LA18.012_Quản lý nhà nước về công nghiệp công nghệ thông tin tại Việt Nam
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Luận án nghiên cứu, bổ sung cơ sở khoa học về QLNN đối với CNCNTT; trên cơ sở đó nghiên cứu thực trạng, đề xuất phương hướng giải pháp hoàn thiện QLNN về CNTT trong thời gian tới.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, luận án có nhiệm vụ:
Thứ nhất, luận án phân tích tổng quan một số công trình nghiên cứu tiêu biểu liên quan đến QLNN về CNCNTT trong và ngoài nước nhằm xác định các nội dung cần tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện.
Thứ hai, luận án nghiên cứu, phân tích, bổ sung một số vấn đề lý luận và thực tiễn nhằm hoàn thiện cơ sở khoa học QLNN về CNCNTT.
Thứ ba, luận án phân tích thực trạng công tác QLNN về CNCNTT tại Việt Nam, đối chiếu với thực trạng phát triển của ngành; rút ra kết quả, hạn chế và nguyên nhân trong QLNN về CNCNTT.
Thứ tư, trên cơ sở nghiên cứu xu hướng phát triển và kinh nghiệm QLNN về CNCNTT ở một số quốc gia, luận án đề xuất phương hướng, giải pháp chung và cụ thể tiếp tục hoàn thiện QLNN về CNCNTT tại Việt Nam trong giai đoạn tới, tạo thuận lợi cho các hoạt động CNCNTT phát triển tốt, đem lại doanh thu cao.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là tổ chức và các hoạt động QLNN về CNCNTT tại Việt Nam.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
– Về nội dung: Giới hạn trong các nội dung QLNN về CNCNTT (thể chế, tổ chức, đội ngũ, tài chính, kiểm tra giám sát), trong đó tập trung vào xây dựng và thực thi chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình; xây dựng và thực thi văn bản pháp luật; thanh kiểm tra và tổ chức bộ máy QLNN về CNCNTT trong phạm vi công nghiệp sản xuất phần cứng máy tính và phần mềm máy tính.
– Về không gian: Nghiên cứu QLNN trên lãnh thổ Việt Nam, tập trung vào công tác QLNN ở Trung ương.
– Về thời gian: Khảo sát, đánh giá thực trạng từ năm 2009-2017; đề xuất định hướng giải pháp đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp luận
Phương pháp luận được sử dụng khi nghiên cứu luận án là phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử và lý thuyết hệ thống.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của luận án, tác giả sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau. Trong đó, có các phương pháp chủ yếu sau:
– Phương pháp phân tích: Phương pháp này được sử dụng để phân tích tài liệu sơ cấp và thứ cấp. Tài liệu sơ cấp gồm các văn kiện của Đảng, văn bản pháp luật có liên quan, các số liệu thống kê chính thức; tài liệu thứ cấp gồm các bài báo, tạp chí, kết luận đã được các tác giả khác thực hiện.
– Phương pháp tổng hợp: Phương pháp này sử dụng để tổng hợp số liệu, tri thức có được từ hoạt động phân tích, hỏi chuyên gia để đưa ra các nhận định, luận giải, nhận xét và đề xuất là kết quả của quá trình nghiên cứu.
– Phương pháp tổng kết thực tiễn: Tác giả nghiên cứu công tác QLNN về CNCNTT thời gian qua để đưa ra kết luận về những kết quả, hạn chế và bài học kinh nghiệm cho công tác QLNN về CNCNTT thời gian tới.
– Phương pháp thống kê, so sánh: Tác giả thống kê các chỉ tiêu liên quan đến hoạt động sản xuất CNCNTT và hoạt động QLNN về CNCNTT, từ đó so sánh, phân tích và đưa ra những kết luận khoa học; phương pháp so sánh chủ yếu được sử dụng để so sánh QLNN về CNCNTT giữa Việt Nam và một số quốc gia.
– Phương pháp thu thập dữ liệu, khảo sát thực tế: Mẫu phiếu thu thập thông tin về doanh nghiệp CNTT gồm thông tin chun, kết quả hoạt động (doanh thu, nhân lực, R&D), vướng mắc và kiến nghị với CQNN. Phiếu được Bộ TTTT gửi đến khoảng 500 doanh nghiệp trên cả nước đảm bảo việc thu thập được đầy đủ, chính xác. Số liệu thu thập về được tác giả phân tích, tổng hợp và lựa chọn phục vụ công tác nghiên cứu, thống kê. Trên cơ sở đó, tác giả xây dựng hệ thống quan điểm, phương hướng và giải pháp hoàn thiện QLNN về CNCNTT thời gian tới.
– Phương pháp chuyên gia: Tác giả đã xây dựng câu hỏi lấy ý kiến chuyên gia làm cơ sở hoàn thiện luận án, đặc biệt là các giải pháp mà luận án đề xuất. Các chuyên gia được lựa chọn phù hợp với các mảng nội dung của luận án, đảm bảo toàn diện và khách quan, gồm đại diện cơ quan QLNN về CNCNTT ở Trung ương, ở địa phương, đại diện cho khối các doanh nghiệp, đại diện cho khối đào tạo phát triển nguồn nhân lực, đại diện cho cơ quan QLNN về tổ chức bộ máy.
– Bên cạnh đó, luận án cũng sử dụng một số phương pháp nghiên cứu bổ sung khác như phương pháp quy nạp, phương pháp diễn dịch để cung cấp thêm các luận cứ khoa học và thực tiễn thực hiện đề tài.
5. Giả thuyết khoa học và câu hỏi nghiên cứu
– Giả thuyết khoa học: CNCNTT ngày càng có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh và bảo vệ Tổ quốc. CNCNTT nước ta chưa chưa tận dụng được cơ hội và lợi thế cạnh tranh, chưa phát huy hiệu quả các tiềm năng. QLNN về CNCNTT chưa theo kịp sự phát triển khiến cho CNCNTT nước ta chưa phát triển xứng với tiềm năng.
– Tác giả thiết lập một số câu hỏi nghiên cứu để tìm kiếm câu trả lời: (1) QLNN về CNCNTT có đặc điểm, nội dung gì? Có những yếu tố nào ảnh hưởng đến QLNN về CNCNTT, xu hướng của QLNN về CNCNTT? (2) Thực trạng QLNN về CNCNTT như thế nào, kết quả, hạn chế, nguyên nhân? Vì sao QLNN về CNCNTT ở nước ta chưa theo kịp sự phát triển, chưa pháp huy được vai trò, tạo điều kiện cho phát triển? (3) Hoàn thiện nội dung QLNN về CNCNTT ở Việt Nam giai đoạn tới như thế nào?
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
6.1.Ý nghĩa khoa học
– Vận dụng các tiến bộ trong khoa học quản lý công, khoa học công nghệ phù hợp với thực tiễn Việt Nam nhằm hoàn thiện QLNN về CNCNTT thời gian tới.
– Luận án nghiên cứu một cách toàn diện, hệ thống, gắn cơ sở lý luận khoa học về QLNN với thực tế quản lý, làm sáng tỏ bản chất, nguồn gốc của hoạt động QLNN đối với chuyên ngành CNCNTT, trong ngành lớn là CNTT nói chung.
– Luận án cập nhật các số liệu, tài liệu mới nhất, thông tin cập nhật nhất, tin cậy nhất làm cơ sở để đề xuất các giải pháp có tính khả thi, tính thực tiễn cao, do đó nâng cao giá trị của kết quả nghiên cứu.
