LA03.100_Quản lý nhà nước đối với làng nghề trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
1. Tính cấp thiết của đề tài luận án
Làng nghề và các làng nghề truyền thống là nơi lưu giữ và phát triển tinh hoa văn hóa của dân tộc, cũng là một bộ phận không thể tách rời của kinh tế nông thôn Việt Nam, có đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế xã hội
Trong thời gian qua, UBND tỉnh Thanh Hóa đã có nhiều cơ chế chính sách để phát triển làng nghề, ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn tỉnh Thanh Hóa đến 2020… Điều đó đã tạo đà cho hoạt động sản xuất, kinh doanh nghề trên địa bàn phát triển mạnh, du nhập thêm nhiều nghề mới, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn…
Tuy vậy, có nhiều vấn đề nảy sinh và tồn tại trong QLNN đối với làng nghề ở Thanh Hóa, như: quy hoạch làng nghề, đổi mới công nghệ, tiếp cận đất đai, tín dụng, khuyến công, phát triển thị trường, xây dựng thương hiệu, đăng ký nhãn hiệu, thanh tra, kiểm tra…
Xét về mặt lý luận, trong thời gian qua đã có nhiều công trình nghiên cứu về làng nghề dưới nhiều góc độ khác nhau, song chưa có công trình nào nghiên cứu đầy đủ về QLNN đối với làng nghề trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa một cách hệ thống, bài bản, khoa học.
Với những lí do nêu trên, đề tài “Quản lý nhà nước đối với làng nghề trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa” có ý nghĩa lí luận và thực tiễn thiết thực.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn quản lý nhà nước đối với làng nghề trên địa bàn tỉnh, đề tài luận án đề xuất phương hướng và các giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước đối với làng nghề trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
+ Tổng quan các công trình nghiên cứu đã được công bố ở trong và ngoài nước liên quan đến đề tài luận án.
+ Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của quản lý nhà nước đối với làng nghề trên địa bàn tỉnh trong điều kiện hiện nay.
+ Phân tích, đánh giá thực trạng QLNN đối với làng nghề trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa trong thời gian qua.
+ Đề xuất phương hướng, giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện QLNN đối với làng nghề trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận án là chính quyền cấp tỉnh
3.2. Phạm vi nghiên cứu
+ Về chủ thể và nội dung quản lý: Đề tài luận án nghiên cứu QLNN của chính quyền cấp tỉnh Thanh Hóa đối với làng nghề trên địa bàn, tập trung ở các lĩnh vực chính, bao gồm: Quy hoạch và tổ chức thực hiện quy hoạch phát triển làng nghề; chính sách và tổ chức thực thi chính sách phát triển làng nghề; kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm liên quan tới phát triển làng nghề.
+ Về địa bàn khảo sát: Địa bàn khảo sát được giới hạn ở các làng nghề trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
+ Về thời gian: Nghiên cứu thực trạng được thực hiện cho giai đoạn 2012 – 2017, các giải pháp được đề xuất cho giai đoạn 2018 – 2025 và định hướng tới năm 2030.
4. Cơ sở lý luận, khung nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Dựa trên thế giới quan và phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước về các vấn đề phát triển kinh tế – xã hội của đất nước và địa phương.
4.3. Phương pháp nghiên cứu
Thứ nhất, phương pháp tổng hợp, so sánh và thống kê: Các phương pháp này được sử dụng để tổng hợp, so sánh và thống kê các dữ liệu sơ cấp, thứ cấp.
Thứ hai, phương pháp phân tích: Được sử dụng để phân tích các nguồn số liệu thứ cấp.
Thứ ba, phương pháp điều tra, khảo sát thực tiễn được sử dụng nhằm thu thập dữ liệu sơ cấp.
Thứ tư, phương pháp phân tích SWOT: Được sử dụng để tìm ra điểm mạnh, điểm yếu trong công tác QLNN đối với làng nghề.
Thang đo: Để thực hiện đánh giá mức độ cảm nhận, trong các bảng hỏi, luận án sử dụng thang đo Likert 5 điểm.
5. Những đóng góp về mặt khoa học của luận án
Thứ nhất, đã phân tích làm rõ được sự cần thiết và tầm quan trọng của công tác QLNN đối với làng nghề, đặc biệt là vai trò quan trọng của nhà nước trong việc tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của các làng nghề.
Thứ hai, làm rõ hơn về cơ sở lý luận, nhất là về khái niệm, nội dung, tiêu chí đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng tới QLNN đối với làng nghề.
Thứ ba, phân tích, làm rõ được thực trạng QLNN của chính quyền cấp tỉnh Thanh Hóa đối với làng nghề, chỉ rõ được những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân trong công tác QLNN đối với làng nghề.
Thứ tư, dđề xuất phương hướng và các giải pháp hoàn thiện QLNN đối với làng nghề trên địa bản tỉnh Thanh Hóa đến 2025 và định hướng đến năm 2030.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
– Ý nghĩa khoa học: Kết quả nghiên cứu đạt được trong luận án góp phần hệ thống và làm sâu sắc thêm cơ sở lý luận về quản lý nhà nước của chính quyền cấp tỉnh đối với làng nghề trên địa bàn.
Ngoài ra, kết quả nghiên cứu của luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo, phục vụ giảng dạy, học tập, nghiên cứu những chuyên đề có liên quan đến đề tài luận án.
– Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu đạt được trong luận án góp phần hoàn thiện quản lý nhà nước đối với làng nghề trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2018 – 2025 và định hướng đến năm 2030.
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU …………………………………………………………………………………….. 1
Chương 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN………………………………………… 8
1.1. Những công trình nghiên cứu của tác giả nước ngoài…………………….. 9
1.2. Những công trình nghiên cứu của tác giả trong nước …………………… 17
1.3. Đánh giá chung về kết quả nghiên cứu của các công trình được
tổng quan……………………………………………………………………………. 26
1.4. Những vấn đề được lựa chọn nghiên cứu trong luận án………………………. 27
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC ĐỐI VỚI LÀNG NGHỀ ………………………………………. 28
2.1. Khái quát về làng nghề và quản lý nhà nước đối với làng nghề ……… 28
2.2. Nội dung, tiêu chí đánh giá và các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý
nhà nước đối với làng nghề ……………………………………………………. 42
2.3. Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với làng nghề của một số địa phương trong nước, ngoài nước và bài học rút ra cho tỉnh Thanh Hóa ….. 61
Chương 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI LÀNG
NGHỀ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA ……………………… 71
3.1. Khái quát về làng nghề trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa……………………. 71
3.2. Phân tích thực trạng quản lý nhà nước đối với làng nghề trên địa
bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2012 – 2017………………………………… 86
3.3. Đánh giá chung về quản lý nhà nước đối với làng nghề trên địa
bàn tỉnh Thanh Hóa…………………………………………………………….. 101
Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI LÀNG NGHỀ TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH THANH HÓA…………………………………………………… 115
4.1. Phương hướng hoàn thiện quản lý nhà nước đối với làng nghề trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025 và định hướng đến
năm 2030………………………………………………………………………….. 115
4.2. Các giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với làng nghề trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025 và định hướng đến
năm 2030………………………………………………………………………….. 126
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ …………………………………………………………. 147
DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN………………………………………………………. 150
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO …………………………………………….. 151
PHỤ LỤC ………………………………………………………………………………… 167
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ĐBSH Đồng bằng sông hồng
ĐTB Điểm trung bình
ĐTM Đánh giá tác động môi trường FTA Hiệp định thương mại tự do GRDP Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh HĐND Hội đồng nhân dân
HTX Hợp tác xã
KCDF Korea Craft and Design Foundation – Quỹ nghề thủ công và thiết kế Hàn Quốc
KHCN Khoa học công nghệ LNTT Làng nghề truyền thống NNNT Ngành nghề nông thôn
OCOP One commune, One Product – Chương trình mỗi xã, phường một sản phẩm.
