LA18.018_Quản lý tài chính các đơn vị sự nghiệp đào tạo, bồi dưỡng trực thuộc Bộ Giao thông vận tải
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
2.1. Mục đích
Làm sáng tỏ cơ sở khoa học và thực tiễn QLTC các đơn vị SNCL đào tạo, bồi dưỡng trực thuộc Bộ GTVT. Xây dựng luận cứ khoa học cho việc đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện khung pháp lý, cơ chế, chính sách về QLTC các đơn vị SNCL đào tạo, bồi dưỡng nói chung và của Bộ GTVT nói riêng.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Thứ nhất, Nghiên cứu tổng quan các vấn đề liên quan đến đề tài, tiếp thu và kế thừa những kết quả đạt được từ các công trình đi trước, xác định những vấn đề và nội dung luận án cần tiếp tục đi sâu nghiên cứu, giải quyết.
Thứ hai, Hệ thống hóa và làm rõ những vấn đề lý luận về QLTC các đơn vị SNCL đào tạo, bồi dưỡng; xác định nội dung QLTC. Nghiên cứu kinh nghiệm thực tiễn QLTC của một số nước trên thế giới, từ đó rút ra bài học cho cấp có thẩm quyền hoàn thiện cơ chế, chính sách QLTC các đơn vị SNCL đào tạo, bồi dưỡng của Việt Nam nói chung và của Bộ GTVT nói riêng.
Thứ ba, Khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng QLTC các đơn vị SNCL đào tạo, bồi dưỡng trực thuộc Bộ GTVT trong những năm qua; chỉ ra những kết quả đã đạt được; hạn chế; nguyên nhân của những hạn chế nhất là việc ban hành cơ chế, chính sách và công tác QLTC đối với các đơn vị SNCL đào tạo, bồi dưỡng trực thuộc Bộ GTVT.
Thứ tư, Phân tích các yếu tố ảnh hưởng và đánh giá tác động của các yếu tố đến QLTC các đơn vị SNCL đào tạo, bồi dưỡng trực thuộc Bộ GTVT. Từ đó đề ra cơ chế, chính sách phù hợp với loại hình đào tạo, bồi dưỡng vốn có sự khác biệt rất lớn. Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện QLTC đối với các đơn vị SNCL đào tạo, bồi dưỡng trực thuộc Bộ GTVT theo hướng tự chủ tài chính.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là những vấn đề lý luận và thực tiễn có liên quan đến QLTC các đơn vị SNCL đào tạo, bồi dưỡng trực thuộc Bộ GTVT.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
– Phạm vi không gian: Luận án nghiên cứu về cơ sở khoa học của QLTC đối với đơn vị SNCL. Thực trạng QLTC đối với 11 đơn vị SNCL trực thuộc Bộ GTVT gồm: (10 trường và 01 học viện) tại 3 miền bắc, trung, nam.
– Phạm vi thời gian: Nghiên cứu cơ chế, chính sách tài chính trong thời gian 10 năm, giai đoạn từ năm 2006 (áp dụng cơ chế tài chính theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP), đến nay theo Nghị định số 16/2015/NĐ-CP và thực trạng QLTC thông qua số liệu khảo sát giai đoạn (2012-2017). Việc đề xuất giải pháp hoàn thiện QLTC đến năm 2030 và những năm tiếp theo.
– Phạm vi nội dung: QLTC nói chung có phạm vi rộng. Luận án nghiên cứu 6 nội dung gồm: (i) Quản lý hoạt động tạo lập nguồn tài chính; (ii) Quản lý hoạt động sử dụng nguồn tài chính; (iii) Quản lý phân phối kết quả hoạt động tài chính; (iv) Quản lý tài sản công; (v) Tổ chức bộ máy QLTC; (vi) Thanh tra, kiểm tra, giám sát các hoạt động tài chính.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp luận và các phương pháp cụ thể nghiên cứu
* Phương pháp luận
Đề tài luận án sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử kết hợp với những nguyên lý cơ bản của khoa học kinh tế, hệ thống hóa cơ sở lý luận để xây dựng thiết lập phương pháp tiếp cận và khung phân tích đánh giá thực trạng QLTC từ đó đưa ra giải pháp hoàn thiện QLTC các đơn vị SNCL đào tạo, bồi dưỡng trực thuộc Bộ GTVT. Sơ đồ nghiên cứu chung về QLTC của đề tài luận án được tóm tắt như phụ lục 02.
* Các phương pháp cụ thể:
Nghiên cứu những cơ sở lý luận liên quan đến QLTC các đơn vị SNCL đào tạo, bồi dưỡng. Đồng thời vận dụng các phương pháp: thống kê; phân tích tổng hợp; so sánh và chứng minh; thu thập thông tin; phương pháp chuyên gia, tổng kết kinh nghiệm để phân tích thực tiễn QLTC các đơn vị SNCL đào tạo, bồi dưỡng trực thuộc Bộ GTVT. Tổng thể gồm 3 phương pháp: định lượng, định tính và kết hợp định lượng với định tính.
– Phương pháp định lượng:
+ Tổng hợp, phân tích dữ liệu thu thập một cách có hệ thống qua các cuộc phỏng vấn; khảo sát; sưu tầm trên sách báo, tạp chí; qua việc tìm kiếm trên các website,…tác giả đã sử dụng phần mềm EXCEL; phần mềm thống kê và phân tích số liệu SPSS (Statistical Package for the Social Sciences); phần mềm Data Analysis và phần mềm R được cài đặt trên máy tính. Kết quả của việc điều tra, phỏng vấn đã tổng hợp lại và phân tích, đánh giá ở Chương 3 của Luận án.
+ Sử dụng mô hình hồi quy tương quan tuyến tính. Trong đó đại lượng cần dự báo là biến phụ thuộc còn nhân tố tác động lên nó là biến độc lập, biến này có thể có một hoặc một số, theo công thức sau: Y(t) = a1 + a2X1 + a3X2 + … anX(n-1) + e . Trong đó: Y(t) – mức nhu cầu thu, chi tài chính dự báo cho kỳ t; X1, X2,…,X(n-1) là các nhân tố ảnh hưởng đến thu-chi; a1, a2 , a3,…, an. là các hệ số ảnh hưởng; e là chỉ số sai lệch. Phương pháp này có thể xem xét, dự báo nhiều chỉ tiêu từ nhiều khía cạnh để phân tích ảnh hưởng của các nhân tố từ kết quả khảo sát đến QLTC các đơn vị.
+ Phân tích cụm (Clustering Analysis – CA). Phương pháp nhằm phân tích các cụm nhóm nhân tố dựa trên các chỉ tiêu và mức độ tương đồng giữa các mẫu khảo sát được xử lý bằng phần mềm R, có chứa nhiều loại kỹ thuật thống kê (phân loại, phân nhóm, v.v.) và đồ họa. Mối quan hệ giữa các đơn vị được xác định thông qua ba công cụ, gồm: sơ đồ nhánh (cluster dendrogram), đồ thị NMDS (non-metric-multi- dimentional scaling – thang đa chiều không đo lường) và đồ thị PCA (principal component analysis – phân tích thành phần chính). Mỗi công cụ nêu trên được sử dụng để phân tích theo từng nhóm chỉ tiêu: (đặc điểm chung gồm 6 chỉ số; năng lực và nhân lực gồm 21 chỉ số; cơ sở vật chất gồm 7 chỉ số; tình hình tài chính gồm 9 chỉ số). Cuối cùng là các biểu đồ thể hiện mối quan hệ giữa các đơn vị theo các chỉ tiêu tổng hợp (gồm 4 nhóm tiêu chí, 43 chỉ số). Qua đó đưa ra giải pháp QLTC phù hợp với đặc điểm, tình hình các đơn vị.
– Phương pháp định tính:
+ Nghiên cứu tài liệu: tổng hợp, kế thừa các kết quả nghiên cứu lý thuyết QLNN về tài chính, tài chính công, các văn bản nghị quyết, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các báo cáo tổng hợp của các cơ quan, đơn vị trong đó đặc biệt chú trọng quy hoạch chiến lược phát triển của các đơn vị SNCL đào tạo, bồi dưỡng trực thuộc Bộ GTVT. Sử dụng nội dung các cuộc hội thảo của các nhà khoa học, nhà kinh tế và các chuyên gia, đặc biệt là các cơ chế, chính sách của nhà nước về QLTC đối với các đơn vị SNCL đào tạo, bồi dưỡng.
+ Thu thập thông tin: Các vấn đề cần quan tâm về thu thập thông tin liên quan đến đối tượng cung cấp, địa điểm, thời gian và phương pháp thu thập thông tin. Cụ thể bao gồm: Số liệu từ website, số liệu từ phòng Kế hoạch – Tài chính của 11 đơn vị (10 trường và 01 học viện); Phòng, Khoa, đơn vị liên quan; từ người học để đánh giá thực trạng QLTC các đơn vị SNCL đào tạo, bồi dưỡng trực thuộc Bộ GTVT. Nội dung thu thập về tình hình tài chính của các đơn vị, như cơ chế tài chính áp dụng, tình hình tổ chức bộ máy QLTC; nguồn tài chính và sử dụng nguồn tài chính của các đơn vị; đội ngũ giảng viên và CBVC; điều kiện, cơ sở vật chất…Thu thập đánh giá mức độ hài lòng hay không hài lòng về cơ chế, chính sách của Nhà nước; về chất lượng đào tạo, tiêu chí mong đợi từ người học, đánh giá hài lòng hay không hài lòng về QLTC, quản lý TSC của các đơn vị trực thuộc Bộ GTVT; phân phối kết quả hoạt động tài chính; giải pháp hoàn thiện QLTC. Số liệu thông qua các đợt thẩm tra quyết toán tài chính của Vụ Tài chính Bộ GTVT, tự kiểm tra tài chính hàng năm và cán bộ lãnh đạo của các đơn vị SNCL đào tạo, bồi dưỡng trực thuộc Bộ GTVT về thực trạng QLTC.
+ Trực tiếp trao đổi và thảo luận với các chuyên gia là nhà quản lý trong lĩnh vực tài chính của các đơn vị gồm 2 cán bộ chuyên quản và 1 lãnh đạo thuộc Vụ Tài chính của Bộ GTVT, 11 cán bộ là kế toán trưởng hoặc Trưởng phòng/Phụ trách công tác kế toán hoặc kế toán tổng hợp đang trực tiếp làm việc am hiểu sâu trong lĩnh vực tài chính để làm rõ các vấn đề tác giả đang nghiên cứu.
+ Phỏng vấn, điều tra khảo sát: Số người phỏng vấn, điều tra khảo sát cho mỗi đơn vị 42 người, bao gồm các trưởng, phó phòng; cán bộ quản lý phụ trách phòng Kế toán tài chính; CBVC trong đơn vị; học sinh, sinh viên, học viên của 03 trường ĐH, 01 Học viện, 01 trường Cán bộ quản lý và 06 trường CĐ để tổng hợp, đánh giá thực trạng và phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến QLTC; tìm ra hạn chế và nguyên nhân của hạn chế; thăm dò đề xuất giải pháp hoàn thiện QLTC. Thời gian thực hiện, địa bàn khảo sát và kết quả thu phiếu như phụ lục số 1.2.