– Đề tài kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý luận và thực tế, phản ánh sự cần thiết khách quan phải nâng cao chất lượng QLNN về CNCNTT; phân tích khoa học các luận điểm đề xuất các giải pháp cụ thể, nội dung này chưa được chỉ rõ trong các công trình nghiên cứu hiện có.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
– Luận án là căn cứ khoa học, đầy đủ để xây dựng và ban hành các văn bản pháp luật, tổ chức bộ máy quản lý, phát triển nhân lực quản lý nhằm QLNN ngành CNCNTT hiệu quả giai đoạn tới.
– Luận án có thể sử dụng làm tài liệu giảng dạy, giáo trình trong các cơ sở đào tạo, trường đại học, học viện, doanh nghiệp, hiệp hội CNTT.
– Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho giáo viên, sinh viên, nhà nghiên cứu, người hoạch định chính sách, cán bộ làm công tác QLNN, doanh nghiệp sản xuất liên quan đến CNTT nói chung và CNCNTT nói riêng.
7. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án có kết cấu 4 chương gồm:
– Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến quản lý nhà nước về công nghiệp công nghệ thông tin.
– Chương 2. Cơ sở khoa học về quản lý nhà nước đối với công nghiệp công nghệ thông tin.
– Chương 3. Thực trạng quản lý nhà nước về công nghiệp công nghệ thông tin tại Việt Nam.
– Chương 4. Phương hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về công nghiệp công nghệ thông tin.
Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ THÔNG TIN. 9
1.1. Các công trình nghiên cứu đã công bố liên quan đến công nghiệp công nghệ thông tin………………………………………………………………………………………. 9
1.1.1.Các công trình nghiên cứu trong nước…………………………………………….. 9
1.1.2.Các công trình nghiên cứu trên thế giới…………………………………………. 11
1.2.Các công trình nghiên cứu đã công bố liên quan đến quản lý nhà nước về công nghiệp công nghệ thông tin ………………………………………………………….. 18
1.2.1.Các công trình nghiên cứu trong nước…………………………………………… 18
1.2.2..Các công trình nghiên cứu trên thế giới………………………………………… 23
1.3. Nhận xét, đánh giá………………………………………………………………………… 29
1.3.1. Những mặt thành công ……………………………………………………………….. 29
1.3.2. Những mặt chưa rõ, chưa đề cập đến cần tiếp tục nghiên cứu …………. 29
1.3.3.Những vấn đề khoa học cần tiếp tục nghiên cứu …………………………….. 30
Tiểu kết chương 1……………………………………………………………………………….. 31
Chương 2. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ………………………………………. 32
2.1. Những vấn đề lý luận về công nghiệp công nghệ thông tin ……………….. 32
2.1.1. Khái niệm công nghiệp công nghệ thông tin …………………………………. 32
2.1.2. Vai trò của công nghiệp công nghệ thông tin ………………………………… 33
2.1.3. Đặc điểm của công nghiệp công nghệ thông tin Việt Nam ……………… 35
2.2. Nội dung quản lý nhà nước về công nghiệp công nghệ thông tin và các yếu tố ảnh hưởng………………………………………………………………………………… 35
2.2.1. Nội dung quản lý nhà nước về công nghiệp công nghệ thông tin …….. 35
iv
2.2.2. Vai trò của quản lý nhà nước với công nghiệp công nghệ thông tin ………. 41
2.2.3. Đặc điểm của quản lý nhà nước về công nghiệp công nghệ thông tin . 42
2.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về công nghiệp công nghệ
thông tin…………………………………………………………………………………………….. 44
2.3. Xu hướng phát triển của hoạt động quản lý nhà nước về công nghiệp công nghệ thông tin …………………………………………………………………………….. 46
2.3.1. Xu hướng phát triển hoạt động sản xuất sản phẩm công nghệ thông
tin……………………………………………………………………………………………………… 46
2.3.2. Xu hướng hoạt động quản lý nhà nước về công nghiệp công nghệ thông
tin……………………………………………………………………………………………………… 49
2.4.Kinh nghiệm quốc tế về quản lý nhà nước đối với công nghiệp công nghệ thông tin và bài học rút ra cho Việt Nam……………………………………………….. 51
2.4.1. Kinh nghiệm Hàn Quốc ……………………………………………………………… 51
2.4.2. Kinh nghiệm Trung Quốc …………………………………………………………… 52
2.4.3. Kinh nghiệm Ấn Độ …………………………………………………………………… 54
2.4.4. Kinh nghiệm Ailen…………………………………………………………………….. 55
2.4.5. Bài học rút ra cho Việt Nam ……………………………………………………….. 56
Tiểu kết chương 2……………………………………………………………………………….. 58
Chương 3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TẠI VIỆT NAM ………………………………………. 59
3.1.Thực trạng hoạt động sản xuất công nghiệp công nghệ thông tin ………… 60
3.1.1. Thực trạng doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghệ thông tin……….. 60
3.1.2.Thực trạng sản xuất sản phẩm công nghệ thông tin…………………………. 62
3.1.3. Thực trạng thị trường sản phẩm công nghệ thông tin……………………… 64
3.1.4.Thực trạng nhân lực công nghệ thông tin ………………………………………. 70
3.2.Thực trạng quản lý nhà nước về công nghiệp công nghệ thông tin………. 76
3.2.1. Thực trạng chủ trương, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình phát triển công nghiệp công nghệ thông tin ………………………… 76
v
3.2.2. Thực trạng văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công nghiệp công nghệ thông tin …………………………………………………………………………….. 94
3.2.3. Thực trạng công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm về công nghiệp công nghệ thông tin ………………………………………………………………….. 99
3.2.4. Thực trạng hợp tác quốc tế trong quản lý nhà nước về công nghiệp công nghệ thông tin…………………………………………………………………………………… 101
3.2.5. Thực trạng tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về công nghiệp công nghệ
thông tin…………………………………………………………………………………………… 104
3.2.6. Kết quả chung đạt được ……………………………………………………………. 113
3.2.7. Hạn chế, bất cập và nguyên nhân cơ bản …………………………………….. 114
Tiểu kết chương 3……………………………………………………………………………… 116
Chương 4. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TIẾP TỤC HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ……………………………………………………………………………………. 117
4.1. Quan điểm, phương hướng hoàn thiện quản lý nhà nước về công nghiệp công nghệ thông tin …………………………………………………………………………… 117
4.1.1. Quan điểm hoàn thiện quản lý nhà nước về công nghiệp công nghệ
thông tin…………………………………………………………………………………………… 117
4.1.2. Phương hướng hoàn thiện quản lý nhà nước về công nghiệp công nghệ
thông tin…………………………………………………………………………………………… 119
4.2. Một số giải pháp tiếp tục hoàn thiện quản lý nhà nước về công nghiệp công nghệ thông tin …………………………………………………………………………… 122
4.2.1. Các giải pháp chung …………………………………………………………………. 122
4.2.2. Một số giải pháp cụ thể tiếp tục hoàn thiện quản lý nhà nước về công nghiệp công nghệ thông tin ở Việt Nam ………………………………………………. 126
4.3. Một số kiến nghị, đề xuất…………………………………………………………….. 136
4.3.1. Đối với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ …………………………………… 136
4.3.2. Đối với Bộ Thông tin và Truyền thông……………………………………….. 137
vi
4.3.3. Đối với các Bộ, ngành khác ………………………………………………………. 138
Tiểu kết chương 4……………………………………………………………………………… 140
KẾT LUẬN ……………………………………………………………………………………… 141
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ……………………………………… 143
TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………………………….. 146
CÁC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT ………………………………………. 153
PHỤ LỤC ……………………………………………….. Error! Bookmark not defined.
