LA03.081_Quản lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị dựa vào cộng đồng nghiên cứu điển hình ở Thành phố Hà Nội
Đề tài luận án: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị dựa vào cộng đồng: nghiên cứu điển hình ở Thành phố Hà Nội.
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế (Phân bố LL sản xuất và Phân vùng kinh tế) Mã số: 62.34.04.10
Nghiên cứu sinh: Ngô Thanh Mai Mã NCS: NCS29.35PB
Người hướng dẫn: 1. PGS.TS Lê Thu Hoa 2. PGS.TS Nguyễn Danh Sơn
Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận
Luận án là công trình nghiên cứu đầu tiên sử dụng và tích hợp 3 hệ thống lý thuyết: (i) lý thuyết quản lý chất thải rắn đô thị tổng hợp và bền vững; (ii) lý thuyết về sự tham gia của cộng đồng và (iii) lý thuyết hành động tập thể. Bằng phương pháp chuyên gia, tác giả đề xuất 17 chỉ tiêu trên các khía cạnh kinh tế, xã hội, môi trường và thể chế/quản lý nhằm phân tích tính bền vững của mô hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị dựa vào cộng đồng. Điểm nổi bật của bộ chỉ tiêu này là sự ‘có mặt’ của các chỉ tiêu về sự tham gia của cộng đồng, chỉ tiêu giám sát, chế tài, giải quyết xung đột trong cộng đồng được tác giả phân tích và chiết xuất từ hệ thống lý thuyết (ii) và (iii). Các chỉ tiêu này đã nêu bật vai trò quan trọng của cộng đồng để mô hình quản lý được vận hành một cách bền vững, cũng như gắn kết nội dung ‘dựa vào cộng đồng’ trong bối cảnh quản lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị.
Những phát hiện và đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án
Kết quả phân tích và đánh giá định lượng chỉ số tổng hợp bền vững đối với hai mô hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị dựa vào cộng đồng (cộng đồng tự tổ chức và cộng đồng kết hợp với doanh nghiệp tư nhân) ở Hà Nội cho kết quả tương ứng là 0,612 và 0,676. Hai mô hình đều đạt sự bền vững khá cao về khía cạnh môi trường, do sự đóng góp rất lớn từ cải thiện tỷ lệ thu gom và tỷ lệ hộ gia đình được cung cấp dịch vụ. Tuy vậy, hai mô hình đều chưa thực sự bền vững về kinh tế khi tỷ lệ thu hồi chi chi phí chỉ đạt mức 1 và 0,7. Từ khía cạnh xã hội và quản lý/ thể chế, yếu tố chưa bền vững thể hiện ở mức độ tham gia của cộng đồng còn yếu và mờ nhạt; các vấn đề giám sát, chế tài trong mô hình hầu như bị bỏ ngỏ.
Kết quả điều tra 504 hộ gia đình tại hai địa bàn nghiên cứu ở Hà Nội (phường Nhân Chính và xã Sài Sơn) đã xác định mức WTP bình quân của các hộ lần lượt là 35.000đ/hộ/tháng và 25.000đ/hộ/tháng. Luận án đã sử dụng cách tiếp cận ước lượng bằng mô hình Tobit có kiểm soát về giới hạn của biến phụ thuộc, nhằm đảm bảo biến WTP không nhận giá trị âm. Đây là ưu điểm của mô hình Tobit so với mô hình OLS. Vì vậy, kết quả ước lượng WTP trong Luận án đảm bảo độ chính xác cao hơn so với các ước lượng thông thường (OLS). Với kết quả WTP thu thập được, mức phí thu gom được đề xuất tăng gấp 1,5 lần so với hiện tại, tương ứng 9.000 đồng/ người/ tháng đối với khu vực nội thành và 4.500 đồng/ người/ tháng đối với khu vực ven đô đang trong quá trình chuyển đổi đô thị hóa.
LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH VẼ
PHẦN MỞ ĐẦU ………………………………………………………………………………………….. 1
1. Sự cần thiết của đề tài ……………………………………………………………………………. 1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài ………………………… 3
3. Mục tiêu nghiên cứu …………………………………………………………………………….. 15
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ………………………………………………………….. 16
5. Kết cấu của Luận án…………………………………………………………………………….. 17
6. Những đóng góp mới của Luận án ………………………………………………………… 18
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT
ĐÔ THỊ DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG ……………………………………………………………… 20
1.1. Quản lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị …………………………………………………. 20
1.1.1. Khái niệm và ảnh hưởng của chất thải rắn sinh hoạt đô thị…………………………….20
1.1.2. Khái niệm và mục tiêu của quản lý chất thải rắn đô thị………………………………….23
1.1.3. Lý thuyết quản lý chất thải rắn tổng hợp và bền vững……………………………………25
1.2. Quản lý dựa vào cộng đồng ………………………………………………………………… 27
1.2.1. Khái niệm cộng đồng và quản lý dựa vào cộng đồng…………………………………….27
1.2.2. Đặc điểm và điều kiện của quản lý dựa vào cộng đồng …………………………………28
1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thành công của mô hình quản lý dựa vào cộng đồng ………………………………………………………………………………………………………….30
1.2.4. Lý thuyết về sự tham gia của cộng đồng………………………………………………………32
1.3. Quản lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị dựa vào cộng đồng …………………….. 33
1.3.1. Khái niệm quản lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị dựa vào cộng đồng ………………33
1.3.2. Cơ cấu tổ chức của mô hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị dựa vào cộng đồng ………………………………………………………………………………………………………….34
1.3.3. Lý thuyết về hành động tập thể……………………………………………………………………36
1.4. Kết luận chương 1 …………………………………………………………………………….. 40
CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU……………………………………………… 41
2.1. Quy trình thực hiện luận án……………………………………………………………….. 41
2.2. Nguồn dữ liệu……………………………………………………………………………………. 41
2.2.1. Nguồn dữ liệu thứ cấp………………………………………………………………………………..41
2.2.2. Nguồn số liệu sơ cấp ………………………………………………………………………………….43
2.3. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu……………………………………………….. 48
2.3.1. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu để đề xuất các chỉ tiêu phân tích tính bền vững của mô hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị dựa vào cộng đồng …………….48
2.3.2. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu để tính toán thử nghiệm chỉ số tổng hợp bền vững cho mô hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị dựa vào cộng đồng………53
2.3.3. Phương pháp phân tích và xử lý dữ liệu để đánh giá sự sẵn lòng chi trả của hộ gia
đình nhằm cải thiện hệ thống QLCTRSHĐT dựa vào cộng đồng ……………………………58
2.3.4. Các phương pháp phân tích và xử lý số liệu khác …………………………………………61
2.4. Kết luận chương 2 …………………………………………………………………………….. 62
CHƯƠNG 3 HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT ĐÔ THỊ DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI ……………………………. 63
3.1. Bối cảnh kinh tế – xã hội ở Thành phố Hà Nội ……………………………………… 63
3.1.1. Tăng trưởng kinh tế……………………………………………………………………………………63
3.1.2. Đô thị hóa và gia tăng dân số………………………………………………………………………65
3.2. Hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị ở Thành phố Hà Nội ….. 66
3.2.1. Khối lượng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt đô thị ……………………………………….66
3.2.2. Thành phần chất thải rắn sinh hoạt đô thị……………………………………………………..67
3.2.3. Hiện trạng phân đoạn thu gom chất thải rắn sinh hoạt đô thị ………………………….68
3.2.4. Hiện trạng phân đoạn vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt đô thị ……………………..70
3.2.5. Hiện trạng phân đoạn xử lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị ………………………………70
3.2.6. Hiện trạng phân đoạn tái chế chất thải rắn sinh hoạt đô thị …………………………….72
3.3. Quản lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị dựa vào cộng đồng ở Thành phố
Hà Nội ……………………………………………………………………………………………………. 73
3.3.1. Xã hội hóa – chủ trương đặt nền tảng cho các sáng kiến dựa vào cộng đồng ……73
3.3.2. Mô hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị dựa vào cộng đồng qua 02 nghiên cứu ở Thành phố Hà Nội……………………………………………………………………………………..75
3.4. Phân tích tính bền vững của mô hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị
dựa vào cộng đồng qua 02 nghiên cứu ở Thành phố Hà Nội ……………………….. 82
3.4.1. Nhóm chỉ tiêu trên khía cạnh kinh tế……………………………………………………………82
3.4.2. Nhóm chỉ tiêu trên khía cạnh xã hội…………………………………………………………….87
3.4.3. Nhóm chỉ tiêu trên khía cạnh môi trường …………………………………………………….97
3.4.4. Nhóm chỉ tiêu trên khía cạnh thể chế/quản lý ……………………………………………..100
3.5. Tính toán thử nghiệm chỉ số tổng hợp bền vững của 2 mô hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị dựa vào cộng đồng ở Thành phố Hà Nội ……………… 104
3.5.1. Tính toán các chỉ số riêng biệt …………………………………………………………………..104
3.5.2. Tính toán các chỉ số thành phần ………………………………………………………………..108
3.5.3. Tính toán chỉ số tổng hợp bền vững …………………………………………………………..109
3.6. Đánh giá sự sẵn lòng chi trả của hộ gia đình để cải thiện hệ thống quản lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị dựa vào cộng đồng …………………………………….. 112
3.6.1. Thống kê mô tả mẫu điều tra trên 2 địa bàn nghiên cứu ………………………………112
3.6.2. Kết quả ước lượng mô hình ………………………………………………………………………115
3.7. Kết luận chương 3 …………………………………………………………………………… 119
CHƯƠNG 4 ĐỊNH HƯỚNG VÀ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH NHẰM HOÀN THIỆN MÔ HÌNH QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT ĐÔ THỊ DỰA VÀO CỘNG ĐỒNg THEO HƯỚNG BỀN VỮNG ……………………………… 120
4.1. Căn cứ đề xuất định hướng và khuyến nghị chính sách nhằm hoàn thiện mô hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị ở Thành phố Hà Nội ………….. 120
