Friday, February 26, 2021
  • Home
  • About
  • Viết thuê luận văn
  • Luận Án Tiến Sĩ
Download Luận Văn
Advertisement
  • Luận Văn – Luận Án
  • Download
    • Đại Học – Cao Đẳng
      • Công Nghệ – Môi Trường
      • Công Nghệ Thông Tin
      • Khoa Học Tự Nhiên
      • Khoa Học Xã Hội
      • Kinh Tế – Quản Lý
      • Kinh Tế Thương Mại
      • Kỹ Thuật
      • Lý Luận Chính Trị
      • Nông-Lâm-Ngư
      • Y Khoa – Dược
    • Thạc Sĩ – Cao Học
      • Công Nghệ Thông Tin
      • Khoa Học Tự Nhiên
      • Khoa Học Xã Hội
      • Kiến Trúc – Xây Dựng
      • Kinh Tế
      • Kỹ Thuật
      • Luật
      • Nông – Lâm – Ngư
      • Sư Phạm
      • Y Dược – Sinh Học
    • Tiến Sĩ
    • Báo Cáo Khoa Học
    • Tiểu Luận
  • Hướng Dẫn
  • Tin chuyên ngành
No Result
View All Result
Download Luận Văn
  • Luận Văn – Luận Án
  • Download
    • Đại Học – Cao Đẳng
      • Công Nghệ – Môi Trường
      • Công Nghệ Thông Tin
      • Khoa Học Tự Nhiên
      • Khoa Học Xã Hội
      • Kinh Tế – Quản Lý
      • Kinh Tế Thương Mại
      • Kỹ Thuật
      • Lý Luận Chính Trị
      • Nông-Lâm-Ngư
      • Y Khoa – Dược
    • Thạc Sĩ – Cao Học
      • Công Nghệ Thông Tin
      • Khoa Học Tự Nhiên
      • Khoa Học Xã Hội
      • Kiến Trúc – Xây Dựng
      • Kinh Tế
      • Kỹ Thuật
      • Luật
      • Nông – Lâm – Ngư
      • Sư Phạm
      • Y Dược – Sinh Học
    • Tiến Sĩ
    • Báo Cáo Khoa Học
    • Tiểu Luận
  • Hướng Dẫn
  • Tin chuyên ngành
No Result
View All Result
Download Luận Văn
No Result
View All Result
Home Tiến Sĩ Tài Chính Ngân Hàng

Phát triển thị trường trái phiếu chính phủ ở Việt Nam

admin by admin
July 26, 2019
in Tài Chính Ngân Hàng, Tiến Sĩ
0
Luận án tiến sĩ tài chính ngân hàng
612
SHARES
3.4k
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

You might also like

Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng

Phát triển kinh doanh dịch vụ viễn thông ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế Nghiên cứu trường hợp Công ty Cổ phần viễn thông Hà Nội

Quản lý tài chính các trường đại học công lập trực thuộc Bộ Tài chính

LA02.260_Phát triển thị trường trái phiếu chính phủ ở Việt Nam

2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của Luận án

2.1. Mục tiêu nghiên cứu:

Tham khảo thêm :

  • Quản lý tài chính các trường đại học công lập trực thuộc Bộ Tài chính
  • Tác động của quan hệ kinh tế Việt Nam – Trung Quốc đến quốc phòng Việt Nam
  • Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp của thành phố Đà Nẵng đáp…
  • Hoàn thiện việc công bố thông tin báo cáo bộ phận trong hệ thống báo cáo…
  • Xây dựng chiến lược phát triển thương mại vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ…
  • Nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp thủy sản ở Việt Nam
  • Phát triển công nghiệp tỉnh Quảng Nam trong giai đoạn hiện nay
  • Giải pháp phát triển hệ thống phân phối hàng nông sản vùng Đông Nam Bộ hiện nay
  • Phát triển du lịch ở các tỉnh phía nam đồng bằng sông Hồng theo hướng bền vững
  • Quản lý nhà nước về phát triển kinh tế biển các tỉnh Bắc Trung Bộ Việt Nam

Xây dựng khung lý luận về phát triển thị trường TPCP, nghiên cứu về sự phát triển thị trường TPCP dựa trên các nhân tố tác động đến sự phát triển thị trường, từ đó xác định nội dung phát triển thị trường TPCP; nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về phát triển thị trường TPCP và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Vận dụng khung lý luận để phân tích thực trạng phát triển thị trường TPCP ở Việt Nam giai đoạn 2011-2017, phân tích các nhân tố tác động đến sự phát triển của thị trường TPCP. Đề xuất giải pháp nhằm phát triển thị trường TPCP ở Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 có cơ sở khoa học về lý luận và thực tiễn.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:

– Về mặt lý luận: Làm rõ lý luận về thị trường TPCP và phát triển thị trường TPCP, nghiên cứu các nhân tố tác động đến sự phát triển của thị trường TPCP; Kinh nghiệm quốc tế về phát triển thị trường TPCP và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.

– Về mặt thực tiễn: Phân tích đánh giá thực trạng phát triển thị trường TPCP của Việt Nam, kết hợp với các nghiên cứu phân tích định tính và định lượng về các nhân tố tác động đến sự phát triển của thị trường TPCP tại thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp; từ đó chỉ ra được những kết quả cũng như những hạn chế và nguyên nhân của thị trường TPCP Việt Nam tập trung vào giai đoạn 2011-2017. Dựa trên bối cảnh, quan điểm định hướng và mục tiêu phát triển thị trường TPCP, đề xuất hệ thống giải pháp và lộ trình phát triển thị trường TPCP ở Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.

– Để đạt được mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án sẽ tập trung vào trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau:

(i) Xây dựng khung lý luận về thị trường TPCP và phát triển thị trường TPCP?

(ii) Xác định các nhân tố tác động đến sự phát triển của thị trường TPCP?

(iv) Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về phát triển thị trường TPCP và rút ra những bài học nào cho Việt Nam?

(v) Phân tích thực trạng phát triển thị trường TPCP Việt Nam và đánh giá các nhân tố tác động đến sự phát triển của thị trường TPCP Việt Nam?

(vi) Cần có những giải pháp nào để phát triển thị trường TPCP ở Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030?

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Luận án

Đối tượng nghiên cứu của Luận án là thị trường TPCP ở Việt Nam, bao gồm: hệ thống khuôn khổ pháp lý tác động đến sự phát triển của thị trường, cấu trúc và quy mô thị trường, hoạt động phát hành TPCP trên thị trường sơ cấp, hoạt động giao dịch TPCP trên thị trường thứ cấp, cơ sở nhà đầu tư, các định chế tài chính trung gian và dịch vụ thị trường. Ngoài ra, Luận án nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế để bổ sung cơ sở lý luận và thực trạng khi đưa ra các giải pháp phát triển thị trường.