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3. 1. Số lượng các doanh nghiệp đăng kí hoạt động trong lĩnh vực công
nghệ thông tin…………………………………………………………………………………….. 62
Bảng 3. 2. Xuất nhập khẩu công nghiệp CNTT………………………………………. 70
Bảng 3. 3. Đào tạo nhân lực CNTT khối đại học, cao đẳng ……………………… 71
Bảng 3. 4. Đào tạo nhân lực CNTT khối trường nghề……………………………… 72
Bảng 3. 5. Số lao động công nghiệp CNTT ……………………………………………. 75
Bảng 3. 6. Thu nhập bình quân lao động CNTT……………………………………… 76
Bảng 3. 7. Các khu CNTT tập trung ……………………………………………………… 84
Bảng 3. 8. Nhân lực CNTT ở các Bộ, ngành ………………………………………… 110
Bảng 3. 9. Nhân lực CNTT trong CQNN ở các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương………………………………………………………………………………………. 111
viii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
Hình 1. 1. “Mô hình bầu dục” mô tả các yếu tố tạo nên sự thành công trong xuất khẩu phần mềm của quốc gia ………………………………………………………… 13
Hình 1. 2. Đường cong Parabol lồi (Kuznet curve) về mối quan hệ giữa thu nhập quốc gia và mức độ tập trung công nghiệp …………………………………….. 15
Hình 1. 3. Đường cong của Stan Shih……………………………………………………. 53
Hình 2. 1. Chính sách trong mô hình kim cương về năng lực cạnh tranh của
ngành CNCNTT …………………………………………………………………………………. 40
Hình 3. 1. Doanh thu công nghiệp CNTT………………………………………………. 65
Hình 3. 2. Cơ cấu nhập khẩu phần cứng, điện tử…………………………………….. 66
Hình 3. 3. Cơ cấu xuất khẩu phần cứng, điện tử……………………………………… 67
Hình 3. 4. Doanh thu xuất nhập khẩu phần cứng, điện tử ………………………… 68
Hình 3. 5. Doanh thu công nghiệp phần mềm ………………………………………… 69
Hình 3. 6. Tăng trưởng nhân lực CNTT trong ngành CNCNTT ……………….. 73
Hình 3. 7. Tổ chức bộ máy QLNN về CNCNTT hiện nay……………………… 106
Hình 3. 8. Tỷ lệ cán bộ chuyên trách CNTT trong cơ quan nhà nước (bộ, cơ quan ngang bộ và tỉnh thành phố) ……………………………………………………….. 109
ix
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thứ nhất, đặc thù của ngành công nghiệp CNTT (CNCNTT) là ngành kinh tế tri thức, chủ yếu khai thác trí tuệ con người, ít khai thác tài nguyên thiên nhiên cũng như tiêu hao năng lượng của đất nước. Đây cũng là ngành kinh tế có giá trị gia tăng rất cao, trong đó lĩnh vực phần mềm, nội dung số và dịch vụ CNTT có thể đạt giá trị gia tăng từ 70-90% doanh thu. Với xu thế giao dịch qua mạng Internet, sản phẩm, dịch vụ CNTT của Việt Nam có thể gia nhập thị trường toàn cầu rất nhanh chóng, quy mô thị trường của ngành do đó rất lớn, mang tính toàn cầu. Bên cạnh đó, so với các ngành kinh tế khác thì ngành CNCNTT còn là một trong số các ngành mà Việt Nam có lợi thế cạnh tranh trên thị trường thế giới do có nguồn nhân lực trẻ, dồi dào, chịu khó, nhanh nhẹn và có trình độ chuyên môn tốt.
Mặt khác, bối cảnh quốc tế đang xuất hiện các cơ hội cho ngành CNCNTT Việt Nam. Các đối tác Nhật Bản đã coi Việt Nam là lựa chọn hàng đầu sau Trung Quốc để cung cấp các dịch vụ ITO, thực tế nhiều hợp đồng đang được chuyển dần sang Việt Nam. Bên cạnh đó, để tiết kiệm chi phí, các tập đoàn đa quốc gia đang đẩy mạnh việc thuê ngoài các dịch vụ CNTT (ITO) và thuê ngoài quy trình nghiệp vụ kinh doanh (BPO) sang các nước đang phát triển có tiềm năng. Sự phân chia lao động theo các chuỗi giá trị toàn cầu trong lĩnh vực CNTT cũng đang diễn ra mạnh mẽ. Điều này tạo cơ hội cho các nước có lợi thế so sánh về giá nhân công và trình độ nguồn nhân lực CNTT chất
lượng cao như Việt Nam ta.
Mặc dù là ngành công nghiệp đem lại giá trị gia tăng cao, có cơ hội, lợi thế khách quan và chủ quan như vậy nhưng thực tế doanh thu của ngành CNCNTT ở nước ta chưa cao, chưa phát huy được tiềm năng đang có. Doanh
thu chủ yếu từ công nghiệp phần cứng – điện tử với sự đóng góp chính từ các
1
dự án FDI của các tập đoàn đa quốc gia như Samsung, Intel, Nokia, Cannon. Nhìn chung, giá trị gia tăng tạo ra thấp, chủ yếu lắp ráp phục vụ xuất khẩu. Công nghiệp phần mềm, nội dung số và dịch vụ CNTT doanh nhỏ, bị cạnh tranh gay gắt.
Thứ hai, Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng và quan tâm đẩy mạnh ứng dụng, phát triển CNTT, Nghị quyết số 36/NQ-TW ngày 01/7/2014 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển CNTT đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế đã khẳng định rõ vai trò quan trọng của CNTT như là một công cụ hữu hiệu tạo lập phương thức phát triển mới và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.
Cùng với ứng dụng CNTT, CNCNTT đóng vai trò ngày càng quan trọng không chỉ là một ngành kinh tế-kỹ thuật công nghệ cao (Điều 4, Luật CNTT) mà còn là hạ tầng thúc đẩy phát triển các ngành KT-XH khác. Nghị quyết số
13-NQ/TW ngày 16/1/2012 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) đã khẳng định phát triển hạ tầng thông tin là một trong mười hạ tầng chủ lực để xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020. Trong đó, phát triển mạnh CNCNTT là một nội dung quan trọng của phát triển hạ tầng thông tin. Phát triển CNCNTT còn là một trong sáu nhiệm vụ trọng tâm và là một trong bảy Chương trình trọng điểm thuộc Đề án đưa Việt Nam sớm trở thành
nước mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định 1755/QĐ-TTg ngày 22/9/2010.
Phát triển công nghiệp CNTT chính là tham gia vào cuộc vận động
“Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” theo thông báo kết luận số
264 –TB/TW của Bộ Chính trị, vì chỉ khi sản phẩm sản xuất ra đáp ứng yêu cầu về chất lượng và đủ về số lượng, có uy tín nhất định thì người tiêu dùng
mới từng bước chấp nhận, dùng vì yêu nước. Hơn thế nữa, phát triển công
2
nghiệp CNTT có vai trò đặc biệt quan trọng liên quan đến ATTT, chủ quyền quốc gia trên không gian mạng, nhất là đối với lĩnh vực an ninh, quân sự.