4.1.1. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội thành phố Hà Nội đến năm 2020,
định hướng đến năm 2030 …………………………………………………………………………………120
4.1.2. Quy hoạch xử lý chất thải rắn Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. ………………………………………………………………………………………………………..122
4.1.3. Cơ chế, chính sách đối với quản lý chất thải rắn và vấn đề xã hội hóa …………..125
4.1.4. Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với mô hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị dựa vào cộng đồng ở Thành phố Hà Nội ……………………………………..132
4.2. Định hướng hoàn thiện mô hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị dựa vào cộng đồng theo hướng bền vững ……………………………………………………….. 137
4.2.1. Nguyên tắc trong hoạch định và xây dựng chính sách …………………………………137
4.2.2. Định hướng xây dựng và hoàn thiện mô hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị dựa vào cộng đồng ……………………………………………………………………………………….137
4.2.3. Định hướng xây dựng và hoàn thiện cơ chế chính sách ……………………………….138
4.3. Một số khuyến nghị chính sách nhằm hoàn thiện mô hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị dựa vào cộng đồng theo hướng bền vững …………………… 138
4.3.1. Khuyến nghị về cơ chế chính sách …………………………………………………………….139
4.3.2. Khuyến nghị về kinh tế …………………………………………………………………………….140
4.3.3. Khuyến nghị về quản lý ……………………………………………………………………………143
4.3.4. Khuyến nghị về nâng cao nhận thức cộng đồng ………………………………………….145
4.4. Kết luận chương 4 …………………………………………………………………………… 146
KẾT LUẬN ……………………………………………………………………………………………… 147
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ….. 150
TÀI LIỆU THAM KHẢO …………………………………………………………………………. 151
PHỤ LỤC ………………………………………………………………………………………………… 163
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Bộ TN&MT Bộ Tài nguyên và Môi trường
BVMT Bảo vệ Môi trường
CBOs Tổ chức dựa vào cộng đồng – (Community-Based Organizations) CNH Công nghiệp hóa
CTR Chất thải rắn CTRĐT Chất thải rắn đô thị CTRSH Chất thải rắn sinh hoạt
CTRSHĐT Chất thải rắn sinh hoạt đô thị DNNN Doanh nghiệp Nhà nước HHCC Hàng hóa Công cộng
HTX Hợp tác xã
KCN Khu Công nghiệp
NGOs Tổ chức phi Chính phủ – (Non-Government Organizations) NSNN Ngân sách Nhà nước
QLCT Quản lý chất thải QLCTR Quản lý chất thải rắn QLCTRĐT Quản lý chất thải rắn đô thị QLCTRSH Quản lý chất thải rắn sinh hoạt
QLCTRSHĐT Quản lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị
QLDVCĐ Quản lý dựa vào cộng đồng
UBND Ủy ban Nhân dân
URENCO Công ty Môi trường Đô thị
VHLSS Khảo sát mức sống dân cư Việt Nam
WTP Sẵn lòng chi trả
XHH Xã hội hóa
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Thông tin chung về địa bàn điều tra năm 2016……………………………………. 45
Bảng 2.2: Quy mô của mẫu điều tra ………………………………………………………………… 47
Bảng 2.3: Các chỉ tiêu phân tích tính bền vững của mô hình QLCTRSHĐT dựa vào cộng đồng …………………………………………………………………………………………………… 51
Bảng 2.4: Giá trị tối đa, giá trị tối thiểu và giá trị thực tế của các chỉ tiêu………………. 55
Bảng 3.1: Thành phần CTRSHĐT phát sinh ở thành phố Hà Nội…………………………. 67
Bảng 3.2: Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt đô thị được tái chế ở một số đô thị Châu Á …. 73
Bảng 3.3: Doanh thu và chi phí hoạt động thu gom, vận chuyển CTRSHĐT ở phường
Nhân Chính và xã Sài Sơn năm 2016 ………………………………………………………………. 83
Bảng 3.4: Lý do không nộp phí vệ sinh từ phía hộ gia đình ở phường Nhân Chính và xã Sài Sơn…………………………………………………………………………………………………… 85
Bảng 3.5: Mức độ hài lòng của hộ gia đình về mức phí vệ sinh …………………………… 86
Bảng 3.6: Mức độ hài lòng hộ gia đình về phương thức thu phí vệ sinh ………………… 87
Bảng 3.7: Tỷ lệ lao động địa phương ở tổ đội thu gom xã Sài Sơn năm 2016…………. 88
Bảng 3.8: Mức độ hài lòng của hộ gia đình về dịch vụ thu gom CTRSHĐT ………….. 89
Bảng 3.9: Mức độ thường xuyên nhận các thông tin về đặc điểm dịch vụ thu gom
CTRSHĐT………………………………………………………………………………………………….. 91
Bảng 3.10: Mức độ thường xuyên được tham vấn về dịch vụ thu gom CTRSHĐT …. 92
Bảng 3.11: Mức độ thường xuyên thảo luận và góp ý kiến về các dịch vụ QLCTRSHĐT . 93
Bảng 3.12: Mức độ thường xuyên cùng thực hiện các quy định về QLCTRSHĐT….. 94
Bảng 3.13: Mức độ thường xuyên cùng chịu trách nhiệm và thực hiện các hoạt động
QLCTRSHĐT …………………………………………………………………………………………….. 95
Bảng 3.14: Nhận thức của hộ gia đình về tầm quan trọng của hệ thống QLCTRSHĐT
và tác động của CTRSHĐT …………………………………………………………………………… 96
Bảng 3.15: Tỷ lệ thu gom CTRSHĐT tại phường Nhân Chính và xã Sài Sơn năm 2016 . 98
Bảng 3.16: Hệ thống số liệu các chỉ tiêu phân tích tính bền vững của mô hình
QLCTRSHĐT dựa vào cộng đồng ở phường Nhân Chính và xã Sài Sơn …………….. 106
Bảng 3.17: Các chỉ số thành phần của mô hình QLCTRSHĐT dựa vào cộng đồng ở
phường Nhân Chính và xã Sài Sơn ……………………………………………………………….. 108
Bảng 3.18: Chỉ số tổng hợp bền vững của mô hình QLCTRSHĐT dựa vào cộng đồng
ở phường Nhân Chính và xã Sài Sơn …………………………………………………………….. 109
Bảng 3.19: Phân bố hộ gia đình theo mức sẵn lòng chi trả ở Nhân Chính và Sài Sơn …. 113
Bảng 3.20: Mô tả thống kê các biến sử dụng trong mô hình ………………………………. 114
Bảng 3.21: Kết quả ước lượng mô hình sẵn lòng chi trả……………………………………. 115
Bảng 3.22: Hệ số tương quan và R2 cho các mô hình ……………………………………….. 116
Bảng 3.23: Mức sẵn lòng chi trả bình quân của hộ gia đình ở phường Nhân Chính và
xã Sài Sơn…………………………………………………………………………………………………. 118
Bảng 4.1: Mục tiêu tăng trưởng kinh tế của Thành phố Hà Nội và cả nước giai đoạn
2011 – 2030 ………………………………………………………………………………………………. 121
Bảng 4.2: Dự báo dân số Thành phố Hà Nội đến năm 2020 và 2030…………………… 121
Bảng 4.3: Dự báo khối lượng chất thải rắn ở Thành phố Hà Nội đến năm 2050 ……. 123
Bảng 4.4: Mục tiêu quản lý chất thải rắn ở Thành phố Hà Nội đến năm 2030 ………. 124
Bảng 4.5: Nguồn vốn cho Quản lý chất thải rắn ở Thành phố Hà Nội …………………. 125
Bảng 4.6: Phân tích SWOT đối với mô hình kết hợp giữa Cộng đồng và Công ty/… 132
HTX dịch vụ môi trường …………………………………………………………………………….. 132
Bảng 4.7: Phân tích SWOT đối với mô hình Cộng đồng tự tổ chức với sự hỗ trợ của chính quyền địa phương………………………………………………………………………………. 135
Bảng 4.8: Tỷ lệ phí vệ sinh trung bình so với thu nhập của hộ gia đình ở…………….. 141
Thành phố Hà Nội giai đoạn 2006 – 2016 ……………………………………………………… 141
Bảng 4.9: Mức phí thu gom CTR ở một số thành phố trên thế giới năm 2010 ………. 142
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1: Ảnh hưởng của CTRSHĐT đến môi trường và sức khoẻ của con người ….. 23
Hình 1.2: Quản lý chất thải rắn tổng hợp và bền vững ……………………………………….. 26
Hình 1.3: Các mức độ tham gia của cộng đồng …………………………………………………. 33
Hình 1.4: Mô hình hợp tác giữa Doanh nghiệp tư nhân và Tổ chức dựa vào ………….. 35 cộng đồng (CBOs) ……………………………………………………………………………………….. 35
Hình 1.5: Mô hình hợp tác giữa Chính quyền địa phương và Tổ chức dựa vào cộng
đồng (CBOs) ………………………………………………………………………………………………. 35
Hình 1.6: Mô hình kết hợp giữa NGOs và CBOs ………………………………………………. 36
Hình 1.7: Khung phân loại dịch vụ CTRSH ……………………………………………………… 37
Hình 2.1: Quy trình thực hiện nghiên cứu luận án ……………………………………………… 41
Hình 2.2: Quy trình xây dựng chỉ tiêu ……………………………………………………………… 48
Hình 3.1: Tốc độ tăng trưởng kinh tế ở thành phố Hà Nội giai đoạn 2006 -2016…….. 63
Hình 3.2: Tốc độ tăng trưởng theo ngành ở thành phố Hà Nội giai đoạn 2006-2016 . 64
Hình 3.3: Quy mô dân số ở thành phố Hà Nội giai đoạn 2006 – 2016……………………. 65
Hình 3.4: Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh ở Thành phố Hà Nội………….. 66
Hình 3.5: Chủ thể tham gia các phân đoạn trong QLCTRSHĐT ở thành phố Hà Nội 71
Hình 3.6: Cơ cấu tổ chức mô hình QLCTRSHĐT dựa vào cộng đồng ở phường
Nhân Chính. ……………………………………………………………………………………………….. 79
Hình 3.7: Cơ cấu tổ chức mô hình QLCTRSHĐT dựa vào cộng đồng ở xã Sài Sơn… 82
Hình 3.8: Chỉ số tổng hợp bền vững của mô hình QLCTRSHĐT dựa vào cộng đồng ở
phường Nhân Chính và xã Sài Sơn ……………………………………………………………….. 109
1
1. Sự cần thiết của đề tài
PHẦN MỞ ĐẦU
Chất thải rắn (CTR – Solid Waste) là một bộ phận tất yếu, “đồng hành” với quá trình sản xuất và tiêu dùng trong nền kinh tế. Đối với các quốc gia đang phát triển, chất thải rắn đô thị (CTRĐT- Municipal Solid Waste) ngày càng tăng nhanh cả về khối lượng phát sinh và mức độ nguy hại. Phát triển kinh tế, gia tăng dân số và đô thị hóa mạnh mẽ được xem là những nguyên nhân chính gây ra tình trạng này (UNEP, 2005). Số liệu thống kê năm 2006 cho thấy, mỗi năm trái đất sẽ tiếp nhận 2 tỷ tấn CTRĐT, tương đương với khối lượng 300kg/người/năm. Đến năm 2025, khối lượng CTRĐT sẽ đạt 5,9
tỷ tấn/năm, tương đương với 59 tỷ m3, đủ để trải khắp diện tích đất nước Costarica với độ
sâu 1 mét (UN-Habitat, 2010b). Trong bối cảnh đó, quản lý chất thải rắn đô thị (QLCTRĐT) trở thành nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu trong hệ thống quản lý môi trường ở các quốc gia. Schubeler (1996) đã khẳng định: “phát sinh CTRĐT và cầu đối với dịch vụ thu gom CTRĐT đang thực sự là một vấn đề cấp bách đi kèm với tiến trình phát triển”.
