LA05.013_Phát triển xuất khẩu bền vững mặt hàng thủy sản của Việt Nam khi tham gia Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP)
2. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu:
Mục tiêu của luận án là nghiên cứu, xác lập cơ sở lý luận và thực tiễn, đề xuất các giải pháp, chính sách nhằm phát triển xuất khẩu bền vững mặt hàng thủy sản khi Việt Nam tham gia Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) – nay là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu, luận án tập trung thực hiện những nhiệm vụ chủ yếu sau đây:
– Một là, hệ thống hóa và bổ sung lý luận về phát triển xuất khẩu bền vững mặt hàng thủy sản, cụ thể là làm rõ khái niệm, nội dung, tiêu chí đánh giá phát triển xuất khẩu bền vững mặt hàng thủy sản; các nhân tố trong nước và quốc tế tác động đến phát triển xuất khẩu bền vững mặt hàng thủy sản, đặc biệt là dưới tác động từ việc tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) – nay là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).
– Hai là, phân tích thực trạng xuất khẩu thủy sản Việt Nam theo các tiêu chí phát triển xuất khẩu bền vững và đánh giá các nhân tố tác động đến phát triển xuất khẩu bền vững mặt hàng thủy sản của Việt Nam thời gian qua, trên cơ sở đó đưa ra nhận định về những thành tựu, hạn chế, nguyên nhân của các hạn chế, tồn tại, cũng như các vấn đề thực tiễn đặt ra đối với phát triển xuất khẩu bền vững mặt hàng thủy sản của Việt Nam, làm cơ sở thực tiễn cho việc đề xuất các giải pháp, chính sách.
– Ba là, phân tích, dự báo về bối cảnh và triển vọng phát triển xuất khẩu bền vững mặt hàng thủy sản của Việt Nam thời gian tới năm 2025, định hướng đến 2030, đánh giá các cơ hội và thách thức trong phát triển xuất khẩu bền vững mặt hàng thủy sản của Việt Nam dưới tác động từ việc tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) – nay là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).
– Bốn là, đề xuất quan điểm, định hướng và các giải pháp, chính sách chủ yếu nhằm phát triển xuất khẩu bền vững mặt hàng thủy sản của Việt Nam dựa trên cơ sở khoa học và phù hợp với thực tiễn trong bối cảnh đẩy mạnh hội nhập và dưới tác động từ việc tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) – nay là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Luận án tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận và thực trạng phát triển xuất khẩu mặt hàng thủy sản của Việt Nam theo một số tiêu chí phát triển xuất khẩu bền vững.
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
– Về nội dung: Luận án nghiên cứu, hình thành khung lý thuyết về phát triển xuất khẩu bền vững mặt hàng thủy sản, trên cơ sở đó phân tích, đánh giá thực trạng phát triển xuất khẩu thủy sản Việt Nam theo một số tiêu chí phát triển xuất khẩu bền vững được lựa chọn, đề xuất các giải pháp, chính sách nhằm phát triển xuất khẩu bền vững mặt hàng thủy sản của Việt Nam.
– Về thời gian:
+ Thực trạng phát triển xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong 10 năm qua (giai đoạn 2007-2017).
+ Các giải pháp, chính sách nhằm phát triển xuất khẩu bền vững mặt hàng thủy sản của Việt Nam dưới tác động từ Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) – nay là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) tới năm 2025, định hướng tới năm 2030.
– Về không gian: Nghiên cứu phát triển xuất khẩu thủy sản của Việt Nam; các giải pháp, chính sách vĩ mô đối với Nhà nước và vi mô đối với các doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng thủy sản nhằm phát triển xuất khẩu bền vững mặt hàng thủy sản của Việt Nam.
4. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU, ĐIỂM MỚI CỦA LUẬN ÁN
– Luận án góp phần hệ thống hóa và bổ sung lý luận về phát triển xuất khẩu bền vững mặt hàng thủy sản, cụ thể hóa các khái niệm, luận chứng sâu về nội dung, tiêu chí đánh giá phát triển xuất khẩu bền vững mặt hàng thủy sản, cũng như các nhân tố tác động đến phát triển xuất khẩu bền vững mặt hàng thủy sản, đặc biệt là tác động của việc tham gia CPTPP tới PTXK bền vững thủy sản.
– Luận án tiến hành phân tích thực trạng xuất khẩu thủy sản Việt Nam theo các tiêu chí phát triển xuất khẩu bền vững và đánh giá các nhân tố tác động đến phát triển xuất khẩu bền vững thủy sản của Việt Nam thời gian qua, trên cơ sở đó đưa ra nhận định về những thành tựu, hạn chế, nguyên nhân của các hạn chế, làm cơ sở thực tiễn cho việc đề xuất các giải pháp, chính sách.
– Luận án đưa ra những dự báo về bối cảnh và triển vọng phát triển xuất khẩu bền vững mặt hàng thủy sản của Việt Nam thời gian tới năm 2025, định hướng đến 2030, đánh giá các cơ hội và thách thức trong phát triển xuất khẩu bền vững mặt hàng thủy sản trong bối cảnh Việt Nam tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) – nay là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).
– Luận án đề xuất quan điểm, định hướng và các giải pháp, chính sách chủ yếu nhằm phát triển xuất khẩu bền vững mặt hàng thủy sản của Việt Nam dựa trên cơ sở khoa học và phù hợp với thực tiễn trong bối cảnh đẩy mạnh hội nhập và dưới tác động từ việc tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) – nay là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).
6. KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN
Ngoài phần danh mục các chữ viết tắt, danh mục bảng, biểu đồ, phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, danh mục các công trình công bố kết quả nghiên cứu luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án được kết cấu thành 03 chương:
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU BỀN VỮNG MẶT HÀNG THỦY SẢN
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU BỀN VỮNG MẶT HÀNG THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2007-2017
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP, CHÍNH SÁCH NHẰM PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU BỀN VỮNG MẶT HÀNG THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM DƯỚI TÁC ĐỘNG TỪ HIỆP ĐỊNH CPTPP