Có vai trò quan trọng và được quan tâm như vậy như vậy nhưng hoạt động quản lý nhà nước về CNCNTT chưa chưa tương xứng với tiềm năng, chưa theo kịp sự phát triển cũng như yêu cầu thực tế đặt ra. Quy mô toàn ngành nhỏ, giá trị gia tăng thấp, năng lực hoạt động và khả năng cạnh tranh so với các nước trong khu vực và thế giới thấp [2, tr13].
Khái niệm CNCNTT gắn với sản xuất và cung cấp sản phẩm CNTT (bao gồm sản phẩm phần cứng, phần mềm và nội dung thông tin số) mới chỉ chính thức được luật hóa từ năm 2006 khi ra đời Luật CNTT. Từ đó đến nay, các chính sách về CNCNTT dần được hoàn thiện và triển khai vào thực tiễn. So với lịch sử và tốc độ phát triển của công nghiệp CNTT thì kết quả cũng như kinh nghiệm của hoạt động quản lý Nhà nước thời gian qua, mặc dù đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận, nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu mà thực tiễn đặt ra. Chính sách quản lý nhà nước, văn bản điều hành quản lý, văn bản pháp luật cần được hoàn thiện, tăng tính khả thi để có thể triển khai hiệu quả trong thực tế.
Thứ ba, chưa có một công trình nghiên cứu một cách đầy đủ, hệ thống gắn liền với cơ sở khoa học lý luận về quản lý nhà nước đối với ngành công nghiệp công nghệ cao này ở Việt Nam. Các công trình nghiên cứu hiện nay chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm ở mức độ mô tả hiện trạng, hoặc tiếp cận, lý giải dưới giác độ lý luận khoa học quản lý theo từng khía cạnh của vấn đề; chưa gắn lý luận khoa học với thực tiễn quản lý; thiếu số liệu cập nhật và phương pháp luận khoa học. Việc nghiên cứu, tiếp cận vấn đề đặt ra một cách tổng thể dưới góc độc của khoa học quản lý hành chính nhà nước chưa được thực hiện. Vì vậy, hiện tại, rất cần thiết phải triển khai nghiên cứu vấn đề này trên bình diện của khoa học quản lý công và ở một cấp
độ quy mô lớn hơn so với các nghiên cứu trước đây.
3
Như vậy, nội dung nghiên cứu của Luận án rất cần thiết trong bối cảnh bùng nổ của khoa học kỹ thuật, phát triển kinh tế tri thức hiện nay, khi mà CNTT được ứng dụng ngày càng sâu rộng vào mọi mặt của đời sống xã hội, yêu cầu phải tự chủ được về công nghệ, sản xuất sản phẩm CNTT, không những để tận dụng cơ hội phát triển kinh tế mà còn góp phần đảm bảo an ninh quốc phòng. Luận án “Quản lý nhà nước về công nghiệp công nghệ thông tin tại Việt Nam” sẽ nghiên cứu toàn diện, tổng thể hoạt động QLNN về CNCNTT, gắn lý luận khoa học với thực tiển quản lý để có thể ứng dụng triển khai ngay trong thực tiễn.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Luận án nghiên cứu, bổ sung cơ sở khoa học về QLNN đối với CNCNTT; trên cơ sở đó nghiên cứu thực trạng, đề xuất phương hướng giải pháp hoàn thiện QLNN về CNTT trong thời gian tới.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, luận án có nhiệm vụ:
Thứ nhất, luận án phân tích tổng quan một số công trình nghiên cứu tiêu biểu liên quan đến QLNN về CNCNTT trong và ngoài nước nhằm xác định các nội dung cần tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện.
Thứ hai, luận án nghiên cứu, phân tích, bổ sung một số vấn đề lý luận và thực tiễn nhằm hoàn thiện cơ sở khoa học QLNN về CNCNTT.
Thứ ba, luận án phân tích thực trạng công tác QLNN về CNCNTT tại Việt Nam, đối chiếu với thực trạng phát triển của ngành; rút ra kết quả, hạn chế và nguyên nhân trong QLNN về CNCNTT.
Thứ tư, trên cơ sở nghiên cứu xu hướng phát triển và kinh nghiệm QLNN
về CNCNTT ở một số quốc gia, luận án đề xuất phương hướng, giải pháp chung và cụ thể tiếp tục hoàn thiện QLNN về CNCNTT tại Việt Nam trong
4
giai đoạn tới, tạo thuận lợi cho các hoạt động CNCNTT phát triển tốt, đem lại
doanh thu cao.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là tổ chức và các hoạt động QLNN về
CNCNTT tại Việt Nam.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
– Về nội dung: Giới hạn trong các nội dung QLNN về CNCNTT (thể chế, tổ chức, đội ngũ, tài chính, kiểm tra giám sát), trong đó tập trung vào xây dựng và thực thi chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình; xây dựng và thực thi văn bản pháp luật; thanh kiểm tra và tổ chức bộ máy QLNN về CNCNTT trong phạm vi công nghiệp sản xuất phần cứng máy tính và phần mềm máy tính.
– Về không gian: Nghiên cứu QLNN trên lãnh thổ Việt Nam, tập trung vào công tác QLNN ở Trung ương.
– Về thời gian: Khảo sát, đánh giá thực trạng từ năm 2009-2017; đề xuất định hướng giải pháp đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp luận
Phương pháp luận được sử dụng khi nghiên cứu luận án là phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử và lý thuyết hệ thống.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của luận án, tác giả sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau. Trong đó, có các phương pháp chủ yếu sau:
– Phương pháp phân tích: Phương pháp này được sử dụng để phân tích
tài liệu sơ cấp và thứ cấp. Tài liệu sơ cấp gồm các văn kiện của Đảng, văn bản
5
pháp luật có liên quan, các số liệu thống kê chính thức; tài liệu thứ cấp gồm các bài báo, tạp chí, kết luận đã được các tác giả khác thực hiện.
– Phương pháp tổng hợp: Phương pháp này sử dụng để tổng hợp số liệu, tri thức có được từ hoạt động phân tích, hỏi chuyên gia để đưa ra các nhận định, luận giải, nhận xét và đề xuất là kết quả của quá trình nghiên cứu.
– Phương pháp tổng kết thực tiễn: Tác giả nghiên cứu công tác QLNN về CNCNTT thời gian qua để đưa ra kết luận về những kết quả, hạn chế và bài học kinh nghiệm cho công tác QLNN về CNCNTT thời gian tới.
– Phương pháp thống kê, so sánh: Tác giả thống kê các chỉ tiêu liên quan đến hoạt động sản xuất CNCNTT và hoạt động QLNN về CNCNTT, từ đó so sánh, phân tích và đưa ra những kết luận khoa học; phương pháp so sánh chủ yếu được sử dụng để so sánh QLNN về CNCNTT giữa Việt Nam và một số quốc gia.