Nhiều học giả cho rằng hệ thống QLCTRĐT ở các nước đang phát triển phải đối mặt với một số khó khăn và thách thức. Thứ nhất, hệ thống QLCTRĐT ở các nước này bị giới hạn về nguồn lực tài chính, năng lực con người và hệ thống luật pháp chồng chéo (Hoornweg, 2000). Vì vậy, khả năng cung cấp dịch vụ và kết quả hoạt động QLCTRĐT rất hạn chế. Theo Pacione (2005), có khoảng 1/3 đến 1/2 lượng rác thải không được thu gom ở các nước thế giới thế 3. Tỷ lệ này thậm chí còn cao hơn ở các khu vực ven đô và vùng nông thôn. Phần rác thải không được thu gom có thể phá huỷ cảnh quan, ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường và sức khỏe con người.
Thứ hai, hệ thống QLCTRĐT chưa đánh giá đúng và tích hợp vai trò của các chủ thể khác, như: doanh nghiệp, cộng đồng, tổ chức dựa vào cộng đồng (CBOs – Community Based Organizations) tham gia vào hoạt động QLCTRĐT. Ở các đô thị mà vai trò và sự tham gia của các chủ thể được thừa nhận, khẳng định thì hoạt động QLCTRĐT được cải thiện hơn nhiều (Furedy, 1989). Có thể thấy, kết quả thực thi chưa ấn tượng và những thách thức mà hệ thống QLCTRĐT phải đối mặt đang đặt ra những yêu cầu thay đổi cho hệ thống này. Câu hỏi đặt ra là: cách thức QLCTRĐT truyền thống mà các quốc gia đang áp dụng trong nhiều thập kỷ qua đã đúng hướng chưa và liệu có cần một sự thay đổi nào không?
Quản lý dựa vào cộng đồng (QLDVCĐ – Community-based Management) là cách tiếp cận được một số nhà khoa học gợi mở từ các nghiên cứu học thuật cũng như thực tế từ cuối thập kỷ 80 (Whande, 2007). Đây là cách tiếp cận từ dưới lên (Bottom-
2
up) và nhấn mạnh đến vai trò của người sử dụng, khuyến khích các thành viên trong cộng đồng tham gia hoạt động quản lý một cách chủ động và nhận trách nhiệm từ lập kế hoạch, thực hiện, đến giám sát các nội dung của hệ thống quản lý. Dưới góc độ chính sách, cách tiếp cận này sẽ làm giảm gánh nặng cho khu vực Chính phủ khi cung ứng hàng hóa, dịch vụ công trước cuộc khủng hoảng tài khóa và các chương trình thay đổi cơ cấu. Trao quyền quản lý cho địa phương trở thành một hướng đi đúng đắn trong bối cảnh này (Rasmussen, 1995).
Ở Việt Nam, QLCRĐT – đặc biệt là quản lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị
(QLCTRSHĐT) đã thu hút được sự quan tâm của mọi tầng lớp trong xã hội. Năm
2015, tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) trên cả nước là 23 triệu tấn/năm. Tại các vùng đô thị, nơi chiếm khoảng 30% dân số cả nước, mỗi năm phát sinh gần 14 triệu tấn CTRSHĐT (Bộ TN&MT, 2017). Trước áp lực phải quản lý khối lượng CTRSHĐT khá lớn, các thành phố đều xác định đây là vấn đề ưu tiên hàng đầu. Tuy nhiên, hệ thống QLCTRSHĐT đang gặp nhiều khó khăn do sự hữu hạn về thiết bị, về nguồn vốn, khung pháp lý còn thiếu và đặc biệt sự tham gia của cộng đồng còn mờ nhạt, chưa đúng với tiềm năng thực tế của chủ thể này (Bộ TN&MT, 2004). Nhận thức được bất cập đó, chính phủ Việt Nam đã ban hành chủ trương xã hội hóa (XHH) trong công tác Bảo vệ môi trường (BVMT). Ý tưởng của chủ trương này là huy động nguồn lực từ mọi thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, các tổ chức xã hội và cộng đồng tham gia vào sự nghiệp BVMT của đất nước. Đây có thể coi là một hoạch định chính sách đúng đắn của Chính phủ trong bối cảnh khu vực công đang gặp nhiều khó khăn trong QLCTRSHĐT (Bộ TN&MT, 2011).
Cũng như nhiều đô thị khác trên thế giới, thủ đô Hà Nội đã và đang phải đối mặt với vấn đề QLCTRSHĐT do kết quả của quá trình gia tăng dân số, đô thị hóa và tăng trưởng kinh tế. Tiếp nối và cụ thể hóa chủ trương XHH của Chính phủ, Hà Nội được đánh giá là một (1) trong hai (2) địa phương đi đầu trong hoạt động này (Bộ TN&MT, 2004). Ngay từ cuối thập kỷ 90, thành phố đã triển khai chương trình XHH trong QLCTR nói chung và QLCTRSHĐT nói riêng. Hàng loạt công ty tư nhân được thành lập và tham gia vào phân đoạn cung ứng dịch vụ thu gom, vận chuyển CTRSHĐT. Hàng chục mô hình dựa vào sáng kiến của cộng đồng (Community-based Initiatives) đã được ra đời, tự hoạt động, tự quản lý ở nhiều khu vực. Có thể kể đến mô hình thu gom, vận chuyển rác ở phường Nhân Chính, xã Sài Sơn, xã Đan Phượng, huyện Đan Phượng…. Các chương trình XHH đã chia sẻ trách nhiệm QLCTRSHĐT với Chính phủ và đem lại những kết quả tích cực ban đầu. Tuy vậy, trải qua một thời gian vận hành, các mô hình QLDVCĐ đã bộc lộ những bất cập và hạn chế. Vai trò,
3
mức độ tham gia của cộng đồng còn yếu và chưa rõ nét; nhiều mô hình gặp khó khăn về tài chính khi nguồn thu từ cộng đồng không đủ để chi trả cho cung ứng dịch vụ QLCTRSHĐT; mô hình chưa có vị thế rõ ràng, chưa có văn bản pháp lý đầy đủ và hoàn thiện để thúc đẩy phát triển. Trong bối cảnh đó, việc phân tích và đánh giá mô hình QLDVCĐ là điều cần thiết để đề xuất các giải pháp vận hành, hoàn thiện mô hình theo hướng bền vững.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài
2.1. Các nghiên cứu về quản lý chất thải rắn
Đã từ lâu, QLCTR nói chung và QLCTRĐT nói riêng là một chủ đề thu hút sự quan tâm của nhiều học giả trên thế giới. Các nghiên cứu về QLCTR được thực hiện ở nhiều quốc gia, thành phố với nhiều nội dung hết sức đa dạng, phong phú. Trên bình diện lớn, có thể nhận thấy bốn (4) mảng nội dung chính được các học giả tập trung nghiên cứu. Cụ thể như sau:
• Một là, nhóm các nghiên cứu tập trung vào việc phân tích hiện trạng phát sinh, thu gom, xử lý chất thải ở các quốc gia, đặc biệt là các nước đang phát triển.
Nghiên cứu của UN-Habitat (2010a) cho thấy khó khăn lớn nhất mà các thành phố/q uốc gia đang phát triển phải đối mặt trong QLCTRĐT là: tỷ lệ thu gom thấp, phương thức xử lý CTRSHĐT chưa đúng kỹ thuật và an toàn. Theo nhiều nghiên cứu, tỷ lệ thu gom CTRĐT ở các thành phố lớn chỉ đạt 30-50%, tỷ lệ này còn thấp hơn ở các thành phố nhỏ và khu vực ven đô (Hardoy và cộng sự, 2001; UN-Habitat, 2010a). Các tác giả cũng đã bình luận việc thiếu quy định về QLCTRĐT và điều kiện môi trường ô nhiễm ở các thành phố này. Miêu tả một bức tranh tương tự, nghiên cứu của Worldbank (2012) ước tính rằng: trong một số trường hợp, 60% CTR phát sinh tại đô thị các nước có thu nhập thấp không được thu gom. Vấn đề này nổi bật và tập trung rõ nét ở các quốc gia thuộc khu vực châu Phi và châu Á.
Ở khu vực châu Phi, trong nghiên cứu “Định hướng tương lai về QLCTR ở châu Phi”, Mohee, R. và cộng sự (2015) đã thừa nhận tình trạng QLCTRĐT hết sức yếu kém ở châu lục này. Tỷ lệ thu gom ở các thành phố lớn đạt xấp xỉ 50%; ở khu vực ven đô, tỷ lệ này còn đáng lo ngại hơn nhiều với con số là 10%. Tình hình xử lý CTRĐT ở Lusaka, Zambia cũng được cho là xấu với 90% rác thải hàng ngày bị bỏ lại, tiềm ẩn các tác động xấu đến sức khoẻ cộng đồng (Hardoy và cộng sự, 2001). Tại Kinshasa (Congo), phần lớn rác thải phát sinh ở trên đường, trên các bãi rác bất hợp pháp, trong các kênh thoát nước mưa hoặc được chôn lấp ở các khu đất trống (Hardoy và cộng sự, 2001).
4
Năm 2007, một nghiên cứu về hiện trạng QLCTRĐT ở 11 nước của Trung tâm Năng suất Châu Á (APO, 2007) nhấn mạnh: QLCTRĐT là một thách thức lớn ở các thành phố. Nghiên cứu chỉ rõ: “mặc dù bỏ ra chi phí rất lớn cho QLCTR, các đô thị ở 11 nước vẫn đang phải vật lộn với những thách thức ngăn chặn suy thoái môi trường do hoạt động không hiệu quả của hệ thống này. QLCTRĐT trở thành một vấn đề quan trọng và cần phải được giải quyết thông qua cách tiếp cận tổng hợp, dựa vào cộng đồng và khu vực tư nhân”.
