LA17.035_Quản lý giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên trường cao đẳng sư phạm miền Đông Nam Bộ
1. Lý do nghiên cứu
1.1. Hiện nay hầu hết các nghề nghiệp đều đã xác định những chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp và cụ thể hóa thành những quy định, nội quy, quy chuẩn nghề nghiệp. Nghề sư phạm là nghề mà đối tượng của nó là con người, là quá trình hình thành nhân cách thế hệ trẻ theo những mong đợi của xã hội. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh thường nhắc nhở đội ngũ giáo viên: “Nhiệm vụ của các cô giáo, thầy giáo là rất nặng nề nhưng rất vẻ vang. Muốn làm tròn nhiệm vụ đó thì phải luôn luôn gương mẫu về mọi mặt, không ngừng bồi dưỡng đạo đức cách mạng, lập trường chính trị”. [71, Tr. 614- 616] Đồng thời xác định “Thầy giáo tốt – thầy giáo xứng đáng là thầy giáo là người vẻ vang nhất. Dù là tên tuổi không đăng báo, không được thưởng huân chương, song người thầy giáo tốt là người anh hùng vô danh”. [71, tr.492] Những năm qua, các quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước đều đề cao vai trò của nhà giáo. Đội ngũ giáo viên có vai trò nòng cốt, quyết định công cuộc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục đất nước. Nghị quyết Trung ương 2 khóa XIII khẳng định: “Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng của giáo dục và được xã hội tôn vinh”. Bởi vậy, yêu cầu nhà giáo phải: “Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của nhà giáo; tôn trọng nhân cách của người học, đối xử công bằng với người học, bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng của người học; không ngừng học tập, rèn luyện để nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy, nêu gương tốt cho người học”. [62, tr.57] Luật giáo dục còn ghi rõ: “ Nhà giáo phải có những tiêu chuẩn sau đây: phẩm chất đạo đức, tư tưởng tốt; đạt trình độ chuẩn được đào tạo về chuyên môn và nghiệp vụ; đủ sức khoẻ theo yêu cầu nghề nghiệp; lý lịch bản thân rõ ràng” [ 62, tr.54] Tuy nhiên thực tế ĐĐNN sư phạm ở một số giáo viên cũng như trong đội ngũ sinh viên đang đào tạo tại các trường sư phạm đang còn nhiều bất cập. Vấn đề giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên sư phạm ngay từ trường sư phạm
3. Khách thể nghiên cứu
Quá trình giáo dục ĐĐNN cho sinh viên ở trường cao đẳng sư phạm.
4. Đối trượng nghiên cứu
Các biện pháp quản lý giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên trường cao đẳng sư phạm.
5. Phạm vi nghiên cứu
– Nội dung nghiên cứu được giới hạn tập trung chủ yếu trong phạm vi quản lý giáo dục ĐĐNN cho SV ở các trường CĐSP thuộc các tỉnh miền Đông Nam Bộ.
– Thực trạng vấn đề nghiên cứu được đánh giá thông qua điều tra, khảo sát, các đối tượng là cán bộ quản lý, giảng viên và sinh viên 3 trường CĐSP tại khu vực miền Đông Nam bộ (Bình Phước, Tây Ninh, Bà Rịa – Vũng Tàu) bằng dữ liệu của các tỉnh thành và thông tin từ các buổi làm việc, trao đổi, phỏng vấn tập thể, cá nhân liên quan.
– Tổ chức thực nghiệm sư phạm tại trường Cao đẳng sư phạm Bình Phước.
6. Giả thuyết khoa học
– Các văn bản cũng như thực tiễn QLGD cho thấy việc tổ chức giáo dục ĐĐNN cho sinh viên các trường CĐSP có ý nghĩa hết sức quan trọng trong quy trình đào tạo giáo viên. Song thực tế, kết quả tổ chức giáo dục ĐĐNN cho SVSP hiện nay còn nhiều hạn chế, do nhiều yếu tố chi phối, trong đó việc quản lý giáo dục ĐĐNN cho SV trong các trường CĐSP là một yếu tố cơ bản.
– Nếu đề xuất và triển khai được những biện pháp quản lý giáo dục ĐĐNN cho sinh viên trong các trường CĐSP theo hướng thực hiện đồng bộ các chức năng quản lý phù hợp với thực tiễn đào tạo của các trường CĐSP hiện nay sẽ nâng cao được kết quả giáo dục ĐĐNN cho SVSP. Trong số các biện pháp thì biện pháp cải tiến và quản lý tốt thực tập sư phạm là biện pháp có tác dụng tích cực và
kết quả rõ rệt nhất về giáo dục ĐĐNN cho SVSP so với các biện pháp khác.
9. Những luận điểm cần bảo vệ
9.1. Con người là chủ thể của hoạt động, học sinh, sinh viên tự làm nên nhân cách của mình, nhưng đồng thời “… trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa các quan hệ xã hội” ( K.Marx). Vì vậy, muốn nâng cao hiệu quả giáo dục ĐĐNN trong quá trình đào tạo sinh viên ở các trường CĐSP thì việc quản lý phải tạo ra được sự phối hợp thống nhất, đồng bộ tác động các lực lượng giáo dục, các môi trường giáo dục cả vĩ mô và vi mô, trong đó quản lý giáo dục trong nhà trường giữ vai trò chủ đạo và chịu trách nhiệm chính.
9.2. Để tổ chức thực hiện có kết quả tốt, quản lý giáo dục ĐĐNN cho SVSP cần phải có những biện pháp quản lý cụ thể, phù hợp với các trường CĐSP. Việc xây dựng các biện pháp quản lý giáo dục ĐĐNN trong nhà trường CĐSP cần phải xuất phát từ mục tiêu, yêu cầu của nhà trường, đặc biệt phải gắn liền với chủ trương đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục Việt Nam trong giai đoạn
hiện nay.
9.3. Quản lý giáo dục nói chung và quản lý giáo dục ĐĐNN cho SVSP nói riêng có vai trò đảm bảo cho sự phát triển nhân cách đúng hướng đáp ứng yêu cầu sự nghiệp CNH, HĐH và hội nhập quốc tế của Việt Nam.
10. Đóng góp mới của luận án
– Làm rõ thêm khái niệm đạo đức ĐĐNN sư phạm và lý luận quản lý giáo dục ĐĐNN cho SVSP trong các trường CĐSP; làm rõ ý nghĩa của quản lý giáo dục ĐĐNN và vai trò của quản lý giáo dục ĐĐNN cho SV trong các trường CĐSP; xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc quản lý giáo dục ĐĐNN cho SV trong các trường CĐSP hiện nay.
– Tiến hành đánh giá thực trạng ĐĐNN của sinh viên CĐSP và việc quản lý giáo dục ĐĐNN cho SV ở một số trường CĐSP miền Đông Nam bộ, tìm ra những nguyên nhân của những thực trạng cần giải quyết trong quản lý giáo dục ĐĐNN cho SV trong các trường CĐSP.
– Đề xuất được một số biện pháp quản lý giáo dục ĐĐNN sư phạm cho SV các trường CĐSP nhằm tạo ra sự thống nhất trong quản lý giáo dục ĐĐNN cho