– Phương pháp thu thập dữ liệu, khảo sát thực tế: Mẫu phiếu thu thập thông tin về doanh nghiệp CNTT gồm thông tin chun, kết quả hoạt động (doanh thu, nhân lực, R&D), vướng mắc và kiến nghị với CQNN. Phiếu được Bộ TTTT gửi đến khoảng 500 doanh nghiệp trên cả nước đảm bảo việc thu thập được đầy đủ, chính xác. Số liệu thu thập về được tác giả phân tích, tổng hợp và lựa chọn phục vụ công tác nghiên cứu, thống kê. Trên cơ sở đó, tác giả xây dựng hệ thống quan điểm, phương hướng và giải pháp hoàn thiện QLNN về CNCNTT thời gian tới.
– Phương pháp chuyên gia: Tác giả đã xây dựng câu hỏi lấy ý kiến chuyên gia làm cơ sở hoàn thiện luận án, đặc biệt là các giải pháp mà luận án đề xuất. Các chuyên gia được lựa chọn phù hợp với các mảng nội dung của luận án, đảm bảo toàn diện và khách quan, gồm đại diện cơ quan QLNN về CNCNTT ở Trung ương, ở địa phương, đại diện cho khối các doanh nghiệp, đại diện cho khối đào tạo phát triển nguồn nhân lực, đại diện cho cơ quan
QLNN về tổ chức bộ máy.
6
– Bên cạnh đó, luận án cũng sử dụng một số phương pháp nghiên cứu bổ sung khác như phương pháp quy nạp, phương pháp diễn dịch để cung cấp thêm các luận cứ khoa học và thực tiễn thực hiện đề tài.
5. Giả thuyết khoa học và câu hỏi nghiên cứu
– Giả thuyết khoa học: CNCNTT ngày càng có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh và bảo vệ Tổ quốc. CNCNTT nước ta chưa chưa tận dụng được cơ hội và lợi thế cạnh tranh, chưa phát huy hiệu quả các tiềm năng. QLNN về CNCNTT chưa theo kịp sự phát triển khiến cho CNCNTT nước ta chưa phát triển xứng với tiềm năng.
– Tác giả thiết lập một số câu hỏi nghiên cứu để tìm kiếm câu trả lời: (1) QLNN về CNCNTT có đặc điểm, nội dung gì? Có những yếu tố nào ảnh hưởng đến QLNN về CNCNTT, xu hướng của QLNN về CNCNTT? (2) Thực trạng QLNN về CNCNTT như thế nào, kết quả, hạn chế, nguyên nhân? Vì sao QLNN về CNCNTT ở nước ta chưa theo kịp sự phát triển, chưa pháp huy được vai trò, tạo điều kiện cho phát triển? (3) Hoàn thiện nội dung QLNN về CNCNTT ở Việt Nam giai đoạn tới như thế nào?
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
6.1.Ý nghĩa khoa học
– Vận dụng các tiến bộ trong khoa học quản lý công, khoa học công nghệ phù hợp với thực tiễn Việt Nam nhằm hoàn thiện QLNN về CNCNTT thời gian tới.
– Luận án nghiên cứu một cách toàn diện, hệ thống, gắn cơ sở lý luận khoa học về QLNN với thực tế quản lý, làm sáng tỏ bản chất, nguồn gốc của hoạt động QLNN đối với chuyên ngành CNCNTT, trong ngành lớn là CNTT nói chung.
– Luận án cập nhật các số liệu, tài liệu mới nhất, thông tin cập nhật nhất, tin cậy nhất làm cơ sở để đề xuất các giải pháp có tính khả thi, tính thực tiễn
cao, do đó nâng cao giá trị của kết quả nghiên cứu.
7
– Đề tài kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý luận và thực tế, phản ánh sự cần thiết khách quan phải nâng cao chất lượng QLNN về CNCNTT; phân tích khoa học các luận điểm đề xuất các giải pháp cụ thể, nội dung này chưa được chỉ rõ trong các công trình nghiên cứu hiện có.
6.2.Ý nghĩa thực tiễn
– Luận án là căn cứ khoa học, đầy đủ để xây dựng và ban hành các văn bản pháp luật, tổ chức bộ máy quản lý, phát triển nhân lực quản lý nhằm QLNN ngành CNCNTT hiệu quả giai đoạn tới.
– Luận án có thể sử dụng làm tài liệu giảng dạy, giáo trình trong các cơ sở đào tạo, trường đại học, học viện, doanh nghiệp, hiệp hội CNTT.
– Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho giáo viên, sinh viên, nhà nghiên cứu, người hoạch định chính sách, cán bộ làm công tác QLNN, doanh nghiệp sản xuất liên quan đến CNTT nói chung và CNCNTT nói riêng.
7. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án có kết cấu 4 chương gồm:
– Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến quản lý nhà nước về công nghiệp công nghệ thông tin.
– Chương 2. Cơ sở khoa học về quản lý nhà nước đối với công nghiệp công nghệ thông tin.
– Chương 3. Thực trạng quản lý nhà nước về công nghiệp công nghệ
thông tin tại Việt Nam.
– Chương 4. Phương hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về công nghiệp công nghệ thông tin.
8
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
1.1. Các công trình nghiên cứu đã công bố liên quan đến công nghiệp công nghệ thông tin
1.1.1.Các công trình nghiên cứu trong nước
– TS. Trần Quý Nam (2012), Nghiên cứu, đề xuất mục tiêu, nội dung thực hiện và các giải pháp phát triển công nghiệp CNTT tại một số địa phương, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Bộ Thông tin và Truyền thông. Đề tài này nghiên cứu cơ sở lý luận về chính sách phát triển CNCNTT, vẽ được bức tranh tổng thể phát triển CNCNTT tại các địa phương Việt Nam, xây dựng bộ tiêu chí đánh giá lựa chọn một số địa phương tiềm năng, và đề xuất một số giải pháp phát triển cho địa phương. Tuy nhiên, việc đánh giá nguồn nhân lực CNTT dựa trên số lượng học sinh phổ thông không phù hợp, các giải pháp còn chung chung thiếu thuyết phục.
– Nguyễn Anh Tuấn (2011), Nghiên cứu nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển công nghiệp CNTT Việt Nam giai đoạn 2011-2015, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Bộ Thông tin và Truyền thông. Đề tài này xác định quan
điểm DN đóng vai trò chủ lực trong phát triển CNCNTT, Nhà nước tạo môi trường thuận lợi và hỗ trợ thông qua cơ chế, chính sách. Đầu tư phải kết hợp nguồn lực trong nước và thu hút đầu tư nước ngoài để phát triển phần mềm. Đối với công nghiệp phần cứng ưu tiên thu hút đầu tư nước ngoài, chuyển giao công nghệ. Tuy nhiên, các nội dung nghiên cứu chưa sâu, chung chung và số liệu nghiên cứu lạc hậu.
– Vũ Anh Dũng (2010), “Thực tiễn hữu ích trong việc triển khai chuẩn
CMMi cho các doanh nghiệp gia công phần mềm Việt Nam: Bài học từ FPT
Software”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và Kinh doanh, 26(2010):
9
105-117. Bài báo nghiên cứu trường hợp điển hình của FPT Software trong việc triển khai áp dụng chuẩn CMMi (mô hình trưởng thành năng lực tích hợp), từ đó rút kinh nghiệm để các doanh nghiệp phần mềm Việt Nam học hỏi khi triển khai áp dụng CMMi nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và năng lực cạnh tranh. Tác giả đã đúc rút ra 8 thực tiễn hữu ích là: (i) cam kết của lãnh đạo; (ii) chuẩn bị nguồn vốn; (iii) phát triển nhân lực; (iv) ngoại ngữ; (v) quản lý và tổ chức cấu trúc dự án; (vi) biến chỉ tiêu chất lượng thành văn hóa; (vii) xây dựng công cụ; (viii) tư vấn chuyên nghiệp.