Tại Sri Lanka, trung tâm hỗ trợ QLCTR quốc gia (NSMSC) (2008) đã nhận định QLCTR là một vấn đề lớn ở các thành phố của Sri Lanka. Theo đó, tỷ lệ thu gom trung bình ở quốc gia này chỉ đạt 23%. Tác giả đã mô tả thủ đô Colombo “đối mặt với một tình huống khủng hoảng” khi phải xử lý khoảng 1.500 tấn CTR mỗi ngày.
Trong nghiên cứu “Quản lý chất thải rắn tại Trung Quốc: Tình trạng, các vấn đề và thách thức”, Dong QingZhang và các cộng sự (2010) đã nhận xét: Trung Quốc đang chứng kiến sự tích tụ nhanh chóng của rác thải đô thị như là kết quả của quá trình CNH, đô thị hóa và gia tăng dân số. 668 thành phố của nước này tạo ra khoảng 212 triệu tấn rác thải mỗi năm, chiếm khoảng một phần ba tổng lượng CTR trên thế giới, trong đó có khoảng 148 triệu tấn được thu gom và chôn lấp; lượng rác thải còn lại tồn đọng trong môi trường gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và mỹ quan thành phố.
Ở Việt Nam, hiện trạng QLCTRĐT được phác họa khá rõ nét qua 02 báo cáo quốc gia chuyên biệt về CTR do Bộ Tài nguyên và Môi trường (Bộ TN&MT) ấn bản năm 2004 và 2011. Theo “Báo cáo diễn biến Môi trường Việt Nam – Chất thải rắn”, Bộ TN&MT (2004) dự báo khối lượng CTR sẽ tăng lên nhanh chóng trong bối cảnh phát triển kinh tế và gia tăng dân số. Trước áp lực đó, khoảng 83 – 85% lượng chất thải phát sinh được thu gom, còn lại 15 – 17% CTR được thải ra môi trường vứt vào bãi đất, hố đất, ao hồ, hoặc đốt lộ thiên gây ô nhiễm môi trường. Trong Báo cáo “Quản lý tổng hợp CTR ở Việt nam – đề xuất các giải pháp” – dự án CTR Việt Nam do Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) hỗ trợ, Hideki Wada (2016) lại đưa ra một bức tranh hơi khác khi cho rằng tỷ lệ thu gom CTRSHĐT ở các tỉnh, thành phố thực tế chỉ đạt 78%. Dù đưa ra số liệu khác nhau, nhưng các báo cáo đều thừa nhận “QLCTRĐT sẽ là một thách thức to lớn và là một trong những dịch vụ môi trường đặc biệt quan trọng vì những tác động tiềm ẩn đối với môi trường và sức khỏe cộng đồng” (Bộ TN&MT, 2011).
• Hai là, các nghiên cứu về QLCTR đã tập trung chỉ rõ các nguyên nhân/thách thức mà hệ thống QLCTRĐT ở các quốc gia đang phát triển phải đối mặt.
Linden, O. và cộng sự (1997) đã xác định 8 mối lo ngại chung mà các quốc gia châu Á đang phải đối mặt trong QLCTRĐT, bao gồm:
5
1. Công nghệ xử lý không phù hợp/ không hiệu quả;
2. Thực thi / không tồn tại;
3. Thiếu nguồn lực tài chính;
4. Thiếu nguồn lực con người;
5. Thiếu sự ủng hộ của hệ thống chính trị;
6. Thiếu khung pháp lý về QLCTRĐT;
7. Xung đột chính sách giữa các cấp chính quyền/ trách nhiệm chồng chéo;
8. Nhận thức của cộng đồng chưa cao.
Theo báo cáo, những yếu tố này làm giảm các nỗ lực QLCTR của chính quyền thành phố ở châu Á, gây khó khăn trong việc giữ gìn môi trường và an toàn cho người dân. Trong các trở ngại nêu trên, sự ràng buộc về nguồn lực tài chính được nhắc đến khá nhiều trong các nghiên cứu.
Nhiều tác giả đã cho rằng, sự thiếu hụt về tài chính là một hạn chế lớn đối với QLCTR ở các nước đang phát triển (Cointreau, 1995). Lohse (2003) đã mô tả vấn đề tài chính đô thị ở các nước đang phát triển là “có khoảng cách lớn giữa nguồn lực tài chính và nhu cầu chi tiêu đô thị” do “hầu hết các đô thị thiếu tự chủ khi thiết lập thuế và cơ cấu chi tiêu. Lohse (2003) cũng thấy rằng vấn đề tài chính ở các nước đang phát triển là do hệ thống thuế địa phương còn yếu kém; vì vậy, tỷ lệ thu hồi chi phí trong QLCTR là khá thấp và phụ thuộc nặng nề vào trợ cấp của nhà nước.
Một nghiên cứu tương tự với tên gọi “Quản lý CTRĐT ở Việt Nam: hiện trạng và chiến lược hành động” được thực hiện bởi Thanh và các cộng sự (2011) cho thấy những khó khăn về tài chính trong hoạt động QLCTRĐT. Cụ thể là mức đóng góp từ phía cộng đồng chỉ đủ bù đắp chi phí thu gom, chi phí vận chuyển và xử lý chủ yếu do chính quyền địa phương trợ cấp. Trên thực tế, nguồn vốn phát triển chính thức (ODA – Official Development Assistance) đang hỗ trợ cho chính phủ Việt Nam kinh phí này, về lâu dài thì đây là một thách thức trong hệ thống QLCTRĐT.
– Các thách thức liên quan đến thể chế cũng được nhiều học giả nghiên cứu.
UN-Habitat (2010a) cho rằng: thể chế yếu kém là đặc trưng của các nước đang phát triển, điều đó ảnh hưởng xấu đến cung cấp dịch vụ môi trường. Chức năng của các cơ quan trong QLCTRĐT không được xác định rõ ràng và không có một cơ quan duy nhất được chỉ định để điều phối hoạt động của hệ thống. Sự không rõ ràng về thể chế có thể dẫn đến trùng lắp về nhiệm vụ, những khoảng trống trong cung cấp dịch vụ và lãng phí nguồn lực vốn đã khan hiếm, hoặc thậm chí sụp đổ của chương trình QLCTRĐT.
6
Zurbrugg (2002) cũng đã ghi nhận sự yếu kém về năng lực quản lý ở các quốc gia đang phát triển. Do đó, giải quyết vấn đề chất thải ở các thành phố đòi hỏi phải cải tiến về thể chế. Tương tự Bộ TN&MT (2011) cũng thừa nhận hệ thống thể chế QLCTR ở Việt Nam là “chưa đầy đủ, đồng bộ và thực thi triệt để”.
– Một trở ngại khác gắn liền với hệ thống QLCTRĐT là sự tham gia hạn chế của cộng đồng. Theo Hashmi (2007), cộng đồng cần thiết để thúc đẩy “một trật tự tự do, dân chủ mạnh mẽ trong thế giới thứ ba”, nơi mà chính phủ không hoặc ít đáp ứng với các vấn đề xã hội. Hashmi thấy phát triển cộng đồng là một giải pháp chia sẻ với những khó khăn của chính phủ. Theo UNDP (2005), cộng đồng có vai trò quan trọng khi thiết lập các chính sách BVMT và không một chính phủ nào có thể đạt được phát triển bền vững mà không có sự tham gia tích cực của cộng đồng. Theo Bộ TN&MT (2011), “sự tham gia của cộng đồng làm tăng mức độ đồng thuận và niềm tin của nhân dân đối với các quyết định của chính quyền, tăng cường vai trò của cộng đồng địa phương và tăng cường tính dân chủ trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến chất thải”
• Ba là, tiếp nối các nghiên cứu về hiện trạng và thách thức mà hệ thống QLCTRĐT phải đối mặt, khá nhiều nghiên cứu đi tìm kiếm đáp án cho bài toán QLCTRĐT. Một trong số các hướng đi như vậy là xây dựng chỉ tiêu để đánh giá tính bền vững của mô hình QLCTRĐT. Theo Wilson (2013) “việc xây dựng các chỉ tiêu chuẩn cho phép các địa phương đánh giá hiệu quả hoạt động QLCTR. Ngoài ra, các chỉ số phù hợp sẽ rất hữu ích trong bối cảnh nỗ lực hợp tác nhằm bảo vệ sức khoẻ cộng đồng, tăng cường thu hồi nguồn tài nguyên và quản trị đô thị tốt hơn.”
Mặc dù không có nhiều, nhưng các nghiên cứu về xây dựng chỉ tiêu cho hệ thống QLCTR đã có từ khá sớm. Trong nghiên cứu “Các vấn đề về sử dụng chỉ tiêu chất thải rắn”, MacDonald (1996) đã xác định ba chỉ tiêu căn bản, bao gồm: chất thải phát sinh trên đầu người; tỷ lệ chất thải được quản lý theo các phương pháp khác nhau; và tỷ lệ hộ gia đình được cung dịch vụ thu gom. Các chỉ tiêu này đã được sử dụng như là một phần của chỉ số phát triển bền vững tổng hợp ở các thành phố (Tanguay và cộng sự, 2010).
Tiếp tục dành sự quan tâm cho việc xây dựng chỉ tiêu, trong nghiên cứu “Quản lý chất thải rắn tại Ai-len: đánh giá tính bền vững”, Desmond (2006) đã lựa chọn 12 chỉ tiêu cho 4 chủ đề, bao gồm: 5 chỉ tiêu môi trường, 2 chỉ tiêu kinh tế, 2 chỉ tiêu xã hội và
3 chỉ tiêu quản trị. Tuy nhiên, do điều kiện không khả thi về số liệu, một bộ gồm năm (5) chỉ tiêu về môi trường và quản trị được tác giả lựa chọn để đánh giá tính bền vững của hoạt động QLCTR theo các mục tiêu đề ra.
7
Năm 2011, Armijo và các cộng sự đã xây dựng bộ công cụ đánh giá bằng chỉ tiêu để đo lường hiệu quả hoạt động QLCTR trong nghiên cứu “Bộ chỉ tiêu cho các chương trình quản lý chất thải”. Các chỉ tiêu phù hợp nhất đã được đề xuất qua tổng quan tài liệu và tham vấn ý kiến của các chuyên gia. Kết quả có 18 chỉ tiêu được lựa chọn để giúp các nhà hoạch định chính sách tối ưu hoá hiệu quả chương trình QLCTR.
