LA34.016_Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở tỉnh Bắc Giang từ năm 1997 đến năm 2015
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích:
– Từ góc độ lịch sử Việt Nam, luận án này nhằm làm sáng tỏ quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Bắc Giang qua những bước khác nhau từ năm 1997 đến năm 2015;
– Làm rõ những thành tựu, hạn chế, những tác động của quá trình đó đến tình hình kinh tế, xã hội và an ninh – quốc phòng ở địa phương;
– Bước đầu rút ra một số kinh nghiệm lịch sử từ quá trình thực hiện chuyển dịch CCKT của địa phương
2.2. Nhiệm vụ:
– Sưu tầm, xử lý và đánh giá tổng quan các tài liệu có liên quan đến quá trình chuyển dịch CCKT của Việt Nam nói chung và của tỉnh Bắc Giang nói riêng.
– Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chuyển dịch CCKT ở tỉnh Bắc Giang, g m: điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội; tình hình chuyển dịch CCKT trước năm 1997, những quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước và Đảng bộ tỉnh Bắc Giang
– Phân tích quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở tỉnh Bắc Giang theo hai khoảng thời gian để làm rõ bước phát triển trong quá trình thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương: Từ năm 1997 đến năm 2005 là quá trình bước đầu thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở tỉnh Bắc Giang sau ngày tái lập tỉnh; từ năm 2006 đến năm 2015 là quá trình đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế với tốc độ nhanh và hiệu quả hơn
– Đánh giá những thành quả và hạn chế của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh, chỉ ra những đặc điểm, ý nghĩa và tác động của quá trình đó đối với kính tế – xã hội của địa phương
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu: Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Bắc Giang trên các mặt: cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu vùng kinh tế và cơ cấu thành phần kinh tế.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
– Về thời gian:
Mốc bắt đầu từ năm 1997 là năm tái lập tỉnh Bắc Giang, trên cơ sở chia tách tỉnh Hà Bắc thành tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh Mốc kết thúc là năm 2015 Mốc thời gian này chỉ có ý nghĩa tương đối, vì đây là mốc gần với thời điểm xác định đề tài nghiên cứu, chứ không phải là thời điểm kết thúc sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu, đề tài cũng đề cập đến tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh trước năm 1997, như một yếu tố tạo thuận lợi hoặc khó khăn cho sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế thời gian sau. Mặt khác trong khi nghiên cứu, đề tài cũng cập nhật những tư liệu sau năm 2015 để có thêm cơ sở nhận xét và kết luận.
– Về không gian:
Đề tài nghiên cứu về tỉnh Bắc Giang, bao g m thành phố Bắc Giang trực thuộc tỉnh, 9 huyện trên địa bàn của tỉnh, bao g m: Hiệp Hòa, Tân Yên, Việt Yên, Yên Dũng, Lạng Giang, Yên Thế, Lục Ngạn, Lục Nam, Sơn Động Tuy nhiên, để có thêm cơ sở khoa học để rút ra những đánh giá, nhận xét khách quan, đề tài cũng so sánh với cả nước, các tỉnh trong khu vực trung du và miền núi phía Bắc và một một số tỉnh lân cận như ắc Ninh, Vĩnh Phúc để thấy được sự chuyển dịch CCKT của Bắc Giang trong bức tranh chung của cơ cấu kinh tế vùng và trên cả nước.
– Về nội dung:
Đề tài nghiên cứu chuyển dịch về cơ cấu ngành, cơ cấu thành phần và cơ cấu vùng kinh tế cùng những vấn đề có liên quan như cơ cấu đầu tư, cơ cấu lao động… trong mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Cơ cấu ngành và thành phần kinh tế chỉ có thể được dịch chuyển đúng đắn trên phạm vi không gian lãnh thổ và trên phạm vi cả nước. Sự phân bố lãnh thổ một cách hợp lý sẽ là tiền đề để phát triển các ngành và các thành phần kinh tế.
* Nguồn tài liệu:
– Các văn kiện của Đảng và Nhà nước Việt Nam về phát triển, kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
– Các tài liệu đang được lưu giữ ở địa phương, bao g m các văn bản (nghị quyết, chỉ thị, quyết định…), các chương trình, kế hoạch, các báo cáo của Ban Chấp hành Đảng bộ, an Thường vụ, Hội đ ng nhân dân, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh, các cấp bộ đảng, chính quyền, đoàn thể, các sở và ban, ngành trong tỉnh Bắc Giang.
