LA18.002_Quản lý nhà nước về hộ tịch tại các tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam hiện nay
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận án là trên cơ sở trình bày, phân tích cơ sở lý luận, thực trạng quản lý nhà nước về hộ tịch tại các tỉnh biên giới phía Bắc, nhằm đưa các khuyến nghị khoa học góp phần bảo đảm quản lý nhà nước về hộ tịch ở các tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam.
2.2. Nhiệm vụ của luận án
– Hệ thống hóa, đánh giá tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài, từ đó xác định những vấn đề mà luận án sẽ kế thừa cũng như những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu.
– Luận giải, làm rõ các vấn đề lý luận của quản lý nhà nước về hộ tịch như: hộ tịch, nội dung quản lý nhà nước về hộ tịch, kinh nghiệm một số nước về quản lý nhà nước về hộ tịch và các giá trị tham khảo cho Việt Nam và các tỉnh biên giới phía Bắc.
– Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về hộ tịch các tỉnh biên giới phía Bắc, làm rõ những kết quả đạt được, những hạn chế yếu kém và nguyên nhân của chúng.
– Đưa ra được những quan điểm, yêu cầu và giải pháp bảo đảm quản lý nhà nước về hộ tịch tại các tỉnh biên giới phía Bắc (như quan điểm, giải pháp….)
Xem thêm: Quan niệm về hộ tịch
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là các vấn đề lý luận và thực tiễn của quản lý nhà nước về hộ tịch.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
– Không gian: tại các tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam
– Thời gian: Phạm vi thời gian từ năm 2006 (thời điểm Nghị định số158/2005/NĐ-CP có hiệu lực) đến nay
– Nội dung: quản lý nhà nước về hộ tịch ở các tỉnh biên giới phía Bắc có phạm vi rộng, liên quan đến nhiều lĩnh vực, phạm vi luận án tập trung nghiên cứu vào các nội dung sau:
+ Hộ tịch;
+ Quản lý nhà nước về hộ tịch (chủ thể, nội dung);
+ Thực trạng quản lý nhà nước về hộ tịch ở khu vực biên giới thuộc các tỉnh biên giới phía Bắc;
+ Quan điểm, giải pháp bảo đảm quản lý nhà nước tại các tỉnh biên giới phía Bắc.
5. Giả thuyết khoa học câu hỏi nghiên cứu
5.1. Giả thuyết nghiên cứu
Hiện nay, quản lý nhà nước về hộ tịch được thực hiện theo một cơ chế chung trong phạm vi cả nước, mà chưa chú trọng xem xét đến đặc thù của các tỉnh biên giới phía Bắc, nên quản lý nhà nước về hộ tịch đối với các vùng đặc thù này còn có nhiều bất cập, hạn chế. Vì vậy, cần bảo đảm quản lý nhà nước về hộ tịch ở các tỉnh biên giới phía Bắc theo hướng chú trọng đến những đặc thù riêng của khu vực này.
5.2. Câu hỏi nghiên cứu
Luận án được thực hiện xuất phát từ những câu hỏi có tính nghiên cứu như sau:
(1) Quản lý nhà nước về hộ tịch tại các tỉnh biên giới phía Bắc cần tính đến những yếu tố đặc thù nào của địa phương, vùng miền.
(2) Thực trạng quản lý nhà nước về hộ tịch tại các tỉnh biên giới phía Bắc hiện nay, đặt ra những vẫn đề gì cho việc hoạch định, thực thi chính sách pháp luật về quản lý nhà nước về hộ tịch.
6. Đóng góp mới của Luận án
6.1. Về lý luận
Luận án góp phần bổ sung, hoàn thiện thêm lý luận quản lý nhà nước về hộ trên cơ sở phân tích, làm sáng tỏ thêm các vấn đề về lý luận quản lý nhà nước về hộ tịch .
6.2. Về thực tiễn
– Các khuyến nghị của Luận án có giá trị tham khảo cho thực tiễn quản lý nhà nước về hộ tịch ở các tỉnh biên giới phía Bắc cũng như cho các tỉnh có điều kiện tương đồng.
– Luận án góp phần giúp cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận thức đúng đắn, đầy đủ về những giá trị của hộ tịch, quản lý nhà nước về hộ tịch, từ đó hình thành những ứng xử phù hợp với pháp luật, góp phần bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền công dân.
– Kết quả nghiên cứu của đề tài là tài liệu tham khảo bổ ích cho công tác nghiên cứu, giảng dạy đối với cán bộ, sinh viên trong các cơ sở đào tạo quản lý hành chính nhà nước.
7. Cấu trúc của Luận án
Tên luận án: “Quản lý nhà nước về hộ tịch tại các tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam hiện nay”. Ngoài các phần mở đầu, mục lục, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, luận án được chia thành 4 chương:
– Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
– Chương 2. Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về hộ tịch
– Chương 3. Thực trạng quản lý về hộ tịch tại các tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam hiện nay.
– Chương 4. Quan điểm, giải pháp bảo đảm quản lý nhà nước về hộ tịch tại các tỉnh biên giới phía Bắc.