Trong nghiên cứu “Đánh giá sự bền vững của hệ thống QLCTR ở Nigieria: xây dựng và phát triển công cụ đánh giá dựa trên chỉ số”, Rabia Lawal Batagarawa (2011) đã đề xuất 13 chỉ tiêu trên 4 lĩnh vực: kinh tế, xã hội, môi trường và quản trị. Lý thuyết về QLCTR tổng hợp và bền vững được tác giả lựa chọn để xây dựng chỉ tiêu. Các chỉ tiêu được tính toán và quy chuẩn về một chỉ số để đánh giá mức độ bền vững của hệ thống QLCTR ở Nigieria.
Một trong số những nỗ lực đáng được ghi nhận ở nội dung này là nghiên cứu “Quản lý CTR ở các thành phố trên thế giới” của UN-Habitat (2010b). Scheinberg và các cộng sự (2010) đã thu thập dữ liệu cho 20 thành phố đại diện cho các quốc gia có thu nhập thấp, trung bình và xây dựng bộ chỉ tiêu đánh giá hệ thống QLCTR. Bộ chỉ tiêu này được hình thành từ lý thuyết QLCTR tổng hợp và bền vững nhưng được đơn giản hóa bằng cách gộp lại thành 3 nhóm, bao gồm: (1) nhóm chỉ tiêu về các bên liên quan; (2) nhóm chỉ tiêu bền vững về tài chính; và (3) nhóm chỉ tiêu về thể chế, chính sách. Tiếp nối công việc này, Wilson và các cộng sự (2015) tiếp tục cập nhật, chỉnh sửa các chỉ tiêu định tính, định lượng và tiến hành kiểm định trên 50 thành phố trong nghiên cứu “Bộ chỉ số nền tảng cho QLCTR tổng hợp ở các thành phố”.
• Bốn là, các nghiên cứu về QLCTR không chỉ được tập trung xem xét ở cấp độ quốc gia hoặc thành phố mà còn được thực hiện thông qua xem xét hành vi của hộ gia đình, một trong những nội dung chủ chốt là đánh giá sự sẵn lòng chi trả (WTP – Willingness To Pay) của hộ đình.
Các nghiên cứu về WTP của hộ gia đình xuất hiện từ khá sớm, chủ yếu bắt nguồn từ nhu cầu cải thiện chất lượng môi trường. Trong nghiên cứu “Nhu cầu hộ gia đình về cải thiện hệ thống QLCTR: trường hợp của Gujranwala, Pakistan”, Altaf và cộng sự (1996) đã đánh giá WTP của hộ gia đình về ưu tiên cải thiện hệ thống QLCTR so với hệ thống cấp nước và vệ sinh. Các tác giả đã sử dụng một mẫu ngẫu nhiên phân tầng khoảng 1.000 hộ gia đình để tìm hiểu thông tin về phía người sử dụng dịch vụ CTR. Phân tích của tác giả cũng thách thức những giả định thông thường rằng hộ gia đình ít ưu tiên QLCTR so với các dịch vụ đô thị khác và không muốn trả tiền. Họ cho rằng, mặc dù QLCTR ở thành phố các nước đang phát triển là không đạt yêu cầu và sử dụng nhiều ngân sách địa
8
phương, nhưng các nỗ lực để cải thiện hiệu quả hoạt động của hệ thống này cần phải được xem xét dưới góc độ của nhà cung ứng và người sử dụng dịch vụ.
Pek Chuen-Khee and Othman (2010) đã ước lượng sự ưa thích của hộ gia đình khi cải thiện dịch xử lý CTR ở Malaysia bằng cách sử dụng phương pháp định giá ngẫu nhiên. Nhóm tác giả đã ước lượng và so sánh mức WTP cho 2 phương thức xử lý CTR. Kết quả nghiên cứu cho thấy mức WTP của hộ gia đình đối với bãi chôn lấp vệ sinh là 1,53 euro, cao hơn 0,9 euro cho phương án đốt rác. Điều này hàm ý rằng phương thức chôn lấp hợp vệ sinh là một giải pháp thay thế mang tính khả thi. Ước lượng hồi quy cũng cho thấy tuổi, quyền sở hữu nhà ở, thu nhập hộ gia đình là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đáng kể đến WTP.
Wang và cộng sự (2011) cũng tiến hành phân tích hành vi của hộ gia đình nhằm cải thiện dịch vụ xử lý CTR ở huyện Eryuan, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Kết quả nghiên cứu cho thấy mức WTP bình quân chiếm 1% so với tổng thu nhập của hộ gia đình. Phân tích cũng chỉ ra rằng hầu hết các hộ gia đình nghèo nhất ở Eryuan không chỉ sẵn sàng chi trả nhiều hơn các hộ gia đình giàu về tỷ lệ thu nhập, mà còn sẵn sàng trả tương đương các hộ giàu về mặt giá trị tuyệt đối. Các tác giả cho rằng những hộ gia đình nghèo nhất có nhu cầu cao về dịch vụ QLCTR công cộng, trong khi người giàu lại có khả năng thay thế bằng các dịch vụ tư nhân khi các dịch vụ công không có sẵn.
Trong nghiên cứu “Xác định mức sẵn lòng chi trả của các hộ nông dân về dịch vụ thu gom, xử lý CTRSH ở địa bàn huyện Gia Lâm, Hà Nội”, tác giả Nguyễn Văn Song và các cộng sự (2011) đã sử dụng phương pháp tạo dựng thị trường để xác định WTP cho hoạt động thu gom và xử lý rác thải ở huyện Gia Lâm. Thông qua quan sát, thu thập số liệu thứ cấp và điều tra 116 hộ nông dân trên địa bàn thị trấn Trâu Quỳ và xã Kiêu Kỵ, các tác giả xác định được mức chi trả bình quân của hộ nông dân là 6000 đồng/ người/ tháng. Mức WTP chịu ảnh hưởng của các nhân tố thu nhập, giáo dục, nghề nghiệp, tuổi, giới tính và quy mô của hộ gia đình. Ước tính, mức sẵn lòng chi trả một năm trên địa bàn nghiên cứu khoảng 4 tỷ đồng/ năm. Số tiền này nếu được sử dụng đúng mục đích sẽ giúp cải thiện chất lượng dịch vụ thu gom, xử lý CTRSH và môi trường sống của người dân.
Nghiên cứu tương tự được Dagnew Hagos và các cộng sự (2012) đề cập trong công trình “Sự sẵn lòng chi trả của hộ gia đình nhằm cải thiện hệ thống quản lý CTR đô thị ở thành phố Mekelle, Ethiopia”. Mẫu nghiên cứu với 226 hộ gia đình được lựa chọn để đánh giá WTP của cư dân nhằm cải thiện QLCTRĐT và đề xuất cơ chế phục hồi chi phí. Nhóm tác giả sử dụng mô hình Tobit và Probit để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến WTP của hộ gia đình. Kết quả cho thấy WTP của người dân có liên quan đáng kể đến thu nhập và nhận thức về chất lượng môi trường. Nghiên cứu chỉ rõ phí vệ
9
sinh hiện tại của thành phố thấp hơn nhiều so với mức WTP của cư dân. Mức WTP này là gợi ý cho các nhà chính sách xác định mức phí phù hợp hơn nhằm hỗ trợ cải tiến hệ thống QLCTR thành phố.
Trong nghiên cứu “Sự sẵn lòng chi trả của hộ gia đình nhằm cải thiện dịch vụ thu gom CTR ở thành phố Kampala, Uganda”, Margaret Banga và các cộng sự (2013) đã xác định các nhân tố ảnh hưởng đến WTP. Dựa trên điều tra 381 hộ gia đình ở Kampala, nhóm tác giả đã ước tính mức sẵn lòng chi trả của hộ là USH 2.439 mỗi tháng. Mức chi trả này chịu ảnh hưởng bởi thu nhập, giáo dục, tuổi tác và quyền sở hữu nhà ở. Đây là cơ sở để các nhà chính sách thiết lập mức phí cho phù hợp với bối cảnh của thành phố.
Trong một nghiên cứu khác có tiêu đề “Mức sẵn lòng chi trả nhằm cải thiện dịch vụ xử lý CTR ở Tema Metropolis, Ghana”, tác giả Nkansah E., (2015) tính toán WTP cho việc cải thiện hệ thống xử lý CTR tại bằng cách sử dụng phương pháp định giá ngẫu nhiên. Mẫu điều tra gồm 156 quan sát được thực hiện. Mô hình Tobit được sử dụng để xác định các yếu tố tác động đến WTP cho việc cải thiện dịch vụ xử lý CTR. Kết quả cho thấy tuổi, trình độ học vấn, số người phụ thuộc, thu nhập, quy mô hộ gia đình và khoảng cách tới bãi thải là các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến WTP của hộ gia đình. Tác giả cũng khuyến nghị Chính phủ nên phối hợp với các cơ quan thu gom rác để đầu tư thêm nguồn lực cho các nhà máy tái chế nhằm nâng cao hiệu quả xử lý CTR.
Với nghiên cứu “Đánh giá sự sẵn lòng chi trả của công chúng cho QLCTR ở Yangon, Myanmar” (2016), tác giả Mya đã tiến hành điều tra ở 2 khu vực Botahtaung và Pazundaung nhằm tìm hiểu nhận thứccủa cộng đồng về tầm quan trọng của chương trình QLCTR. Bằng phương pháp định giá ngẫu nhiên, phần lớn người trả lời WTP ở mức
800MMK (tương đương với 0,8USD). Từ đó tác giả cũng xác định được quy mô nguồn tài chính tiềm năng để cải thiện hệ thống QLCTR.