Phạm vi về nội dung: Luận án nghiên cứu phát triển thị trường TPCP. Xác định các nhấn tố ảnh hưởng đến sự phát triển thị trường TPCP, trên cơ sở đó phân tích thực trạng phát triển thị trường TPCP ở Việt Nam để đề xuất giải pháp.

Phạm vi về không gian và thời gian: Nghiên cứu và đề xuất giải pháp phát triển thị trường TPCP ở Việt Nam. Luận án tập trung phân tích số liệu thực trạng phát triển thị trường TPCP ở Việt Nam giai đoạn 2011-2017, đề xuất hệ thống giải pháp và kiến nghị phát triển thị trường TPCP ở Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.

4. Những đóng góp mới của Luận án

Luận án hệ thống hóa và phân tích góp phần phát triển phong phú thêm những lý luận cơ bản về thị trường TPCP và phát triển thị trường TPCP.

Luận án tổng kết kinh nghiệm phát triển thị trường TPCP của một số quốc gia điển hình trên thế giới như Anh, Nhật, Đức, Hàn Quốc là những nước có nền kinh tế lớn, TTTC và TTTP phát triển và ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu; rút ra một số bài học có giá trị tham khảo cho Việt Nam.

Luận án đã phân tích làm rõ thực trạng phát triển thị trường TPCP của Việt Nam. Trên cơ sở đó luận án đã đánh giá những kết quả đạt được và chỉ ra những hạn chế cũng như các nguyên nhân hạn chế đó. Bằng việc sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng luận án đã đánh giá mức độ tác động của các nhân tố đến sự phát triển thị trường TPCP trong giai đoạn 2011-2017. Trong đó nhân tố đa dạng hóa sản phẩm có tác động mạnh nhất, tiếp theo là nhà đầu tư trên thị trường, khuôn khổ pháp lý, minh bạch thông tin, định chế tài chính trung gian và dịch vụ thị trường. Cuối cùng là hạ tầng công nghệ không ảnh hưởng tới phát triển thị trường TPCP.

Từ đó, luận án đề xuất hai nhóm giải pháp lớn với nhiều giải pháp cụ thể và các điều kiện phát triển thị trường. Đồng thời đưa ra lộ trình thực hiện các giải pháp phát triển thị trường TPCP đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Các giải pháp đề xuất có tính hệ thống, cơ sở khoa học lý luận và thực tiễn.

5. Kết cấu của Luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục chữ viết tắt, danh mục các bảng, hình vẽ, biểu đồ, tài liệu tham khảo và các phụ lục, nội dung chính của luận án được kết cấu gồm 4 chương:

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu

Chương 2: Cơ sở lý luận về phát triển thị trường trái phiếu Chính phủ

Chương 3: Thực trạng phát triển thị trường trái phiếu Chính phủ ở Việt Nam

Chương 4: Giải pháp phát triển thị trường trái phiếu Chính phủ ở Việt Nam

TẢI XUỐNG 。◕‿◕。

Nhận viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ
Hotline: 092.4477.999
Website: https://luanvanaz.com
Email: luanvanaz@gmail.com
LỜI CAM ĐOAN i
MỤC LỤC ii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC CÁC BẢNG viii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ x
DANH MỤC PHỤ LỤC xi
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 1
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của Luận án 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Luận án 3
4. Những đóng góp mới của Luận án 4
5. Kết cấu của Luận án 5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 6
1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ VÀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ 6
1.1.1. Tình hình nghiên cứu trong nước 6
1.1.2. Tình hình nghiên cứu nước ngoài 13
1.2. NHỮNG GIÁ TRỊ KHOA HỌC, THỰC TIỄN ĐƯỢC KẾ THỪA VÀ KHOẢNG TRỐNG NGHIÊN CỨU 14
1.2.1. Những giá trị khoa học và thực tiễn luận án được kế thừa 14
1.2.2. Những khoảng trống nghiên cứu 14
1.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15
1.3.1. Quy trình nghiên cứu 16
1.3.2. Nghiên cứu định tính 17
1.3.3. Thiết kế nghiên cứu định lượng 19
1.3.4. Phương pháp phân tích dữ liệu 20
CHƯƠNG 2: LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ 25
2.1. THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ 25
2.1.1. Trái phiếu Chính phủ 25
2.1.2. Thị trường trái phiếu Chính phủ 32
2.2. PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ 42
2.2.1. Khái niệm, yêu cầu, lợi ích và điều kiện phát triển thị trường trái phiếu Chính phủ 42
2.2.2. Các tiêu chí đánh giá phát triển thị trường trái phiếu Chính phủ 50
2.2.3. Các nhân tố tác động đến sự phát triển thị trường trái phiếu Chính phủ 52
2.3. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ VÀ BÀI HỌC ĐỐI VỚI VIỆT NAM 56
2.3.1. Kinh nghiệm quốc tế phát triển thị trường trái phiếu Chính phủ 56
2.3.2. Một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 63
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ Ở VIỆT NAM 69
3.1. BỐI CẢNH KINH TẾ QUỐC TẾ VÀ TRONG NƯỚC 69
3.1.1. Bối cảnh kinh tế quốc tế 69
3.1.2. Bối cảnh kinh tế trong nước 72
3.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ Ở VIỆT NAM 74
3.2.1. Tổng quan về sự phát triển thị trường trái phiếu Chính phủ ở Việt Nam 74
3.2.2. Thực trạng phát triển thị trường Trái phiếu Chính phủ ở Việt Nam 78
3.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ SỰ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ Ở VIỆT NAM 100
3.3.1. Những thành tựu 100
3.3.2. Những hạn chế 108
3.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế 116
3.4. PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG TỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ VIỆT NAM 123
3.4.1. Khảo sát, đánh giá các nhân tố tác động đến sự triển của thị trường trái phiếu Chính phủ Việt Nam 123
3.4.2. Phân tích các nhân tố tác động đến sự triển của thị trường trái phiếu Chính phủ Việt Nam 127
CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ Ở VIỆT NAM 138
4.1 BỐI CẢNH, QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ Ở VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2025 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 138
4.1.1. Bối cảnh phát triển thị trường trái phiếu Chính phủ ở Việt Nam và nhu cầu vốn của Chính phủ 138
4.1.2 Quan điểm, định hướng phát triển thị trường trái phiếu Chính phủ ở Việt Nam 141
4.1.3. Mục tiêu phát triển thị trường trái phiếu Chính phủ ở Việt Nam 143
4.2. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ Ở VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2025 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 145
4.2.1. Nhóm giải pháp vĩ mô 146
4.2.1.1. Xây dựng môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, minh bạch hóa các khoản đầu tư từ ngân sách 146
4.2.1.2. Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý 147
4.2.1.3. Hoàn thiện cấu trúc thị trường trái phiếu Chính phủ 150
4.2.2. Nhóm giải pháp vi mô 157
4.2.2.1. Phát triển đa dạng và chuẩn hóa Trái phiếu Chính phủ 157
4.2.2.2. Phát triển sản phẩm mới trên thị trường trái phiếu Chính phủ 159
4.2.2.3. Phát triển hệ thống nhà đầu tư định chế 176
4.2.2.4. Phát triển các định chế tài chính trung gian và dịch vụ thị trường 180
4.2.2.5. Đổi mới cơ chế điều hành lãi suất và tạo lập đường cong lãi suất chuẩn 189
4.2.2.6. Xây dựng và phát triển tổ chức định mức tín nhiệm 190
4.2.2.7. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực quản lý thị trường TPCP và tăng cường hội nhập quốc tế 192
4.2.3. Điều kiện để thực hiện giải pháp 193
4.3. LỘ TRÌNH PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ Ở VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2025 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 198
4.3.1. Giai đoạn 2018-2025 198
4.3.2. Giai đoạn 2025-2030 200
KẾT LUẬN 201
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 204
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 205
PHỤ LỤC 214