– Các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài, g m các sách chuyên khảo, tham khảo, các đề tài, bài báo khoa học đăng trên các tạp chí chuyên ngành, các luận văn, luận án đã bảo vệ.
– Tài liệu chưa thành văn, chủ yếu là ngu n tài liệu khai thác qua những người đã tham gia hoặc chứng kiến sự thực thi và biến đổi của CCKT ở tỉnh Bắc Giang.
4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án
4.1. Cơ sở phương pháp luận: Đề tài được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận sử học; phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng H Chí Minh, quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam về phát triển kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
4.2. Phương pháp nghiên cứu: Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
– Phương pháp lịch sử kết hợp với phương pháp logic nhằm tái hiện một cách khách quan, khoa học các sự kiện có liên quan đến quá trình chuyển dịch CCKT của tỉnh từ năm 1997 đến năm 2015, để từ đó khái quát, rút ra những kết luận về thành công và hạn chế trong quá trình chuyển dịch CCKT ở tỉnh Bắc Giang.
– Phương pháp phân tích, so sánh, thống kê, điều tra thực địa dựa trên số liệu và những thông tin qua khảo sát thực tế để đánh giá kết quả chuyển dịch CCKT của tỉnh Bắc Giang qua từng giai đoạn.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
– Trình bày có hệ thống những yếu tố chi phối sự chuyển dịch CCKTở tỉnh Bắc Giang, g m đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội; tình hình chuyển dịch CCKT trước năm 1997, những quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước và Đảng bộ tỉnh Bắc Giang. Những yếu tố này phản ánh những tiềm năng và thế mạnh, thuận lợi và khó khăn, cơ hội và thách thức của địa phương trong quá trình chuyển dịch CCKT, đ ng thời có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp tới hiệu quả của quá trình chuyển dịch CCKT của tỉnh.
– Trình bày và phục dựng lại sựchuyển dịch CCKT từ năm 1997 đến năm 2015, gắn với những kết quả cụ thể của mỗi giai đoạn,bao g m chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu thành phần kinh tếvà cơ cấu vùng kinh tế để nhận diện những bước đi của quá trình phát triển kinh tế và chuyển dịch CCKT của tỉnh trong quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH thời kỳ đổi mới.
– Phân tích sự phát triển trong sự chuyển dịch CCKT qua hai khoảng thời gian 1997-2005 và 2006-2015; từ đó góp phần tổng kết thực tiễn, rút ra những nhận xét về những thành tựu, hạn chế và những tác động của quá trình chuyển dịch CCKT ở tỉnh Bắc Giang.
– Cung cấp cho đọc giả, những nhà nghiên cứu khoa học ngu n tư liệu khách quan, phong phú về quá trình chuyển dịch CCKT của tỉnh Bắc Giang từ năm 1997 đến năm 2015
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.1. Ý nghĩa lý luận
– Làm rõ những vấn đề mang tính lý luận về quá trình chuyển dịch CCKT tỉnh Bắc Giang từ năm 1997 đến năm 2015 Từ đó nêu lên những đặc điểm, ý nghĩa của quá trình chuyển dịch CCKT của tỉnh.
– Đề xuất các giải pháp thúc đẩy chuyển dịch CCKT của tỉnh trong những năm tiếp theo
6.2.Ý nghĩa thực tiễn
– Kết quả nghiên cứu có thể làm tài liệu tham khảo cho các sở, ban, ngành khi nghiên cứu và hoạch định các chính sách cho tỉnh có liên quan đến đổi mới mô hình tăng trưởng và tái cấu trúc nền kinh tế của tỉnh.
– Kết quả nghiên cứu có thể được dùng để viết lịch sử địa phương, làm tài liệu giảng dạy lịch sử địa phương
7. Cơ cấu của luận án
Để hoàn thành mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, ngoài các phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, Luận án được chia thành 4 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án
Chương 2: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở tỉnh Bắc Giang từ năm 1997 đến năm 2005
Chương 3:Chuyển dịch cơ cấu kinh tếở tỉnh Bắc Giang từ năm 2006 đến năm 2015
Chương 4: Một số nhận xét và vấn đề đặt ra