2.2. Các nghiên cứu về quản lý chất thải rắn sinh hoạt dựa vào cộng đồng
Đã từ lâu, các lý thuyết kinh tế về thất bại thị trường (market failure) và hiện trạng đã thừa nhận vai trò của Chính phủ trong quản lý tài nguyên môi trường. Đây là cách thức quản lý từ trên xuống (top-down) mà rất nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng. Tuy vậy, cách quản lý này đã bộc lộ những yếu kém khi thực thi, những hạn chế về năng lực và tài chính trong quá trình quản lý. Trong bối cảnh đó, trao quyền trách nhiệm quản lý cho cộng đồng địa phương được xem là hướng đi đúng đắn. Hướng đi này sẽ làm giảm gánh nặng cho khu vực Chính phủ, đồng thời cũng huy động nguồn lực tài chính và nhân lực trong cộng đồng để đảm bảo cho hoạt động quản lý được bền vững. Dựa trên những ý tưởng này, mô hình QLDVCĐ được hình thành
10
Trong 4 thập kỷ qua, QLDVCĐ bao phủ phạm vi rộng lớn, trên nhiều lĩnh vực kinh tế – văn hóa – xã hội – môi trường. Trên lĩnh vực tài nguyên và môi trường, QLDVCĐ được bắt đầu sớm nhất và phát triển mạnh mẽ trong khía cạnh quản lý tài nguyên. Sự khởi đầu đó được bắt nguồn từ phân loại tài nguyên là hàng hóa dùng chung (Common – pool resources). Năm 1968, Hardin, G. gọi đó là “Bi kịch tài sản chung” (The Tragedy of the Commons). Kinh tế học đưa ra hai phương án giải quyết vấn đề này, bao gồm: (i) tư nhân hóa và (ii) đánh thuế tài nguyên. Điểm chung của hai giải pháp là áp dụng các quy định từ bên ngoài cộng đồng, thường do chính quyền trung ương tiến hành, hoặc dưới hình thức thuế hay hạn ngạch, hoặc bằng cách tư nhân hóa. Tuy nhiên, thực tế cho thấy trong nhiều trường hợp, cả hai phương án này đều thất bại. Một phương án thứ ba là phi tập trung hóa, cộng đồng địa phương sẽ thực hiện quản lý tài nguyên dùng chung. Nghiên cứu của một số học giả đều cho rằng phương án thứ ba không nhất thiết dẫn đến “bi kịch tài sản chung”.
Trong tác phẩm “Governing the commons: The evolution of institutions for collective action” (Quản lý tài nguyên chung: Diễn biến các định chế dành cho hành động tập thể), Elinor Ostrom (1990) đã khẳng định: “Chính những người sử dụng tài nguyên sẽ định ra cơ chế sử dụng sao cho tài nguyên ấy đem lại lợi ích khả dĩ chấp nhận được cho mọi người; ngược lại, các quy định quản lý của nhà nước thường trở nên phản tác dụng bởi lẽ nhà nước thường xa rời với thực tế địa phương và cũng chẳng còn mấy uy lực ở cơ sở”. Bằng các kết quả nghiên cứu tại hiện trường ở Trung Quốc, Mông Cổ và nhiều nước đang phát triển khác, Ostrom khẳng định không phải lúc nào cơ chế quản lý tài nguyên chung cũng là một “bi kịch”. Trong nhiều trường hợp, các thể chế quản lý tài nguyên chung của cộng đồng tỏ ra hiệu quả và bền vững.
Tiếp nối hệ tư tưởng của Ostrom, nhiều học giả đã phát triển các nghiên cứu về quản lý môi trường dựa vào cộng đồng. Nội dung đầu tiên mà các nghiên cứu về QLCTR dựa vào cộng đồng thường xem xét là sự tham gia của cộng đồng trong hệ thống QLCTR.
Có thể thấy, sự tham gia của cộng đồng đặt nền tảng cho việc triển khai mô hình QLCTR dựa vào cộng đồng. Nghiên cứu đầu tiên về lĩnh vực này là “Sự tham gia của cộng đồng trong QLCTR đô thị ở Manila và Cebu, the Philippines” do Danilo G. Lapid và các cộng sự (1996) thực hiện. Trong nghiên cứu, cách tiếp cận quản lý cộng đồng (CMA – Community Management Approach) được nhóm tác giả sử dụng để phân tích hoạt động thu gom, xử lý CTR tại 2 thành phố. Từ đó, những điều kiện tiên quyết để áp dụng, duy trì bền vững sự tham gia của cộng đồng được nhóm tác giả phân tích và đề xuất nhân rộng cho các đô thị khác.
11
Mockler (1998) đã nghiên cứu hệ thống QLCTR dựa vào cộng đồng ở Inđônêxia. Theo tác giả, các sáng kiến trong QLCTR từ cộng đồng, bao gồm: phân loại chất thải, làm phân compost ở quy mô hộ gia đình. Điểm quan trọng của nghiên cứu là: các sáng kiến của cộng đồng không chỉ khắc phục những khó khăn về mặt tài chính, quản lý, công nghệ mà còn cho thấy sự kết nối thành công hành vi của hộ gia đình với hệ thống thu gom rác của chính phủ. Tuy nhiên, Mockler đã lưu ý rằng chỉ có 4 trong số 15 mô hình/ dự án dựa vào cộng đồng ở Jakarta là tồn tại. Lý do của sự thất bại là nguồn thu từ bán phân compost không đủ động lực tài chính để các hộ gia đình tham gia vào hoạt động này.
Nghiên cứu “Các vấn đề và kết quả về sự tham gia của cộng đồng trong môi trường đô thị: Phân tích so sánh 9 dự án chất thải” của Sylvaine Bulle (1999) đã xác định mức độ tham gia của cộng đồng và nhận diện những khó khăn về tài chính, xã hội của mô hình quản lý. Căn cứ vào đó, cách thức và bài học nhằm khuyến khích/ tăng cường sự tham gia của cộng đồng được tác giả đề xuất khá chi tiết.
Trong nghiên cứu “Sự tham gia của cộng đồng trong QLCTR: Tổng quan các yếu tố thúc đẩy sự tham gia bền vững của cộng đồng”, Laura Moningka (2000) đã phân tích 8 nhân tố thúc đẩy sự tham gia bền vững của cộng đồng bằng cách tổng quan các nghiên cứu trước đó. Có nhiều nhân tố khác nhau nhưng 2 nhân tố then chốt làm gia tăng sự tham gia của cộng đồng là: (i) sự hỗ trợ, hợp tác và tạo nền tảng pháp lý từ chính quyền địa phương; (ii) sự độc lập, bền vững về mặt tài chính trong mô hình quản lý.
Nhiều nghiên cứu xem xét vai trò của cộng đồng trong một bối cảnh cụ thể, trong đó có 2 nghiên cứu khá nổi bật ở Hà Nội và Duncan. Ở Hà Nội, David W. Richardson (2003) đã áp dụng các nguyên tắc xây dựng mô hình QLDVCĐ về mặt thể chế của Ostrom để phân tích mô hình QLCTRSHĐT dựa vào cộng đồng tại 3 địa điểm nghiên cứu. Theo tác giả, QLCTRSHĐT là một vấn đề phức tạp, phụ thuộc vào sự hợp tác của hộ gia đình, cộng đồng, doanh nghiệp tư nhân và chính phủ. Kết quả nghiên cứu cho thấy sự thành công của mô hình QLCTR dựa vào cộng đồng nằm ở sự tham gia tích cực và chủ động của cộng đồng với vai trò là người chủ đạo và sự hỗ trợ của chính quyền địa phương.
Năm 2009, trong nghiên cứu “Sự tham gia của cộng đồng trong QLCTR ở các khu vực có thu nhập thấp: nghiên cứu ở làng Duncan, Nam Phi”, Sonwabo Perez Mazinyo đã điều tra mức độ tham gia của cộng đồng trong hoạt động QLCTR bằng phương pháp định tính. Bản chất mối quan hệ mờ nhạt, mâu thuẫn giữa cộng đồng với các bên liên quan được xác định và phân tích. Các xung đột xuất hiện do thiếu thông tin truyền thông và mâu thuẫn lợi ích. Nghiên cứu cho thấy đẩy mạnh truyền thông và tăng cường sự tham gia của các bên liên quan là các yếu tố căn bản để hoạt động QLCTR đạt hiệu quả.
12
Nur Khaliesah Abdul Malika và cộng sự (2015) đã thực hiện nghiên cứu “Sự tham gia của cộng đồng trong hoạt động phân loại CTR thông qua chương trình tái chế chất thải ở Putrajaya, Malaysia”. Kết quả phân tích dựa trên điều tra 382 người cho thấy có tương quan yếu giữa sự tham gia của cộng đồng trong chương trình tái chế và thái độ của cộng đồng đối với việc phân loại chất thải rắn, r = 0,343; và kiến thức cộng đồng về phân loại chất thải rắn, r = 0.251. Căn cứ vào phân tích đó, một số đề xuất được đưa ra nhằm tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong hoạt động tái chế.
Trong nghiên cứu “Đánh giá hệ thống QLCTR và vai trò tham gia của cộng đồng tại thị trấn Jigjiga, bang Somalia, Ethiopia”, Yohanis Birhanu và cộng sự (2015) đã phát hiện sự thiếu hiệu quả của hệ thống QLCTR bắt nguồn từ: hệ thống thu gom thiết kế chưa phù hợp, thiết bị vận hành không đầy đủ. Những khó khăn về mặt xã hội, bao gồm: thiếu nhận thức của công chúng và mức sẵn lòng chi trả từ phía cộng đồng còn thấp; thiếu thốn trang thiết bị, đội ngũ nhân lực yếu kém, chất lượng dịch vụ không đáng tin cậy là những thách thức mà thành phố phải đối mặt. Cuối cùng, nghiên cứu đã đưa ra một số khuyến nghị, trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò của cộng đồng nhằm cải thiện hoạt động QLCTR.
• Nội dung thứ hai mà các nghiên cứu về QLCTR dựa vào cộng đồng thường đề cập đến là tổng kết các vấn đề, bài học kinh nghiệm được rút ra từ các dự án QLCTR dựa vào cộng đồng.
Một trong những nghiên cứu đầu tiên về vấn đề này là “Tổng quan các dự án CTR và nước sạch dựa vào cộng đồng: các vấn đề và so sánh” của Anschütz, J. (1996). Điểm thành công nhất của nghiên cứu là phân tích và tổng kết 5 nhóm khó khăn/ thách thức khi triển khai mô hình này ở châu Á, châu Phi và Nam Mỹ. Các thách thức đó bao gồm: thiếu sự tham gia của cộng đồng trong hoạt động thu gom, phân loại, tái chế và đóng góp tài chính; khó khăn trong việc duy trì sự minh bạch đối với hoạt động quản lý; khó khăn về xã hội khi điều kiện làm việc, thu nhập của người thu gom thấp và chứa đựng nhiều rủi ro; khó khăn về tài chính khi tỷ lệ thu hồi chi phí thấp và đóng góp phí chưa đầy đủ; khó khăn về quản lý khi thiếu sự hỗ trợ và hợp tác từ chính quyền địa phương. Tác giả đã đề xuất một số giải pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn này.