ODA Vốn vay nước ngoài
OTOP One tambom one product
Mỗi địa phương một sản phẩm
QLNN Quản lý nhà nước TTCN Tiểu thủ công nghiệp UBND Ủy ban nhân dân
WTO Tổ chức thương mại thế giới
XHCN Xã hội chủ nghĩa
DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 1. Thang đánh giá Likert ……………………………………………………….. 6
Bảng 3.1. Một số đóng góp của làng nghề đối với phát triển kinh tế
xã hội của tỉnh giai đoạn 2012-2017………………………………… 76
Bảng 3.2. Tình hình phát triển làng nghề hiện nay (Đối tượng khảo
sát: cán bộ quản lý) ……………………………………………………… 79
Bảng 3.3. Nguồn lực sản xuất giai đoạn 2012 – 2016 (Đối tượng khảo
sát: người dân/doanh nghiệp) …………………………………………. 80
Bảng 3.4. Tình hình tiêu thụ sản phẩm giai đoạn 2012 – 2016……………… 83
Bảng 3.5. Kết quả sản xuất giai đoạn 2012-2016 (Đối tượng khảo sát:
các cơ sở sản xuất) ………………………………………………………. 86
Bảng 3.6. Thực trạng xây dựng quy hoạch phát triển làng nghề trên địa bàn
tỉnh Thanh Hóa (Đối tượng hỏi: cán bộ quản lý ở địa phương)……… 88
Bảng 3.7. Thực trạng triển khai thực hiện quy hoạch (Đối tượng được
hỏi: Cán bộ quản lý ở địa phương) ………………………………….. 90
Bảng 3.8. Thực trạng tác động của luật pháp và các chính sách phát triển làng nghề ở tỉnh Thanh Hóa (Đối tượng hỏi: Cán bộ
quản lý các cấp; Doanh nghiệp và người dân)……………………. 96
Bảng 3.9. Việc thực hiện kiểm tra giám sát trong QLNN đối với làng nghề trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa (Đối tượng được hỏi:
Cán bộ quản lý ở địa phương)………………………………………. 100
Bảng 3.10. Mức độ đáp ứng của công tác kiểm tra, giám sát trong quá trình phát
triển làng nghề (Đối tượng được hỏi: Cán bộ quản lý ở địa phương)… 101
Bảng 3.11: Đánh giá về đảm bảo về các nguyên tắc quản lý (Đối
tượng được hỏi : Cán bộ quản lý ở địa phương)……………….. 110
Bảng 3.12: Đánh giá mức độ đạt được của quản lý nhà nước đối với
làng nghề trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa hiện nay ………………. 111
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài luận án
Làng nghề và các làng nghề truyền thống là nơi lưu giữ và phát triển tinh hoa văn hóa của dân tộc, cũng là một bộ phận không thể tách rời của kinh tế nông thôn Việt Nam, và trong Văn kiện Đại hội của Đảng luôn khẳng định và chỉ rõ: “Mở mang các làng nghề, phát triển các điểm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ…” [25, tr.279].
Với trên 150 làng nghề, phân bổ rộng khắp trên địa bàn toàn tỉnh, làng nghề ở Thanh Hóa hoạt động khá đa dạng ở nhiều lĩnh vực ngành nghề, chiếm tỷ trọng cao nhất là các làng nghề tiểu thủ công nghiệp (TTCN), gồm: nghề chế biến cói 37 làng, sản xuất muối 10 làng, nghề đá ốp lát, đá mỹ nghệ, đá trang sức 9 làng, nghề mộc 7 làng, nghề rèn cơ khí công cụ 3 làng, nghề đan lát 12 làng… Các làng nghề truyền thống đã và đang có đóng góp tích cực vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, tạo tiền đề thực hiện thành công đề án phát triển mỗi xã, phường một sản phẩm (OCOP) và xây dựng nông thôn mới.
Để hỗ trợ sự phát triển của các làng nghề trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, công tác quản lý nhà nước (QLNN) đối với làng nghề là rất quan trọng nhằm “… đẩy mạnh hoạt động khuyến công, hỗ trợ TTCN, thương hiệu và thị trường tiêu thụ; du nhập, nhân cấy một số nghề mới có tiềm năng phát triển ngành nghề nông thôn, nhất là các nghề truyền thống đã có” [22]. Trong thời gian qua, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Thanh Hóa đã có nhiều cơ chế chính sách để phát triển làng nghề, ngành nghề tiểu thủ công nghiệp (TTCN) như Quyết định 2409/2006/QĐ-UBND [89]; Quyết định số 2513/QĐ-UBND [91]; Quyết định số 604/QĐ-UBND [103]; Quyết định số 3632/QĐ-UBND [108]; Kế hoạch số 144/KH-UBND; Quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn (NNNT) tỉnh Thanh Hóa đến 2020 [118]… Điều đó đã tạo đà cho hoạt động sản xuất, kinh doanh nghề trên địa bàn phát triển mạnh, du nhập thêm nhiều nghề mới, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn…
2
Tuy vậy, có nhiều vấn đề nảy sinh và tồn tại trong QLNN đối với làng nghề ở Thanh Hóa, như: quy hoạch làng nghề, đổi mới công nghệ, tiếp cận đất đai, tín dụng, khuyến công, phát triển thị trường, xây dựng thương hiệu, đăng ký nhãn hiệu, thanh tra, kiểm tra… Việc tổ chức thực hiện các công cụ này cũng còn bất cập, chồng chéo giữa các ngành chức năng (Sở NNPTNT với Sở Công Thương). Cũng giống như đại đa số các làng nghề trên toàn quốc, phần lớn sản phẩm làng nghề của tỉnh Thanh Hóa có chất lượng thấp, khả năng cạnh tranh chưa cao, mẫu mã sản phẩm đơn điệu; hoạt động sản xuất, kinh doanh của một số làng nghề gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, môi sinh đô thị; ý thức chấp hành luật pháp về làng nghề chưa cao…
Xét về mặt lý luận, trong thời gian qua đã có nhiều công trình nghiên cứu về làng nghề dưới nhiều góc độ khác nhau, song chưa có công trình nào nghiên cứu đầy đủ về QLNN đối với làng nghề trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa một cách hệ thống, bài bản, khoa học.
Với những lí do nêu trên, đề tài “Quản lý nhà nước đối với làng nghề trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa” có ý nghĩa lí luận và thực tiễn thiết thực.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn quản lý nhà nước đối với làng nghề trên địa bàn tỉnh, đề tài luận án đề xuất phương hướng và các giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước đối với làng nghề trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
+ Tổng quan các công trình nghiên cứu đã được công bố ở trong và ngoài nước liên quan đến đề tài luận án.
+ Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của QLNN đối với làng nghề trên địa bàn tỉnh trong điều kiện hiện nay.
+ Phân tích, đánh giá thực trạng QLNN đối với làng nghề trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa trong thời gian qua.
3
+ Đề xuất phương hướng, giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện QLNN đối với làng nghề trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận án là QLNN của chính quyền cấp tỉnh đối với làng nghề trên địa bàn.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
+ Về chủ thể và nội dung quản lý: Đề tài luận án nghiên cứu QLNN của chính quyền cấp tỉnh Thanh Hóa đối với làng nghề trên địa bàn, tập trung ở các lĩnh vực chính, bao gồm: Quy hoạch và tổ chức thực hiện quy hoạch phát triển làng nghề; chính sách và tổ chức thực thi chính sách phát triển làng nghề; kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm liên quan tới phát triển làng nghề.