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Ký hiệu viết tắt Chữ viết đầy đủ

ADB Ngân hàng phát triển Châu Á (The Asian Development Bank)
ABMF Diễn đàn trái phiếu Châu Á (The Asian Bonds Market Forum)
ASEAN + 3 Cơ chế hợp tác giữa Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (Association of Southeast Asian Nations) và ba quốc gia Đông Bắc Á gồm Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc
BHTG Bảo hiểm tiền gửi
BHXH Bảo hiểm xã hội
BIDV Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam
BTC Bộ Tài chính
CKPS Chứng khoán phái sinh
CNH-HĐH Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa
CNTT Công nghệ thông tin
CPI Chỉ số giá tiêu dung (Consumer Price Index)
CQĐP Chính quyền địa phương
ĐCLS Đường cong lãi suất
EU Liên minh Châu Âu (European Union)
FED Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Federal Reserve System)
GDCK Giao dịch chứng khoán
GDP Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product)
GNP Tổng sản phẩm quốc dân (Gross National Product)
GDCK Giao dịch chứng khoán
HNX Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội
HSX Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM
IMF Quỹ Tiền tệ quốc tế (International Money Funds)
KBNN Kho bạc Nhà nước
KT-XH Kinh tế – Xã hội
NĐTNN Nhà đầu tư nước ngoài
NHCSXH Ngân hàng Chính sách Xã hội
NHNN Ngân hàng Nhà nước
NHTM Ngân hàng thương mại
NHTW Ngân hàng trung ương
NSĐP Ngân sách địa phương
NSNN Ngân sách Nhà nước
NSTW Ngân sách Trung ương
ODA Viện trợ phát triển chính thức (Official Development Assistance)
OTC Thị trường phi tập trung (Over the counter)
PDs Hệ thống nhà tạo lập thị trường (Primary Dealers)
QLNQ Quản lý ngân quỹ
SCIC Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước
TCTD Tổ chức tín dụng
TPCP Trái phiếu Chính phủ
TPCPBL Trái phiếu Chính phủ bảo lãnh
TPCQĐP Trái phiếu Chính quyền địa phương
TPQT Trái phiếu Quốc tế
TPDN Trái phiếu Doanh nghiệp
TTCK Thị trường Chứng khoán
TTLKCK Trung tâm lưu ký chứng khoán
TTTC Thị trường tài chính
TTTP Thị trường Trái phiếu
UBCKNN Ủy Ban Chứng khoán Nhà nước
UPCoM Sàn chứng khoán UPCoM (Unlisted Public Company Market)
VBMA Hiệp hội Thị trường trái phiếu Việt Nam (Vietnam Bonds Market Associations)
VND Đồng Việt Nam
VNIBOR Lãi suất Liên ngân hàng Việt Nam
VNindex-HNX index Chỉ số chứng khoán trên sàn HOSE, HNX
WB Ngân hàng Thế giới (World Bank)
WEF Diễn đàn kinh tế thế giới (World Economic Forum)

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng Tên bảng Trang

Bảng 2.1. Tổng khối lượng huy động vốn năm 2016-2017 57
Bảng 2.2. Phương thức huy động vốn năm 2016-2017 57
Bảng 2.3. Khối lượng phát hành hiện tại so với kế hoạch năm 2016 – 2017 57
Bảng 2.4. Dự báo tình hình tài chính năm 2017-2021 58
Bảng 3.1. Dự báo tăng trưởng GDP tại Đông Á và Thái Bình Dương (%) 70
Bảng 3.2. Các chỉ số kinh tế vĩ mô cơ bản 74
Bảng 3.3. Dư nợ thị trường trái phiếu giai đoạn 2011-2017 75
Bảng 3.4. Kỳ hạn bình quân TPCP phát hành qua các năm 83
Bảng 3.5. Danh mục kỳ hạn TPCP phát hành năm 2016-2017 83
Bảng 3.6 Khối lượng phát hành trên TTTP giai đoạn 2011- 2017 85
Bảng 3.7. Kết quả huy động vốn từ phát hành TPCP năm 2011 – 2017 86
Bảng 3.8. Quy mô thị trường trái phiếu giai đoạn 2011-2017 87
Bảng 3.9. Tỷ lệ đầu tư TPCP so với tổng tài sản, tình hình nắm giữa TPCP 93
Bảng 3.10. Tỷ lệ mua, đầu tư TPCP so với nguồn vốn ngắn hạn của hệ thống
tổ chức tín dụng tại thời điểm cuối năm 2017 94
Bảng 3.11. Tỷ lệ năm giữ TPCP/ Tổng tài sản của hệ thống tổ chức tín dụng
giai đoạn 2011 – 2017 94
Bảng 3.12. Cơ cấu danh mục đầu tư của các doanh nghiệp bảo hiểm giai
đoạn 2011 – 2017 95
Bảng 3.13. Tổng tài sản và cơ cấu đầu tư của các doanh nghiệp bảo hiểm
phi nhân thọ giai đoạn 2011 – 2017 96
Bảng 3.14. Cơ cấu đầu tư của Bảo hiểm xã hội giai đoạn 2014 – 2017 97
Bảng 3.15. Tỷ lệ đầu tư TPCP của BHTG giai đoạn 2014 – 2017 98
Bảng 3.16. Triển vọng định mức tín nhiệm của Việt Nam 123
Bảng 3.17. Đánh giá về khuôn khổ pháp lý 124
Bảng 3.18. Đánh giá về sản phẩm 125
Bảng 3.19. Đánh giá về nhà đầu tư 125
Bảng 3.20. Đánh giá về hạ tầng công nghệ 126
Bảng 3.21. Đánh giá về tính minh bạch 126
Bảng 3.22. Đánh giá về định chế tài chính trung gian 127
Bảng 3.23. Đánh giá về phát triển thị trường 127
Bảng 3.24. Kết quả kiểm định sự tin cậy cho nhân tố khuôn khổ pháp lý 128
Bảng 3.25. Kết quả kiểm định sự tin cậy cho nhân tố sản phẩm 128
Bảng 3.26. Kết quả kiểm định sự tin cậy cho nhân tố nhà đầu tư 129
Bảng 3.27. Kết quả kiểm định sự tin cậy cho nhân tố hạ tầng công nghệ 129
Bảng 3.28. Kết quả kiểm định sự tin cậy cho nhân tố minh bạch 130
Bảng 3.29. Kết quả kiểm định sự tin cậy cho nhân tố định chế tài chính
trung gian 130
Bảng 3.30. Kết quả kiểm định sự tin cậy cho nhân tố phát triển thị trường TPCP 131
Bảng 3.31. Kết quả phân tích nhân tố cho các biến độc lập 131
Bảng 3.32. Kết quả phân tích nhân tố cho biến phụ thuộc 132
Bảng 3.33. Kết quả phân tích nhân tố cho các biến độc lập 133
Bảng 3.34. Kết quả phân tích nhân tố cho biến phụ thuộc 133
Bảng 3.35. Kết quả phân tích hồi quy các nhân tố ảnh hướng đến sự phát
triển TPCP thị trường sơ cấp 134
Bảng 3.36. Kết quả phân tích hồi quy các nhân tố ảnh hướng đến sự phát
triển TPCP thị trường thứ cấp 135
Bảng 4.1. Tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm của GDP 138
Bảng 4.2. Ví dụ về mức lãi suất tham chiếu đối với trái phiếu có lãi suất
thả nổi 164

