LA03.031_Quản lý nhà nước về vốn đầu tư trong phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đô thị Hà Nội
THÔNG TIN TÓM TẮT VỀ LUẬN ÁN TIẾN SĨ
Đề tài luận án: Quản lý nhà nước về vốn đầu tư trong phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đô thị Hà Nội
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 62 34 01 01
Nghiên cứu sinh: Hồ Thị Hương Mai
Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. Đặng Ngọc Lợi 2. PGS.TS Bùi Văn Huyền
Tên cơ sở đào tạo: Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
TÓM TẮT NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN
1. Quản lý Nhà nước (QLNN) về vốn đầu tư trong phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đô thị (KCHTGTĐT) là những tác động liên tục, có tổ chức, có định hướng của cơ quan nhà nước có chức năng, thẩm quyển tới các đơn vị và cá nhân thực hiện quá trình huy động, sử dụng vốn đầu tư, thông qua các cơ chế, chính sách của Nhà nước nhằm phát triển hệ thống giao thông đô thị có hiệu quả. Quản lý Nhà nước về vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đô thị là một quy trình khép kín, gồm 5 khâu, mỗi khâu quản lý được đánh giá bằng hệ thống các tiêu chí cụ thể.
2. Có 5 nhóm nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả Quản lý Nhà nước về vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đô thị , gồm: (1) Đặc điểm kinh tế, xã hội của thành phố; (2) Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao thông thành phố; (3) Tổ chức bộ máy Quản lý Nhà nước về vốn đầu tư trong phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đô thị; (4) Trình độ, năng lực, phẩm chất của đội ngũ cán bộ; và (5) Ý thức tuân thủ các quy định pháp luật và áp dụng khoa học công nghệ trong thực hiện quy trình quản lý.
3. Kinh nghiệm Quản lý Nhà nước về vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đô thị của các thành phố lớn trong nước (Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh) và thế giới (như Trung Quốc, New Zealand, Hàn Quốc) cho thấy, để đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đô thị ngày càng cao trong điều kiện ngân sách ngày càng hạn hẹp, chính quyền các thành phố cần đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư bổ sung ngân sách (thông qua đấu giá quyền sử dụng đất; vay từ các tổ chức tài chính, dân cư; tạo lập các quỹ đầu tư). Đồng thời, tăng cường kiểm tra, kiểm soát toàn bộ quy trình quản lý nhằm nâng cao chất lượng Quản lý Nhà nước đối với vốn đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông đô th.
4. Trong giai đoạn 2008-2013, Quản lý Nhà nước về vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đô th Hà Nội đã đạt được những thành công nhất định, chất lượng quản lý Nhà nước được nâng cao. Tuy nhiên, trong từng nội dung quản lý vẫn còn hạn chế, thể hiện ở tính khả thi, hiệu quả trong khâu kế hoạch chưa cao, việc phân bổ và giám sát vốn còn thấp, chưa thực sự tương xứng với mức độ đô thị hóa cũng như mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của Thành phố.
5. Trong giai đoạn tới, cùng với quá trình tái cấu trúc nền kinh tế, mức độ đô thị hóa ngày càng cao, vị thế thủ đô ngày một tăng cường, việc xây dựng, hoàn thiện và phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đô th Hà Nội càng trở nên cấp thiết. Muốn vậy, cần nâng cao năng lực quản lý Nhà nước về vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đô thị Hà Nội bằng các giải pháp đồng bộ, từ (1) Hoàn thiện các chính sách có liên quan đến vốn đầu tư trong phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đô thị Hà Nội; (2) Hoàn thiện tổ chức bộ máy; (3) Hoàn thiện quy trình quản lý vốn đầu tư phát triển theo hướng hiện đại, khoa học và hiệu quả; đến (4) Tuyên truyền, nâng cao nhận thức, chất lượng quy hoạch, chính sách, chiến lược phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đô thị …
BRIFF INFORMATION ON THE CONTRIBUTION OF DOCTORAL THESIS
Title: Government management of investment capital for urban transportation infrastructure development in Hanoi
Field of Study: Economic Management Code: 62 34 01 01
PhD Candidate: HO THI HUONG MAI
Supervisors: 1. Dr. Dang Ngoc Loi 2. Assoc Prof. Dr. Bui Van Huyen
Training Institution: Ho Chi Minh National Academy of Politics
SUMMARY OF THE MAJOR CONCLUSIONS
1. Government management of investment capital for urban transportation infrastructure development is defined as the continuous, organized and targeted influence by authorized government agencies on individuals and entities in the process of mobilization and utilization of investment capital through government policies and mechanism to effectively develop urban transportation infrastructure. Government management of investment capital for urban transportation infrastructure development is a closed process including 5 stages, each assessed by a number of criteria.
2. There are five groups of factors influencing the effectiveness of government management of investment capital for urban transportation infrastructure development, which are: (1) Socio-economic characteristics of the city in concern; (2) Strategy and plan for urban transportation infrastructure development of the city; (3) Organizational structure for government management of investment capital for urban transportation infrastructure development; (4) Capacity and capability of government officials involved; and (5) The level of legal enforcement and technology application in management process.
3. The experience of management of investment capital for urban transportation infrastructure development in big cities in Vietnam (Hochiminh city and Danang) and the world (China, South Korea and New Zealand) shows that, to meet increasing investment demand for urban transportation infrastructure development in the context of limited state budget, governments in cities must seek to diversify sources of investment capital (e.g. public land auction; credit from financial system, borrowings from the public; investment fund establishment,…). At the same time, to strengthen the supervision of the total management process to enhance the quality of government management of investment capital for urban transportation infrastructure development.
4. In the period from 2008 to 2013, government management of investment capital for urban transportation infrastructure development in Hanoi has obtained several achievements, the management quality has been enhanced. However, in each of the management stages, there were drawbacks such as the infeasibility in planning, the under allocation of fund, which was not matched with the urbanization speed as well as the objectives of socio – economic development of Hanoi.
5. In the next period, along with the restructuring of the economy, increasing urbanization and increasing position of Hanoi, the construction and development of urban transportation infrastructure in Hanoi become increasingly indispensable. To that end, it is necessary to enhance the capability of government management of investment capital for urban transportation infrastructure development in Hanoi by a number of solutions: (1) Fine-tuning policies involving investment capital for urban transportation infrastructure development in Hanoi; (2) Fine-tuning the management system; (3) Fine-tuning the procedure for management of investment capital for urban transportation infrastructure development toward more a more effective one; (4) Communicating to enhance awareness, quality of planning, strategy and policies in urban transportation infrastructure development …