+ Về các làng nghề: Các làng nghề được đề cập đến trong luận án thuộc 10 nhóm sau: Làng nghề dệt chiếu cói; làng nghề thủ công mỹ nghệ; làng nghề mây tre đan; làng nghề mộc; làng nghề rèn, đúc đồng; làng nghề đá và sản xuất vật liệu xây dựng; làng nghề chế biến thủy hải sản; làng nghề chế biến nông sản; làng nghề dệt và thêu ren; làng nghề gây trồng và kinh doanh sinh vật cảnh
+ Về địa bàn khảo sát: Địa bàn khảo sát được giới hạn ở các làng nghề trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa (gồm 9 huyện: Nga Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Hà Trung, Vĩnh Lộc, Thiệu Hóa, Như Thanh, Thọ Xuân, Tĩnh Gia).
+ Về thời gian: Nghiên cứu thực trạng được thực hiện cho giai đoạn
2012 – 2017, các giải pháp được đề xuất cho giai đoạn 2018 – 2025 và định hướng tới năm 2030.
4. Cơ sở lý luận, khung nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Việc nghiên cứu đề tài luận án dựa trên thế giới quan và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm,
4
chính sách của Đảng và Nhà nước về các vấn đề phát triển kinh tế – xã hội của đất nước và địa phương.
4.2. Khung nghiên cứu của luận án
Nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với làng nghề
1 Nhân tố khách quan
2. Nhân tố chủ quan
Mục tiêu quản lý
Nguyên tắc quản lý
Nội dung quản lý
– Xây dựng quy hoạch và tổ chức thực
hiện quy hoạch làng nghề
– Xây dựng và tổ chức thực thi chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề
– Kiểm tra, giám sát và xử lý các vi phạm liên quan đến làng nghề
Phương hướng và giải pháp hoàn thiện
– Phương hướng hoàn thi
– Giải pháp hoàn thiện
4.3. Phương pháp nghiên cứu
Thứ nhất, phương pháp tổng hợp, so sánh và thống kê: Các phương pháp này được sử dụng để tổng hợp, so sánh và thống kê các dữ liệu sơ cấp, thứ cấp do tác giả thu thập hoặc nguồn từ các cơ quan QLNN tỉnh Thanh Hóa trong phát triển làng nghề trên địa bàn, từ đó làm nổi bật các đặc điểm của làng nghề Thanh Hóa cũng như các kết quả QLNN đối với làng nghề trên địa bàn tỉnh trong phạm vi nghiên cứu.
5
Thứ hai, phương pháp phân tích: Được sử dụng để phân tích các nguồn số liệu thứ cấp có liên quan đến nội dung nghiên cứu được tác giả trực tiếp thu thập từ các đề tài và luận án, Thư viện Quốc Gia, Thư viện của Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Uỷ ban nhân dân (UBND) tỉnh Thanh hóa, Sở Công thương tỉnh Thanh Hóa, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, UBND các huyện Nga Sơn, Hậu Lộc, Hà Trung, Hoằng Hóa, Tĩnh Gia, Thọ Xuân, Vĩnh Lộc, Thiệu Hóa,… nhằm đưa ra các nhận xét, kết luận, khuyến nghị liên quan tới vấn đề nghiên cứu.
Thứ ba, phương pháp điều tra, khảo sát thực tiễn được sử dụng nhằm thu thập dữ liệu sơ cấp, phục vụ công tác đánh giá kết quả thực hiện quản lý nhà nước đối với làng nghề trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa trong phạm vi nghiên cứu.
Thứ tư, phương pháp phân tích SWOT: SWOT (Điểm mạnh – Strengths, Điểm yếu – Weaknesses, Cơ hội – Opportunities và Thách thức – Threats) là phương pháp mà tác giả sử dụng để xem xét tính hiệu quả của các cơ chế chính sách đã được ban hành của Trung ương và tỉnh Thanh Hóa trong quản lý nhà nước đối với làng nghề, xác định vị thế của làng nghề ở tỉnh Thanh Hóa, phân tích những hạn chế và nguyên nhân của những mặt hạn chế, từ đó đề xuất các giải pháp về QLNN đối với làng nghề trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
– Thiết kế phiếu điều tra: Dựa trên cơ sở tổng quan các công trình nghiên cứu đã công bố trong ngoài nước về mục tiêu, nguyên tắc, nội dung, nhân tố ảnh hưởng đến QLNN đối với nghề, tác giả xây dựng hệ thống câu hỏi phỏng vấn phù hợp với hai đối tượng là doanh nghiệp, hộ gia đình làng nghề và cán bộ QLNN các cấp để thu thập ý kiến, làm cơ sở cho việc đánh giá về QLNN đối với làng nghề trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa hiện nay
+ Đối với các cơ sở sản xuất và người dân trong các làng nghề. Thông tin thu thập đối với nhóm đối tượng này là tình hình sản xuất, vốn, đất đai, công nghệ, thị trường tiêu thụ sản phẩm, các ý kiến cảm nhận của các cơ sở
6
sản xuất và hộ sản xuất trong làng nghề về tác động của quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Khảo sát được tiến hành tại 9 huyện có làng nghề trên địa bàn tỉnh, bao gồm các huyện thuộc cả miền biển, đồng bằng và trung du miền núi của tỉnh Thanh Hóa.
Đối với cán bộ QLNN các cấp trên địa bàn tỉnh, từ tỉnh đến huyện, xã. Thông tin thu thập từ đối tượng này bao gồm: Trình độ chuyên môn, sự phù hợp của cơ chế chính sách, đánh giá công tác QLNN đối với làng nghề hiện nay, những thành tựu hạn chế, những thuận lợi khó khăn và đề xuất phương hướng đổi mới QLNN đối với làng nghề trên địa bàn tỉnh.
– Thang đo: Để thực hiện đánh giá mức độ cảm nhận, trong các bảng hỏi, luận án sử dụng thang đo Likert 5 mức độ. Đây là thang đo được sử dụng
1 cách phổ biến trong nghiên cứu định lượng, được phát triển và giới thiệu bởi Rennis Likert vào năm 1932. Việc nhận xét khi sử dụng giá trị trung bình (Mean) đánh giá đối với từng yếu tố quy ước như sau:
Bảng 1. Thang đánh giá Likert
Mức Khoảng điểm Ý nghĩa
5 4.2 – 5.00 Tốt
4 3.40 – 4.19 Khá
3 2.60 – 3.39 Trung bình
2 1.80 – 2.59 Yếu
1 1.00 – 1.79 Kém
– Cách điều tra: NCS gửi phiếu điều tra khảo sát đến các cán bộ quản lý có liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu ở cấp tỉnh và cấp huyện, thông qua các cán bộ quản lý cấp huyện để gửi phiếu điều tra khảo sát đến các đối tượng cần thu thập thông tin còn lại.
Tổng số phiếu phát ra là 485 phiếu và tổng số phiếu thu về là 483 phiếu, trong đó đối tượng doanh nghiệp/cơ sở sản xuất và người dân là 293
7
phiếu trong đó có 03 phiếu không hợp lệ, đối tượng QLNN (gồm cán bộ cấp tỉnh, huyện, xã, thôn xóm) là 190 phiếu.
– Cách thức xử lý số liệu: Mã hóa và nhập dữ liệu bằng phần mềm Excel; Phân tích dữ liệu, tính toán các tham số thống kê, phân tích thống kê và diễn giải kết quả bằng phần mềm thống kê SPSS phiên bản 20.0
5. Những đóng góp về mặt khoa học của luận án
Thứ nhất, đã phân tích làm rõ được sự cần thiết và tầm quan trọng của công tác QLNN đối với làng nghề, đặc biệt là vai trò quan trọng của nhà nước trong việc tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của các làng nghề.
Thứ hai, làm rõ hơn về cơ sở lý luận, nhất là về khái niệm, nội dung, tiêu chí đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng tới QLNN đối với làng nghề. Rút ra được một số bài học cho tỉnh Thanh Hóa từ kinh nghiệm QLNN đối với làng nghề ở các tỉnh Hà Nội, Bắc Ninh, Thái Bình về công tác quy hoạch, công tác đào tạo nghề, các chính sách hỗ trợ làng nghề…
Thứ ba, phân tích, làm rõ được thực trạng QLNN của chính quyền cấp
tỉnh Thanh Hóa đối với làng nghề trên các lĩnh vực quy hoạch, tổ chức thực hiện quy hoạch; chính sách và tổ chức thực thi chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề; đào tạo nghề; thanh tra, kiểm tra…, chỉ rõ được những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân trong công tác QLNN đối với làng nghề.