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ

Hình, biểu đồ Tên hình, biểu đồ Trang
HÌNH
Hình 1.1. Quy trình nghiên cứu 16
Hình 1.2. Phương pháp phỏng vấn chuyên gia 18
Hình 1.3. Mô hình các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển thị trường sơ cấp 18
Hình 1.4. Mô hình các nhân tố ảnh hướng tới phát triển thị trường thứ cấp 19
Hình 2.1. Các dạng đường cong lãi suất 32
Hình 3.1. Cấu trúc thị trường trái phiếu Chính phủ Việt Nam 77
BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Tốc độ tăng trưởng GDP thế giới 71
Biểu đồ 3.2. Dư nợ thị trường trái phiếu/GDP giai đoạn 2012 – 2018 76
Biểu đồ 3.3. Quy mô phát hành trái phiếu theo kỳ hạn/Kỳ hạn phát hành bình
quân toàn thị trường 83
Biểu đồ 3.4. Lãi suất trúng thầu trái phiếu KBNN qua các năm 84
Biểu đồ 3.5. Khối lượng phát hành trên TTTP giai đoạn 2011-2017 86
Biểu đồ 3.6. Quy mô niêm yết và tốc độ tăng trưởng trên thị trường sơ cấp 87
Biểu đồ 3.7. Quy mô thị trường TPCP 88
Biểu đồ 3.8. Quy mô niêm yết và tốc độ tăng trưởng trên thị trường thứ cấp 89
Biểu đồ 3.9. Quy mô giao dịch qua các năm 90
Biểu đồ 3.10. Lợi suất giao dịch trái phiếu Chính phủ qua các năm 91
Biểu đồ 3.11. Giao dịch Outright của NĐT nước ngoài qua các năm 92
Biểu đồ 3.12. Mối tương quan giữa tỷ trọng nắm giữ TPCP của khối tổ chức tín
dụng và mặt bằng lãi suất phát hành TPCP giai đoạn 2011 – 2018 106
Biểu đồ 3.13. Quy mô thị trường trái phiếu của Việt Nam và các nước trong khu
vực theo % GDP 110
Biểu đồ 4.1. Khối lượng thanh toán tiền gốc và lãi TPCP đến năm 2020 140

DANH MỤC PHỤ LỤC

Số hiệu Nội Dung Trang

Phụ lục 1 Bảng hỏi khảo sát 214
Phụ lục 1a Bảng hỏi cho thị trường TPCP sơ cấp 214
Phụ lục 1b Bảng hỏi cho thị trường TPCP thứ cấp 217
Phụ lục 2 Các chỉ số xếp hạng tín nhiệm 220
Phụ lục 3 Kinh nghiệm quốc tế về phát triển thị trường TPCP 224
Phụ lục 3a Kinh nghiệm phát triển thị trường TPCP Nhật Bản 224
Phụ lục 3b Kinh nghiệm phát triển thị trường TPCP CHLB Đức 236
Phụ lục 3c Kinh nghiệm phát triển thị trường TPCP Hàn Quốc 243
Phụ lục 4 Nhu cầu vốn của nền kinh tế 256
Phụ lục 5 Thị trường Chứng khoán phát triển tạo điều kiện cho thị trường 260
TPCP phát triển
Phụ lục 6 Danh sách thành viên đấu thầu TPCP năm 2017 263
Phụ lục 7 Quyết toán và dự toán cân đối NSNN giai đoạn 2011-2019 264
Phụ lục 7a Quyết toán cân đối NSNN giai đoạn 2011-2016 262
Phụ lục 7b Dự toán cân đối NSNN giai đoạn 2017-2019 266

