LA17.044_Quản lý đào tạo của trường cao đẳng nghề theo tiếp cận đảm bảo chất lượng
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Về mặt thực tiễn
Nguồn lực con người là quan trọng nhất, có tính chất quyết định trong sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Giáo dục đào tạo đóng vai trò quyết định trong việc xây dựng nguồn lực con người. Trong những năm qua, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, sự nghiệp dạy nghề đã được phục hồi, ổn định và có bước phát triển, đáp ứng tốt hơn nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực
có kỹ thuật cho thị trường lao động. Tính đến tháng 7 năm 2015, ở Việt Nam có 171 trường cao đẳng nghề, 301 trường trung cấp nghề, 991 trung tâm dạy nghề và hơn 700 cơ sở khác tham gia dạy nghề đang thực hiện nhiệm vụ đào tạo nghề với quy mô tương đối lớn và cơ cấu ngành nghề phong phú. Tuy nhiên, chuẩn đầu ra ở các trường chưa cao, không thống nhất, chưa thích ứng với thị trường lao động, nguồn nhân lực chưa đáp ứng nhu cầu phát triển của các khu công nghiệp – khu chế xuất cả về số lượng và chất lượng, lạc hậu so với các nước trong khu vực, chưa có chính sách thu hút trọng dụng người tài, tạo môi trường cạnh tranh, công bằng lành mạnh.
Sự nghiệp CNH, HĐH đất nước đang đòi hỏi bức xúc nhu cầu về nguồn nhân lực – một lực lượng đông đảo có đủ kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, có phẩm chất đạo đức, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nền kinh tế trong xu thế cạnh tranh và hội nhập. Nâng cao chất lượng đào tạo nghề như là một tất yếu khách quan, một yêu cầu hết sức cấp thiết, không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nguồn nhân lực mà còn ảnh hưởng đến việc thực hiện mục tiêu CNH, HĐH đất nước. Trong giai đoạn từ nay đến năm 2020, sự nghiệp dạy nghề đang đứng trước những cơ hội và thách thức lớn, đó là:
– Chuyển hệ thống dạy nghề theo hướng cung sang hệ thống dạy nghề theo hướng đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động và xã hội;
– Chuyển hệ thống dạy nghề tập trung vào khu vực chính quy, công lập sang hệ thống dạy nghề phát triển cả dạy nghề chính quy và dạy nghề thường xuyên;
– Chuyển hệ thống dạy nghề được quản lý tập trung, đầu tư chủ yếu từ ngân sách Nhà nước sang hệ thống dạy nghề được quản lý phi tập trung, phân cấp mạnh cho cơ sở; huy động mọi nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển dạy nghề;
– Chuyển hệ thống dạy nghề ít linh hoạt và khuôn cứng trong nhà trường sang hệ thống dạy nghề linh hoạt với nhiều lối vào, lối ra tạo cơ hội thuận lợi cho người học;
– Chuyển hệ thống dạy nghề đánh giá qua bằng cấp sau khi thi cử và không công nhận kết quả học tập trước đó sang hệ thống dạy nghề đánh giá căn cứ vào năng lực thực hiện và công nhận kết quả học tập ở bất kỳ đâu, bằng cách nào;
– Chuyển hệ thống dạy nghề mà các cơ sở dạy nghề được chỉ đạo và hỗ trợ từ cấp trên sang hệ thống dạy nghề mà các cơ sở dạy nghề tự chịu trách nhiệm, kết hợp với chỉ đạo hỗ trợ từ cấp trên;
– Chuyển hệ thống dạy nghề với chương trình nặng về lý thuyết không liên thông giữa các trình độ đào tạo sang hệ thống dạy nghề với chương trình xây dựng theo hướng kỹ năng thực hành, tích hợp, liên thông giữa các trình độ đào tạo.
1.2. Về mặt lý luận
Thực hiện QLĐT nghề theo tiếp cận ĐBCL có ý nghĩa quan trọng nhằm ngăn ngừa nguy cơ lạc hậu và tụt hậu. Đối với nhà nước, là một công cụ hữu hiệu trong việc quản lý vĩ mô, nâng cao chất lượng đào tạo nghề, cũng như đảm bảo quyền lợi của người học nghề đáp ứng nhu cầu của xã hội. Từ đó, có thể đề ra các chính sách đầu tư có hiệu quả, người học sau khi tốt nghiệp có cơ hội tìm kiếm việc làm và có khả năng học tập nâng cao trình độ, các nhà tuyển dụng cũng yên tâm trong việc tuyển chọn lao động phù hợp với nhu cầu. Luật Dạy nghề năm 2006 đã nêu rõ mục tiêu của trường CĐN là “trang bị cho người học nghề kiến thức chuyên môn và năng lực thực hành các công việc của một nghề, có khả năng làm việc độc lập và tổ chức làm việc theo nhóm; có khả năng sáng tạo, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào công việc; giải quyết được các tình huống phức tạp trong thực tế; có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khoẻ, tạo điều kiện cho người học nghề sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn”.
Mặc dù có vai trò quan trọng như vậy, song ở Việt Nam hiện nay mô hình QLĐT của trường CĐN theo tiếp cận ĐBCL chưa được xây dựng một cách hệ thống, điều này dẫn đến việc đánh giá chất lượng người lao động gặp nhiều khó khăn do chưa có được tiêu chuẩn đánh giá chung, chương trình đào tạo còn nhiều điểm chưa tương đồng, sự chênh lệch về chất lượng đào tạo,… đã ảnh hưởng đến khả năng tìm việc và làm việc của người lao động. Trong bối cảnh thực tiễn và lý luận đó, tôi chọn nghiên cứu đề tài “Quản lý đào tạo của trƣờng cao đẳng nghề theo tiếp cận đảm bảo chất lƣợng” làm đề tài nghiên cứu