Thứ tư, đã đề xuất được phương hướng và các giải pháp hoàn thiện QLNN đối với làng nghề trên địa bản tỉnh Thanh Hóa đến 2025 và định hướng đến năm 2030.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
– Ý nghĩa khoa học: Kết quả nghiên cứu đạt được trong luận án góp phần hệ thống và làm sâu sắc thêm cơ sở lý luận về QLNN của chính quyền cấp tỉnh đối với làng nghề trên địa bàn.
Ngoài ra, kết quả nghiên cứu của luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo, phục vụ giảng dạy, học tập, nghiên cứu những chuyên đề có liên quan đến đề tài luận án.
8
– Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu đạt được trong luận án góp phần hoàn thiện QLNN đối với làng nghề trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn
2018 – 2025 và định hướng đến năm 2030. Điểm nhấn của luận án là làm rõ những hạn chế trong QLNN đối với làng nghề dẫn đến những mục tiêu, nguyên tắc và các chỉ tiêu đã đạt trong phát triển làng nghề còn chưa được như mong muốn, nhất là làng nghề phát triển còn phân tán, nhỏ lẻ, xen kẽ khu dân cư vừa gây ảnh hưởng xấu đến môi trường sinh thái, vừa thiếu sự phối hợp ngành nghề dẫn đến hiệu quả chưa cao; các làng nghề truyền thống (LNTT) còn bị mai một, hoạt động khó khăn, chưa du nhập phát triển ngành nghề mới trên cơ sở ứng dụng công nghệ mới, gắn bó giữa truyền thống và hiện đại; sự phát triển làng nghề chưa khai thác được tiềm năng lợi thế của địa phương, nhất là du lịch và hoạt động lễ hội. Từ đó luận án đề ra các giải pháp nhằm khắc phục những yếu kém trong QLNN để phát triển làng nghề theo hướng tập trung, quy mô lớn, khôi phục được làng nghề, ngành nghề truyền thống và du nhập các ngành nghề mới, phát triển du lịch – làng nghề, lễ hội – làng nghề nhằm tạo thị trường ổn định và bền vững cho làng nghề.
Kết quả nghiên cứu của luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong việc thực tiễn QLNN đối với làng nghề trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa và các địa phương có điều kiện tương đồng.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính của luận án được kết cấu thành 4 chương, 12 tiết.
9
Chương 1
TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ NƯỚC NGOÀI
1.1.1. Nhóm công trình nghiên cứu liên quan đến khái niệm, vai trò và các nhân tố tác động đến sự phát triển làng nghề
– Trong tác phẩm “To Establish a Protection System for China’s Famous Villages of Historic and Cultural Interest” (Để thiết lập một hệ thống bảo vệ Làng lịch sử và văn hóa của Trung Quốc) của tác giả Liu Peilin [142], tác giả đã khẳng định ở Trung Quốc, các làng nghề được quan niệm như “ngọc trai của văn hóa truyền thống” và “bảo vật quốc gia của bộ sưu tập dân gian”, đóng vai trò đặc biệt và có tác động to lớn tới nền kinh tế – xã hội địa phương, do vậy cần được bảo vệ cho mục đích “tham quan lịch sử văn hóa”. Tuy nhiên, tác giả cũng chưa đề cập cụ thể tới sự tác động của nhà nước đến sự phát triển của làng nghề như: quy hoạch, chính sách, vốn đầu tư; việc giải quyết ô nhiễm môi trường; việc áp dụng KHCN trong sản xuất…
– Trong các tác phẩm được phát hành những năm đầu thế kỷ XX như “Nhà máy làng xã” của Bành Tử [82]; “Mô hình sản xuất làng xã” của N.H.Noace [43], các quan niệm về làng nghề bắt đầu được hình thành, tuy nhiên chưa có sự thống nhất chung, mà chỉ đồng ý trên quan điểm rằng, sự phát triển của các làng nghề (nhất là ở các nước châu Á) đã góp phần thúc đẩy kinh tế – xã hội nông thôn, đã có rất nhiều quốc gia trong khu vực đầu tư phát triển các LNTT, thủ công và đã thành công như: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Thái Lan. Đó là những thành công tốt đẹp với mục đích bảo tồn những sản phẩm nghệ thuật và nghề thủ công truyền thống, nhằm nâng cao chất lượng của sản phẩm, đồng thời vẫn chú ý bảo tồn sự phát triển ở nông
10
thôn. Quan niệm này đưa ra mới chủ yếu xem xét ở góc độ đóng góp cho sự phát triển kinh tế, mà chưa xem xét tới các yếu tố địa lý, lịch sử, văn hóa… hình thành của các làng nghề, và cũng chưa đánh giá được sự tác động của các chính sách đối với sự phát triển của làng nghề.
– Nhìn nhận về vai trò của các LNTT, hai tác giả LU Song và LU Lin trong “Temporal Characteristics of Tourist Flows to Ancient Villages – A Case Study of Two World Cultural Heritages, Xidi Village and Hongcun Village” [143] chú trọng tới khía cạnh văn hóa truyền thống của làng nghề, nghiên cứu đã chỉ ra rằng cần phải lưu giữ bản sắc văn hóa truyền thống, phát triển các làng cổ theo hướng phục vụ cho sự phát triển du lịch hiện đại. Khái niệm văn hóa làng nghề được làm rõ bởi sự cấu thành của các nhân tố của văn hóa dân gian làng nghề. Đối tượng nghiên cứu đã được các tác giả lựa chọn là các làng văn hóa di sản thế giới Xidi và làng Hongcun. Trong nghiên cứu chỉ rõ vai trò to lớn của các làng cổ đối với phát triển du lịch của các địa phương, giúp tăng số lượng khách du lịch, tour du lịch một cách nhanh chóng. Bên cạnh đó, các tác giả cũng chỉ rõ về các yếu tố ảnh hưởng, đến văn hóa làng nghề như các yếu tố xã hội, yếu tố môi trường tự nhiên và các chính sách của nhà nước. Từ đó chỉ ra sự so sánh sơ bộ giữa các làng cổ xưa và các làng nghề mới hình thành. Cuối cùng, các tác giả trình bày chi tiết những tác động của các chính sách đến làng nghề. Nghiên cứu này góp phần thúc đẩy các nghiên cứu về chính sách và tổ chức thực thi chính sách, như là một yếu tố tác động đối với làng nghề, cung cấp cơ sở khoa học cho sự phát triển bền vững của làng nghề.
1.1.2. Nhóm công trình nghiên cứu liên quan đến phát triển làng nghề trong bối cảnh hội nhập và những vấn đề đặt ra hiện nay
– Trong nghiên cứu “Conversion of traditional village gardens and new economic strategies of rural households in the area of Bogor, Indonesia” [137], G.Michon và F.Mary nghiên cứu nội dung chuyển đổi khu vườn làng nghề
11
truyền thống (LNTT) và chiến lược kinh tế mới của các hộ gia đình nông thôn trong khu vực Bogor, Indonesia. Kết quả nghiên cứu này tạo bước đệm để góp phần cải thiện thu nhập và tình hình kinh tế – xã hội ở khu vực nông thôn ở Indonesia bằng việc phát triển các làng nghề gắn liền với hình thức du lịch sinh thái kết hợp với khu vườn LNTT. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng chỉ rõ những sản phẩm nghệ thuật và đồ thủ công truyền thống, nếu được nhà nước quan tâm và thúc đẩy thì sẽ có khả năng thực sự hội nhập được với thị trường thế giới, đồng thời các làng nghề cũng phải tự mình cải thiện, đổi mới hình thức sản xuất, kinh doanh để làng nghề được bảo tồn và lưu giữ mãi mãi.