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Trong nền kinh tế thị trường, với xu hướng hội nhập, toàn cầu hoá, việc huy động vốn để phát triển kinh tế rất đa dạng; bên cạnh các nguồn vốn tín dụng ngân hàng, vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài, vốn vay nợ nước ngoài, việc vay nợ của Chính phủ bằng cách phát hành TPCP nhằm huy động vốn bù đắp cho bội chi NSNN và cho đầu tư phát triển là cần thiết. Để mục tiêu vay nợ của Chính phủ bằng phát hành TPCP thành công, một trong những yếu tố quan trọng là thị trường TPCP phải không ngừng hoàn thiện và phát triển. Phát triển thị trường TPCP có vai trò quan trọng để Chính phủ điều tiết sự luân chuyển vốn của nền kinh tế nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế vĩ mô, đồng thời là kênh huy động vốn cho đầu tư phát triển KT-XH theo mục tiêu của Nhà nước trong từng thời kỳ.
Thị trường TPCP là một bộ phận của TTTC, song với sự đa dạng hóa nên TPCP vừa có mặt ở thị trường tiền tệ, vừa có mặt ở thị trường vốn. Cũng bởi tính hữu hiệu của TPCP mà trong thời gian qua, các nước phát triển và đang phát triển kinh tế thị trường trên thế giới đã và đang phát triển mạnh thị trường TPCP và coi đó là một công cụ và mục tiêu để phát triển thị trường vốn. Ở Việt Nam, TTTP đã và đang trở thành kênh huy động vốn quan trọng hỗ trợ phát triển đối với nền kinh tế. Vốn huy động từ thị trường từng bước đáp ứng cơ bản nhu cầu NSNN. Trong đó, thị trường TPCP là một nhánh quan trọng trong tổng thể TTTP Việt Nam. Thị trường TPCP đã góp phần thúc đẩy sự phát triển của TTTC; tăng cường sự độc lập trong điều hành chính sách tiền tệ của NHTW thông qua mua bán TPCP, tác động đến lượng cung tiền và các biến số kinh tế vĩ mô.
Phát triển thị trường TPCP tại Việt Nam là vấn đề quan trọng nhằm mục tiêu huy động nguồn vốn cho NSNN và cho đầu tư phát triển; khai thác một cách có hiệu quả nhất nguồn vốn phục vụ cho kế hoạch phát triển KT-XH của đất nước; tái cấu trúc và thúc đẩy sự phát triển TTCK và TTTC Việt Nam; thực hiện cơ cấu lại NSNN, quản ký nợ công theo hướng đảm bảo nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô và kiềm chế lạm phát; khuyến nghị của các tổ chức quốc tế, điều kiện để hội nhập với TTTP quốc tế. Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đang làm thay đổi nền kinh tế thế giới, với những ứng dụng công nghệ mới, hiện đại dự báo sẽ tạo ra hàng loạt thay đổi mang tính bước ngoặt lịch sử, ảnh hưởng sâu rộng tới KT-XH ở tất cả các quốc gia, trong đó có lĩnh vực tài chính.
Thị trường TPCP Việt Nam đã có bước phát triển trong thời gian qua, quy mô TTTP đã tăng từ mức 19% GDP và dư nợ TPCP chỉ chiếm khoảng trên 9% GDP năm 2011, đến năm 2017 tổng dư nợ toàn TTTP đạt 37,45%, trong đó dư nợ TPCP đạt khoảng 27,4% GDP tương đương 1.3723.139 tỷ đồng và tăng khoảng 6,6 lần so với năm 2011 là 206.740 tỷ đồng. Tỷ lệ đầu tư TPCP chiếm 7,28% tổng tài sản hệ thống ngân hàng, trong khi dư nợ tín dụng chiếm 65% tổng tài sản, tương đương 130% GDP; tiệm cận mục tiêu dư nợ TTTP đến năm 2020 đạt 45% GDP và khoảng 65% GDP vào năm 2030, tăng tỷ trọng TPCP do các công ty bảo hiểm, BHXH, quỹ hưu trí, quỹ đầu tư và các tổ chức tài chính phi ngân hàng nắm giữ lên mức 50% năm 2020 và mức 60% vào năm 2030.
Phát triển thị trường TPCP ở Việt Nam cũng có giới hạn nhất định và phải đảm bảo khuôn khổ kinh tế vĩ mô cũng như những cam kết với các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế. Trong điều kiện TTTC Việt Nam chưa phát triển, cần phải đa dạng hóa các công cụ TPCP, đa dạng hóa các phương thức phát hành để có thể huy động các nguồn tiết kiệm nhàn rỗi trong nước cho phát triển kinh tế, không những thế Chính phủ có thể phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế để huy động vốn từ các NĐTNN. Mặc dù vậy, xét trên phương diện tổng thể, quy mô và phạm vi của thị trường vẫn còn nhỏ, tính thanh khoản chưa cao, cấu trúc thị trường chưa hoàn chỉnh, hệ thống nhà đầu tư, đặc biệt các định chế đầu tư dài hạn còn mỏng, hệ thống hạ tầng dịch vụ cho thị trường chưa phát triển. Ngoài ra, môi trường kinh tế vĩ mô chưa ổn định, khuôn khổ pháp lý chưa hoàn thiện, thị trường tài chính chưa phát triển, vì vậy phát triển thị trường TPCP còn hạn chế và TPCP chưa trở thành chuẩn mực cho các công cụ nợ khác. Việc nghiên cứu và tìm ra các giải pháp để phát triển thị trường TPCP Việt Nam là một yêu cầu đòi hỏi mang tính cấp thiết cả về phương diện lý luận và thực tiễn, phù hợp với thực tiễn Việt Nam và thế giới.
Xuất phát từ những lý do nói trên, tác giả đã lựa chọn đề tài Phát triển thị trường Trái phiếu Chính phủ ở Việt Nam” làm luận án nghiên cứu của mình.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của Luận án
