LA17.042_Quản lý đào tạo của trường Đại học Kinh tế- Kỹ thuật Công nghiệp đáp ứng nhu cầu nhân lực vùng đồng bằng sông Hồng
1. Lý do chọn đề tài
Ở mỗi thời kỳ cách mạng khác nhau, quan điểm của Đảng về con ngƣời đƣợc bổ sung, hoàn thiện dần cho phù hợp với yêu cầu phát huy nhân tố con ngƣời trong điều kiện mới. Đại hội XI đã xác định “Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu. Đổi mới căn bản toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hƣớng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt. Tập trung nâng cao chất lƣợng giáo dục, đào tạo coi trọng giáo dục đạo đức, lối sống, năng lực sáng
tạo, kỹ năng thực hành, khả năng lập nghiệp. Đổi mới cơ chế tài chính giáo dục. Thực hiện kiểm định chất lƣợng giáo dục, đào tạo ở tất cả các bậc học. Xây dựng môi trƣờng giáo dục lành mạnh, kết hợp chặt chẽ giữa nhà trƣờngvới gia đình và xã hội” [6].
Giáo dục đào tạo phải thực sự trở thành quốc sách hàng đầu. Giáo dục đào tạo đóng vai trò quyết định trong việc xây dựng nguồn lực con ngƣời. Do đó, coi đào tạo nhân lực là động lực quan trọng nhất hiện nay của tăng trƣởng kinh tế bền vững, từ đó không ngừng nâng cao chất lƣợng đào tạo nhân lực trở thành nguồn vốn – vốn tri thức, vốn nhân lực. Một quốc gia muốn phát triển thì cần phải có các nguồn lực của sự phát triển nhƣ: tài nguyên thiên nhiên, vốn, khoa học và công nghệ, nguồn nhân lực… Trong các nguồn lực đó thì nguồn lực con ngƣời là quan trọng nhất, có tính chất quyết định trong sự tăng trƣởng và phát triển kinh tế của mọi quốc gia từ trƣớc đến nay. Trong những năm qua, nền giáo dục và đào tạo nƣớc ta đã có nhiều đóng góp tích cực cho công cuộc phát triển kinh tế và xã hội đất nƣớc, góp phần to lớn vào những thành tựu mà cách mạng Việt Nam đã đạt đƣợc. Tuy nhiên thực trạng GD&ĐT nƣớc ta vẫn còn tồn tại nhiều bất cập, yếu kém, đặc biệt là trƣớc những yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp CNH, HĐH trong tình hình mới, đòi hỏi chúng ta phải không ngừng hoàn thiện và nâng cao hơn nữa chất lƣợng GD&ĐT nhằm cung cấp nguồn nhân lực chất lƣợng cao cho xã hội.
Vùng Đồng bằng sông Hồng bao gồm 11 tỉnh và thành phố, trong chiến lƣợc phát triển KT-XH đến năm 2020, vùng ĐBSH đƣợc xác định là một trong những vùng kinh tế trọng điểm, đóng vai trò đầu tàu cho cả nền kinh tế. Tốc độ tăng trƣởng công nghiệp và ngành dịch vụ ở mức khá đã tạo ra một cơ cấu GDP tƣơng đối hiện đại cho vùng ĐBSH (tỷ trọng các ngành phi nông nghiệp chiếm trên 80%), trong đó ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn nhất, hơn 41%. Cơ cấu nền kinh tế đang chuyển dịch từ kinh tế nông nghiệp sang kinh tế công nghiệp và dịch vụ, do đó việc đáp ứng về nguồn nhân lực chất lƣợng cao cho thực tiễn và những yêu cầu đặt ra trong chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội của toàn vùng trong giai đoạn đến năm 2020 là yêu cầu cấp thiết [4]. Trƣờng Đại học Kinh tế – Kỹ thuật Công nghiệp có các cơ sở đào tạo tại thành phố Hà Nội và tại thành phố Nam Định. Đây cũng là 02 trong 11 tỉnh có vị trí vai trò quan trọng nằm trên lãnh thổ vùng ĐBSH. Trƣờng thực
hiện tổ chức đào tạo nhân lực kinh tế, kỹ thuật ở các trình độ đại học, cao đẳng, CĐN, TCN. Trong thời gian qua Trƣờng đã cung ứng một lực lƣợng lớn nhân lực về kinh tế, kỹ thuật cho xã hội. Hiện tại nhà trƣờng đào tạo trên 20.000 sinh viên bao gồm 15 ngành đào tạo ở các bậc đại học, cao đẳng. Quy mô đào tạo ngày một tăng, các ngành nghề đƣợc mở thêm, chất lƣợng đào tạo ngày đƣợc khẳng định qua các đơn vị sử dụng lao động. Tuy nhiên với yêu cầu phát triển nhanh và bền vững của vùng ĐBSH và cả nƣớc thì cũng bộc lộ những hạn chế, bất cập đặt ra cho Trƣờng phải đổi mới thế nào trong quản lý để có thể cung cấp nguồn lực con ngƣời đáp ứng nhu cầu thực tế đòi hỏi ngày một cao của sự phát triển kinh tế và xã hội.
Từ thực tế đó tác giả đã lựa chọn đề tài “Quản lý đào tạo của trƣờng Đại học Kinh tế- Kỹ thuật Công nghiệp đáp ứng nhu cầu nhân lực vùng đồng bằng sông Hồng” để nghiên cứu