– Theo K.Niedderer và K.Townsend trong “Designing Craft Research: Joining emotion and knowledge” [141], nghề thủ công truyền thống là nghề liên quan đến sáng tạo để tạo ra các đồ vật bắt nguồn từ kinh nghiệm và cảm xúc, trong khi nghiên cứu là dành cho hoạt động tri thức. Làng nghề thủ công bao gồm những nghề cần sự rèn luyện và hoạt động, nó liên quan chặt chẽ đến sự nhạy cảm đối với sự hiểu biết về nguyên vật liệu để từ đó tạo ra sản phẩm có các giá trị cảm xúc. Các tác giả cũng đã giới thiệu sự cần thiết về nghiên cứu sáng tạo cho các mặt hàng thủ công. Nghiên cứu này đã phân tích khái niệm làng nghề và các đặc tính nội tại của nó liên quan đến nghiên cứu. Nó đã xem xét các giá trị tiềm năng của nghiên cứu để hiểu và thúc đẩy làng nghề thủ công, cũng như các căng thẳng giữa các nhu cầu và yêu cầu của việc tiến hành nghiên cứu trong làng nghề. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng: Nghề thủ công với sản phẩm của nó thực sự đã góp phần tạo nên bản sắc văn hóa dân tộc, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân. Đây chính là nền tảng và động lực cho sự phát triển, cũng là mục tiêu của sự phát triển, bảo đảm cho sự tồn tại, phát triển bền vững, lâu dài của các dân tộc. Ngày nay, với thành tựu văn hóa – khoa học – kỹ thuật với những sản phẩm, công cụ, kinh nghiệm sản xuất, sáng chế của con người qua nhiều thế hệ, cho đến nay vẫn giữ nguyên giá trị.
12
– Các tác giả D.Chudasri, S.Walker và M.Evans đã công bố một nghiên cứu tại miền Bắc của Thái Lan “Tổng quan các vấn đề phải đối mặt của ngành công nghiệp thủ công mỹ nghệ và tiềm năng cho sáng tạo” [135]. Nghiên cứu này đã khảo sát các cơ hội cho việc sáng tạo nhằm đóng góp vào tương lai bền vững cho sự phát triển của làng nghề. Từ đó đã chỉ ra những thách thức trong việc xây dựng kế hoạch phát triển các làng nghề sản xuất đồ thủ công ở Thái Lan, đồng thời đã đưa ra giải pháp đó là cần có sự hợp nhất những đóng góp của nhà thiết kế và nhà sản xuất trong sản xuất đồ thủ công.
– N.VU trong “Applicability of the OVOP movement in rural tourism development: Case of craft tourism in Vietnam” [146] đã nghiên cứu những kinh nghiệm của ngành du lịch thủ công của Thái Lan. Kết quả nghiên cứu của tác giả cho thấy các làng nghề thủ công của Thái Lan đã được phát triển từ năm 2001 do sự thành công của phong trào “Một Tambon một Sản phẩm” (OTOP) (Tambon là đơn vị hành chính địa phương cấp 3, dưới tỉnh (cấp 1) và huyện (amphoe, cấp 2). Từ thành công của OTOP, chính phủ Thái Lan đã chỉ định Bộ Thể thao và Du lịch (MTS) phát triển du lịch làng nghề thủ công ở Thái Lan dựa trên phong trào OTOP. Do đó, tác giả đã rút ra được sự phát triển du lịch OTOP là một hướng đi đúng, cần được nhân rộng và được coi là một thước đo về sự duy trì và nâng cao chất lượng du lịch Thái Lan và các sản phẩm truyền thống của các địa phương. Đồng thời nghiên cứu đã cho thấy việc xây dựng các chính sách, lập kế hoạch và mục tiêu hành động cũng như phối hợp triển khai thực hiện tốt giữa cơ quan quản lý các cấp với các doanh nghiệp và cộng đồng địa phương sẽ đảm bảo cho việc phát triển du lịch làng nghề.
– J.Beamer trong “Prospects and Strategies for Asian Regional Integration” [140] đã nghiên cứu thử nghiệm phương pháp tiếp cận lý thuyết văn hóa đối với toàn cầu hóa và chủ nghĩa khu vực, nơi mà nhiều học giả lập luận rằng các quá trình của chủ nghĩa khu vực liên quan đến kinh tế. Tiếp đến là bản sắc và giá trị của làng nghề thủ công, trong phát triển du lịch làng
13
nghề, đây là một lợi thế để phát triển du lịch, nó được sử dụng là điểm khởi đầu hoặc công cụ cho hội nhập. Cuối cùng là hiện trạng làng nghề thủ công truyền thống của Nhật Bản và đưa ra các chiến lược hội nhập dựa trên cơ sở điều tra sơ bộ trường hợp liên doanh Sơn mài Kiso Nhật Bản với Myanmar. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Thách thức khó khăn đối với Nhật Bản và Đông Á trong thế kỷ XXI là vượt qua những khía cạnh “kinh tế” của hội nhập khu vực và cố gắng hiểu được các bản sắc, giá trị và văn hóa của các nước láng giềng. Nghiên cứu đã lập luận rằng sự nhấn mạnh về hội nhập khu vực ở châu Á chủ yếu tập trung vào các vấn đề kinh tế và chính trị, và từ góc độ đó, đánh giá khả năng hợp tác khu vực dưới hình thức các làng nghề. Nghiên cứu đã đề xuất rằng các mối quan hệ kinh tế có thể không chỉ làm cho bản sắc châu Á mạnh hơn, mà còn có thể mở đường cho một cộng đồng châu Á đầy hứa hẹn, trong đó các giá trị chung và nền móng văn hóa là cơ sở cho sự tương đồng trong sản xuất các mặt hàng thủ công truyền thống. LNTT gắn liền với các bản sắc, giá trị và văn hóa có tiềm năng để tăng cường phát triển du lịch theo hướng xây dựng du lịch cộng đồng, đặc biệt là khi hội nhập kinh tế diễn ra. Nó có thể là lợi ích cao nhất của các quốc gia có liên quan để tập trung vào việc chia sẻ các nền tảng chung, bắt đầu với hàng hóa truyền thống đại diện cho ý nghĩa và giá trị.
1.1.3. Nhóm công trình nghiên cứu về quản lý nhà nước đối với làng nghề
– Kinh nghiệm của Chính phủ Ethiopia trong việc chú trọng đến nâng cấp, hiện đại hóa tân trang kết cấu hạ tầng giúp các làng nghề phát triển đã được báo cáo trong công trình nghiên cứu “Ứng dụng khoa học và công nghệ vào phát triển các làng nghề” của Trung tâm Khoa học Công nghệ của các Quốc gia không liên kết và đang phát triển [78], theo đó có 83% người dân Ethiopia sống ở các vùng nông thôn và kế sinh nhai xuất phát từ nông nghiệp. Chính phủ Ethiopia đã thông qua chiến lược công nghiệp hóa phát triển nông
14
nghiệp, đóng vai trò làm khung cho quy hoạch đầu tư nông thôn trong các lĩnh vực: cơ sở hạ tầng, dịch vụ xã hội, nghiên cứu và mở rộng. Kết quả cho thấy việc tạo môi trường thuận lợi để cho các làng nghề áp dụng khoa học công nghệ nâng cao năng suất lao động, cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm là việc làm rất cần thiết. Tuy nhiên, nghiên cứu chưa đưa ra được các chính sách cụ thể để tháo gỡ khó khăn trong việc thúc đẩy phát triển làng nghề ở nông thôn.