– TS. Nguyễn Trọng (2009), Toàn cảnh thị trường CNTT quốc tế và suy nghĩ về chỗ đứng của công nghiệp phần mềm Việt Nam trong chiến lược phát triển đất nước, Báo cáo Toàn cảnh CNTT-TT Việt Nam 2009, Hà Nội. Báo cáo cung cấp bức tranh toàn cảnh về thị trường CNTT gồm cả công nghiệp bán dẫn, công nghiệp phần cứng, công nghiệp phần mềm và dịch vụ để rút ra nhận định cho tương lai. Tác giả khẳng định vị thế chiến lược của công nghiệp phần mềm, có khả năng đưa đất nước phát triển nhanh, phát huy lợi thế tương đối của Việt Nam. Bài báo chứng minh rằng khả năng để Việt Nam có mặt trong các quốc gia hàng đầu về công nghiệp phần mềm và dịch vụ vào khoảng 2025 là hiện thực.
– TS. Nguyễn Quang Hưng (2015), Sự phát triển của ngành CNTT&TT, Tạp chí CNTT và Truyền thông, 6(2015):54-56. Bài báo đề cập xu hướng chính trong lĩnh vực CNTT và Truyền thông đó là các thiết bị có xu hướng di động, nhỏ và đa năng hơn, mỗi vòng đời của công nghệ tính toàn mới có năng lực gấp 10 lần công nghệ cũ; xu hướng của Internet của vạn vật (IoT); và xu hướng phát triển của không gian dữ liệu lớn, khoảng 44 nghìn tỷ Gbyte vào năm 2020. Đối với CNCNTT thì xu hướng công nghệ thay đổi nhanh sẽ tác động rất lớn đến hoạt động QLNN đối với ngành này.
– TS. Lê Bá Tân (2014), Sáng chế công nghệ và sức cạnh tranh của
doanh nghiệp ICT, Tạp chí CNTT và Truyền thông, 5(2014): 39-45. Bài báo
10
chỉ ra quy trình phát triển của các doanh nghiệp ICT gắn liền với các giải pháp công nghệ, xây dựng danh mục bằng sáng chế. Đối với các soanh nghiệp CNTT Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn, cần chú trọng đầu tư R&D để có thể phát triển bền vững, phát triển nhân lực chất lượng cao.
– Anh Tiến (2013), Công nghiệp phần mềm Việt Nam vững bước trong khủng hoảng kinh tế, Tạp chí CNTT và Truyền thông, 9(2013): 14-15. Bài báo cung cấp các số liệu cụ thể về sản phẩm, doanh nghiệp, doanh thu, tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp phần mềm Việt Nam thực hiện các quyết tâm của Chính phủ, các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Các số liệu này sẽ là tài liệu tham khảo để phân tích, đánh giá đúng hiện trạng ngành công nghiệp phần mềm, từ đó các hoạt động QLNN sẽ hiệu quả hơn.
– Phạm Ngọc Dương (2013), Xây dựng chiến lược sản phẩm tại công ty CMCSOFT giai đoạn 2013-2015, Luận văn Thạc sĩ Học viện công nghệ bưu chính viễn thông. Luận văn này nghiên cứu cơ sở lý luận chiến lược sản phẩm, phân tích thực trạng để đề xuất giải pháp sản phẩm phần mềm cho CMCSoft. Giải pháp đề xuất là tập trung tăng cường R&D, ưu đãi thu hút nhân tài, tăng cường kiểm soát chất lương nội bộ, truyền thông nội bộ, gắn kết chặt chẽ giữa marketing và sản phẩm và hỗ trợ khách hàng.
1.1.2.Các công trình nghiên cứu trên thế giới
– H. Baetjer (1997), Software as capital: An economic perspective on software engineering, IEEE Computer Society Press Los Alamitos, USA. Sách này tập trung nghiên cứu các điểm trọng yếu của ngành công nghiệp phần mềm so với các ngành công nghiệp khác. Đó chính là thiếu nguồn nhân lực phần mềm chất lượng cao vì giá trị gia tăng rất cao của ngành nằm ở con
người, không phải máy móc, tài nguyên. Tác giả đã phân tích, tìm nguyên
nhân tại sao nhân lực phần mềm chất lượng cao chưa đáp ứng cả về số lượng và chất lượng; đề xuất các giải pháp khái quát, chỉ ra lợi ích to lớn đạt được
11
khi tập trung đầu tư phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành công nghiệp này.
– Erran Carmel (2003), “The new software exporting nations: Success Factors”, The Electronic Journal on Information System in Developing Countries, 13(4): 1-12. Bài báo giới thiệu “Mô hình bầu dục” bao gồm 8 yếu tố làm cho công nghiệp phần mềm thành công trong xuất khẩu. Đó là: (1) chính sách của chính phủ, thể hiện vai trò quan trọng của Quản lý nhà nước,
điều tiết, định hướng, trợ giúp sự phát triển công nghiệp phần mềm; (2) nhân lực, đây là yếu tố trực tiếp tạo ra giá trị gia tăng của ngành công nghiệp tri thức, ít tiêu tốn tài nguyên thiên nhiên này; (3) lương bổng, nhân lực là quan trong nhưng để thu hút, giữ chân các chuyên gia giỏi cần có chế độ lương
thưởng xứng đáng, do đó đây cũng là yếu tố cần được quan tâm đúng mức; (4) Chất lượng cuộc sống, yếu tố này là đáng chú ý vì khi đời sống vật chất
được nâng cao thì người lao động cần được thỏa mãn nhiều hơn về tinh thần, đặc biệt là nhân lực phần mềm phải làm việc nhiều giờ trong nhà, trước máy tính; (5) Kết nối, trong xuất khẩu yếu tố này đặc biệt quan trọng tạo sự giao thương giữa con người, doanh nghiệp với nhau và cả tính tương thích của sản phẩm với nhau; (6) hạ tầng kỹ thuật, chính là công cụ không thể thiếu để sản xuất, gia công phần mềm tạo nên sự kết nối, hỗ trợ kết nối; (7) Vốn đầu tư, yếu tố về vốn có vai trò đảm bảo sự vận hành cho toàn bộ hệ thống sản xuất, hoạt động xuất khẩu phần mềm; (8) đặc tính công nghiệp, là yếu tố cuối cùng khẳng định quy mô, tính chuyên nghiệp trong hoạt động sản xuẩt, tạo ra thương hiệu, sự tin tưởng của khách hàng. Mô hình trong bài báo là thông tin tham khảo rất tốt giúp công tác quản lý nhà nước về CNCNTT sát thực tế, khả
thi và đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp (xem hình 1.1).