* Phương pháp kết hợp định lượng và định tính: So sánh các kết quả tổng hợp, phân tích với các kinh nghiệm của các nước khác để đề xuất các giải pháp, các khuyến nghị phù hợp. Sử dụng một số kết quả nghiên cứu đã được công bố gần đây có nội dung liên quan đến tổng hợp, phân tích thực trạng QLTC các đơn vị SNCL đào tạo, bồi dưỡng trực thuộc Bộ GTVT.
4.2. Phương pháp tiếp cận và khung nghiên cứu
4.2.1. Phương pháp tiếp cận
Một là, Hoàn thiện QLTC được xem xét trong mối quan hệ biện chứng giữa lượng và chất, giữa trước mắt và lâu dài. Trước hết, cần mở rộng quản lý theo chiều rộng (thay đổi hoàn thiện cơ chế chính sách theo hướng tăng cường mở rộng đa dạng hóa các nguồn tài chính, xã hội hóa giáo dục đào tạo, cho thuê tài sản, tham gia liên doanh, liên kết, huy động vốn từ các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước), đồng thời kết hợp với phát triển theo chiều sâu (nâng cao trình độ đội ngũ tổ chức bộ máy; áp dụng công nghệ thông tin trong QLTC, kết hợp với QLTC tổng thể (tổng hợp); từng bước đẩy mạnh và đổi mới quản lý theo chiều sâu (trao quyền tự chủ toàn bộ) về lâu dài, đáp ứng nhu cầu phát triển tự chủ cả về chi thường xuyên và chi đầu tư, cổ phần hóa đơn vị SNCL.
Hai là, Hoàn thiện QLTC được tiếp cận theo quan điểm hệ thống. Cần đặt sự tác động của quản lý trong tổng thể mục tiêu QLTCC. Xem xét QLTC đồng thời cần đánh giá sự tác động của cơ chế, chính sách tài chính đến quá trình hoàn thiện QLTC. Mặt khác, cần làm rõ các yếu tố (bên trong và bên ngoài) ảnh hưởng đến việc QLTC (như cơ chế, chính sách, hệ thống pháp lý, yếu tố ngành nghề, thương hiệu…), cũng như tác động của các yếu tố QLTC đến hiệu quả QLTCC nói chung.
Ba là, QLTC được tiếp cận theo quan điểm toàn diện. Việc QLTC cần được nhìn nhận theo các góc độ, từ tổng thể lĩnh vực GDĐT nói chung đến lĩnh vực trong ngành GTVT và quy mô ngành đào tạo; từ mức độ QLTC đến trình độ QLTC và hiệu quả thực hiện QLTC trong các đơn vị. Cách tiếp cận phân tích này vừa phản ánh rõ về bức tranh chung vừa thấy được vai trò, xu hướng của từng bộ phận cấu thành, từ đó có thể tìm thấy các gợi ý chính sách (giải pháp) phát triển phù hợp.
Bốn là, QLTC các đơn vị sự nghiệp công lập đào tạo, bồi dưỡng trực thuộc Bộ GTVT được nghiên cứu trong mối quan hệ biện chứng giữa lý luận với thực tiễn. Vì thế, khi nghiên cứu QLTC cần kết hợp chặt chẽ giữa yêu cầu đặt ra với điều kiện lịch sử cụ thể các đơn vị, tại các vùng, địa phương; mục tiêu hướng tới tăng cường tính tự chủ, phân cấp nhiều hơn cho các đơn vị, giảm sự can thiệp của Nhà nước; QLTC gắn với quan điểm cơ chế tài chính. Tóm lại, nghiên cứu QLTC cần dựa trên quan điểm biện chứng: hệ thống, toàn diện, phát triển và khách quan.
5. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết khoa học
5.1. Câu hỏi nghiên cứu của luận án
Từ các mục tiêu nghiên cứu, luận án sẽ tập trung làm rõ các vấn đề sau đây: Nghiên cứu lý luận về Quản lý tài chính đối với các đơn vị SNCL đào tạo, bồi dưỡng cần được nhìn nhận dưới góc độ QLTCC hiện đang được thực hiện như thế nào? Những yếu tố ảnh hưởng đến Quản lý tài chính các đơn vị SNCL đào tạo, bồi dưỡng? Kết quả, hạn chế và những vấn đề đặt ra đối với QLTC các đơn vị SNCL đào tạo, bồi dưỡng trực thuộc Bộ Giao thông vận tải là gì? Cần phải làm gì để đổi mới cơ chế hoàn thiện Quản lý tài chính các đơn vị SNCL đào tạo, bồi dưỡng trực thuộc Bộ GTVT trong giai đoạn tới?
5.2. Giả thuyết khoa học
Luận án có giả thuyết nghiên cứu là thực trạng QLTC của các đơn vị SNCL đào tạo, bồi dưỡng trực thuộc Bộ GTVT đã đạt những kết quả nhất định, tuy nhiên còn những hạn chế; chưa thực sự đẩy mạnh thực hiện theo cơ chế tự chủ, chất lượng đào tạo chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn xã hội. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên, nếu nghiên cứu, tìm hiểu và chỉ ra được các nguyên nhân dẫn đến những tồn tại, hạn chế trong QLTC thì sẽ xây dựng được một hệ thống các giải pháp quản lý phù hợp khắc phục những tồn tại và hoàn thiện một số cơ chế, chính sách đẩy mạnh các đơn vị thực hiện tự chủ nhanh hơn. Nhà nước sẽ ban hành nhiều chính sách phù hợp với thực tiễn hơn.
6. Những đóng góp mới của luận án
6.1. Về lý luận
Luận án đã làm rõ cơ sở khoa học và thực tiễn về QLTC, các yếu tố ảnh hưởng đến QLTC, sự tác động của các yếu tố đến tình hình tài chính. Trên cơ sở đó, xác định các nội dung nghiên cứu hoàn thiện QLTC, lựa chọn cách tiếp cận, xây dựng khung nghiên cứu và hệ thống phương pháp nghiên cứu phù hợp.
6.2. Về thực tiễn
– Phân tích tác động của cơ chế tài chính đến các đơn vị giai đoạn từ 2006 đến nay, đánh giá toàn diện thực trạng Quản lý tài chính các đơn vị SNCL đào tạo, bồi dưỡng trực thuộc Bộ GTVT giai đoạn (2012-2017). Làm rõ các cơ chế, chính sách QLTC hiện đang tác động; điều kiện các đơn vị chuyển sang cơ chế tự chủ và đổi mới dịch vụ đào tạo, bồi dưỡng; các chính sách lớn của Nhà nước, của ngành nhằm đẩy mạnh TCTC.
– Xác định, phân tích các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến kết quả QLTC đối với các đơn vị bằng mô hình hồi quy tương quan tuyến tính (Data Analysis), ngoài ra phân tích, sử dụng phương pháp thống kê SPSS để mô tả các kết quả khảo sát, phương pháp phân tích R để thấy được mức độ tương đồng giữa các đơn vị dựa trên 4 nhóm gồm 43 chỉ số. Qua đó phân loại các đơn vị và là cơ sở đề ra giải pháp phù hợp với loại hình đào tạo, bồi dưỡng theo cơ chế TCTC.
– Đánh giá các kết quả đạt được, hạn chế và những vấn đề đặt ra đối với hoàn thiện QLTC; đề xuất giải pháp lớn cùng nhiều giải pháp cụ thể mang tính hệ thống, đồng bộ nhằm hoàn thiện QLTC đến năm 2030 và những năm tiếp theo.
– Nghiên cứu kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới về QLTCC; QLTC; các đơn vị SNCL đào tạo, bồi dưỡng và rút ra bài học kinh nghiệm áp dụng cho Việt Nam; cho các đơn vị SNCL đào tạo, bồi dưỡng trực thuộc Bộ GTVT. Đề xuất xây dựng được mô hình QLTC các đơn vị SNCL đào tạo, bồi dưỡng trực thuộc Bộ GTVT theo mô hình QLTC doanh nghiệp.
7. Ý nghĩa của luận án
– Về lý luận: Luận án trình bày có hệ thống cơ sở khoa học về Quản lý tài chính đơn vị SNCL đào tạo, bồi dưỡng trên các khía cạnh: Khái quát chung về tài chính, QLTC đơn vị SNCL đào tạo, bồi dưỡng; Những nhân tố ảnh hưởng; Kinh nghiệm QLTC. Đặc biệt, luận án đã làm rõ 6 nội dung QLTC đơn vị SNCL đào tạo, bồi dưỡng và những nội dung này được sắp xếp có hệ thống từ chương 2 đến chương 4. Đây là những nội dung cốt lõi, quan trọng, bao quát toàn bộ quá trình QLTC. Có thể nói, từ các dẫn liệu thực tế, Luận án đã khái quát hóa và nâng tầm thành lý luận để làm luận cứ cho việc hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách QLTC.
– Về thực tiễn: Luận án đã dành dung lượng khá lớn để trình bày và phân tích một cách toàn diện thực trạng QLTC các đơn vị sự nghiệp công lập đào tạo, bồi dưỡng trực thuộc Bộ GTVT về thể chế, cơ chế tài chính theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP, đến nay Nghị định số 16/2015/NĐ-CP và 6 nội dung QLTC (Quản lý hoạt động tạo lập nguồn tài chính; quản lý hoạt động sử dụng nguồn tài chính; quản lý phân phối kết quả hoạt động tài chính; quản lý tài sản công; tổ chức bộ máy QLTC và thanh, kiểm tra, giám sát các hoạt động tài chính) với nhiều số liệu minh chứng giai đoạn (2012-2017). Trên cơ sở đó đánh giá kết quả đạt được, tìm ra những hạn chế và xem xét các nguyên nhân của những hạn chế trong QLTC. Kết quả nghiên cứu và khuyến nghị của luận án có giá trị thực tiễn tham khảo cho hoạt động QLTC đối với các đơn vị SNCL đào tạo, bồi dưỡng trực thuộc Bộ GTVT.
8. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục công trình công bố của tác giả, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, danh mục bảng biểu, sơ đồ, từ viết tắt. Nội dung chính của luận án kết cấu gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến luận án.
Chương 2: Cơ sở khoa học về quản lý tài chính các đơn vị sự nghiệp công lập đào tạo, bồi dưỡng.
Chương 3: Thực trạng quản lý tài chính các đơn vị sự nghiệp công lập đào tạo, bồi dưỡng trực thuộc Bộ Giao thông vận tải.
Chương 4: Giải pháp hoàn thiện quản lý tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập đào tạo, bồi dưỡng trực thuộc Bộ Giao thông vận tải.