2.1. Mục tiêu nghiên cứu: Xây dựng khung lý luận về phát triển thị trường TPCP, nghiên cứu về sự phát triển thị trường TPCP dựa trên các nhân tố tác động đến sự phát triển thị trường, từ đó xác định nội dung phát triển thị trường TPCP; nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về phát triển thị trường TPCP và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Vận dụng khung lý luận để phân tích thực trạng phát triển thị trường TPCP ở Việt Nam giai đoạn 2011-2017, phân tích các nhân tố tác động đến sự phát triển của thị trường TPCP. Đề xuất giải pháp nhằm phát triển thị trường TPCP ở Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 có cơ sở khoa học về lý luận và thực tiễn.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
– Về mặt lý luận: Làm rõ lý luận về thị trường TPCP và phát triển thị trường TPCP, nghiên cứu các nhân tố tác động đến sự phát triển của thị trường TPCP; Kinh nghiệm quốc tế về phát triển thị trường TPCP và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
– Về mặt thực tiễn: Phân tích đánh giá thực trạng phát triển thị trường TPCP của Việt Nam, kết hợp với các nghiên cứu phân tích định tính và định lượng về các nhân tố tác động đến sự phát triển của thị trường TPCP tại thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp; từ đó chỉ ra được những kết quả cũng như những hạn chế và nguyên nhân của thị trường TPCP Việt Nam tập trung vào giai đoạn 2011-2017. Dựa trên bối cảnh, quan điểm định hướng và mục tiêu phát triển thị trường TPCP, đề xuất hệ thống giải pháp và lộ trình phát triển thị trường TPCP ở Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.
– Để đạt được mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án sẽ tập trung vào trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau:
(i) Xây dựng khung lý luận về thị trường TPCP và phát triển thị trường TPCP?
(ii) Xác định các nhân tố tác động đến sự phát triển của thị trường TPCP?
(iv) Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về phát triển thị trường TPCP và rút ra những bài học nào cho Việt Nam?
(v) Phân tích thực trạng phát triển thị trường TPCP Việt Nam và đánh giá các nhân tố tác động đến sự phát triển của thị trường TPCP Việt Nam?
(vi) Cần có những giải pháp nào để phát triển thị trường TPCP ở Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030?
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Luận án
Đối tượng nghiên cứu của Luận án là thị trường TPCP ở Việt Nam, bao gồm: hệ thống khuôn khổ pháp lý tác động đến sự phát triển của thị trường, cấu trúc và quy mô thị trường, hoạt động phát hành TPCP trên thị trường sơ cấp, hoạt động giao dịch TPCP trên thị trường thứ cấp, cơ sở nhà đầu tư, các định chế tài chính trung gian và dịch vụ thị trường. Ngoài ra, Luận án nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế để bổ sung cơ sở lý luận và thực trạng khi đưa ra các giải pháp phát triển thị trường.
Phạm vi về nội dung: Luận án nghiên cứu phát triển thị trường TPCP. Xác định các nhấn tố ảnh hưởng đến sự phát triển thị trường TPCP, trên cơ sở đó phân tích thực trạng phát triển thị trường TPCP ở Việt Nam để đề xuất giải pháp.
Phạm vi về không gian và thời gian: Nghiên cứu và đề xuất giải pháp phát triển thị trường TPCP ở Việt Nam. Luận án tập trung phân tích số liệu thực trạng phát triển thị trường TPCP ở Việt Nam giai đoạn 2011-2017, đề xuất hệ thống giải pháp và kiến nghị phát triển thị trường TPCP ở Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.
4. Những đóng góp mới của Luận án
Luận án hệ thống hóa và phân tích góp phần phát triển phong phú thêm những lý luận cơ bản về thị trường TPCP và phát triển thị trường TPCP.
Luận án tổng kết kinh nghiệm phát triển thị trường TPCP của một số quốc gia điển hình trên thế giới như Anh, Nhật, Đức, Hàn Quốc là những nước có nền kinh tế lớn, TTTC và TTTP phát triển và ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu; rút ra một số bài học có giá trị tham khảo cho Việt Nam.
Luận án đã phân tích làm rõ thực trạng phát triển thị trường TPCP của Việt Nam. Trên cơ sở đó luận án đã đánh giá những kết quả đạt được và chỉ ra những hạn chế cũng như các nguyên nhân hạn chế đó. Bằng việc sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng luận án đã đánh giá mức độ tác động của các nhân tố đến sự phát triển thị trường TPCP trong giai đoạn 2011-2017. Trong đó nhân tố đa dạng hóa sản phẩm có tác động mạnh nhất, tiếp theo là nhà đầu tư trên thị trường, khuôn khổ pháp lý, minh bạch thông tin, định chế tài chính trung gian và dịch vụ thị trường. Cuối cùng là hạ tầng công nghệ không ảnh hưởng tới phát triển thị trường TPCP.
Từ đó, luận án đề xuất hai nhóm giải pháp lớn với nhiều giải pháp cụ thể và các điều kiện phát triển thị trường. Đồng thời đưa ra lộ trình thực hiện các giải pháp phát triển thị trường TPCP đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Các giải pháp đề xuất có tính hệ thống, cơ sở khoa học lý luận và thực tiễn.
5. Kết cấu của Luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục chữ viết tắt, danh mục các bảng, hình vẽ, biểu đồ, tài liệu tham khảo và các phụ lục, nội dung chính của luận án được kết cấu gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý luận về phát triển thị trường trái phiếu Chính phủ
Chương 3: Thực trạng phát triển thị trường trái phiếu Chính phủ ở Việt Nam
Chương 4: Giải pháp phát triển thị trường trái phiếu Chính phủ ở Việt Nam