12
Hình 1. 1. “Mô hình bầu dục” mô tả các yếu tố tạo nên sự thành
công trong xuất khẩu phần mềm của quốc gia
(Nguồn: Eran Carmel [33, tr3])
– Gezinus J. Hidding (2008), “Complementary Resources’ Role in First Movers and Followers in IT Industries”, Journal of Information Science and Technology, 5(3):3-23. Bài báo nghiên cứu, phân tích và chứng minh rằng, trong ngành CNCNTT, doanh nghiệp tiên phong trong đổi mới không phải là các doanh nghiệp dẫn đầu mà lại là các doanh nghiệp tốp sau. Do đó, khi muốn cải tiến, đổi mới cần tập trung vào các doanh nghiệp tốp sau trước, họ có quyết tâm cao hơn các doanh nghiệp tốp đầu. Bên cạnh đó, tác giả bài báo không cho rằng các nguồn lực bổ trợ có vai trò đáng kể để 01 doanh nghiệp mới có thể chiếm lĩnh quyền lãnh đạo thị trường, việc đó còn phụ thuộc và
quyết tâm đổi mới, sáng tạo, tạo ra sự khác biệt của doanh nghiệp.
13
– LYY Lu, C Yang (2004), “The R&D and marketing cooperation across new product development stages: An empirical study of Taiwan’s IT industry”, Industrial marketing management, 33 (7): 593-605. Bài báo này nghiên cứu quá trình phát triển các sản phẩm mới trong bối cảnh mới (CNCNTT tại Đài Loan) và kiểu sản xuất mới (thiết kế chế tạo theo đơn đặt hàng – OEM/ODM). Kinh nghiệm thành công của CNCNTT Đài Loan rất có giá trị cho các nước đang phát triển và bắt đầu tham gia chuỗi giá trị toàn cầu, chuyển đổi sang mô hình sản xuất công nghệ cao có giá trị gia tăng cao. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng càng nhận thức được tầm quan trọng trong sự gắn kết giữa nghiên cứu phát triển (R&D) và tiếp thị (marketing) thì mức độ gắn kết đạt được càng cao, do đó tạo ra sản phẩm mới tốt hơn. Tuy nhiên, khái niệm CNCNTT trong bài báo này chỉ giới hạn trong phạm vi sản xuất các sản phẩm phần cứng điện tử.
– Imbs, Uean and Romain Wacziarg (2003), “Stages of Diversification”, American Economic Review, 93(1): 63-86. Tác giả bài báo cho rằng có một mối liên hệ hình chữ U ngược giữa mức độ tập trung các ngành công nghiệp (gồm cả CNCNTT) và thu nhập quốc gia gia theo đường Kuznet (hay còn gọi là Parabol lồi, xem Hình 1.2). Theo đó, các nước nghèo chỉ sản xuất một vài loại sản phẩm trong khi các nước giàu hơn sản xuất nhiều loại sản phẩm hơn. Khi các nước nghèo giàu lên, nền công nghiệp của họ trở nên ít tập trung hơn và bắt đầu đa dạng hóa sang nhiều loại sản phẩm. Quá trình tiếp diễn cho đến khi các quốc gia đạt mức bình quân đầu người khoảng 9.637 USD thì các
nước lại bắt đầu tập trung chuyên môn hóa cao hơn. Nghiên cứu cho thấy phát triển công nghiệp không chỉ là sự chuyển đổi cơ cấu mà còn là một quá trình đa dạng hóa giữa các hoạt động khác nhau, việc đầu tiên phải làm không phải
là tập trung vào làm một việc tốt mà phải học cách làm nhiều việc khác nữa.
14
Mức độ tập trung các ngành công nghiệp
Đường cong U
ngược
Thu nhập quốc gia
Hình 1. 2. Đường cong Parabol lồi (Kuznet curve) về mối quan hệ giữa thu nhập quốc gia và mức độ tập trung công nghiệp
(Nguồn: Imbs, Uean and Romain Wacziarg [58, tr70])
– Dan Breznitz (2005), “Development, flexibility and R&D performance in the Taiwanese IT industry: capability creation and the effects of state- industry coevolution”, Industrial and Corporate Change, 14 (1): 153-187. Bài báo nghiên cứu khả năng và hạn chế của Đài Loan để phát triển công nghiệp bền vững theo 2 lĩnh vực của CNCNTT (phần mềm và thiết kế IC). Điều này
được thực hiện thông qua việc kết hợp cả nhà nước và tư nhân, thay đổi vai trò của nhà nước, đặc biệt ở các khía cạnh năng lực, sáng tạo, mô hình kinh doanh theo kiểu doanh nghiệp tư nhân. Luận điểm thứ nhất, kết hợp nhân lực công và tư đã xây dựng thành công nền công nghiệp theo chiến lược chế tạo theo đơn đặt hàng OEM (Original Equipment Manufacturer) nhưng chiến
lược thiết kế theo đơn đặt hàng ODM (Original Designed Manufacturer) thì có thể hạn chế các hoạt động R&D cho bước sáng tạo tiếp theo. Luận điểm
thứ hai, chính sách công nghệ dựa trên các viện nghiên cứu của nhà nước Đài
15
Loan thúc đẩy phát triển công nghiệp trong khu vực tư khi: (1) các viện nghiên cứu này mở rộng, tạo ra các liên kết với các doanh nghiệp CNTT tư nhân; (2) các viện nghiên cứu này xem các doanh nghiệp tư nhân như là khách hàng cuối cùng. Khái niệm CNCNTT trong bài báo này chủ yếu giới hạn ở lĩnh vực sản xuất phần mềm và thiết kế chip.
– Chidamber, S. (2003), “An Analysis of Vietnam’s ICT and Software Services Sector”, The Electronic Journal on Information Systems in Developing Countries, 13(9): 1-11. Bài báo nghiên cứu, xác định thực trạng, vị trí của ICT và công nghiệp dịch vụ phần mềm Việt Nam. Tác giả đã sử dụng khung phân tích gồm 9 yếu tố chính sử dụng cho các quốc gia cạnh tranh mới để chỉ ra rằng lợi thế cạnh tranh của Việt Nam là: nhân công, hạ tầng, kết nối với thị trường lớn, tham vọng của Chính phủ. Việt Nam đã thu lợi từ việc thu hút đầu tư và đã được các tập đoàn lớn để mắt tới. Tuy nhiên Việt Nam tham gia thị trường muộn, yếu về nguồn lực tài chính, chưa có vị trí trên bản đồ thế giới. Bài báo này đã khái quát được bức tranh tổng thể của CNTT và truyền thông Việt Nam dựa trên công cụ phân tích tiên tiến của các nước phát triển nhưng mới tập trung vào dịch vụ gia công xuất khẩu phần mềm, một phần nhỏ của CNCNTT.
– John Gallaugher and Greg Stoller (2004), “Software Outsourcing in Vietnam: A case study of a locally operating pioneer”, The electronic journal on Information system in Developing countries, 17(1): 1-18. Bài báo đã chỉ ra trường hợp một doanh nghiệp ở Việt Nam – một quốc gia đang phát triển (quốc gia cấp 4) nhưng đã trở thành đối tác chiến lược về gia công hệ thống thông tin cho nước ngoài. Tác giả tập trung nghiên cứu 03 nội dung chính: (1) tìm hiểu bối cảnh hiện tại cho gia công phần mềm nước ngoài ở Việt Nam cũng như các thuận lợi và khó khăn gặp phải; (2) phân tích trên cơ sở lý thuyết thành công của Công ty Glass Egg Digital Media, từ đó để xác định
các yếu tố thành công, làm cho các doanh nghiệp CNTT tại các nước đang
16
phát triển nói chung trở thành đối tác gia công chiến lược cho các nước phát triển về CNTT; (3) tác giả chỉ ra tầm quan trọng trong phối kết hợp giữa doanh nghiệp, công nghiệp và các nhân tố Nhà nước để một doanh nghiệp có được thành công trên, trở thành đối tác chiến lược cho các quốc gia phát triển về CNTT.