MỞ ĐẦU……………………………………………………………………………………………………………….1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN……………………………………………………………………………………………………………12
1.1. Tổng quan những công trình liên quan đến luận án ………………………………. 12
1.2. Đánh giá chung các kết quả nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án và vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu………………………………………………………………….. 26
1.2.1. Đánh giá chung các kết quả nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án…………………. 26
1.2.2. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu……………………………………………………. 28
Kết luận Chương 1………………………………………………………………………………………………..31
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG …………………………………………………..32
2.1. Khái quát về tài chính đơn vị sự nghiệp công lập đào tạo, bồi dưỡng ………. 32
2.1.1. Đơn vị sự nghiệp công lập đào tạo, bồi dưỡng…………………………………………………. 32
2.1.2. Tài chính các đơn vị sự nghiệp công lập đào tạo, bồi dưỡng…………………………….. 36
2.2. Quản lý tài chính các đơn vị sự nghiệp công lập đào tạo, bồi dưỡng………… 40
2.2.1. Khái niệm……………………………………………………………………………………………………… 40
2.2.2. Nguyên tắc, phương pháp và công cụ quản lý tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập đào tạo, bồi dưỡng…………………………………………………………………………………….. 41
2.2.3. Nội dung quản lý tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập đào tạo, bồi dưỡng…………………………………………………………………………………………………………………….. 44
2.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến quản lý tài chính các đơn vị sự nghiệp công lập đào tạo, bồi dưỡng……………………………………………………………………………. 54
2.3.1. Yếu tố khách quan…………………………………………………………………………………………. 54
2.4. Kinh nghiệm quản lý tài chính đơn vị sự nghiệp công lập đào tạo, bồi dưỡng trên thế giới và bài học rút ra cho Việt Nam………………………………………………. 58
2.4.1. Kinh nghiệm quản lý tài chính đơn vị sự nghiệp công lập và đơn vị sự nghiệp công
lập đào tạo, bồi dưỡng trên thế giới………………………………………………………………………….. 58
iii
2.4.2. Bài học rút ra đối với quản lý tài chính các đơn vị sự nghiệp công lập đào tạo, bồi dưỡng ở Việt Nam………………………………………………………………………………………………….. 63
Kết luận Chương 2………………………………………………………………………………………………..65
CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG TRỰC THUỘC BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI66
3.1. Khái quát các đơn vị sự nghiệp công lập đào tạo, bồi dưỡng trực thuộc Bộ
Giao thông vận tải…………………………………………………………………………………. 66
3.1.1. Hệ thống các đơn vị sự nghiệp công lập đào tạo, bồi dưỡng trực thuộc Bộ Giao thông vận tải hiện nay……………………………………………………………………………………………… 66
Tổ chức bộ máy hoạt động của các đơn vị SNCL đào tạo, bồi dưỡng trực thuộc Bộ
GTVT bao gồm 3 cấp hành chính chi tiết phụ lục 5.2……………………………………………….. 68
3.1.2. Tính đặc thù ngành Giao thông vận tải tác động đến quản lý tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập đào tạo, bồi dưỡng…………………………………………………………… 68
3.2.1. Cơ sở pháp lý và cơ chế quản lý tài chính của nhà nước đối với các đơn vị sự nghiệp công lập đào tạo, bồi dưỡng trực thuộc Bộ Giao thông vận tải………………………… 69
3.2.2. Thực trạng quản lý tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập đào tạo, bồi dưỡng trực thuộc Bộ Giao thông vận tải…………………………………………………………………… 76
3.3. Những hạn chế và nguyên nhân hạn chế về quản lý tài chính các đơn vị sự nghiệp đào tạo, bồi dưỡng trực thuộc Bộ Giao thông vận tải………………………. 106
3.3.1. Những tồn tại, hạn chế về quản lý tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập đào tạo, bồi dưỡng trực thuộc Bộ Giao thông vận tải ………………………………………………. 106
3.3.2. Nguyên nhân của những hạn chế………………………………………………………………….. 112
CHƯƠNG 4. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG ……………………………121
TRỰC THUỘC BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI…………………………………………………….121
4.1. Cơ hội, thách thức trong quản lý tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập đào tạo, bồi dưỡng trực thuộc Bộ Giao thông vận tải…………………………………….. 121
4.1.1. Về cơ hội…………………………………………………………………………………………………….. 121
4.1.2. Về thách thức………………………………………………………………………………………………. 123
iv
4.2. Định hướng hoàn thiện quản lý tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập đào tạo, bồi dưỡng trực thuộc Bộ Giao thông vận tải……………………………. 124
4.2.1. Về quan điểm………………………………………………………………………………………………. 124
4.2.2. Về mục tiêu…………………………………………………………………………………………………. 125
4.2.3. Định hướng hoàn thiện quản lý tài chính……………………………………………………….. 126
4.3. Giải pháp hoàn thiện quản lý tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập đào tạo, bồi dưỡng trực thuộc Bộ Giao thông vận tải ………………………………… 129
4.4. Kiến nghị …………………………………………………………………………………….. 159
4.4.1. Đối với Chính phủ……………………………………………………………………………………….. 159
4.4.2. Đối với Bộ Tài chính……………………………………………………………………………………. 159
4.4.3. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Nội vụ…………………………………………………………………………………………………………………………. 160
4.4.4. Đối với Bộ Giao thông vận tải………………………………………………………………………. 160
4.4.5. Đối với các đơn vị sự nghiệp công lập đào tạo, bồi dưỡng trực thuộc Bộ Giao thông vận tải…………………………………………………………………………………………………………………… 161
Kết luận Chương 4………………………………………………………………………………………………162
KẾT LUẬN………………………………………………………………………………………………………..163
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ……………………..165
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN………………………………………………………………………165
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………………………ix
v
DANH MỤC CÁC BẢNG
STT Kí hiệu Nội dung Trang
Đánh giá mức độ phù hợp của cơ chế, chính sách hoàn
1 Bảng 3.1
thiện QLTC đối với các đơn vị SNCL đào tạo, bồi 73 dưỡng trực thuộc Bộ GTVT
2 Bảng 3.2 Đánh giá chính sách tự chủ tài chính 74
Tổng hợp ý kiến đánh giá về quản lý quy chế chi tiêu
3 Bảng 3.3
4 Bảng 3.4
5 Bảng 3.5
6 Bảng 3.6
7 Bảng 3.7
8 Bảng 3.8
9 Bảng 3.9
10 Bảng 3.10
75 nội bộ
Nguồn tài chính của các đơn vị SNCL trực thuộc Bộ
76
GTVT giai đoạn (2012-2017)
Cơ sở tính và phân bổ NSNN của 11 đơn vị SNCL
80 trực thuộc Bộ GTVT giai đoạn (2012-2017)
Đánh giá hoạt động tạo lập nguồn tài chính của các đơn vị SNCL đào tạo, bồi dưỡng trực thuộc Bộ GTVT
86
(Rất phù hợp, phù hợp, Chưa phù hợp, Ý kiến khác).
Theo tỷ lệ %
Tình hình sử dụng nguồn từ NSNN cấp chi hoạt động
88 thường xuyên giai đoạn (2012-2017)
Tổng hợp sử dụng nguồn thu sự nghiệp của 11 đơn vị
93 giai đoạn (2012-2017)
Tình hình trích lập các quỹ của 11 đơn vị giai đoạn
95 (2012-2017)
Tổng hợp ý kiến đánh giá về tình hình trích lập sử
98 dụng các quỹ và tiền lương tăng thêm
11 Bảng 3.11 Cán bộ phụ trách tài chính của 11 đơn vị 103
Tổng hợp ý kiến đánh giá về thanh, kiểm tra, giám sát
12 Bảng 3.12
hoạt động tài chính
105
vi
DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ
STT Kí hiệu Nội dung Trang
PHẦN HÌNH
1 Hình 1.1 Chu trình QLTCC và các đối tượng có liên quan 14
Mối quan hệ tài chính của các đơn vị SNCL đào tạo, bồi
2 Hình 2.2
3 Hình 2.3
Hình 2.4
4 Hình 3.5
5 Hình 3.6
6 Hình 3.7
7 Hình 3.8
8 Hình 3.9
37 dưỡng
Sơ đồ hàng hóa công cộng đơn vị SNCL đào tạo, bồi
38 dưỡng
Tổ chức bộ máy QLTC các đơn vị SNCL đào tạo, bồi
53 dưỡng
Cơ cấu nguồn tài chính các đơn vị SNC đào tạo, bồi
78 dưỡng trực thuộc Bộ GTVT
Xu hướng nguồn thu sự nghiệp của 11 đơn vị SNCL
đào tạo, bồi dưỡng trực thuộc Bộ GTVT, giai đoạn 82 (2012-2017)
Xu hướng nguồn thu hoạt động sản xuất kinh doanh
83 dịch vụ và thu hoạt động sự nghiệp khác của 11 đơn vị
Đánh giá sự phù hợp nguồn tài chính đối với các đơn vị
86
SNCL đào tạo, bồi dưỡng trực thuộc Bộ GTVT
Nguồn NSNNN cấp chi nhiệm vụ không thường xuyên
91 của 11 đơn vị
9 Hình 3.10 Tiền lương tăng thêm của 11 đơn vị 97
Cơ cấu TSC của 11 đơn vị SNCL đào tạo, bồi dưỡng
10 Hình 3.11
99 trực thuộc Bộ GTVT, giai đoạn (2012-2017)
11 Hình 3.12 Đánh giá mức độ quan tâm quản lý tài sản công 101
Kết quả khảo sát của tác giả đánh giá tính hiệu quả của
12 Hình 3.13
công tác phân bổ NSNN cấp
PHẦN SƠ ĐỒ
108
1 Sơ đồ 1.1 Khung nghiên cứu QLTC 8
2 Sơ đồ 2.2 Sơ đồ hàng hóa công cộng 38
3 Sơ đồ 2.3 Nguồn tài chính của các đơn vị SNCL đào tạo, bồi dưỡng 45
Hoạt động sử dụng nguồn NSNN cấp của đơn vị SNCL
4 Sơ đồ 2.4
48 đào tạo, bồi dưỡng
5 Sơ đồ 3.5 Cơ cấu tổ chức của Bộ GTVT 66
Hệ thống các đơn vị SNCL đào tạo, bồi dưỡng trực
6 Sơ đồ 3.6
68 thuộc Bộ GTVT
vii
DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT STT Kí hiệu Nội dung
1 ANOVA Phân tích phương sai
BHXH, BHYT,
2
BHTN, KPCĐ
Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế,
bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn
3 CBCC Cán bộ công chức
4 CBVC Cán bộ viên chức
5 CCHC Cải cách hành chính
6 CTNB Chi tiêu nội bộ
7 DNNN Doanh nghiệp nhà nước
8 GDĐT Giáo dục đào tạo
9 GDP Tổng sản phẩm quốc nội
10 GTVT Giao thông vận tải
11 HCSN Hành chính sự nghiệp
12 HCNN Hành chính nhà nước
13 KHCN Khoa học công nghệ
14 KSNB Kiểm soát nội bộ
15 KBNN Kho bạc nhà nước
16 NCKH Nghiên cứu khoa học
17 NSNN Ngân sách nhà nước
18 UNDP Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc
19 QLTCC Quản lý tài chính công
20 QLTC Quản lý tài chính
21 QLNN Quản lý nhà nước
22 SNCL Sự nghiệp công lập
23 TCTC Tự chủ tài chính
24 TNDN Thu nhập doanh nghiệp
25 TSCĐ Tài sản cố định
26 TSC Tài sản công
27 XDCB Xây dựng cơ bản
28 DNNN Doanh nghiệp nhà nước
viii
1. Lý do chọn đề tài
MỞ ĐẦU
Giáo dục và đào tạo là lĩnh vực luôn đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển của mọi quốc gia trên thế giới, đặc biệt là những nước đang phát triển như ở Việt Nam. Cùng với khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo đang trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, vừa là chìa khóa vừa là động lực quyết định thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển. Trong đó có sự đóng góp quan trọng của các cơ sở giáo dục, đào tạo thuộc khu vực nhà nước và khu vực tư nhân để cung cấp những dịch vụ về giáo dục, đào tạo và bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, khoa học kỹ thuật và công nghệ cho xã hội. Chính vì vậy mà thế giới ngày nay đã coi đầu tư cho giáo dục đào tạo nói chung là đầu tư phát triển.
