LA33.007_Phong tục và tín ngưỡng, tôn giáo của người nùng ở huyện đồng hỷ tỉnh thái nguyên
1. Lí do chọn đề tài
Việt Nam là một quốc gia với 54 dân tộc anh em. Mỗi một dân tộc có một bản sắc văn hoá riêng. Trải qua quá trình phát triển, 54 bản sắc dân tộc, ngày càng hoà quyện, đan xen vào nhau, quá trình giao thoa đó đã làm cho nền văn hoá của các dân tộc hoà nhập nhưng không hoà tan, góp phần làm cho nền văn hoá vật chất, tinh thần Việt Nam phong phú, đa dạng và độc đáo. Dân tộc và bản sắc văn hoá dân tộc có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
Mỗi một dân tộc có nhưng bản sắc văn hoá dân tộc riêng, trong xu hướng hội nhập quốc tế hiện nay việc giữ gìn nhưng nét văn hoá dân tộc mang một ý nghĩa quan trọng, bởi không ít những thế lực phản động đang từng ngày từng giờ lợi dụng vấn đề dân tộc để gây xung đột chia rẽ khối đoàn kết dân tộc. Chính vì vậy việc bảo tồn và phát huy nền văn hoá dân tộc là một vấn đề cấp thiết của từng dân tộc. Trong cộng đồng dân tộc Việt Nam, dân tộc Nùng chiếm một số lượng đông đảo, sống tập trung ở khu vực Việt Bắc. Sau các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, ĐắkLắc, Bắc Giang, Hà Giang, Thái Nguyên là một tỉnh trung du phía Bắc có số lượng người Nùng đứng thứ sáu. Trong đó tập trung chủ yếu ở một số huyện như Đồng Hỷ, Võ Nhai, Đại Từ… Trong đó người Nùng ở huyện Đồng Hỷ chiếm 13,2% trong tổng số 123.196 người, nhiều xã tỷ lệ người Nùng chiếm tới 98% như (Hoá Trung, Tân Long, ….).
Với vị trí địa lý thuận lợi, tiếp giáp với Sông Cầu rất thuận lợi cho việc đi lại trao đổi buôn bán bằng đường thuỷ, ngoài ra Đồng Hỷ còn là huyện có đường quốc lộ 1B đi qua với chiều dài 15,5km không chỉ thuận tiện cho việc đi lại mà còn thuận tiện cho việc giao lưu trao đổi kinh tế giữa khu vực huyện với các khu vực khác. Trong toàn huyện, đồng bào Nùng chiếm một số lượng không đông, chỉ trừ mấy xã chiếm tới số lượng 98% đồng bào Nùng, còn các xã khác là sự đan xen giữa các dân tộc khác trong vùng, mặc dù vậy nhưng đồng bào Nùng ở Đồng Hỷ cũng đã xây dựng cho mình một nền văn hoá truyền thống kết hợp với nền văn hoá của các nền văn hoá anh em trong vùng, để tạo nên một nét văn hoá độc đáo, đa dạng.
Trên cơ sở lý luận thực tiễn đó, vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc luôn là vấn đề trọng tâm trong đường lối của Đảng ta. Năm 1991, trong “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội”, Đảng ta xác định: Tôn trọng lợi ích, truyền thống văn hoá, ngôn ngữ, tập quán tín ngưỡng của các dân tộc, đồng thời kế thừa và phát huy các giá trị tinh thần, đạo đức, thẩm mĩ, các di sản văn hoá, nghệ thuật của dân tộc. Chủ trương đó tiếp tục khẳng định rõ hơn trong nghị quyết Trung ương Đảng lần thứ 5 khoá VIII (1998) của Đảng: “Di sản văn hoá là tài sản vô giá, gắn kết
cộng đồng dân tộc, là cốt lõi của bản sắc văn hoá dân tộc, cơ sở để tạo ra những giá trị văn hoá truyền thống (bác học và dân gian), văn hoá cách mạng, bao gồm cả văn hoá vật thể và phi vật thể”
Để góp phần nhỏ bé của mình vào quá trình tìm hiểu văn hoá các dân tộc thiểu số ở Việt Nam, chúng tôi quyết định chọn: “Phong tục và tín ngưỡng, tôn giáo của người Nùng ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên” làm đề tài luận văn, với hai nội dung chủ yếu là các phong tục, tín ngưỡng và tôn giáo trong đời sống của người Nùng ở huyện Đồng Hỷ. Với mục đích bảo tồn và phát huy các giá trị bản sắc trong văn hoá truyền thống của người Nùng, ở huyện Đồng Hỷ hoà chung vào nền văn hoá Việt Nam “Tiến tiến, đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc” là mục đích mà luận văn này muốn đạt được.
Bản thân tôi là người dân tộc kinh, và hiện đang là giáo viên giảng dạy môn Lịch sử ở trường Trung học phổ thông Đồng Hỷ, là một huyện miền núi, nơi có nhiều con em dân tộc Nùng, đó cũng là một lý do khiến tôi lựa chọn đề tài này để giảng dạy tốt hơn phần lịch sử Văn hoá, lịch sử địa phương nhằm góp phần giáo dục, bồi đắp cho các thế hệ học sinh lòng tự hào, tình yêu đối với dân tộc, quê hương, đất nước. Ngoài ra tôi đã lập gia đình trong dòng họ Nùng, vì vậy tôi cũng muốn lựa chọn đề tài cũng để hiểu thêm về phong tục tập quán của gia đình chồng