ThS17.017_Phương thức so sánh trong ca từ của trịnh công sơn
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.1. Để nhận thức thế giới khách quan, để hiểu rừ cỏc sự vật hiện tượng với các thuộc tính muôn màu muôn vẻ trong đời sống, con người thường thực hiện việc so sánh, nhằm phát hiện ra những thuộc tính đồng nhất và khác biệt giữa các sự vật hiện tượng này, để quy loại và phân biệt c húng với nhau. Có thể nói, so sánh là một thao tác thường xuyên, có ý thức hoặc vô thức, trong đời sống hàng ngày của con người. Đối với văn học nghệ thuật, phương thức so sánh được xem là một thủ pháp nghệ thuật độc đáo. Nghiên cứu về phép so sánh của một tác phẩm văn nghệ giúp ta tìm hiểu một cỏch thức quan trọng (trong số các phép tu từ khác) được các tác giả dùng để tạo nên ngôn từ nghệ thuật trong tác phẩm của mình.
Từ xa xưa, âm nhạc đã là món ăn tinh thần không thể thiếu đối với nhân loại, bởi nó đem lại cho con người những cảm xúc khỏc nhau qua sự cảm nhận những hình tượng nghệ thuật. Việc nghiên cứu âm nhạc nói chung và ca từ nói riêng là một công việc không đơn giản nhưng đầy lí thú. Cũng như trong các hình thức văn nghệ khác, so sánh trong ca từ rất cần được chú ý, về phương thức này góp phần quan trọng trong việc xây dựng hình tượng nghệ thuật và giúp nghệ sĩ đưa tác phẩm (bài ca) đi vào lòng người nghe.
1.2. “Người hát rong qua nhiều thế hệ”, “người ca thơ”, “người viết tình ca hay nhất thế kỉ”…, đó là những từ ngữ người ta đã dùng để gọi Trịnh Công Sơn – người nhạc sĩ mà mỗi khi những ca khúc của ông được cất lên,
chúng ta đều cảm thấy lòng mình như lắng lại trong nhịp điệu và tiết tấu du dương, với một nỗi buồn da diết, để chiêm nghiệm, để nhìn lại mình, để trí tưởng tượng bay xa đến thế giới của những yêu thương tha thiết, những nỗi dằn vặt về tình yêu và thân phận con người. Những ca khúc của ông không chỉ mang lại một “giọng điệu” riêng, mà cũn thể hiện tớnh nhõn văn sâu sắc. Ở Việt Nam, chưa có nhạc sĩ nào tạo dựng được cho mình một dòng nhạc độc lập như Trịnh Công Sơn. Người ta vẫn thường gọi dòng nhạc của ông với cái tên bình dị, thân quen, là: “Nhạc Trịnh”.
Trong những năm tháng đất nước chìm trong khói lửa chiến tranh, nhạc sĩ này đã ôm đàn “hát cho dân tôi nghe”. Những ca khúc của ông đã vượt lên mưa bom bão đạn, vượt lên cảnh “máu xương trập trùng”, xoá nhoà đi cái gương mặt gớm giếc của cuộc chiến và chinh phục hàng triệu trái tim yêu nhạc thuộc đủ mọi giới, mọi lứa tuổi, mọi ngành nghề, và rồi vang mói cho tới ngày nay. Không chỉ phổ biến trong nước, nhiều ca khúc của ông đã vượt biên giới, đến với các quốc gia khác như Pháp, Mĩ, Cana đa, Nhật Bản…, được dịch ra nhiều thứ tiếng và được đông đảo công chúng đón nhận.
Một trong những yếu tố làm nên sức sống của nhạc Trịnh chính là phần ca từ và đó cũng là nơi thể hiện sự tài hoa trong sử dụng tiếng Việt của ông. Nhạc sĩ Văn Cao cho rằng âm nhạc của Trịnh Công Sơn là kết quả của một cuộc “hôn phối kì diệu” giữa phần ca từ và phần âm nhạc, hai phần này hoà quyện vào nhau đến mức khó có thể tách rời, làm nên hồn cốt nhạc Trịnh, và vì thế ông gọi nhạc sĩ họ Trịnh là “người ca thơ”; Tác giả Hoàng Ngọc Hiến đánh giá: “Tất cả ca từ của nhạc Trịnh Công Sơn làm thành một tình ca hay nhất thế kỉ” [45, tr.351]; Nhà nghiên cứu âm nhạc Dương Viết Á cho rằng: “Ngay cả trong những năm tháng “chia tay” giữa thơ và ca, xét riêng về ca từ, nhiều nhạc sĩ cần được gọi thêm là nhà thơ, thậm chí nên được t uyển chọn vào các tập thơ của thế kỉ XX: Đặng Thế Phong, Văn Cao, Trịnh Công Sơn…” [2, tr.226]… Tuy phần ca từ của nhạc Trịnh được đánh giá cao như vậy, nhưng cho đến nay lại ít có những công trình nghiên cứu chuyờn biệt, đầy đủ và sâu sắc.
2.3. Đã có rất nhiều bài viết cũng như các công trình nghiên cứu về cuộc đời và sự nghiệp âm nhạc của Trịnh Công Sơn, nhưng trong một vài cụng trỡnh có chú ý đến nghiên cứu ca từ của ông, thỡ việc tìm hiểu một cách có hệ thống các biện pháp tu từ, trong đó có so sánh, vẫ n là vấn đề cũn bỏ ngỏ. Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi mạnh dạn chọn và tiến hành nghiên cứu đề tài: Phương thức so sánh trong ca từ của Trịnh Công Sơn