Ở nước ta giáo dục đào tạo (bao gồm cả đào tạo ngắn hạn hay còn gọi là bồi dưỡng) đã được Đảng và Nhà nước xác định là “quốc sách hàng đầu”. Với nhận thức đó từ năm 2007 đến nay chi NSNN cho giáo dục đào tạo luôn giữ mức 20% trên tổng chi NSNN, bằng 6,3%GDP (Quy mô chi thường xuyên cho giáo dục đào tạo năm
2006 là 37.332 tỷ đồng, năm 2013 là 155.604 tỷ đồng và năm 2017 là 248.118 tỷ đồng) cùng với nguồn xã hội hóa đã tạo được một nguồn lực tài chính khá lớn cho giáo dục đào tạo nói chung và đào tạo, bồi dưỡng nói riêng với nhiều hình thức đầu tư khác nhau. Chính chủ trương đó, đã tạo điều kiện thuận lợi cho đào tạo, bồi dưỡng của nước ta đã có bước phát triển đáng kể gặt hái được nhiều thành quả quan trọng. Và chính quy mô nguồn lực tài chính khá lớn dành cho đào tạo, bồi dưỡng đó đã đặt ra yêu cầu cấp thiết cho công tác QLTC.
Nghị quyết Đại hội đảng lần thứ XII đã chỉ rõ: “Đổi mới chính sách, cơ chế tài chính, huy động sự tham gia đóng góp của toàn xã hội; nâng cao hiệu quả đầu tư để phát triển giáo dục và đào tạo. Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo, NSNN chi cho giáo dục và đào tạo tối thiểu ở mức 20% tổng chi ngân sách, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn NSNN. Đổi mới và hoàn thiện cơ chế, chính sách giá dịch vụ giáo dục – đào tạo. Đẩy mạnh xã hội hóa, trước hết đối với
giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học”. Triển khai các Nghị quyết của Đảng,
1
trong thời gian vừa qua Chính phủ đã ban hành nhiều cơ chế chính sách để thúc đẩy đào tạo, bồi dưỡng phát triển đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, trong đó có việc đổi mới cơ chế QLTC. Chỉ tính trong vòng 15 năm Chính phủ đã ban hành 3
Nghị định quan trọng để từng bước đổi mới cơ chế QLTC đối với các đơn vị SNCL như: Nghị định số 10/2002/NĐ-CP của Chính phủ về chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu; Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với SNCL; Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày
14/02/2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị SNCL. Theo đó cơ chế QLTC cho giáo dục đào tạo đã có nhiều thay đổi nhằm tăng cường tính tự chủ, đặc biệt là tự chủ về tài chính. Triển khai thực hiện chủ trương của Chính phủ, công tác QLTC các đơn vị SNCL đào tạo, bồi dưỡng cũng đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, ngày càng được tăng cường theo hướng chặt chẽ hơn, tiết kiệm và hiệu quả hơn, các đơn vị đã được chủ động, sáng tạo trong QLTC; việc quản lý, sử dụng kinh phí từ NSNN đã đảm bảo đúng chính sách, quy định hiện hành góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; chính sách học phí đối với lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng được đổi mới theo hướng tích cực; dịch vụ công đào tạo, bồi dưỡng tăng lên cả về số lượng và chất lượng đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của xã hội.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành quả đã đạt được, công tác QLTC các đơn vị SNCL đào tạo, bồi dưỡng nói chung và các đơn vị SNCL đào tạo, bồi dưỡng trực thuộc Bộ GTVT nói riêng vẫn còn bộc lộ nhiều bất cập từ khuôn khổ pháp luật đến cơ chế, chính sách và quá trình triển khai thực hiện cần phải được tiếp tục hoàn thiện. Việc đổi mới công tác QLTC các đơn vị SNCL theo hướng tự chủ và xã hội hóa diễn ra chậm chạp, chưa có những đột phá quan trọng đáp ứng kỳ vọng của Đảng và Nhà nước cũng như của cả xã hội, ngành GTVT nói riêng. Xuất phát từ thực tế đó, việc nghiên cứu QLTC đối với các đơn vị SNCL trực thuộc Bộ GTVT một cách khoa học là rất cần thiết, đó là xuất phát điểm để tác giả lựa chọn đề tài “Quản lý tài chính các đơn vị sự nghiệp đào tạo, bồi dưỡng trực thuộc Bộ Giao thông vận tải” làm luận án nghiên cứu, hy vọng qua công trình nghiên cứu sẽ đóng góp một phần vào
sự nghiệp đổi mới lĩnh vực này.
2
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
2.1. Mục đích
Làm sáng tỏ cơ sở khoa học và thực tiễn QLTC các đơn vị SNCL đào tạo, bồi dưỡng trực thuộc Bộ GTVT. Xây dựng luận cứ khoa học cho việc đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện khung pháp lý, cơ chế, chính sách về QLTC các đơn vị SNCL đào tạo, bồi dưỡng nói chung và của Bộ GTVT nói riêng.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Thứ nhất, Nghiên cứu tổng quan các vấn đề liên quan đến đề tài, tiếp thu và kế thừa những kết quả đạt được từ các công trình đi trước, xác định những vấn đề và nội dung luận án cần tiếp tục đi sâu nghiên cứu, giải quyết.
Thứ hai, Hệ thống hóa và làm rõ những vấn đề lý luận về QLTC các đơn vị SNCL đào tạo, bồi dưỡng; xác định nội dung QLTC. Nghiên cứu kinh nghiệm thực tiễn QLTC của một số nước trên thế giới, từ đó rút ra bài học cho cấp có thẩm quyền hoàn thiện cơ chế, chính sách QLTC các đơn vị SNCL đào tạo, bồi dưỡng của Việt Nam nói chung và của Bộ GTVT nói riêng.
Thứ ba, Khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng QLTC các đơn vị SNCL đào tạo, bồi dưỡng trực thuộc Bộ GTVT trong những năm qua; chỉ ra những kết quả đã đạt được; hạn chế; nguyên nhân của những hạn chế nhất là việc ban hành cơ chế, chính sách và công tác QLTC đối với các đơn vị SNCL đào tạo, bồi dưỡng trực thuộc Bộ GTVT.
Thứ tư, Phân tích các yếu tố ảnh hưởng và đánh giá tác động của các yếu tố đến QLTC các đơn vị SNCL đào tạo, bồi dưỡng trực thuộc Bộ GTVT. Từ đó đề ra cơ chế, chính sách phù hợp với loại hình đào tạo, bồi dưỡng vốn có sự khác biệt rất lớn. Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện QLTC đối với các đơn vị SNCL đào tạo, bồi dưỡng trực thuộc Bộ GTVT theo hướng tự chủ tài chính.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là những vấn đề lý luận và thực tiễn có liên quan đến QLTC các đơn vị SNCL đào tạo, bồi dưỡng trực thuộc Bộ GTVT.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
– Phạm vi không gian: Luận án nghiên cứu về cơ sở khoa học của QLTC đối với đơn vị SNCL. Thực trạng QLTC đối với 11 đơn vị SNCL trực thuộc Bộ GTVT
3
gồm: (10 trường và 01 học viện) tại 3 miền bắc, trung, nam.
– Phạm vi thời gian: Nghiên cứu cơ chế, chính sách tài chính trong thời gian
10 năm, giai đoạn từ năm 2006 (áp dụng cơ chế tài chính theo Nghị định số
43/2006/NĐ-CP), đến nay theo Nghị định số 16/2015/NĐ-CP và thực trạng QLTC thông qua số liệu khảo sát giai đoạn (2012-2017). Việc đề xuất giải pháp hoàn thiện QLTC đến năm 2030 và những năm tiếp theo.
– Phạm vi nội dung: QLTC nói chung có phạm vi rộng. Luận án nghiên cứu 6 nội dung gồm: (i) Quản lý hoạt động tạo lập nguồn tài chính; (ii) Quản lý hoạt động sử dụng nguồn tài chính; (iii) Quản lý phân phối kết quả hoạt động tài chính; (iv) Quản lý tài sản công; (v) Tổ chức bộ máy QLTC; (vi) Thanh tra, kiểm tra, giám sát các hoạt động tài chính.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp luận và các phương pháp cụ thể nghiên cứu
* Phương pháp luận
Đề tài luận án sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử kết hợp với những nguyên lý cơ bản của khoa học kinh tế, hệ thống hóa cơ sở lý luận để xây dựng thiết lập phương pháp tiếp cận và khung phân tích đánh giá thực trạng QLTC từ đó đưa ra giải pháp hoàn thiện QLTC các đơn vị SNCL đào tạo, bồi dưỡng trực thuộc Bộ GTVT. Sơ đồ nghiên cứu chung về QLTC của đề tài luận án được tóm tắt như phụ lục 02.
* Các phương pháp cụ thể:
Nghiên cứu những cơ sở lý luận liên quan đến QLTC các đơn vị SNCL đào tạo, bồi dưỡng. Đồng thời vận dụng các phương pháp: thống kê; phân tích tổng hợp; so sánh và chứng minh; thu thập thông tin; phương pháp chuyên gia, tổng kết kinh nghiệm để phân tích thực tiễn QLTC các đơn vị SNCL đào tạo, bồi dưỡng trực thuộc Bộ GTVT. Tổng thể gồm 3 phương pháp: định lượng, định tính và kết hợp định lượng với định tính.
– Phương pháp định lượng:
+ Tổng hợp, phân tích dữ liệu thu thập một cách có hệ thống qua các cuộc phỏng vấn; khảo sát; sưu tầm trên sách báo, tạp chí; qua việc tìm kiếm trên các website,…tác giả đã sử dụng phần mềm EXCEL; phần mềm thống kê và phân tích
số liệu SPSS (Statistical Package for the Social Sciences); phần mềm Data Analysis
4
và phần mềm R được cài đặt trên máy tính. Kết quả của việc điều tra, phỏng vấn đã tổng hợp lại và phân tích, đánh giá ở Chương 3 của Luận án.
+ Sử dụng mô hình hồi quy tương quan tuyến tính. Trong đó đại lượng cần dự báo là biến phụ thuộc còn nhân tố tác động lên nó là biến độc lập, biến này có thể có một hoặc một số, theo công thức sau: Y(t) = a1 + a2X1 + a3X2 + … anX(n-1) + e . Trong đó: Y(t) – mức nhu cầu thu, chi tài chính dự báo cho kỳ t; X1, X2,…,X(n-1) là các nhân tố ảnh hưởng đến thu-chi; a1, a2 , a3,…, an. là các hệ số ảnh hưởng; e là chỉ số sai lệch. Phương pháp này có thể xem xét, dự báo nhiều chỉ tiêu từ nhiều khía cạnh để phân tích ảnh hưởng của các nhân tố từ kết quả khảo sát đến QLTC các đơn vị.