Trong nghiên cứu “Bài học rút ra từ các sáng kiến dựa vào cộng đồng trong QLCTR”, Ali, Mansoor và cộng sự (1999) đã tổng kết bài học kinh nghiệm dựa trên việc tìm hiểu các sáng kiến dựa vào cộng đồng cho dịch vụ thu gom CTR ở các nước đang phát triển, đặc biệt là ở châu Á và châu Phi. Từ nghiên cứu, 9 bài học đã được
13
đúc rút nhưng nổi bật hơn cả là các bài học: khuyến khích sự tham gia của cộng đồng, quan tâm đến người nghèo và đặc biệt là phụ nữ; duy trì hợp tác chặt chẽ với chính quyền địa phương. Đây là những bài học cần quan trọng để duy trì các sáng kiến QLCTR dựa vào cộng đồng.
Tương tự, nghiên cứu “QLCTR dựa vào cộng đồng: kinh nghiệm của các quốc gia châu Á” của Maqsood Sinha, A.H. Md và các cộng sự (2000) đã tổng kết mô hình này ở 7 quốc gia trong khu vực. Các khó khăn trong mô hình được rút ra, bao gồm: chính sách QLCTR chưa đầy đủ, thiếu nguồn lực cho CBOs, nhận thức và WTP của cộng đồng chưa cao, thiếu năng lực hợp tác giữa chính quyền và tổ chức của cộng đồng.
Trong ấn bản “Đánh giá so sánh QLCTR dựa vào cộng đồng Medan, Bandung, Subang and Surabaya” của Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) (2006), nhóm tác giả đã tiến hành so sánh mô hình này ở các địa phương. Kết quả đánh giá chỉ ra rằng: để mô hình QLCTR dựa vào cộng đồng được triển khai tốt cần phải xây dựng thể chế minh bạch và rõ ràng giữa các bên tham gia. Cụ thể, cần có những quy định rõ ràng về quyền lợi, trách nhiệm và cơ chế phối hợp giữa các bên liên quan.
Trong nghiên cứu “Bài học thực tế và những đổi mới trong quản lý chất thải rắn dựa vào cộng đồng tại Cebu” của tác giả Premakumara, D.G.J. (2012), mô hình phối hợp giữa các chủ thể tham gia được đề xuất. Bên cạnh đó, các bài học từ việc triển khai mô hình thu gom và tái chế phân compost ở Cebu, Philippin cũng được tổng kết. Ngoài bài học về nâng cao nhận thức và tăng cường năng lực cho cộng đồng, tác giả đặc biệt chú trọng đến việc tăng cường thể chế, như: thiết lập các chính sách hỗ trợ từ Chính phủ, chia sẻ tầm nhìn và trách nhiệm giữa các bên liên quan.
Nghiên cứu “Chiến lược QLCTR dựa vào cộng đồng: nghiên cứu ở đô thị Kaduna, Nigieria” do Rigasal, Y.A. và các cộng sự (2017) thực hiện đã đánh giá sự tham gia của cộng đồng trong QLCTR và đề xuất phương hướng phát triển mô hình quản lý này. Kết quả điều tra qua bảng hỏi, phỏng vấn sâu và kiểm tra hiện trường 6 địa điểm cho thấy: hộ gia đình ở khu vực thu nhập thấp có xu hướng phân loại chất thải tại nguồn và tham gia vào các sáng kiến QLCTR dựa vào cộng đồng nhiều hơn; nhưng lại ít có khả năng chi trả dịch vụ. Nghiên cứu cũng đề xuất việc tạo ra và lồng ghép các sáng kiến QLCTR dựa vào cộng đồng đặc biệt là ở các khu vực mật độ dân số cao nhưng thu nhập thấp như ở đô thị Kaduna. Các sáng kiến sẽ giúp tiết kiệm chi phí, tạo thu nhập, bảo vệ các giá trị địa phương, khuyến khích sự tham gia của công chúng và giảm thiểu đầu tư của chính phủ vào các dịch vụ QLCTR.
14
2.3. Nhận xét chung về các nghiên cứu quản lý chất thải rắn đô thị dựa vào cộng đồng và khoảng trống nghiên cứu cho luận án
Có thể nhận thấy, các nghiên cứu về QLCTR dựa vào cộng đồng ở trên thế giới và một số ít ở Việt Nam tập trung vào các vấn đề cơ bản như sau:
• Về nội dung nghiên cứu chính
– Đa số các nghiên cứu tìm hiểu và phân tích cách thức tổ chức mô hình
QLCTR dựa vào cộng đồng ở các nước đang phát triển;
– Xác định và đánh giá sự tham gia, mức độ tham gia của cộng đồng trong mô hình quản lý;
– Đánh giá nhận thức của cộng đồng về những ảnh hưởng có thể của CTRSH
đến sức khỏe và môi trường;
– Nhận diện và phân tích một số khó khăn dưới góc độ xã hội và quản lý khi triển khai mô hình này.
– Gợi mở và đề xuất một số giải pháp để vận hành mô hình tốt hơn.
• Về cơ sở lý luận áp dụng
– Phần lớn các nghiên cứu áp dụng lý thuyết tham gia của cộng đồng một cách đơn lẻ để nhận diện và đánh giá mức độ tham gia của hộ gia đình. Một số ít nghiên cứu áp dụng lý thuyết hành động tập thể (Collective Action) để tìm hiểu các nguyên tắc về mặt thể chế khi vận hành mô hình.
• Về phương pháp nghiên cứu được sử dụng
– Các nghiên cứu chủ yếu sử dụng phương pháp phân tích định tính (bao gồm thảo luận nhóm, phỏng vấn sâu cá nhân) và phương pháp phân tích thống kê, mô tả, so sánh sử dụng các nguồn số liệu sơ cấp, thứ cấp.
• Về kết quả đạt được
Các kết quả nghiên cứu chủ yếu dừng lại ở một số phát hiện chính như sau:
– QLCTR dựa vào cộng đồng là sự kết hợp giữa cộng đồng và các bên liên quan
ở các khu vực nhỏ, chưa phát triển.
– QLCTR dựa vào cộng đồng gặp một số khó khăn khi sự tham gia và mức WTP của cộng đồng hạn chế; thiếu năng lực hợp tác và kết nối giữa cộng đồng với chính quyền địa phương.
– Nhận thức của cộng đồng về tầm quan trọng của QLCTR còn chưa đầy đủ.
– Một số giải pháp nhằm tăng cường sự tham gia của cộng đồng và xây dựng
15
thể chế minh bạch rõ ràng đã được đề xuất.
• Hạn chế và khoảng trống nghiên cứu cho luận án
Mặc dù có khá nhiều nghiên cứu về CTRSHĐT và QLDVCĐ, nhưng có thể nhận thấy không nhiều nghiên cứu tích hợp 2 mảng nội dung này. Một số hạn chế và khoảng trống nghiên cứu có thể nhận diện như sau:
– Về nội dung nghiên cứu:
+ Cơ cấu tổ chức và hiện trạng mô hình QLCTR dựa vào cộng đồng, đặc biệt là các bên tham gia và cơ chế phối hợp chưa được phân tích một cách đầy đủ và toàn diện.
+ Chưa có một bộ chỉ tiêu được xây dựng và đề xuất làm căn cứ đánh giá tính bền vững của mô hình QLDVCĐ.
+ Mô hình QLCTR dựa vào cộng đồng chưa được phân tích toàn diện trên 4 khía cạnh: kinh tế, xã hội, môi trường và thể chế/quản lý.
+ Điểm mạnh, điểm yếu của mô hình QLCTR dựa vào cộng đồng chưa được xác định và phân tích cụ thể.
+ Đối với Hà Nội, số lượng các nghiên cứu về mô hình QLCTR dựa vào cộng đồng còn khá khiêm tốn. Đa số các nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu và phân tích một vài góc độ riêng biệt của mô hình mà chưa thảo luận chi tiết, đánh giá toàn bộ mô hình QLCTR dựa vào cộng đồng nhằm làm căn cứ để đề xuất giải pháp vận hành mô hình theo hướng bền vững.
– Về cơ sở lý luận
+ Đa số các nghiên cứu chỉ dựa vào lý thuyết tham gia của cộng đồng mà chưa gắn kết với lý thuyết về QLCTRĐT tổng hợp và bền vững, lý thuyết hành động tập thể để phân tích tính bền vững của mô hình dựa vào cộng đồng.
– Về phương pháp nghiên cứu
+ Chưa có nghiên cứu nào sử dụng phương pháp đa tiêu chí, tính toán chỉ số
bền vững để phân tích tính bền vững cho mô hình QLCTRSHĐT dựa vào cộng đồng.
Với những khoảng trống nêu trên, luận án “Quản lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị dựa vào cộng đồng: nghiên cứu điển hình ở Thành phố Hà Nội” được tác giả kỳ vọng sẽ lấp được một phần khoảng trống qua nghiên cứu này.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu tổng thể của luận án là phân tích tính bền vững của mô hình QLCTRSHĐT dựa vào cộng đồng và đề xuất các khuyến nghị chính sách để hoàn thiện mô hình theo hướng bền vững.
16
Để đạt mục tiêu chung đó, Luận án hướng tới việc giải quyết các mục tiêu cụ
thể như sau:
(i) Hệ thống hóa các cơ sở lý thuyết về QLCTR tổng hợp và bền vững; lý thuyết sự tham gia của cộng đồng và lý thuyết hành động tập thể. Trên cơ sở đó, đề xuất các chỉ tiêu phân tích tính bền vững của mô hình QLCTRSHĐT dựa vào cộng đồng;
(ii) Phân tích hiện trạng QLCTRSHĐT dựa vào cộng đồng ở Hà Nội; làm rõ
điểm mạnh, điểm yếu của các mô hình QLCTRSHĐT dựa vào cộng đồng;
(iii) Áp dụng các chỉ tiêu được đề xuất để phân tích tính bền vững của mô hình; Tính toán thử nghiệm chỉ số bền vững tổng hợp cho các trường hợp nghiên cứu điển hình ở Hà Nội;
(iv) Đánh giá sự sẵn lòng chi trả của hộ gia đình để cải thiện hệ thống
QLCTRSHĐT dựa vào cộng đồng;
(v) Đề xuất định hướng và một số khuyến nghị chính sách nhằm vận hành và hoàn thiện mô hình QLCTRSHĐT dựa vào cộng đồng ở Hà Nội theo hướng bền vững.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là các hoạt động trong mô hình QLCTRSHĐT dựa vào cộng đồng. Nếu xem xét dưới quy trình quản lý, đối tượng nghiên cứu của luận án là các phân đoạn trong quy trình đó, bao gồm: phân đoạn thu gom, vận chuyển, xử lý, tái chế CTRSHĐT. Nếu xem xét dưới góc độ là các chủ thể tham gia thì đối tượng nghiên cứu là người sử dụng và cung cấp dịch vụ CTRSHĐT, chính quyền địa phương và Tổ chức dựa vào cộng đồng (CBOs).