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ VÀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ
1.1.1. Tình hình nghiên cứu trong nước
Thứ nhất, các công trình nghiên cứu về trái phiếu, TPCP, TTTP, thị trường TPCP, phát triển TTTC và thị trường TPCP ở Việt Nam trên các phương diện khác nhau. Khẳng định vai trò quan trọng của việc phát triển thị trường TPCP ở Việt Nam.
Thứ hai, các công trình nghiên cứu có ảnh hưởng và tác động đến sự phát triển của thị trường TPCP.
Thứ ba, các công trình nghiên cứu nhìn chung có mức độ, phạm vi và khía cạnh nghiên cứu khác nhau, đối tượng nghiên cứu có sự khác biệt; do sự biến động của tình hình phát triển KT-XH giữa các thời kỳ, mỗi công trình nghiên cứu chỉ giải quyết được một phần liên quan đến vấn đề lý luận về trái phiếu, TPCP và phát triển thị trường TPCP.
Thứ tư, các nghiên cứu trong thời gian gần đây mặc dù đã thực hiện đánh giá về phát triển thị trường TPCP nhưng chỉ dừng ở nhận định cũng như đánh giá chưa dựa trên kết quả nghiên cứu khoa học cụ thể (nghiên cứu định tính và định lượng).
Dưới đây là một số công trình tiêu biểu:
1.1.1.1. Các luận án tiến sĩ
(1). Trần Xuân Hà (2004), “Sử dụng công cụ TPCP để huy động vốn cho đầu tư phát triển ở Việt Nam”, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Học viện Tài chính, Hà Nội. Luận án đã nghiên cứu bản chất, vai trò và thị trường TPCP; các yếu tố ảnh hưởng đến việc đầu tư trái phiếu, quan hệ cung cầu TPCP và mối liên hệ của chúng đối với việc thực thi chính sách tiền tệ. Một số vấn đề sử dụng TPCP để huy động vốn cho đầu tư phát triển như: Huy động vốn cho đầu tư dưới hình thức TPCP trên thị trường tài chính; sử dụng trái phiếu kho bạc để bù đắp thiếu hụt NSNN; sử dụng trái phiếu để huy động vốn cho Chính quyền địa phương; huy động vốn từ TTTP quốc tế. Luận án đã đánh giá việc sử dụng công cụ TPCP để huy động vốn cho đầu tư phát triển: Thị trường TPCP đã hình thành và phát triển, thông qua thị trường TPCP đã huy động được một khối lượng vốn và phát hành ngày càng tăng qua các năm; các công cụ của Chính phủ đã từng bước hoàn chỉnh, tạo khả năng đa dạng hóa các hình thức huy động và là yếu tố quan trọng để cung cấp các công cụ nợ có chất lượng cao cho thị trường tài chính; phát triển thị trường TPCP đã mở ra một kênh thu hút tiền nhàn rỗi trong lưu thông và tín phiếu kho bạc đã trở thành một công cụ để NHNN thực thi chính sách tiền tệ, trái phiếu kho bạc đã trở thành hàng hóa của thị trường vốn. Trên cơ sở đó tác giả đưa ra các giải pháp nhằm tăng cường sử dụng TPCP để huy động vốn như: Đa dạng hóa các loại TPCP; chính sách khuyến khích chính quyền địa phương và Chính phủ phát hành trái phiếu huy động cho các công trình; cơ chế phát hành TPCP để tăng khả năng huy động vốn; phát triển thị trường thứ cấp nhằm tạo tính thanh khoản cho TPCP; giám sát và quản lý phát hành và sử dụng nguồn vốn vay từ TPCP,… Luận án nghiên cứu việc sử dụng TPCP để huy động vốn cho đầu tư phát triển, về phạm vi thời gian, số liệu về thực trạng, các giải pháp đưa ra phân tích cho giai đoạn 2001-2010; Luận án chưa đi sâu nghiên cứu các giải pháp phát triển thị trường TPCP.
(2). Lê Anh Tuấn (2010), “Phát triển thị trường trái phiếu Chính phủ ở Việt Nam”, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Học viện Tài chính, Hà Nội. Luận án đã nghiên cứu và trình bày về TPCP, thị trường TPCP, đánh giá thực trạng hoạt động của thị trường phát hành TPCP và thị trường giao dịch TPCP giai đoạn 2000-2009, đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm thúc đẩy phát triển thị trường TPCP. Tuy nhiên, Luận án chưa đi sâu nghiên cứu về phát triển thị trường TPCP, chưa xây dựng các tiêu chí đánh giá và các nhân tố ảnh hướng đến sự phát triển thị trường TPCP; chưa nghiên cứu và đề xuất các giải pháp về phát triển sản phẩm mới, hệ thống nhà đầu tư định chế,…Về phạm vi và thời gian nghiên cứu đến nay cần có nghiên cứu mới phù hợp với điều kiện thực tiễn phát triển của TTTC, nhằm đề xuất giải pháp phát triển thị trường TPCP ở Việt Nam.
(3). Trịnh Mai Vân (2010), “Phát triển thị trường trái phiếu ở Việt Nam”, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội. Luận án đã nghiên cứu những vấn đề tổng quan về trái phiếu như khái niệm, đặc điểm của trái phiếu, ĐCLS chuẩn, tác động và các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển của TTTP; nghiên cứu kinh nghiệm phát triển TTTP của Hàn Quốc và rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Qua phân tích thực trạng phát triển TTTP ở Việt Nam giai đoạn 2000-2009, chỉ ra hạn chế và nguyên nhân của hạn chế làm thị trường chưa phát triển, tác giả đề xuất một số giải pháp phát triển TTTP về quy mô phát hành, thị trường giao dịch TPCP, hoạt động đầu tư trái phiếu trên thị trường sơ cấp và thứ cấp với vai trò là các nhà đầu tư lớn hoặc là các nhà tạo lập TTTP. Trong đó, luận án tập trung vào các giải pháp Tái cấu trúc thị trường tài chính và tăng hiệu quả của TTTP; xác định nhu cầu phát hành TPCP thông qua việc dự báo về bội chi NSNN; hoàn thiện khung khổ pháp lý phát triển TTTP; nâng cao chất lượng công tác kế hoạch hóa trong công tác huy động vốn thông qua hình thức phát hành TPCP; hoàn thiện mô hình tổ chức TTTP; phát triển hệ thống các nhà tạo lập TTTP; tạo tính thanh khoản cho trái phiếu; phát triển các trung gian tài chính và tổ chức định mức tín nhiệm,…Luận án nghiên cứu ở phạm vi rộng hơn về phát triển TTTP ở Việt Nam.
(4). Đặng Anh Tuấn (2010), “Phát triển thị trường vốn ở Việt Nam”, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội. Luận án đã hệ thống hóa được các khái niệm cơ bản liên quan đến thị trường vốn và phát triển thị trường vốn và phân biệt thị trường vốn với thị trường chứng khoán, thị trường tín dụng dài hạn; Sử dụng mô hình lượng hóa để đánh giá mức độ phát triển của thị trường vốn Việt Nam; đánh giá mức độ phát triển của thị trường vốn thông qua các chỉ tiêu định tính liên quan đến bảo vệ nhà đầu tư, công tác quản lý giám sát thị trường…; Tuy nhiên, ở nghiên cứu này chưa đi sâu vào việc phát triển TTTP nói chung, TPCP nói riêng, về cơ bản có nhiều điểm khác biệt về nội dung, phạm vi nghiên cứu so với đề tài mà tác giả đang thực hiện.
(5). Vũ Hoàng Nam (2014), “Giải pháp phát triển hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu của NHTM”, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội. Luận án đã nghiên cứu cơ sở lý luận về hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu của NHTM và kinh nghiệm hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu của NHTM trên thế giới và bài học kinh nghiệm đối với NHTM Việt Nam; phân tích việc NHTM thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu và nhân tố ảnh hưởng, mô hình tổ chức, quy trình thực hiện, phương thức quản trị rủi ro và các vấn đề theo chuẩn quốc tế để hoạt động này phát huy hiệu quả đối với NHTM, đánh giá thực trạng kinh doanh và hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu của NHTM Việt Nam; xây dựng mô hình đánh giá tác động của một số nhân tố chủ quan và khách quan; xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá hoạt động và đo lường thực trạng hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu của NHTM. Trên cơ sở đó đề xuất giải pháp và kiến nghị phát triển hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu của NHTM Việt Nam. Luận án đã đề cập đến nhân tố khách quan về thực trạng của TTTP thông qua các biến số phản ánh quy mô thị trường TPCP, điều kiện về TTTP Việt Nam và khuôn khổ pháp lý về thị trường TPCP. Tuy nhiên, phạm vi và đối tượng nghiên cứu của Luận án có sự khác biệt với đề tài mà tác giả đang thực hiện.