– Nghiên cứu của tác giả Awgichew về các chính sách và các giải pháp nhằm xúc tiến các làng nghề nông thôn ở Ethiopia [133] tại Hội thảo quốc tế về “Ứng dụng khoa học và công nghệ vào phát triển các làng nghề”. Tác giả đã nêu lên nhiều kinh nghiệm trong quản lý nhà nước đối với làng nghề như quy hoạch, đầu tư cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực, thị trường… để giúp cho sự phát triển của làng nghề. Đồng thời tác giả cũng đã đưa ra nhiều giải pháp để thúc đẩy sự phát triển làng nghề như về quy hoạch, đất đai, vốn, lao động, thị trường, khoa học công nghệ… Để đảm bảo các doanh nghiệp, hộ sản xuất vẫn tồn tại, bên cạnh việc làm bằng tay, hầu hết công nghệ mới phải được đưa vào sản xuất tại các công đoạn không cần thiết phải làm bằng tay.
– Với mục đích là cải thiện thu nhập của phụ nữ ở huyện miền núi Malutang bằng cách thương mại hóa sản phẩm thêu truyền thống, dưới sự tài trợ của quỹ Rockefeller, Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Cộng đồng (Trung Quốc) đã thực hiện dự án Nghiên cứu về việc thương mại hóa nghề thủ công ở tỉnh Vân Nam. Qua việc triển khai thu thập toàn bộ mẫu thêu truyền thống và sự thay đổi các mẫu thêu này sao cho phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng hiện nay. Dự án đã tiến hành tập huấn cho những người phụ nữ tham gia dự án các kỹ thuật gia công, tạo mẫu để có thể sản xuất ra những sản phẩm chất lượng cao và tiêu thụ tốt trên thị trường. Đồng thời dự án đã đưa ra khung chi phí hợp lý cho sản phẩm bao gồm: nguyên vật liệu, thời gian và giá bán để có thể có thu nhập cao. Dự án thành công và được chuyển giao đến
15
những huyện vùng núi khác ở tỉnh Vân Nam, làng Malutang trở thành một địa phương nổi tiếng về mặt hàng thêu truyền thống.
– Giulia Barra trong “Chinese Craft Project a Product service system for traditional craftsmanshiprecognition inside shanghai” [138] đã tiến hành nghiên cứu dự án nhằm mục đích xác định các cơ hội để thúc đẩy và bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể của Trung Quốc, để tạo ra một cầu nối giữa các biểu hiện của LNTT và hệ thống văn hóa hiện đại, hoạt động trong khu vực Thượng Hải. Trong khi chính sách của UNESCO và Chính phủ tập trung vào quy hoạch các LNTT quy mô lớn, thì tác giả lại thực hiện dự án ở cấp độ địa phương để đem lại sự công nhận đặc biệt cho các làng nghề nhỏ lẻ hoặc ít nổi tiếng. Nghiên cứu của tác giả đã chỉ ra những lỗ hổng và các bước đi không chắc chắn của sự phát triển làng nghề và đưa ra các giải pháp cần thiết để cải tiến, đổi mới toàn bộ hoạt động của làng nghề: Một trong những vấn đề chính là thiếu quy hoạch và chính sách để bảo tồn các làng nghề; nghiên cứu đã không cho thấy bất kỳ kênh chính thức hoặc mạng lưới chính thống nào dành cho các hoạt động của làng nghề. Không có các phường hội, hiệp hội làng nghề thủ công nào để hỗ trợ cho tất cả các loại hình ngành nghề thủ công, để có thể được tư vấn khi tìm kiếm việc làm hoặc trong trường hợp cần thiết.
– Các tác giả M.Redzuan và F.Aref trong “Constraints and potentials of handicraft industry in underdeveloped region of Malaysia” [145] đã nghiên cứu để xác định những hạn chế và tiềm năng mà làng nghề thủ công phải đối mặt ở vùng ngoại ô kém phát triển của Malaysia. Nghiên cứu được thực hiện tại các huyện Kota Bharu và Tumpat thuộc bang Kelantan, Malaysia. Nghiên cứu của các tác giả nhận ra rằng Nhà nước chưa có một chương trình công nghiệp hóa nông thôn một cách có tổ chức, để có sự liên kết chặt chẽ với các ngành công nghiệp đô thị và làng nghề ở các vùng nông thôn. Do đó, để thúc đẩy các làng nghề và công nghiệp hóa nông thôn, cần phải có một cách tiếp cận đa ngành,
16
trong đó làng nghề ở nông thôn nên được xem xét trong bối cảnh chung của nền kinh tế quốc gia và không nên chia nhỏ. Nói cách khác, việc mở rộng làng nghề ở nông thôn chỉ có thể được đưa ra khi có sự kết hợp giữa các chính sách và cách tiếp cận về chính sách công nghiệp, chính sách nông nghiệp, quy hoạch khu vực về cơ sở hạ tầng và tổ chức thể chế ở nông thôn. Điều này hàm ý rằng những nỗ lực phối hợp tốt hơn nữa giữa các cơ quan chính phủ các ngành và các cấp khác nhau cần được thực hiện trong giai đoạn lập quy hoạch, kế hoạch cũng như trong quá trình thực hiện. Liên quan đến phát triển nông thôn, làng nghề ở nông thôn nên đi đôi với nhau và tạo thành một bộ phận quan trọng của chiến lược phát triển nông thôn. Mặc dù sự trợ giúp của chính phủ là rất quan trọng đối với sự phát triển của làng nghề, nhưng cho tới nay vẫn chưa có hiệu quả. Những hạn chế của làng nghề đã cản trở sự phát triển và tăng trưởng của ngành. Do đó, để phát triển làng nghề cần có một quy hoạch, kế hoạch phát triển cụ thể, cần có hành động cụ thể và có chính sách phối hợp giữa các cơ quan hỗ trợ phát triển ngành, đặc biệt trong việc loại bỏ các hạn chế nêu trên.
– Theo Crafts Council trong “Korea Craft and Design Foundation” [134], Hàn Quốc đã thành lập Quỹ nghề thủ công và thiết kế Hàn Quốc (Korea Craft and Design Foundation-KCDF) là một tổ chức xã hội dưới sự bảo trợ của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hàn Quốc. Được thành lập để quảng bá và hỗ trợ làng nghề và thiết kế đồ thủ công của Hàn Quốc, KCDF đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển nhận thức và hiểu biết toàn cầu về di sản sáng tạo và sản xuất hàng thủ công phong phú của Hàn Quốc. Tổ chức KCDF cung cấp cho những người thợ thủ công, các nhà thiết kế, các chuyên gia văn hóa và các chuyên gia trong lĩnh vực học thuật và công nghiệp những cơ hội để trải nghiệm văn hóa Hàn Quốc thông qua các mẫu thiết kế, nhiều trong số đó vẫn duy trì được cái hồn của cuộc sống hàng ngày của Hàn Quốc.
17
1.2. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ TRONG NƯỚC
1.2.1. Nhóm công trình nghiên cứu liên quan đến khái niệm, vai trò và các nhân tố tác động đến sự phát triển của làng nghề
– “Ly nông, bất ly hương, làm thủ công tại làng” của các tác giả Đặng Nguyên Anh, Hoàng Xuân Thành [2] thông qua kết quả của một dự án nghiên cứu với sự hỗ trợ tài chính của Tổ chức Hỗ trợ phát triển quốc tế Đan Mạch (DANIDA), cơ quan Hợp tác phát triển quốc tế Thụy Điển (SIDA) và Bộ Hợp tác phát triển Thụy Sĩ (SDC), chỉ ra rằng việc nhà nước tạo điều kiện cho phát triển các ngành nghề nói chung, làng nghề nói riêng sẽ giúp hạn chế tình trạng di dân tự do từ khu vực nông thôn ra thành thị. Thông qua việc thâm canh sản xuất, đa dạng hóa nông nghiệp cùng với việc thúc đẩy thương mại trong nước và tiếp cận thị trường quốc tế vẫn là những mục tiêu hàng đầu trong chính sách “Ly nông bất ly hương”. Theo đó, do quỹ đất có hạn, việc thu hút thêm lao động trong lĩnh vực nông nghiệp là khó khăn, do vậy việc nhà nước tạo điều kiện phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp – nghề thủ công ở khu vực nông thôn là giải pháp chính giúp khai thác hết tiềm năng của liên kết nông thôn – thành thị; góp phần phát triển kinh tế – xã hội địa phương, thúc đẩy xóa đói giảm nghèo, tránh hiện tượng di cư ra thành phố. Nhưng bên cạnh đó, các tác giả cũng chưa đưa ra được các yếu tố ảnh hưởng đến QLNN đối với làng nghề như thế nào.
