LA02.122_Phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp ở Việt Nam
2. Mục đích nghiên cứu của Luận án
– Làm rõ lý luận về TPDN và thị trường TPDN và phát triển thị trường TPDN; nghiên cứu về vai trò của thị trường TPDN trên thị trường tài chính. Nghiên cứu kinh nghiệm của một số quốc gia về phát triển thị trường TPDN.
– Phân tích đánh giá thực trạng thị trường TPDN của Việt Nam trong thời gian qua, từ đó rút ra được những mặt đã đạt được cũng như mặt còn tồn tại của thị trường TPDN của Việt Nam tập trung vào giai đoạn 2006 – 2015.
– Nghiên cứu nhằm đề xuất một số giải pháp phát triển thị trường TPDN Việt Nam giai đoạn 2016 – 2020, định hướng đến năm 2030.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Luận án
– Đối tượng nghiên cứu: Phát triển thị trường TPDN ở Việt Nam
– Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi về không gian là các công ty cổ phần đại chúng và công ty trách nhiệm hữu hạn huy động vốn bằng trái phiếu. Phạm vi về thời gian là từ năm 2006 đến năm 2016.
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng phương pháp duy vật biện chứng để giải quyết các vấn đề chủ yếu. Tuỳ theo từng nội dung cụ thể, luận án sẽ sử dụng phối hợp các phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp thống kê… để phân tích chính xác thực trạng và đưa ra những giải pháp hợp lý, khả thi.
Để phục vụ kết quả nghiên cứu, NCS đã tiến hành khảo sát về tình hình phát triển thị trường TPDN Việt Nam trong thời gian qua bảng câu hỏi phiếu khảo sát (Phụ lục kèm theo). Đối tượng khảo sát là các doanh nghiệp trong các lĩnh vực kinh doanh như sản xuất công nghiệp, thương mại, dịch vụ… và các chuyên gia (nhà quản lý, giáo viên, nhà nghiên cứu) trong lĩnh vực tài chính có hiểu biết vềthị trường TPDN tại các cơ quan như các trường đại học (Kinh tế quốc dân, Học viện ngân hàng, Học viện Tài chính,…). Các Viện nghiên cứu (Viện Kinh tế – tài chính, Viện nghiên cứu và quản lý kinh tế Trung ương, Viện Chiến lược và chính sách Tài chính…), Ủy ban chứng khoán nhà nước, Sở giao dịch chứng khoán, Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán;…
NCS đã hoàn thiện mẫu biểu và gửi 60 Phiếu khảo sát về thực trạng quá trình thị trường TPDN Việt Nam trong thời gian, NCS đã nhận về 38 phiếu trả lời, đạt 60,33% số phiếu gửi đi, đạt yêu cầu mục tiêu của cuộc điều tra đặt ra về số lượng phiếu trả lời. Loại hình sở hữu tham gia khảo sát bao gồm 25% là các DNNN đã cổ phần hóa; 35% là các doanh nghiệp Các ngành nghề tham gia trả lời câu hỏi tập trung vào các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp (50% số DN tham gia khảo sát); trong lĩnh vực xây dựng là 26%, doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất là doanh nghiệp trong lĩnh vực tài chính, tín dụng, bảo hiểm (12% số DN tham gia khảo sát); lĩnh vực khác là 12%. Ngoài ra, NCS còn tiến hành phỏng vấn và gửi 15 phiếu khảo sát đến các cơ quan quản lý, cơ quan nghiên cứu, các trường đại học… để nhằm thu thập ý kiến của các nhà quản lý, các chuyên gia và các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực tài chính về tình hình phát triển của thị trường TPDN, cũng như kiến nghị những kiến nghị thúc đẩy sự phát triển của thị trường này trong thời gian tới.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của Luận án
– Luận án hệ thống hoá và góp phần làm rõ những vấn đề lý luận về TPDN; thị trường TPDN.
– Luận án trình bày kinh nghiệm của một số quốc gia trong việc phát triển thị trường TPDN từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho việc phát triển thị trường TPDN ở Việt Nam.
– Luận án đề xuất ra nhóm các giải pháp nhằm phát triển thị trường TPDN ở Việt Nam trên góc độ nghiên cứu phát triển thị trường sơ cấp (phát hành) và thị trường thứ cấp (giao dịch).
6. Kết cấu Luận án
Với mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu đã trình bày ở trên, ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung Luận án được kết cấu thành 3 phần: Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung luận án được trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Lý luận cơ bản về TPDN và phát triển thị trường TPDN
Chương 2: Thực trạng phát triển thị trường TPDN ở Việt Nam
Chương 3: Giải pháp nhằm phát triển thị trường TPDN ở Việt Nam