– Lee, H., Jang, S. and Hwang, S. 2008. A Prospect for Vietnam’s Software Industry: A Case of FPT Software, Posco TJ Park Foundation. Tác giả chỉ ra các yếu tố chính làm nên thành công của tập đoàn FPT là quản lý tốt, áp dụng các tiêu chuẩn chất lượng quốc tế, nguồn nhân lực có kỹ năng và năng động. Doanh nghiệp Việt Nam nên chú trọng xây dựng lòng tin với khách hàng thông qua việc cải thiện chất lượng dịch vụ, giảm lo ngại của một số khách hàng về chất lượng, tham gia vào chuổi giá trị toàn cầu. Các công ty nên tổ chức đào tạo cả về kỹ thuật và ngoại ngữ cho nhân viên, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng quốc tế (gồm cả chất lượng và sở hữu trí tuệ). Bài báo này đưa ra một góc nhìn phát triển CNCNTT từ phía doanh nghiệp sản xuất sản phẩm để đề xuất các giải pháp cụ thể, thực tế.
– Kauffman R.J (2007), Scale and Scope Externalities in Growth of IT Industries in India: An Agglomeration Perspective, System Sciences, 40th Annual Hawaii International Conference. Báo cáo nghiên cứu các yếu tố ảnh
hưởng giữa các doanh nghiệp có cùng lĩnh vực hoạt động và các yếu tố ảnh
hưởng khi doanh nghiệp có hoạt động khác biệt nhưng được đặt gần nhau. Các yếu tố này cùng tồn tại, tạo ra sự ảnh hưởng lẫn nhau giữa các ngành công nghiệp liên quan. Tác giả đã nghiên cứu mẫu phát triển của 4 lĩnh vực thuộc ngành CNCNTT gồm: sản xuất máy tính và thiết bị phụ trợ; sản xuát cụm linh kiện điện tử và bán dẫn; phần mềm; và các dịch vụ trên nền CNTT. Báo cáo đã nghiên cứu tương tác giữa các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm CNTT trong mối quan hệ với nhau và với các doanh nghiệp khác để thúc đẩy
phát triển CNCNTT của Ấn Độ.
17
– Poh-Kam Wong (2002), “ICT production and diffusion in Asia Digital
dividends or digital divide”, Information Economics and Policy, 14(2): 167-
187. Bài báo này nghiên cứu kinh nghiệm thực tế để trả lời câu hỏi: có phải các nước Châu Á (mặc dù đã chiếm lĩnh thị phần lớn các sản phẩm ICT toàn cầu) vẫn là một nhóm chậm chạp trong ứng dụng CNTT- Truyền thông (ICT) so với các nước khác. Bằng cách phân tích giả thiết này, tác giả chỉ ra rằng các nước Châu Á có tỉ lệ ứng dụng CNTT thấp hơn so với tiềm năng dự báo ở
2 khía cạnh là mức phát triển hiện tại (GDP/người) và sự cạnh tranh (chỉ số cạnh tranh toàn cầu). Hơn nữa, sự khác biệt trong ứng dụng ICT giữa các nước Châu Á cao hơn giữa các nước khác. Cụ thể, đang tồn tại khoảng cách số đáng kể trong số 5 nước phát triển của khu vực (Nhật Bản và 4 nước công nghiệp mới Châu Á) và 7 nước đang phát triển. Tác giả cũng gợi ý rằng chính sách sẽ là một giải pháp quan trọng, trong đó chú trọng sản xuất sản phẩm CNTT.
– Nguyen Quynh Mai (2006), Planning in software project management: an empirical research of software companies in Vietnam, Luận văn Thạc sỹ, Đại học Fribourg, Thụy Sỹ. Luận văn đã nghiên cứu các khái niệm về phần mềm, quá trình sản xuất phần mềm, các đặc điểm phát triển công nghiệp phần mềm Việt Nam và các nội dung liên quan đến lập kế hoạch dự án phần mềm tại các doanh nghiệp. Tác giả cũng chỉ ra rằng không có khác biệt nhiều giữa các dự án phần mềm thương mại, may đo và gia công.
1.2.Các công trình nghiên cứu đã công bố liên quan đến quản lý nhà nước về công nghiệp công nghệ thông tin
1.2.1.Các công trình nghiên cứu trong nước
– TS. Trần Quý Nam (2010), Nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển công nghiệp CNTT Việt Nam giai đoạn 2011-2015, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Bộ Thông tin và Truyền thông. Đề tài tổng hợp
số liệu trong nước về tình hình sản xuất CNCNTT theo các lĩnh vực phần
18
cứng, phần mềm, nội dung số, dịch vụ và môi trường chính sách. Theo từng lĩnh vực tác giả lại phân tích, đánh giá về cơ cấu sản phẩm, nhân lực, thị trường cùng thành tựu và hạn chế. Tiếp theo, cũng theo từng lĩnh vực, tác giả khảo sát tình hình sản xuất ở một số nước thành công trên thế giới, tập trung vào ASEAN, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc. Trên cơ sở thực trạng và nhận định xu hướng phát triển CNCNTT tại Việt Nam và thế giới, tác giả đề xuất một số giải pháp phá triển đến năm 2015 như nhân lực CNTT, thị trường, đầu tư, doanh nghiệp, sản phẩm, R&D, hạ tầng.
Đề tài đã nghiên cứu một cách toàn diện các khía cạnh của một ngành công nghiệp và theo các lĩnh vực thành phần của CNCNTT, cung cấp một bức tranh khá rộng về ngành CNCNTT. Góc nhìn của tác giả chủ yếu xuất phát từ thực tế, của doanh nghiệp, tập trung nhiều vào các bất cập trên thực tế, thiếu cơ sở lý luận khoa học, đặc biệt là cơ sở lý luận về QLNN. Các giải pháp còn chung chung dưới dạng các ý tưởng, số liệu đánh giá đã cũ và không đầy đủ, các đề xuất còn mang tính chủ quan của tác giả mà chưa có sự tham khảo ý kiến các chuyên gia, nhà quản lý, các nội dung về QLNN nằm rải rác và chủ yếu tập trung vào thể chế.
Tóm lại, Đề tài đã khái quát được hiện trạng và xu hướng phát triển CNCNTT theo từng lĩnh vực cụ thể, chủ yếu là xu thế công nghệ, không phải xu thế QLNN. Các giải pháp lại chung cho tất cả các lĩnh vực, điều này không thực sự thuyết phục và thể hiện sự kết nối giữa các phần của Đề tài với nhau. Hàm lượng liên quan đến sản xuất sản phẩm CNTT trong Đề tài chiếm chủ yếu, phần về hoạt động QLNN chưa nhiều, thiếu rõ nét. Các giải pháp đưa ra nhiều nhưng thiếu phân tích, giải thích và chưa có trọng tâm trọng điểm, mức độ ưu tiên nên khả năng vận dụng vào thực tế khó khả thi.
– Nguyễn Anh Tuấn (2012), Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng và định hướng phát triển “Sản phẩm phần cứng, điện tử thương hiệu Việt”, Đề tài
nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Bộ Thông tin và Truyền thông. Đề tài nghiên
19