– Các nghề và làng nghề tiêu biểu của Việt Nam trong quá khứ cũng như hiện tại đã được đề cập một cách tổng quát trong công trình nghiên cứu “Làng nghề thủ công truyền thống Việt Nam” của Bùi Văn Vượng [131]. Nghề thủ công và làng nghề vẫn gần như nằm ngoài lề của các chương trình khoa học. Nhiều nghề thủ công đã thất truyền, nghệ nhân tài hoa còn rất ít. Các làng nghề phát triển gần như tự phát trong điều kiện hết sức khó khăn. Ngày nay với công nghệ sản xuất hiện đại, các sản phẩm thủ công truyền thống, do tính độc đáo và độ tinh xảo đến kỳ lạ của nó, vẫn rất cần đến con
18
người, nếu không nói là ngày càng cần hơn. Các làng nghề với những “bàn tay vàng” của người thợ thủ công cần được coi trọng, bảo tồn và phát triển. Những công nghệ truyền thống quan trọng và quý giá của dân tộc cần được bảo lưu, sử dụng và phát triển theo hướng hiện đại hóa.
– Công trình: “Tạo việc làm thông qua khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống” [20] của Nguyễn Văn Đại và Trần Văn Luận. Cuốn sách đã làm rõ được khái niệm làng nghề và LNTT, phân loại được làng nghề, phố nghề và xã nghề. Theo đó, làng nghề được hiểu là một thể chế xã hội có từ rất lâu trong lịch sử nước ta, thường cấu thành hai yếu tố làng và nghề, trong đó hình thành và phát triển các nghề thủ công phục vụ nhu cầu của người dân địa phương. Hay nói một cách khác, làng nghề là một cụm dân cư sinh sống trong một thôn (làng), cùng làm một nghề TTCN (40-50% số hộ làm cùng một nghề) mà các hộ có thể sinh sống bằng nghề đó, thu nhập từ nghề đó chiếm trên 50% tổng sản lượng của địa phương (thôn, làng).
– Công trình “Phát triển LNTT trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH)” (2003), sách tham khảo do Mai Thế Hởn (chủ biên) và các cộng sự. Cuốn sách đã tập trung làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về phạm trù LNTT, đặc điểm hình thành và vị trí, vai trò của LNTT với sự phát triển của kinh tế – xã hội qua các thời kỳ. Kinh nghiệm phát triển LNTT tiểu thủ công nghiệp của một số nước trên thế giới đã được khảo cứu và bài học quý báu mà Việt Nam cần quan tâm đã được rút ra. Đánh giá một cách có căn cứ khoa học thực trạng phát triển LNTT ở Việt Nam trong những năm qua, chỉ ra những hạn chế, thiếu sót cần khắc phục. Từ đó đưa ra phương hướng và giải pháp có tính khả thi nhằm phát triển LNTT trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.
– Công trình “Những giải pháp nhằm phát triển làng nghề ở một số tỉnh đồng bằng sông Hồng (ĐBSH)” (2005), đề tài khoa học cấp Bộ do Nguyễn Trí Dĩnh làm chủ nhiệm. Đề tài đã tập trung làm rõ những vấn đề lý
19
luận cơ bản về làng nghề, từ khái niệm, tiêu chí để phân loại và chỉ ra đặc điểm của làng nghề thủ công trong nền kinh tế thị trường. Đề tài cũng đã phân tích sâu vai trò của làng nghề và các nhân tố tác động đến sự phát triển của làng nghề. Dựa trên cơ sở chủ trương, chính sách phát triển của Đảng, Nhà nước về phát triển làng nghề ở ĐBSH trong thời ỳ đổi mới từ năm 1986 đến nay. Từ đó đề xuất hệ quan điểm và các giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế, nâng cao sức cạnh tranh và tính hiệu quả các làng nghề ở một số tỉnh ĐBSH thời gian tới.
– Công trình “Khôi phục và phát triển làng nghề ở vùng ĐBSH nước ta hiện nay” (2006), đề tài khoa học cấp Bộ do Đỗ Thị Thạch làm chủ nhiệm; Đề tài đã tập trung phân tích, làm rõ đặc điểm, tính chất và vai trò lịch sử của làng nghề vùng ĐBSH đối với sự phát triển kinh tế – chính trị – xã hội, văn hóa trong tiến trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Phân tích thực trạng và dự báo xu hướng phát triển làng nghề hiện nay ở vùng dồng bằng sông Hồng. Đề xuất một số giải pháp phát triển làng nghề vùng ĐBSH góp phần tăng trưởng kinh tế và thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, thúc đẩy tiến trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn theo định hướng XHCN.
– Công trình “Xây dựng và phát triển mô hình làng nghề du lịch sinh thái tại một số tỉnh đồng bằng Bắc Bộ” (2006), đề tài khoa học cấp Bộ, của Hoàng Văn Châu làm chủ nhiệm. Đề tài đã làm rõ được khái niệm làng nghề, làng nghề du lịch. Những mặt được, chưa được cũng như tiềm năng về du lịch làng nghề tại một số tỉnh Đồng bằng Bắc Bộ đã được nêu bật. Quan điểm và mục tiêu phát triển du lịch làng nghề trong những năm tới đã được trình bày rõ, từ đó đã đưa ra kiến nghị và giải pháp với các cơ quan nhà nước nhằm phát triển du lịch làng nghề.
– Công trình “Phát triển làng nghề ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ” (2010), đề tài khoa học cập Bộ, do Lê Văn Hải làm chủ nhiệm. Đề tài đã tập trung phân tích và làm rõ một số lý luận cơ bản về phạm trù làng nghề,
20
đặc điểm vai trò của làng nghề đối với sự phát triển kinh tế – xã hội; các nhân tố ảnh hưởng và quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước về phát triển làng nghề và những vấn đề đặt ra cần giải quyết.
– Luận án TS kinh tế: “Làng nghề truyền thống phục vụ du lịch ở tỉnh Thừa Thiên Huế” [33] của Nguyễn Lê Thu Hiền. Luận án đã thể hiện và làm rõ: Làng nghề được hiểu là trung tâm sản xuất thủ công, nơi quy tụ các nghệ nhân và nhiều hộ gia đình chuyên tâm làm nghề truyền thống lâu đời, có sự liên kết hỗ trợ trong sản xuất, bán sản phẩm theo kiểu phường hội, kiểu hệ thống doanh nghiệp vừa và nhỏ và có cùng tổ nghề. Từ đó, luận án đưa ra được khái niệm LNTT và LNTT phục vụ du lịch trong điều kiện mới của đất nước và thế giới; xây dựng các tiêu chí và đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến LNTT phục vụ ở Thừa Thiên Huế.
– Luận án TS kinh tế: “Làng nghề truyền thống ở tỉnh Nam Định trong hội nhập quốc tế” [35] của Vũ Ngọc Hoàng. Luận án đã phân tích và làm rõ được khái niệm, vai trò của LNTT trong hội nhập quốc tế như: Góp phần khai thác và phát huy những nguồn lực sẵn có của đất nước, thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội trong hội nhập quốc tế; góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng CNH, HĐH và hội nhập quốc tế; góp phần thúc đẩy, phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn; giải quyết việc làm, tăng thu nhập của người lao động ở nông thôn trong hội nhập quốc tế; góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc; thúc đẩy xuất khẩu và phát triển du lịch của địa phương.