+ Phân tích cụm (Clustering Analysis – CA). Phương pháp nhằm phân tích các cụm nhóm nhân tố dựa trên các chỉ tiêu và mức độ tương đồng giữa các mẫu khảo sát được xử lý bằng phần mềm R, có chứa nhiều loại kỹ thuật thống kê (phân loại, phân nhóm, v.v.) và đồ họa. Mối quan hệ giữa các đơn vị được xác định thông qua ba công cụ, gồm: sơ đồ nhánh (cluster dendrogram), đồ thị NMDS (non-metric-multi- dimentional scaling – thang đa chiều không đo lường) và đồ thị PCA (principal component analysis – phân tích thành phần chính). Mỗi công cụ nêu trên được sử dụng để phân tích theo từng nhóm chỉ tiêu: (đặc điểm chung gồm 6 chỉ số; năng lực và nhân lực gồm 21 chỉ số; cơ sở vật chất gồm 7 chỉ số; tình hình tài chính gồm 9 chỉ số). Cuối cùng là các biểu đồ thể hiện mối quan hệ giữa các đơn vị theo các chỉ tiêu tổng hợp (gồm 4 nhóm tiêu chí, 43 chỉ số). Qua đó đưa ra giải pháp QLTC phù hợp với đặc điểm, tình hình các đơn vị.
– Phương pháp định tính:
+ Nghiên cứu tài liệu: tổng hợp, kế thừa các kết quả nghiên cứu lý thuyết QLNN về tài chính, tài chính công, các văn bản nghị quyết, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các báo cáo tổng hợp của các cơ quan, đơn vị trong đó đặc biệt chú trọng quy hoạch chiến lược phát triển của các đơn vị SNCL đào tạo, bồi dưỡng trực thuộc Bộ GTVT. Sử dụng nội dung các cuộc hội thảo của các nhà khoa học, nhà kinh tế và các chuyên gia, đặc biệt là các cơ chế, chính sách của nhà nước về QLTC đối với các đơn vị SNCL đào tạo, bồi dưỡng.
+ Thu thập thông tin: Các vấn đề cần quan tâm về thu thập thông tin liên quan đến đối tượng cung cấp, địa điểm, thời gian và phương pháp thu thập thông tin. Cụ
thể bao gồm: Số liệu từ website, số liệu từ phòng Kế hoạch – Tài chính của 11 đơn
5
vị (10 trường và 01 học viện); Phòng, Khoa, đơn vị liên quan; từ người học để đánh giá thực trạng QLTC các đơn vị SNCL đào tạo, bồi dưỡng trực thuộc Bộ GTVT. Nội dung thu thập về tình hình tài chính của các đơn vị, như cơ chế tài chính áp dụng, tình hình tổ chức bộ máy QLTC; nguồn tài chính và sử dụng nguồn tài chính của các đơn vị; đội ngũ giảng viên và CBVC; điều kiện, cơ sở vật chất…Thu thập đánh giá mức độ hài lòng hay không hài lòng về cơ chế, chính sách của Nhà nước; về chất lượng đào tạo, tiêu chí mong đợi từ người học, đánh giá hài lòng hay không hài lòng về QLTC, quản lý TSC của các đơn vị trực thuộc Bộ GTVT; phân phối kết quả hoạt động tài chính; giải pháp hoàn thiện QLTC. Số liệu thông qua các đợt thẩm tra quyết toán tài chính của Vụ Tài chính Bộ GTVT, tự kiểm tra tài chính hàng năm và cán bộ lãnh đạo của các đơn vị SNCL đào tạo, bồi dưỡng trực thuộc Bộ GTVT về thực trạng QLTC.
+ Trực tiếp trao đổi và thảo luận với các chuyên gia là nhà quản lý trong lĩnh vực tài chính của các đơn vị gồm 2 cán bộ chuyên quản và 1 lãnh đạo thuộc Vụ Tài chính của Bộ GTVT, 11 cán bộ là kế toán trưởng hoặc Trưởng phòng/Phụ trách công tác kế toán hoặc kế toán tổng hợp đang trực tiếp làm việc am hiểu sâu trong lĩnh vực tài chính để làm rõ các vấn đề tác giả đang nghiên cứu.
+ Phỏng vấn, điều tra khảo sát: Số người phỏng vấn, điều tra khảo sát cho mỗi đơn vị 42 người, bao gồm các trưởng, phó phòng; cán bộ quản lý phụ trách phòng Kế toán tài chính; CBVC trong đơn vị; học sinh, sinh viên, học viên của 03 trường ĐH, 01 Học viện, 01 trường Cán bộ quản lý và 06 trường CĐ để tổng hợp, đánh giá thực trạng và phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến QLTC; tìm ra hạn chế và nguyên nhân của hạn chế; thăm dò đề xuất giải pháp hoàn thiện QLTC. Thời gian thực hiện, địa bàn khảo sát và kết quả thu phiếu như phụ lục số 1.2.
* Phương pháp kết hợp định lượng và định tính: So sánh các kết quả tổng hợp, phân tích với các kinh nghiệm của các nước khác để đề xuất các giải pháp, các khuyến nghị phù hợp. Sử dụng một số kết quả nghiên cứu đã được công bố gần đây có nội dung liên quan đến tổng hợp, phân tích thực trạng QLTC các đơn vị SNCL đào tạo, bồi dưỡng trực thuộc Bộ GTVT.
4.2. Phương pháp tiếp cận và khung nghiên cứu
4.2.1. Phương pháp tiếp cận
Một là, Hoàn thiện QLTC được xem xét trong mối quan hệ biện chứng giữa
6
lượng và chất, giữa trước mắt và lâu dài. Trước hết, cần mở rộng quản lý theo chiều rộng (thay đổi hoàn thiện cơ chế chính sách theo hướng tăng cường mở rộng đa dạng hóa các nguồn tài chính, xã hội hóa giáo dục đào tạo, cho thuê tài sản, tham gia liên doanh, liên kết, huy động vốn từ các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước), đồng thời kết hợp với phát triển theo chiều sâu (nâng cao trình độ đội ngũ tổ chức bộ máy; áp dụng công nghệ thông tin trong QLTC, kết hợp với QLTC tổng thể (tổng hợp); từng bước đẩy mạnh và đổi mới quản lý theo chiều sâu (trao quyền tự chủ toàn bộ) về lâu dài, đáp ứng nhu cầu phát triển tự chủ cả về chi thường xuyên và chi đầu tư, cổ phần hóa đơn vị SNCL.
Hai là, Hoàn thiện QLTC được tiếp cận theo quan điểm hệ thống. Cần đặt sự tác động của quản lý trong tổng thể mục tiêu QLTCC. Xem xét QLTC đồng thời cần đánh giá sự tác động của cơ chế, chính sách tài chính đến quá trình hoàn thiện QLTC. Mặt khác, cần làm rõ các yếu tố (bên trong và bên ngoài) ảnh hưởng đến việc QLTC (như cơ chế, chính sách, hệ thống pháp lý, yếu tố ngành nghề, thương hiệu…), cũng như tác động của các yếu tố QLTC đến hiệu quả QLTCC nói chung.
Ba là, QLTC được tiếp cận theo quan điểm toàn diện. Việc QLTC cần được nhìn nhận theo các góc độ, từ tổng thể lĩnh vực GDĐT nói chung đến lĩnh vực trong ngành GTVT và quy mô ngành đào tạo; từ mức độ QLTC đến trình độ QLTC và hiệu quả thực hiện QLTC trong các đơn vị. Cách tiếp cận phân tích này vừa phản ánh rõ về bức tranh chung vừa thấy được vai trò, xu hướng của từng bộ phận cấu thành, từ đó có thể tìm thấy các gợi ý chính sách (giải pháp) phát triển phù hợp.
Bốn là, QLTC các đơn vị SNCL đào tạo, bồi dưỡng trực thuộc Bộ GTVT được nghiên cứu trong mối quan hệ biện chứng giữa lý luận với thực tiễn. Vì thế, khi nghiên cứu QLTC cần kết hợp chặt chẽ giữa yêu cầu đặt ra với điều kiện lịch sử cụ thể các đơn vị, tại các vùng, địa phương; mục tiêu hướng tới tăng cường tính tự chủ, phân cấp nhiều hơn cho các đơn vị, giảm sự can thiệp của Nhà nước; QLTC gắn với quan điểm cơ chế tài chính. Tóm lại, nghiên cứu QLTC cần dựa trên quan điểm biện chứng: hệ thống, toàn diện, phát triển và khách quan.
4.2.2. Khung nghiên cứu
Luận án đề xuất khung nghiên cứu QLTC các đơn vị SNCL đào tạo, bồi dưỡng trực thuộc Bộ GTVT. Khung nghiên cứu này mô tả và giải thích một cách
logic về mối quan hệ giữa các nội dung nghiên cứu được thể hiện qua sơ đồ sau:
7
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp định lượng
Phương pháp định tính
Phương pháp kết hợp định lượng với định tính
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH
1. Quản lý hoạt động tạo lập nguồn tài chính
2. Quản lý hoạt động sử dụng nguồn tài chính
3. Quản lý hoạt động phân phối kết quả tài chính
4. Quản lý tài sản công
5. Tổ chức bộ máy
QLTC
6. Thanh, kiểm tra, giám sát hoạt động tài chính
Yếu tố bên ngoài:
Thể chế, cơ chế, chính sách
Môi trường pháp lý nhà
Thị trường
Yếu tố bên trong:
Ngành nghề đào tạo
Thương hiệu của trường
Trình độ quản lý
THỐNG KÊ, MÔ TẢ KẾT QUẢ KHẢO SÁT
PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG
KINH NGHIỆM NGHIÊN CỨU
Kinh nghiệm quốc tế
Ưu điểm
Hạn chế
Nguyên nhân của những hạn chế
Sơ đồ 1.1: Khung nghiên cứu quản lý tài chính
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp xây dựng)
8
Bằng việc sử dụng các phương pháp nghiên cứu phù hợp, kết quả nghiên cứu sẽ làm rõ cơ chế QLTC thông qua thực trạng QLTC các đơn vị SNCL đào tạo, bồi dưỡng trực thuộc Bộ GTVT; phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến QLTC; những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế. Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện QLTC hướng đến tăng tính tự chủ, tăng hiệu quả QLTCC, giảm bớt sự lệ thuộc vào NSNN thông qua áp dụng cơ chế quản lý theo kết quả đầu ra; cơ chế nhà nước đặt hàng hay ký hợp đồng dưới hình thức đấu thầu dịch vụ đào tạo, bồi dưỡng với ngành nghề không hoặc khó có khả năng xã hội hóa.
5. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết khoa học
5.1. Câu hỏi nghiên cứu của luận án
Từ các mục tiêu nghiên cứu, luận án sẽ tập trung làm rõ các vấn đề sau đây: Nghiên cứu lý luận về QLTC đối với các đơn vị SNCL đào tạo, bồi dưỡng cần được nhìn nhận dưới góc độ QLTCC hiện đang được thực hiện như thế nào? Những yếu tố ảnh hưởng đến QLTC các đơn vị SNCL đào tạo, bồi dưỡng? Kết quả, hạn chế và những vấn đề đặt ra đối với QLTC các đơn vị SNCL đào tạo, bồi dưỡng trực thuộc Bộ Giao thông vận tải là gì? Cần phải làm gì để đổi mới cơ chế hoàn thiện QLTC các đơn vị SNCL đào tạo, bồi dưỡng trực thuộc Bộ GTVT trong giai đoạn tới?
5.2. Giả thuyết khoa học
Luận án có giả thuyết nghiên cứu là thực trạng QLTC của các đơn vị SNCL đào tạo, bồi dưỡng trực thuộc Bộ GTVT đã đạt những kết quả nhất định, tuy nhiên còn những hạn chế; chưa thực sự đẩy mạnh thực hiện theo cơ chế tự chủ, chất lượng đào tạo chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn xã hội. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên, nếu nghiên cứu, tìm hiểu và chỉ ra được các nguyên nhân dẫn đến những tồn tại, hạn chế trong QLTC thì sẽ xây dựng được một hệ thống các giải pháp quản lý phù hợp khắc phục những tồn tại và hoàn thiện một số cơ chế, chính sách đẩy mạnh các đơn vị thực hiện tự chủ nhanh hơn. Nhà nước sẽ ban hành nhiều chính sách phù hợp với thực tiễn hơn.
6. Những đóng góp mới của luận án
6.1. Về lý luận
Luận án đã làm rõ cơ sở khoa học và thực tiễn về QLTC, các yếu tố ảnh hưởng
9
đến QLTC, sự tác động của các yếu tố đến tình hình tài chính. Trên cơ sở đó, xác định các nội dung nghiên cứu hoàn thiện QLTC, lựa chọn cách tiếp cận, xây dựng khung nghiên cứu và hệ thống phương pháp nghiên cứu phù hợp.
6.2. Về thực tiễn
– Phân tích tác động của cơ chế tài chính đến các đơn vị giai đoạn từ 2006 đến nay, đánh giá toàn diện thực trạng QLTC các đơn vị SNCL đào tạo, bồi dưỡng trực thuộc Bộ GTVT giai đoạn (2012-2017). Làm rõ các cơ chế, chính sách QLTC hiện đang tác động; điều kiện các đơn vị chuyển sang cơ chế tự chủ và đổi mới dịch vụ đào tạo, bồi dưỡng; các chính sách lớn của Nhà nước, của ngành nhằm đẩy mạnh TCTC.
– Xác định, phân tích các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến kết quả QLTC đối với các đơn vị bằng mô hình hồi quy tương quan tuyến tính (Data Analysis), ngoài ra phân tích, sử dụng phương pháp thống kê SPSS để mô tả các kết quả khảo sát, phương pháp phân tích R để thấy được mức độ tương đồng giữa các đơn vị dựa trên 4 nhóm gồm 43 chỉ số. Qua đó phân loại các đơn vị và là cơ sở đề ra giải pháp phù hợp với loại hình đào tạo, bồi dưỡng theo cơ chế TCTC.
– Đánh giá các kết quả đạt được, hạn chế và những vấn đề đặt ra đối với hoàn thiện QLTC; đề xuất giải pháp lớn cùng nhiều giải pháp cụ thể mang tính hệ thống, đồng bộ nhằm hoàn thiện QLTC đến năm 2030 và những năm tiếp theo.
– Nghiên cứu kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới về QLTCC; QLTC; các đơn vị SNCL đào tạo, bồi dưỡng và rút ra bài học kinh nghiệm áp dụng cho Việt Nam; cho các đơn vị SNCL đào tạo, bồi dưỡng trực thuộc Bộ GTVT. Đề xuất xây dựng được mô hình QLTC các đơn vị SNCL đào tạo, bồi dưỡng trực thuộc Bộ GTVT theo mô hình QLTC doanh nghiệp.
7. Ý nghĩa của luận án
– Về lý luận: Luận án trình bày có hệ thống cơ sở khoa học về QLTC đơn vị SNCL đào tạo, bồi dưỡng trên các khía cạnh: Khái quát chung về tài chính, QLTC đơn vị SNCL đào tạo, bồi dưỡng; Những nhân tố ảnh hưởng; Kinh nghiệm QLTC. Đặc biệt, luận án đã làm rõ 6 nội dung QLTC đơn vị SNCL đào tạo, bồi dưỡng và những nội dung này được sắp xếp có hệ thống từ chương 2 đến chương 4. Đây là
những nội dung cốt lõi, quan trọng, bao quát toàn bộ quá trình QLTC. Có thể nói, từ
10
các dẫn liệu thực tế, Luận án đã khái quát hóa và nâng tầm thành lý luận để làm luận cứ cho việc hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách QLTC.
– Về thực tiễn: Luận án đã dành dung lượng khá lớn để trình bày và phân tích một cách toàn diện thực trạng QLTC các đơn vị SNCL đào tạo, bồi dưỡng trực thuộc Bộ GTVT về thể chế, cơ chế tài chính theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP, đến nay Nghị định số 16/2015/NĐ-CP và 6 nội dung QLTC (Quản lý hoạt động tạo lập nguồn tài chính; quản lý hoạt động sử dụng nguồn tài chính; quản lý phân phối kết quả hoạt động tài chính; quản lý tài sản công; tổ chức bộ máy QLTC và thanh, kiểm tra, giám sát các hoạt động tài chính) với nhiều số liệu minh chứng giai đoạn (2012-2017). Trên cơ sở đó đánh giá kết quả đạt được, tìm ra những hạn chế và xem xét các nguyên nhân của những hạn chế trong QLTC. Kết quả nghiên cứu và khuyến nghị của luận án có giá trị thực tiễn tham khảo cho hoạt động QLTC đối với các đơn vị SNCL đào tạo, bồi dưỡng trực thuộc Bộ GTVT.
8. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục công trình công bố của tác giả, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, danh mục bảng biểu, sơ đồ, từ viết tắt. Nội dung chính của luận án kết cấu gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến luận án.
Chương 2: Cơ sở khoa học về quản lý tài chính các đơn vị sự nghiệp công lập đào tạo, bồi dưỡng.
Chương 3: Thực trạng quản lý tài chính các đơn vị sự nghiệp công lập đào tạo, bồi dưỡng trực thuộc Bộ Giao thông vận tải.
Chương 4: Giải pháp hoàn thiện quản lý tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp
công lập đào tạo, bồi dưỡng trực thuộc Bộ Giao thông vận tải.
11
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
Nghiên cứu về QLTC đối với GDĐT nói chung đã được triển khai ở nhiều công trình nghiên cứu khác nhau như luận án tiến sĩ, đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, các nghiên cứu chuyên sâu, tham luận, bài báo… Song các tác giả đề cập ở các góc độ, phạm vi khác nhau. Có thể phân thành các góc độ nghiên cứu sau:
1.1. Tổng quan những công trình liên quan đến luận án
Chủ đề tài chính và QLTC đã thu hút sự quan tâm nghiên cứu của các nhà khoa học ở Việt Nam và trên thế giới. Trong nghiên cứu của luận án sẽ đi vào tổng hợp, phân tích và đánh giá một số kết quả như sau:
1.1.1. Một số công trình nghiên cứu nước ngoài
1.1.1.1. Những công trình nghiên cứu về quản lý tài chính và quản lý tài chính công
– Tiếp cận khái niệm TCC, Theo Ján Petrenka – Oto Sobek a kolektiv: Financie a mena – Vydavatelstvo AlfaBratislava (1993) [113]. TCC với nghĩa rộng được sử dụng một cách đối lập với khái niệm Tài chính “tư”. TCC phản ánh các hoạt động của Tài chính Nhà nước được thể hiện bằng các quan hệ kinh tế nảy sinh trong mối quan hệ với sự hình thành và phân phối các quỹ tiền tệ. Bojka Harmeníkova a Kveta Kubatová: Verejné finance- Eurolex Bohemia (2000) [114] cho rằng TCC là một khái niệm hiện đại xác định các mối quan hệ kinh tế và tài chính phát sinh trong hệ thống kinh tế giữa các chủ thể công quyền (cơ quan, đơn vị) và các chủ thể khác (doanh nghiệp, hộ gia đình, công dân, các tổ chức phi lợi nhuận). Francoi Adam – Olivier Ferand -Rémy Rioux: Finances publiques-Preses de sciences PO et Dalloz (2003) [115]. Theo các nhà kinh tế Pháp thì TCC có thể hiểu theo cách đơn giản: “Là QLTC của các tổ chức công về mặt luật pháp thì Nhà nước, các pháp nhân công quyền, các đơn vị hành chính trung ương và địa phương, các đơn vị hành chính bảo đảm xã hội và các đơn vị công quyền là chủ thể của TCC”. Ezra Solomon là một chuyên gia kinh tế của Mỹ và là giáo sư kinh tế học tại Đại học Stanford, thành viên của Hội đồng cố vấn kinh tế, biên tập viên điều hành của Quỹ Tài chính Prentice- Hall [116] trong học thuyết “Quản lý Tài chính” (1963) là tác phẩm nổi tiếng nghiên cứu tài chính. Ông cho rằng việc QLTC không chỉ quản lý thu – chi mà còn
phải quản lý cho cả giai đoạn lập dự toán và quyết toán, phân tích kế hoạch triển
12
khai, quản lý các mối quan hệ phát sinh giữa chủ thể trong nền kinh tế xã hội, trong mối quan hệ về tiền tệ. Điều này có sự khác biệt về cách tiếp cận của một số công trình của các học giả khác khi nghiên cứu chỉ ra rằng QLTC chỉ đơn thuần ở việc quản lý thu và chi.