4.2. Phạm vi nghiên cứu
• Phạm vi không gian
Luận án lựa chọn Hà Nội là bối cảnh nghiên cứu chính. Đồng thời, tác giả đã tiến hành một cuộc điều tra, khảo sát 02 mô hình QLCTRSHĐT dựa vào cộng đồng ở Hà Nội để minh họa cho các phân tích và đánh giá.
• Phạm vi thời gian
Phạm vi thời gian mà luận án lựa chọn nghiên cứu là giai đoạn 2006 – 2016. Đây là khoảng thời gian trước và sau khi Hà Nội mở rộng địa giới hành chính, các khu vực ven đô không thể tiếp cận các dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải do khả năng hữu hạn về tài chính, nhân lực của chính quyền thành phố. Vì vậy, mô hình QLCTRSHĐT dựa vào cộng đồng được áp dụng khá phổ biến ở các khu vực này.
17
Để phân tích và đánh giá tính bền vững của 02 nghiên cứu điển hình, một cuộc
điều tra nhằm thu thập số liệu sơ cấp được thực hiện vào tháng 9/10 năm 2016.
• Phạm vi nội dung
– CTRSHĐT là một trong 3 loại chất thải cấu thành nên CTR, trong đó CTRSHĐT chiếm tỷ trọng lớn nhất và nổi cộm nhất. Đối với CTRSHĐT, nguồn thải bao gồm: hộ gia đình, trường học, cơ quan, khu thương mại ở các đô thị.v.v. Tuy nhiên, nguồn thải từ hộ gia đình chiếm tới 2/3 tổng lượng CTRSHĐT. Do vậy, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu mô hình QLCTRSHĐT có nguồn thải từ hộ gia đình.
– Theo Nghị Định 59/2007/NĐ – CP, “Hoạt động QLCTR bao gồm các hoạt động quy hoạch quản lý, đầu tư xây dựng cơ sở QLCTR, các hoạt động phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý CTR nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu những tác động có hại đối với môi trường và sức khoẻ con người”. Trong luận án, tác giả tập trung nghiên cứu phân đoạn chính của hoạt động QLCTR là thu gom vì một số lý do như sau. (i) Một là, thu gom có thể được coi là một trong số những phân đoạn đầu tiên của chu trình quản lý. Phân đoạn này ảnh hưởng lớn đến môi trường và sức khỏe của người dân. Chính vì vậy, sự quan tâm của cộng đồng và các nhà quản lý dành cho phân đoạn này là rất lớn. (ii) Hai là, thực tế đã cho thấy, thu gom là phân đoạn mà cộng đồng thể hiện sự tham gia một cách mạnh mẽ nhất. Do đó, phân tích mô hình QLDVCĐ trong phân đoạn thu gom sẽ đem lại góc nhìn sâu sắc về vai trò của cộng đồng. (iii) Ba là, không giống như các phân đoạn xử lý và vận chuyển, phân đoạn thu gom ít có các rào cản về mặt kỹ thuật, con người và nguồn lực tài chính.Vì vậy, cộng đồng có đủ năng lực để cung ứng phân đoạn này trên thị trường. Khi đó, việc xem xét phân đoạn thu gom sẽ được nhìn nhận một cách thấu đáo với góc nhìn từ cấu trúc thị trường, tức là giữa nhà cung ứng và người sử dụng dịch vụ. Mặc dù tập trung nghiên cứu và phân tích phân đoạn thu gom, nhưng luận án vẫn nhận diện và đem lại cách nhìn tổng quát về phân đoạn vận chuyển, xử lý và tái chế. Các hoạt động còn lại của hệ thống QLCTR như: xử lý, quy hoạch quản lý, đầu tư xây dựng cơ sở quản lý không nằm trong phạm vi nghiên cứu của đề tài.
5. Kết cấu của Luận án
Ngoài Phần mở đầu, Kết luận, Mục lục, Danh mục các từ viết tắt, Danh mục bảng, Danh mục hình vẽ, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, Luận án được cấu trúc thành 4 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về Quản lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị dựa vào cộng đồng.
18
Chương này diễn giải những khái niệm quan trọng và phân tích các lý thuyết mà tác giả sử dụng làm cơ sở để đánh giá, phân tích tính bền vững của mô hình QLCTRSHĐT dựa vào cộng đồng.
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu.
Nội dung cơ bản của chương này là trình bày chi tiết các phương pháp nghiên cứu mà tác giả sử dụng trong luận án, bao gồm: quy trình thực hiện luận án, nguồn dữ liệu được thu thập và phương pháp phân tích, xử lý số liệu để đạt mục tiêu nghiên cứu.
Chương 3: Hiện trạng Quản lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị dựa vào cộng
đồng ở Thành phố Hà Nội.
Trong chương này, các nội dung về phân tích tính bền vững của mô hình QLCTRSHĐT dựa vào cộng đồng ở Hà Nội, đánh giá sự sẵn lòng chi trả của cộng đồng để cải thiện hệ thống QLCTRSHĐT sẽ được trình bày và diễn giải cụ thể,
Chương 4: Định hướng và khuyến nghị chính sách nhằm hoàn thiện mô hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị dựa vào cộng đồng theo hướng bền vững.
Dựa trên các kết quả phân tích của chương 3, tác giả đề xuất các khuyến nghị chính sách để vận hành mô hình QLCTRSHĐT dựa vào cộng đồng ở Hà Nội theo hướng bền vững.
6. Những đóng góp mới của Luận án
6.1. Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận
Luận án là công trình nghiên cứu đầu tiên sử dụng và tích hợp 3 hệ thống lý thuyết: (i) lý thuyết quản lý chất thải rắn đô thị tổng hợp và bền vững; (ii) lý thuyết về sự tham gia của cộng đồng và (iii) lý thuyết hành động tập thể. Bằng phương pháp chuyên gia, tác giả đề xuất 17 chỉ tiêu trên các khía cạnh kinh tế, xã hội, môi trường và thể chế/quản lý nhằm phân tích tính bền vững của mô hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị dựa vào cộng đồng. Điểm nổi bật của bộ chỉ tiêu này là sự ‘có mặt’ của các chỉ tiêu về sự tham gia của cộng đồng, chỉ tiêu giám sát, chế tài, giải quyết xung đột trong cộng đồng được tác giả phân tích và chiết xuất từ hệ thống lý thuyết (ii) và (iii). Các chỉ tiêu này đã nêu bật vai trò quan trọng của cộng đồng để mô hình quản lý được vận hành một cách bền vững.
Luận án nỗ lực định lượng tính bền vững của mô hình QLCTRSHĐT dựa vào cộng đồng bằng cách thử nghiệm tính toán chỉ số tổng hợp bền vững qua quy trình 3 bước: (i) chuẩn hóa các chỉ tiêu; (ii) tính toán các chỉ số thành phần tương ứng với bốn nhóm chỉ tiêu được đề xuất; (iii) tính toán chỉ số tổng hợp phát triển bền vững.
19
Thay vì phân tích hệ thống QLCTRSHĐT thị dưới góc độ liệt kê hoạt động và đánh giá kết quả như nhiều báo cáo và nghiên cứu trước kia; luận án nhận diện và phân tích từng phân đoạn của hệ thống quản lý dưới cách nhìn cấu trúc thị trường. Trong đó, các chủ thể tham gia với tư cách là người cung ứng, sử dụng dịch vụ CTRSHĐT được nhìn nhận và phân tích cụ thể.
6.2. Những phát hiện và đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của Luận án
Kết quả phân tích, tính toán cho thấy: 2 mô hình QLCTRSHĐT dựa vào cộng đồng ở Hà Nội đều đạt sự bền vững cao trên khía cạnh môi trường, trong đó có sự đóng góp rất lớn từ kết quả khả quan của tỷ lệ thu gom và tỷ lệ hộ gia đình được cung cấp dịch vụ này. Kết quả tính toán cũng chỉ ra cả 2 mô hình ở Hà Nội đều kém bền vững trên khía cạnh kinh tế. Nhân tố gây ra “mảng tối” đó là tỷ lệ thu hồi chi phí khá thấp. Bên cạnh đó, mỗi mô hình lại chứa đựng những yếu tố bất ổn khác. Đối với mô hình cộng đồng kết hợp với Công ty/HTX dịch vụ môi trường, khía cạnh xã hội là đáng lo ngại khi mức độ tham gia của cộng đồng còn yếu và mờ nhạt. Đối với mô hình cộng đồng tự tổ chức, khía cạnh thể chế/quản lý lại là điểm trừ rất lớn trong mô hình khi các vấn đề giám sát và chế tài hầu như bị bỏ ngỏ trong mô hình.
Kết quả điều tra 504 hộ gia đình ở phường Nhân Chính và xã Sài Sơn đã xác
định mức sẵn lòng chi trả bình quân của các hộ lần lượt là 35.000đ/hộ/tháng và
25.000đ/hộ/tháng. Trong đó, thu nhập, trình độ giáo dục được xác định là 2 nhân tố then chốt ảnh hưởng đến mức WTP. Với kết quả WTP thu thập được, mức phí thu gom được đề xuất tăng gấp 1,5 lần so với hiện tại, tương ứng 9.000 đồng/ người/ tháng đối với khu vực nội thành và 4.500 đồng/ người/ tháng đối với khu vực ven đô đang trong quá trình chuyển đổi đô thị hóa. Đây có thể coi là nguồn tài chính tiềm năng để chia sẻ gánh nặng ngân sách cho chính phủ khi cung ứng dịch vụ công.
Thông qua các dự báo về bối cảnh mới cho Hà Nội và đánh giá cơ chế, chính sách hiện tại, các khuyến nghị về cơ chế chính sách, về kinh tế, về thể chế quản lý và nâng cao nhận thức đã được tác giả đề xuất để hoàn thiện mô hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị dựa vào cộng đồng ở Thành phố Hà Nội theo hướng bền vững.