1.2.2. Nhóm công trình nghiên cứu liên qua đến phát triển làng nghề trong bối cảnh hội nhập và những vấn đề đặt ra hiện nay
– Công trình “Phát triển LNTT trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở vùng ven thủ đô Hà Nội” [36] luận án TS kinh tế của Mai Thế Hởn. Luận án đã đi sâu phân tích đánh giá tiềm năng, thực trạng của việc phát triển LNTT cả những mặt được, chưa được, cũng như vấn đề cấp bách đặt ra cần giải quyết như: Chủ trương, chính sách và luật pháp; vốn đầu tư cho sản xuất;
21
vấn đề môi trường; về thị trường và tiêu thụ sản phẩm; về trình độ tay nghề của người lao động, làm ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của LNTT. Đồng thời đã dự báo được xu thế phát triển của LNTT trước yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế. Đề xuất được những phương hướng và giải pháp có cơ sở khoa học trong việc phát triển LNTT vùng ven thủ đô Hà Nội theo hướng CNH, HĐH.
– Công trình “Bảo tồn và phát triển các làng nghề trong quá trình CNH” (2001) của Dương Bá Phượng. Tác giả đã đề cập đến vấn đề chung của làng nghề, vai trò tác động và các nhân tố ảnh hưởng tới quá trình sản xuất, kinh doanh làng nghề. Đồng thời, đi sâu phân tích thực trạng sản xuất, kinh doanh của các làng nghề như: Lao động, vốn, công nghệ, thị trường tiêu thụ sản phẩm và môi trường ô nhiễm trong làng nghề. Đề xuất các quan điểm, phương hướng và giải pháp phát triển làng nghề trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn có tính khả thi, sát với thực tế [44].
– Công trình “Nghiên cứu sự hình thành và phát triển của làng nghề mới gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn mới gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng CNH, HĐH vùng đồng bằng sông Hồng”, đề tài khoa học cấp Bộ, do Nguyễn Tấn Trịnh làm chủ nhiệm [76]. Đề tài đã đi sâu, tập trung phân tích thực trạng quá trình hình thành và phát triển làng nghề mới, gắn với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn đồng bằng sông Hồng. Đặc biệt là quá trình hình thành làng nghề mới gắn với điều kiện sản xuất, kinh doanh, kết quả sản xuất kinh doanh. Sự tác động của làng nghề mới đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn đã góp phần giải quyết việc làm, tạo thu nhập cho người dân nông thôn. Đề tài đã đề xuất phương hướng, giải pháp và kiến nghị về chính sách thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn với phát triển làng nghề mới vùng ĐBSH.
– Công trình “Phát triển LNTT ở nông thôn Việt Nam trong quá trình
CNH, HĐH” luận án TS kinh tế của Trần Minh Yến [132]. Luận án đã hệ
22
thống hóa những vấn đề lý luận về LNTT ở nông thôn theo những quan điểm của khoa học Kinh tế chính trị Mác-Lênin và đường lối của Đảng cộng sản Việt Nam. Phân tích và làm rõ thực trạng và động thái phát triển của LNTT ở nông thôn dưới tác động của quá trình CNH, HĐH nhằm xây dựng những quan điểm và đề xuất những giải pháp cơ bản để phát triển LNTT ở nông thôn trước yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế.
– Công trình “Phát triển thị trường cho làng nghề tiểu thủ công nghiệp vùng ĐBSH trong giai đoạn hiện nay”, đề tài khoa học cấp Bộ, do Trần Văn Chử làm chủ nhiệm. Đề tài đã hệ thống hóa và làm rõ vị trí, vai trò của làng nghề tiểu thủ công nghiệp và các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển thị trường làng nghề TTCN, đồng thời, nêu lên những khó khăn, vướng mắc về thị trường của làng, nghề TTCN vùng ĐBSH. Xác định rõ phương hướng phát triển và các giải pháp để mở rộng thị trường cho làng nghề TTCN vùng ĐBSH theo hướng CNH, HĐH [16].
– Công trình “Xây dựng thương hiệu sản phẩm LNTT ở ĐBSH hiện nay”, đề tài khoa học cấp Bộ, do Nguyễn Vĩnh Thanh làm chủ nhiệm [64]. Đề tài đã tập trung luận giải vai trò của thương hiệu đối với phát triển LNTT vùng ĐBSH trong nền kinh tế thị trường và hội nhập hiện nay trên các khía cạnh. Thương hiệu và phân loại thương hiệu; vai trò và chức năng của thương hiệu; quan hệ thương hiệu – sản phẩm trong nền kinh tế thị trường và sự cần thiết phải xây dựng thương hiệu sản phẩm LNTT vùng ĐBSH. Đánh giá thực trạng vấn đề xây dựng thương hiệu sản phẩm LNTT vùng ĐBSH, trong đó có vấn đề nhận thức của làng nghề về thương hiệu. Từ đánh giá thực trạng, đề tài đã đề xuất giải pháp và định hướng nhằm thúc đẩy quá trình xây dựng thương hiệu sản phẩm làng nghề ở vùng ĐBSH trong thời gian tới.
– Công trình “Bảo tồn và phát triển làng nghề trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước”, do Trung tâm Thông tin tư liệu – Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương thực hiện [79]. Đề tài đã chỉ rõ những vấn đề đặt ra cho sự phát
23
triển bền vững của làng nghề, đó là: Thiếu vốn sản xuất kinh doanh; khó khăn về thị trường tiêu thụ sản phẩm do khả năng cạnh tranh thấp; các cơ sở sản xuất, kinh doanh thiếu kinh nghiệm tiếp cận và mở rộng thị trường mới; Các làng nghề chịu sức ép về lao động và việc làm, khi mà tình trạng thất nghiệp ngày càng gia tăng; môi trường ô nhiễm nặng nề; mặt bằng sản xuất chật hẹp; trình độ công nghệ lạc hậu; trình độ tay nghề thấp… Do vậy, để phát triển làng nghề, nhất là LNTT, cần phải có những giải pháp đồng bộ trong đó chú ý các nhóm giải pháp: Giải pháp về thị trường; giải pháp nâng cao chất lượng quy hoạch; giải pháp về mặt bằng sản xuất; giải pháp về xây dựng kết cấu hạ tầng.
– Nghiên cứu của Bạch lan Anh với đề tài: “Phát triển bền vững LNTT vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ” [1], luận án tiến sĩ kinh tế. Luận án đã làm rõ lý thuyết về phát triển bền vững và phát triển bền vững LNTT. Phát triển bền vững LNTT phải bảo đảm được tăng trưởng kinh tế ổn định; tiến bộ và công bằng xã hội; khai thác hiệu quả tối đa các nguồn lực, sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường và nâng cao chất lượng cuộc sống. Từ đó, đề xuất quan điểm, định hướng và đồng bộ các giải pháp để giải quyết mâu thuẫn giữa sản xuất, hiệu quả xã hội và môi trường các LNTT, đảm bảo phát triển theo hướng bền vững.
1.2.3. Nhóm công trình nghiên cứu về quản lý nhà nước đối với các làng nghề hiện nay
– Công trình “Nghiên cứu chính sách và giải pháp phát triển làng nghề
ở Việt Nam” [129], đề tài khoa học cấp bộ do Nguyễn Quang Dũng làm chủ nhiệm. Công trình đã nghiên cứu, đánh giá tình hình chung về phát triển làng nghề và một số chính sách phát triển làng nghề, đưa ra một số bất cập trong việc thực hiện chính sách phát triển làng nghề. Đặc biệt là môi trường thể chế cho sự phát triển của làng nghề. Sự không đồng bộ và thiếu nhất quán trong các đạo luật, nhất là việc thi hành các đạo luật trong bộ máy hành pháp các cấp không đúng đắn nghiêm minh đã cản trở rất lớn đến sự phát triển của làng