– Ngân hàng thế giới (2005) Trong nghiên cứu: “Việt Nam quản lý chi tiêu công để tăng trưởng và giảm nghèo 2004, tập 1: Các vấn đề liên ngành” [101]. Nhóm nghiên cứu đã chỉ ra rằng quản lý chi tiêu công tốt hơn cần quan tâm: (i) Thể chế QLNN về chi tiêu công: Luật NSNN cần làm rõ quyền hạn và trách nhiệm, củng cố phân cấp quản lý, tăng cường liên kết giữa kết quả hoạt động và các quyết định ngân sách, tăng cường giám sát việc cung cấp dịch vụ bằng cách sử dụng “phiếu đánh giá dịch vụ công”. (ii) Về giao quyền tự chủ cho các đơn vị sử dụng ngân sách: Giao thêm quyền tự chủ cho các đơn vị sử dụng ngân sách từ đó giảm chi phí và phát huy sáng tạo của đơn vị sử dụng NSNN. Tuy nhiên cần phải quản lý chặt chẽ việc giao quyền tự chủ này, Chính phủ cần thí điểm sử dụng “phiếu đánh giá dịch vụ công”. Trong giáo dục cần bổ sung thêm nguồn lực nâng cao trình độ cho giáo viên, cơ sở trường lớp, cần xây dựng cơ chế để đảm bảo các trường nhận được một mức kinh phí tối thiểu từ ngân sách trên mỗi đầu học sinh. [101]
– Christine wong – Trường đại học Washington, Mỹ và Soren Davidsen – Chuyên gia QLNN, Ngân hàng Thế giới viết (2005) “Give autonomy to units using the budget” (Giao quyền tự chủ cho các đơn vị sử dụng ngân sách). [117] Tác giả cho rằng việc giao thêm quyền tự chủ cho các đơn vị sử dụng ngân sách là một bước phát triển quan trọng trong quản lý chi ngân sách ở Việt Nam những năm gần đây hay còn gọi chung đó là sự cải cách. Tuy nhiên muốn có kết quả cung cấp dịch vụ tốt hơn mà không làm mất đi sự công bằng thì cần quản lý chặt chẽ việc giao quyền tự chủ này. Chính phủ cần thí điểm sử dụng phương pháp “phiếu đánh giá dịch vụ công” để hỗ trợ việc giám sát và đánh giá tác động của nó đối với sự hài lòng của người dân về việc khoán chi ngân sách cho các cơ quan hành chính. Cần xem xét kiểm soát chặt chẽ hơn sự linh hoạt của các thủ trưởng đơn vị về trả lương và thù lao. Cần phải gắn chặt hơn nữa việc cấp NSNN cho các đơn vị sự nghiệp có thu với việc “mua” một số hàng hóa và dịch vụ công cho người nghèo – với cơ chế giám sát và đảm bảo việc cung cấp dịch vụ theo các hợp đồng như vậy.
– Rena, (2011) “Fiscal policy and public finance management” (Chính sách
13
tài khóa và QLTCC) [118]. Theo đó, Chính phủ của các quốc gia phát triển nên thực hiện những bước tiến đáng kể để tăng cường cơ cấu tổ chức cho chính sách tài khoá. Chính sách tài khoá là một công cụ chỉ đạo kiên quyết trong việc duy trì TCC trong trung hạn, dựa trên các quy định chặt chẽ. Chính sách tài khoá này đi cùng với chính sách tiền tệ tạo nên nền tảng của sự ổn định cần thiết cho việc đạt được các mục tiêu của Chính phủ và các mức độ ổn định của việc làm. Tác giả viết mấu chốt của QLTCC thành công là một vấn đề của quản trị nhằm cân bằng nền kinh tế, quản lý, chính trị và tài chính công. Khi QLTC không tốt thì ít có cơ hội thành công các mục tiêu chính sách tài khóa. QLTCC chỉ mạnh khi các chính phủ có thể đưa ra các chính sách tài khoá một cách bền vững và các chính sách này áp dụng hiệu quả vào việc cung cấp các hàng hoá và dịch vụ công.
– Andrew Lawson (2015), là đồng giám đốc của Fiscus Limited và trước đây là Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ và Chi tiêu Công (CAPE) tại Học viện Phát triển Hải ngoại, Luân Đôn [119]. Ông đưa ra quan điểm QLTCC nhằm chỉ một tập hợp các quy định như: luật, quy định, quy chế và là quá trình được sử dụng bởi nhà nước có thẩm quyền và các cấp nhằm phân bổ nguồn TCC, đảm bảo quá trình chi tiêu công, kế toán, kiểm toán và đánh giá kết quả sử dụng đó. QLTCC bao hàm nghĩa rộng hơn chức năng QLTC và thường được hiểu là một chu trình gồm sáu khâu, bắt đầu từ khâu thiết kế chính sách kết thúc bằng khâu kiểm toán độc lập và đánh giá. Trong suốt chu trình đó có liên quan đến nhiều người nhằm đảm bảo hoạt động có hiệu
quả và thông suốt, duy trì được trách nhiệm giải trình.
Hình 1.1: Chu trình quản lý tài chính công và các đối tượng có liên quan
(Nguồn: [118])
14
Ông lý giải QLTCC có vai trò quan trọng thiết yếu của khung thể chế cho một nhà nước có hiệu quả và là điều kiện cần thiết đảm bảo cho hầu hết các quá trình phát triển của một quốc gia. Acemoglu & Robinson (2012), [120] “Tại sao quốc gia bị thất bại” và Dani Rodrik (2003) [121] “Về sự tìm kiếm thịnh vượng” cũng đã khẳng định thêm điều đó. Ông cho rằng, người ta có thể đánh giá được hệ thống QLTCC một cách đơn giản thông qua việc xem xét các mục tiêu của nó. Sự đạt được của nguyên tắc tài chính có thể được xem xét dựa trên mức độ và các chỉ số tài khóa mở (OBI), điều này minh chứng cho tính minh bạch. Trên thực tế việc đánh giá hệ thống QLTCC tập trung vào xem xét kết quả cuối cùng, điều này hướng về mặt thể chế, qui tắc và các thủ tục nhằm đảm bảo đạt được của các nguyên tắc chính của hệ thống QLTCC. Tiếp cận này đã được bắt đầu từ những năm 30 của Thế kỷ XX và được Allen Schik (1981) [127] “Ngân sách công và tài chính” ở trường Chính sách công Maryland đề cập tới. Đây là cơ sở cho khung đánh giá việc chi tiêu và trách nhiệm giải trình tài chính công (PEFA), được phát triển bởi quỹ tiền tệ quốc tế và ngân hàng thế giới với sự liên kết với liên minh châu Âu (EU), Bộ Phát triển Quốc tế – Vương Quốc Anh (DFID) và các nhà tài trợ song phương khác. Một tập hợp gồm 31 chỉ số ở mức độ cao để đo lường hiệu quả của hệ thống QLTCC. Ông cho rằng những nghiên cứu và đánh giá hiện nay cho thấy cần có ba thành phần quan trọng để cải cách thành công QLTCC đó là: Sự lãnh đạo; Sự bao trùm chính sách; Các quá trình thích ứng, lặp lại và hoàn thiện. Điều này giúp cho tác giả định hướng nghiên cứu quản lý chu trình ngân sách và vai trò của Nhà nước; nghiên cứu đổi mới, hoàn thiện cơ chế, chính sách sử dụng nguồn tài chính hiệu quả.
– Co. editors: Hoang Thi Thuy Nguyet, Assoc.ProfPh.D Pham Van Lien, Assoc.ProfPh.D (2016) “Quản lý tài chính công” [122]. Cuốn sách bao gồm 5 chương, trong đó tác giả giới thiệu về khu vực công và tài chính công; ngoài ra Chương 1 tác giả cũng đưa ra khái niệm, mục tiêu, nội dung QLTCC (quản lý thu, quản lý chi, quản lý các khoản vay), các nguyên tắc trong quản lý ngân sách, kỹ năng quản lý ngân sách, nội dung về giám sát và các tiêu chí, chỉ số đánh giá QLTCC. Cuốn sách là nguồn tài liệu tham khảo quan trọng cho tác giả khi đưa ra
quan điểm mới bổ sung cho vấn đề nghiên cứu phần cơ sở lý luận của luận án.
15
– Chương trình phát triển liên hợp quốc (UNDP) do Ts. Clay G. Wescott (2009) làm trưởng nhóm trong hội thảo quốc tế về cải cách hành chính công “Quản lý tài chính công: tăng cường hiệu quả điều hành và QLNN” [123]. Loạt bài báo cáo nghiên cứu chính sách về Cải cách hành chính công và chống tham nhũng này do Ông Jairo Acuña- Alfaro (2014), Cố vấn Chính sách về CCHC và Chống tham nhũng của UNDP Việt Nam, điều phối và biên tập. Trong giai đoạn chuyển tiếp hiện nay, câu hỏi mấu chốt đặt ra cho công cuộc CCHC là: “Làm thế nào để nâng cao hiệu quả sử dụng đồng tiền thông qua Hệ thống hành chính công của Việt Nam?” [128]. Bài viết đã phân tích các hoạt động cải cách nhằm tăng cường tính tự chủ và linh hoạt của các đơn vị SNCL. Bài viết chỉ ra rằng liên quan tới CCHC và Luật NSNN, công cụ chính sách quan trọng đã được thực hiện có tác động đối với việc thực hiện dịch vụ công, đó là Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ. Đối với các đơn vị SNCL cơ chế này đã trao quyền tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp trong lĩnh vực biên chế, thực hiện các nhiệm vụ được giao và QLTC. Các đơn vị SNCL được phép lập ngân sách và vay mượn từ các nguồn khác, tận dụng những nguồn lực hiện có, góp vốn liên doanh, liên kết huy động từ nhiều nguồn khác nhau.
1.1.1.2. Những công trình nghiên cứu về quản lý tài chính đơn vị sự nghiệp công lập đào tạo, bồi dưỡng
Estelle James, Elizabeth M. King and Ace Suryadi (1993) trong bài “Tài chính, quản lý chi phí giữa các trường công lập và dân lập ở Inđônêxia”, Bộ văn hóa và giáo dục, Jakarta, Inđônêxia [124]. Tác giả đã đi vào so sánh hiệu quả của QLTC giáo dục khối công lập và khối dân lập qua việc phân tích số liệu liên quan như: chi phí, hiệu quả của nó tương ứng với mức chi phí bỏ ra, thu nhập của CBVC trong các trường học, số sinh viên được tuyển dụng sau khi tốt nghiệp các trường dạy nghề, CĐ và ĐH,… để đưa ra những giải pháp khắc phục tình trạng QLTC ở khối các trường dân lập mang lại hiệu quả hơn khối các trường công lập. A Research Report on the Training System of Civil Servant in China (2006) “Trong một báo cáo nghiên cứu về hệ thống đào tạo của công chức ở Trung Quốc” [125].
Bài báo viết theo Luật công chức của Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc, tất cả công
16
chức có quyền được hưởng tham gia các khóa đào tạo. Việc đào tạo với mục đích là để tăng cường ý thức phục vụ nhân dân, tăng khả năng tư duy; suy cho cùng là để cải thiện chất lượng của một người. Việc quản lý ngân sách: Kinh phí đào tạo sau khi đã được phê duyệt cần phải được quản lý theo dõi chặt chẽ. Chi phí đào tạo sẽ tăng lên phụ thuộc vào nguồn lực bên ngoài. Xác định số cần thiết để chi tiêu: Thường số được xác định 2-5% ngân sách lương phục vụ cho đào tạo. Cách tiết kiệm chi phí đào tạo: (i) Đào tạo theo nhóm; (ii) Sử dụng lại trang thiết bị: cách đào tạo sử dụng băng hình video sử dụng lâu hơn và nhiều lần hơn; (iii) Dạy cho một người, một người dạy cho nhiều người: nghĩa là có thể bỏ chi phí đào tạo cho một nhân viên, từ đó họ truyền đạt hiểu biết của mình cho nhân viên còn lại. (iv) Học trực tuyến: Theo hình thức này chi phí rẻ hơn phương pháp học truyền thống dạy học. Bài báo là kênh tham khảo có giá trị đối với tác giả khi nghiên cứu QLTC đối với đơn vị thực hiện chức năng phục vụ QLNN (hoạt động bồi dưỡng) và qua đó là kênh tham khảo có giá trị trong việc quản lý ngân sách đối với hoạt động bồi dưỡng (trong đó có chi NSNN cho đào tạo, bồi dưỡng đối tượng là CBCC).
