LA03.064_Quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp bán lẻ hiện đại trong bối cảnh hội nhập
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung: Phân tích, đánh giá thực trạng, đề xuất giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp bán lẻ hiện đại trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế phù hợp với mục tiêu tăng trưởng của Việt Nam trong thời gian tới.
Mục tiêu cụ thể:
– Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp bán lẻ hiện đại trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế;
– Đánh giá thực trạng, chỉ ra thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp bán lẻ hiện đại ở nước ta trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế;
– Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp bán lẻ hiện đại ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
– Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp bán lẻ hiện đại trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế;
– Nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước về quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp bán lẻ hiện đại và rút ra bài học cho Việt Nam;
– Đánh giá thực trạng, chỉ ra thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của thành tựu, hạn chế trong quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp bán lẻ hiện đại ở nước ta trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế;
– Đề xuất quan điểm, định hướng và một số giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp bán lẻ hiện đại trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
2.3. Câu hỏi nghiên cứu
– Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp bán lẻ hiện đại trong hội nhập quốc tế gồm những nội dung gì?
– Thực trạng quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp bán lẻ hiện đại (doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn nước ngoài) trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế như thế nào?
– Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp trong nước và có vốn nước ngoài trong lĩnh vực bán lẻ hiện đại thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam là gì?
– Các giải pháp để hoàn thiện quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp bán lẻ hiện đại ở Việt Nam trong giai đoạn tới?
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp bán lẻ hiện đại trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung nghiên cứu: nghiên cứu quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp bán lẻ hiện đại trong nước và doanh nghiệp có vốn nước ngoài trên thị trường Việt Nam (siêu thị và trung tâm thương mại), không nghiên cứu loại hình thương mại điện tử (hoạt động mua bán hàng qua Internet).
Về thời gian nghiên cứu: nghiên cứu trong khoảng thời gian từ 2007 (năm Việt Nam tham gia WTO) đến năm 2016.
Về không gian nghiên cứu: quản lý nhà nước dưới góc độ chức năng quản lý của nhà nước đối với doanh nghiệp bán lẻ hiện đại tại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, bao gồm: ban hành khung khổ pháp lý để doanh nghiệp hoạt động; tổ chức bộ máy thực hiện và thực hiện chính sách đối với doanh nghiệp; kiểm tra, thanh tra hoạt động của doanh nghiệp (ở nội dung này, công tác thanh kiểm tra hoạt động của doanh nghiệp được xét thông
qua hoạt động của chủ thể quản lý là Cục quản lý thị trường).
5. Những đóng góp mới của luận án
Thứ nhất, hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp bán lẻ hiện đại trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
Thứ hai, phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp bán lẻ hiện đại trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế tại Việt Nam (thành công, tồn tại hạn chế và nguyên nhân).
Thứ ba, đề xuất quan điểm, định hướng và một số giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp bán lẻ hiện đại ở Việt Nam.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Ý nghĩa lý luận: Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận cơ bản về quản lý nhà nước đối với các DN bán lẻ hiện đại trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
Ý nghĩa thực tiễn: Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp hoàn thiện QLNN đối với các DN bán lẻ hiện đại (DN trong nước và DN có vốn đầu tư nước ngoài) trên thị trường Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
7. Cơ cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, luận án được chia làm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan các nghiên cứu đã công bố liên quan đến quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp bán lẻ hiện đại
Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp bán lẻ hiện đại trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
Chương 3: Thực trạng quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp bán lẻ hiện đại trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế tại Việt Nam
Chương 4: Quan điểm, định hướng và một số giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp bán lẻ hiện đại ở Việt Nam.