiên cứu dưới góc độ lý luận cũng như thực tiễn của chủ đề nghiên cứu.
Hai là, sử dụng phương pháp mô hình hóa, đồ thị hóa nhằm làm nổi bật các chủ đềcủa luận án dự định phân tích lý giải
Ba là, sử dụng phương pháp phân tích dữ liệu nhằm phân tích các dữ liệu, số liệu đã thu thập được đảm bảo độ chính xác, tin cậy của dữ liệu đánh giá
Bốn là, sử dụng phương pháp tham vấn ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực Quản lý tài chính tại các đơn vị sự nghiệp công lập (SNCL) nói chung và các trường ĐHCL tại TP.HCM nói riêng
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài luận án.
Đề tài luận án nghiên cứu thành công sẽ góp phần nâng cao nhận thức lý luận về Quản lý tài chính tại các trường ĐHCL trong điều kiện cải cách đổi mới sự nghiệp đào tạo, NCKH của các trường Đại học công lập, bổ sung thêm những kiến thức trong quá trình đào tạo về Quản lý tài chính đối với các đơn vị SNCL trong điều kiện TCTC. Mặt khác, nếu những phân tích, đánh giá thực trạng về công tác Quản lý tài chính và những đề xuất các giải pháp sát thực, có tính khả thi sẽ là những gợi ý cho việc đẩy quá trình TCTC của các trường ĐHCL ở TP.HCM.
7. Kết cấu của đề tài luận án
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài luận án dự kiến triển khai thực hiện trong 3 chương. Cụ thể:
Chương 1: Cơ sở khoa học về Quản lý tài chính tại các trường Đại học công lập trong điều kiện tự chủ
Chương 2: Thực trạng Quản lý tài chính của các trường Đại học công lập trực thuộc Bộ GD&ĐT trên địa bàn TP.HCM trong điều kiện tự chủ
Chương 3: Các giải pháp hoàn thiện công tác Quản lý tài chính tại các trường Đại học công lập trực thuộc Bộ GD&ĐT trên địa bàn TP.HCM trong điều kiện tự chủ.