1.1.2. Một số công trình nghiên cứu trong nước
1.1.2.1. Những công trình nghiên cứu về quản lý tài chính và quản lý tài chính công
– TS. Phạm Văn Khoan, TS. Nguyễn Trọng Thản, Học viện Tài chính chủ biên (2010) “QLTC các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công” (giáo trình), Nhà xuất bản Tài chính [39]. Trong đó tác giả đề cập đến khái niệm; phân loại đơn vị sự nghiệp công; nguồn kinh phí hoạt động và cơ chế chung về QLTC các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công; nội dung QLTC gồm quản lý nguồn thu tài chính, nội dung chi của đơn vị sự nghiệp công, phân phối và sử dụng kết quả tài chính tại đơn vị sự nghiệp công. Điều này giúp tác giả tham khảo nghiên cứu định hướng nội dung QLTC và hoàn thiện cơ chế chính sách tài chính phù hợp với loại hình cơ quan, đơn vị.
– PGS.TS. Trần Văn Giao (2011), Tài liệu học tập môn học Quản lý tài chính công và công sản, Học viện Hành chính [45]. Tài liệu được biên soạn gồm 5 chương trình bày khá toàn diện các nội dung về QLTCC: (khái niệm, đặc điểm, nội dung và tổ chức bộ máy QLTCC); về quản lý tài sản công. Nghiên cứu tài liệu giúp cho tác giả định hướng khung nghiên cứu, đề xuất giải pháp QLTC đảm bảo khoa
học, khả thi cao trước xu hướng nguồn thu học phí của đơn vị SNCL đào tạo, bồi
17
dưỡng ngày càng khó khăn. Cơ chế quản lý, sử dụng TSC theo hướng Nhà nước xác định giá trị tài sản để giao cho đơn vị quản lý theo cơ chế giao vốn như doanh nghiệp. Định hướng hoàn thiện các chính sách: đầu tư của nhà nước; quản lý vốn; quản lý giá dịch vụ sự nghiệp công, chính sách thuế; học phí; miễn giảm… tiếp tục cần được quan tâm nghiên cứu.
– PGS.TS. Đặng Văn Du, Học viện Tài chính “Hiến pháp 2013 và yêu cầu với QLTCC”, báo điện tử Chính phủ ngày 01/4/2014 [74]. Tác giả đã thành công cho rằng khi “phát triển giáo dục” thì các ưu tiên phân bổ nguồn lực tài chính công, mà trực tiếp từ NSNN luôn phải được quan tâm. Bên cạnh đó bài báo cho rằng việc cần thiết tiếp tục hoàn thiện lại và thực hiện tinh giản biên chế nâng cao mức thu nhập cho CBVC trong các đơn vị SNCL theo hướng trao quyền TCTC và bộ máy cho thủ trưởng các đơn vị SNCL, song hành với đó là phải tạo ra môi trường cạnh tranh giữa các đơn vị SNCL trong cùng một loại hình để tạo động lực cho sự phát triển. Điều này hoàn toàn phù hợp với quan điểm của Đảng như tinh thần Nghị quyết số
18-NQ/TW ngày 25/10/2017 Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khóa XII nhấn mạnh: “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”. Đến đây hơn bao giờ hết hoạt động của các đơn vị SNCL trở thành dịch vụ công, một thứ hàng hóa đặc biệt. Nhà nước cần thay đổi cơ chế tài chính phù hợp với loại hình dịch vụ này.
– TS. Bùi Tiến Hanh, TS. Phạm Thị Hoàng Phương, Học viện Tài chính chủ biên (2016) “Giáo trình quản lý tài chính công” (giáo trình), Nhà xuất bản Tài chính [47]. Có thể nói đây là công trình khoa học rất có ý nghĩa và là nền tảng quan trọng khi nghiên cứu và đưa ra lý luận liên quan đến phạm vi đề tài luận án quan tâm giải quyết đó là nội dung về đánh giá QLTCC (đánh giá kết quả hoạt động QLTCC, đánh giá quản lý chi tiêu công theo kết quả); nội dung quản lý NSNN trong đó các cách thức, nguyên tắc phân bổ, lập kế hoạch tài chính – ngân sách ba năm và cân đối NSNN. Tài liệu là nguồn cơ sở lý luận khá đầy đủ, cụ thể và liên quan trực tiếp đến đề tài luận án nghiên cứu, giải quyết. Vì vậy có giá trị tham khảo lớn và giúp tác giả thêm tính khoa học nghiên cứu định hướng đề ra giải pháp hoàn thiện cơ chế, chính sách về QLTC đối với các đơn vị SNCL đào tạo, bồi dưỡng.
– Nguyễn Đức Thọ (2007) “Nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng kinh phí
NSNN tại các cơ quan hành chính sự nghiệp thuộc Bộ Tài chính” (Luận văn Thạc sĩ
18
kinh tế, Trường Đại học Kinh tế – Đại học Quốc gia Hà Nội). [50] Tác giả khái quát những vấn đề lý luận cơ bản về ngân sách và chi NSNN các cơ quan HCSN. Trong đó các tiêu chí đã được xây dựng và lượng hóa, phân tích cụ thể thông qua thực trạng quản lý, sử dụng kinh phí NSNN tại các cơ quan HCSN thuộc Bộ Tài chính. Những tồn tại, hạn chế của việc cấp phát phân bổ ngân sách đã được tác giả chỉ ra và nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý, sử dụng NSNN chưa cao, còn lãng phí. Các giải pháp quản lý, sử dụng kinh phí NSNN mang tính thực tiễn cao. Đặc biệt trong xu hướng, chủ trương Nhà nước có nhiều thay đổi như hiện nay việc hoàn toàn phụ thuộc vào NSNN cấp là điều không thể có đối với đơn vị HCSN, vậy làm thế nào để giải quyết khó khăn đó là điều tác giả quan tâm qua nghiên cứu.
– Trần Trí Trinh (2008), “Nghiên cứu các giải pháp cải cách QLTCC nhằm thúc đẩy cải cách HCNN ở Việt Nam”, Luận án tiến sĩ Quản lý Hành chính công, Học viện chính trị – Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh. [51] Tác giả cũng đã làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn để xác định cải cách QLTCC là một động lực quan trọng để thúc đẩy cải cách HCNN. Luận án đã phân tích một trong những nội dung quan trọng góp phần thực hiện thành công cải cách QLTCC được xem xét dưới góc độ cải cách tiền lương đối với cán bộ, công chức; cải cách chi NSNN cho lĩnh vực quản lý hành chính, nhấn mạnh việc đổi mới cơ chế tài chính đối với cơ quan hành chính và đơn vị SNCL. Các giải pháp tập trung vào hoàn thiện chính sách tiền lương để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức; hoàn thiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về kinh phí quản lý hành chính đối với cơ quan hành chính, ngoài ra giải pháp còn hướng tới đổi mới cơ chế hoạt động của các đơn vị SNCL và xã hội hóa dịch vụ công nghĩa là tách hoạt động cung ứng dịch vụ công ra khỏi hoạt động QLNN, đa dạng các hình thức dịch vụ công góp phần tăng nguồn thu từ dịch vụ công. Nghiên cứu đã giúp cho tác giả thêm định hướng về cách thức và phương pháp lập dự toán NSNN trong khuôn khổ trung hạn theo kết quả đầu ra, các đơn vị sự nghiệp từ chỗ chấp hành một cách thụ động đã dần sang tự chủ thì có những khó khăn hạn chế gì, nguyên nhân của những hạn chế đó và lộ trình xu hướng chuyển từ phí sang giá dịch vụ công của các đơn vị SNCL thì Nhà nước cần thay đổi cơ chế, chính sách đối với hoạt động dịch vụ đó như thế nào.
– Phạm Chí Thanh (2011), “Đổi mới chính sách tài chính đối với khu vực sự
nghiệp công ở Việt Nam”, Luận án tiến sĩ, Đại học Kinh tế quốc dân. [52] Luận án
19
đã tiếp cận nghiên cứu tài chính của đơn vị sự nghiệp công, qua đó làm rõ bản chất tài chính của đơn vị sự nghiệp công trong nền kinh tế thị trường cần tuân thủ theo quy luật của thị trường, luận án cũng đưa ra cần hạch toán đầy đủ chi phí hoạt động (bao gồm cả chi phí khấu hao tài sản), giá dịch vụ theo cơ chế cạnh tranh trong việc cung cấp dịch vụ… từ đó hình thành những yêu cầu về cơ chế quản lý, cách thức điều tiết can thiệp của Nhà nước. Luận án đưa ra giải pháp nhằm đổi mới chính sách tài chính đối với khu vực sự nghiệp công trong đó đề xuất chuyển chính sách phí, lệ phí sang chính sách quản lý giá dịch vụ theo hướng các đơn vị hạch toán đầy đủ chi phí hoạt động bao gồm cả chi phí khấu hao tài sản, thay đổi theo hướng bỏ miễn thuế đối với dịch vụ đào tạo, chuyển cơ cấu chi ngân sách theo cơ chế bao cấp sang quản lý theo kết quả hoạt động.
– Nguyễn Hồng Hà (2014), “Đổi mới công tác QLTC đối với đơn vị dự toán thuộc Bộ Tài chính trong tiến trình hội nhập quốc tế” (Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Tài chính) [56]. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu lý luận, đánh giá thực trạng và dựa vào đặc điểm, tính chất và lĩnh vực hoạt động của các đơn vị dự toán ở Việt Nam, Luận án đã đề xuất một số giải pháp mới có tính thuyết phục và tính khả thi cao nhằm hoàn thiện cơ chế QLTC đối với các đơn vị dự toán trong tiến trình cải cách tài chính công ở Việt Nam: Đổi mới quy trình dự toán, phân bổ ngân sách trên cơ sở khuôn khổ chi tiêu trung hạn, gắn với kết quả đầu ra. Tái cơ cấu nguồn NSNN cấp và đổi mới cơ chế điều hành tài chính đối với các đơn vị dự toán khu vực hành chính, sự nghiệp công. Một số giải pháp mang tính tham khảo như: củng cố vai trò của Nhà nước trong lĩnh vực hành chính, sự nghiệp công; đảm bảo quyền lợi của các tầng lớp khó khăn, duy trì lợi ích chung của xã hội khi giao quyền tự chủ thực sự cho các đơn vị dự toán; đồng bộ hóa cơ chế tài chính trong tổng thể đổi mới hoàn thiện cơ chế QLTC… trở nên có ý nghĩa cao nhìn từ góc độ QLNN.
– TS. Phạm Đức Phong, Học viện Tài chính (2003): “Hoàn thiện cơ chế quản lý tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp”, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ [77]. Tác giả đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về TSC và cơ chế quản lý TSC tại các đơn vị sự nghiệp. Đề tài thành công khi đưa ra quan điểm mới đó là giá trị TSC trong đơn vị sự nghiệp có thu là tư liệu sản xuất, trong đơn vị sự nghiệp không có thu lại là yếu tố tiêu dùng. Tác giả tập trung đi sâu phân tích và đánh giá rõ hơn về chính sách
quản lý TSC. Điều này phù hợp với cơ chế chính sách mới hiện nay Nhà nước ta
20