(6). Bạch Thị Thanh Hà (2014), “Huy động vốn thông qua TPDN cho đầu tư tăng trưởng của doanh nghiệp ở Việt Nam”, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Học viện Tài chính, Hà Nội. Luận án đã nghiên cứu TPDN công cụ quan trọng huy động vốn cho đầu tư tăng trưởng của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường, đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp tăng cường huy động vốn thông qua TPDN cho đầu tư tăng trưởng của doanh nghiệp ở Việt Nam. Luận án đi sâu nghiên cứu huy động vốn thông qua TPDN cho đầu tư tăng trưởng của doanh nghiệp ở Việt Nam, trong đó luận án có nghiên cứu một số nội dung về phát triển thị trường TPCP: xây dựng ĐCLS chuẩn và phát triển thị trường TPCP tạo điều kiện cho phát triển thị trường TPDN. Luận án tập trung vào đối tượng nghiên cứu là TPDN.
(7). Trần Vinh Quang (2017), “Phát triển thị trường TPDN ở Việt Nam”, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Học viện Tài chính, Hà Nội. Luận án đã nghiên cứu TPDN và thị trường TPDN, phân tích đánh giá thực trạng TPDN của Việt Nam trong thời gian qua, kết quả đạt được và những mặt còn hạn chế của thị trường TPDN của Việt Nam tập trung giai đoạn 2006-2016. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp phát triển thị trường TPDN Việt Nam giai đoạn 2016-2020 và định hướng đến năm 2030, trong đó tập trung nhấn mạnh 3 nhóm giải pháp bao gồm: Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý về tổ chức thị trường TPDN; giải pháp phát triển TTTP sơ cấp tập trung vào các giải pháp xuất phát từ bản thân doanh nghiệp; giải pháp phát triển TTTP thứ cấp. Bên cạnh đó, luận án có đề cập đến một số nội dung phát triển thị trường TPCP: xây dựng hệ số đánh giá tín nhiệm của chủ thể phát hành trái phiếu, xây dựng khung lãi suất phát hành trái phiếu. Luận án đi sâu nghiên cứu phát triển thị trường TPDN tại Việt Nam.
1.1.1.2. Những nghiên cứu dưới dạng, đề tài nghiên cứu khoa học
(1). Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ
Lê Văn Hưng (2005), “Các giải pháp nhằm tăng cường huy động vốn cho đầu tư phát triển của Nhà nước, giai đoạn 2005-2010”. Trần Đăng Khâm (2007), “Phát triển các nhà tạo lập thị trường trái phiếu ở Việt Nam”, Đề tài đã tập trung nghiên cứu, đánh giá thực trạng hoạt động tạo lập thị trường ở Việt Nam, đồng thời khẳng định nhà tạo lập thị trường là một trong những chủ thể quan trọng giúp cho TTTP phát triển. Trong đó, tác giả cũng nhận định Việt Nam chưa thực sự có nhà tạo lập thị trường theo đúng nghĩa, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm phát triển các nhà tạo lập TTTP Việt Nam. Đào Lê Minh (2007) “Hình thành và phát triển thị trường chứng khoán phái sinh ở Việt Nam”, Đề tài đã nghiên cứu và hệ thống hóa cơ sở lý luận về CKPS, sự hình thành và phát triển TTCK phái sinh; phân tích đánh giá thực trạng TTCK, các điều kiện hình thành và phát triển TTCK phái sinh; trên cơ sở đó đề xuất giải pháp nhằm thúc đẩy sự hình thành và phát triển TTCK phái sinh ở Việt Nam. Ngô Văn Tuấn (2011), “Xây dựng mô hình công ty định mức tín nhiệm tại Việt Nam nhằm thúc đẩy sự phát triển thị trường vốn”, Đề tài nghiên cứu, phân tích có hệ thống và làm rõ thêm một số nội dung lý luận cơ bản về định mức tín nhiệm, tổ chức tín nhiệm, các nhân tố ảnh hưởng đến việc xếp hạng tín nhiệm, nguyên tắc cơ bản của hoạt động định mức tín nhiệm; trên cơ sở khảo sát kinh nghiệm của các nước, rút ra bài học thực tiễn đối với Việt Nam để thành lập tổ chức định mức tín nhiệm, đề xuất lộ trình phù hợp để thành lập tổ chức đinh mức tín nhiệm tại Việt Nam. Nguyễn Sơn (2014), “Xây dựng khung pháp lý về chứng khoán phái sinh và thị trường chứng khoán phái sinh”, Đề tài đã nghiên cứu tổng quan về TTCKPS và khung pháp lý cho TTCK phái sinh trong nước và nước ngoài, thực tiễn hoạt động giao dịch chứng khoán phái sinh ở Việt Nam và kinh nghiệm quốc tế, trên cơ sở đó đề xuất giải pháp và điều kiện thực hiện khung pháp lý điều chỉnh hoạt động của TTCK phái sinh tại Việt Nam. Nguyễn Thành Long (2013), “Cơ sở lý luận phát triển hệ thống nhà đầu tư tổ chức nhằm phát triển TTCK Việt Nam”, Đề tài đã nghiên cứu sự phát triển của TTCK và nhà đầu tư tổ chức, đánh giá thực trạng TTCK và hệ thống nhà đầu tư tổ chức, trên cơ sở đó đề xuất giải pháp phát triển TTCK dựa trên nền tảng sự phát triển của hệ thống nhà đầu tư tổ chức.
(2). Đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành, Ủy Ban Chứng khoán Nhà nước
Phạm Trọng Bình (2001), “Cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc phát triển trái phiếu ở Việt Nam”, Đề tài đã khái quát các lý luận cơ bản về thị trường trái phiếu và đánh giá thực trạng của thị trưởng trái phiếu Việt Nam trong giai đoạn trước và sau khi thành lập thị trường chứng khoán năm 2000. Tuy nhiên, đề tài mới phân tích chủ yếu thị trường TPCP ở Việt Nam về quy mô thị trường giao dịch và phát hành TPCP, các thành viên tham gia thị trường TPCP,…đề tài chưa phân tích sâu việc huy động vốn và chi phí sử dụng trái phiếu cho đầu tư tăng trưởng. Trần Văn Dũng (2007), “Phát triển thị trường thứ cấp TPCP Việt Nam”, Đề tài đã nghiên cứu tổng quan về thị trường giao dịch thứ cấp TPCP Việt Nam và đề xuất giải pháp, kiến cũng tổ chức một cách tổng thể đặt nền tảng cho sự phát triển ổn định và liên tục thị trường giao dịch. Dương Ngọc Tuấn (2009), “Hoàn thiện hệ thống thanh toán giao dịch TPCP tại TTCK Việt Nam”, Đề tài đã nghiên cứu, đề xuất triển khai việc quyết toán bằng tiền tại NHNN cho các giao dịch trên thị trường TPCP phù hợp với tiến độ xây dựng TTTP chuyên biệt của UBCKNN, tiến tới đảm nhận chức năng ngân hàng quyết toán thành tiền cho toàn bộ các GDCK trên TTCK sau này; kinh nghiệm quốc tế và mô hình thanh toán và quyết toán tiền giao dịch chứng khoán của các nước trên thế giới nhằm rút ra bài học kinh nghiệm khi áp dụng vào Việt Nam; đề xuất lộ trình và phương án thực hiện thanh toán giao dịch TPCP tại TTCK Việt Nam. Nguyễn Thị Hoàng Lan (2011), “Xây dựng đường cong lợi suất chuẩn của TPCP Việt Nam”, Đề tài đã nghiên cứu tổng quan về đường cong lãi suất, các phương pháp xây dựng ĐCLS và kinh nghiệm quốc tế, trên cơ sở đó ứng dụng, triển khai xây dựng ĐCLS chuẩn của TPCP Việt Nam.
(3). Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Học viện Tài chính
Hoàng Trần Hậu (2003), “Giải pháp nhằm nâng cao vai trò của các trung gian tài chính trong việc phát triển TTTP nước ta hiện nay”, Đề tài đã hệ thống hóa một cách khái quát lý luận về TTTP, trình bày vai trò của các trung gian tài chính trong việc phát triển TTTP.
(4). Đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành KBNN
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành KBNN (2001) “Một số giải pháp nhằm tăng cường huy động vốn trung và dài hạn qua phát hành TPCP trong giai đoạn hiện nay”; Đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành KBNN (2003) “Huy động vốn cho đầu tư phát triển của Nhà nước – Thực trạng và giải pháp”; Đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành KBNN (2004) “Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động giao dịch TPCP trên thị trường thứ cấp trong điều kiện hiện nay”; Đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành KBNN (2006) “Một số giải pháp nhằm góp phần cải tiến và hoàn thiện cơ chế huy động vốn cho NSNN và cho đầu tư phát triển qua hệ thống KBNN”; Đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành KBNN (2007) “Xây dựng trang thông tin về thị trường TPCP”.
Các đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành KBNN trên đã đề cập đến một số lý luận và thực trạng huy động vốn TPCP qua KBNN giai đoạn trước năm 2010, chưa đia sâu nghiên cứu về phát triển thị trường TPCP.
1.1.1.3. Các bài báo
Phạm Thị Thanh Tâm (2018), “Triển vọng thị trường trái phiếu chính phủ năm 2018”, Tạp chí Tài chính ngày 27/7/2018; Lan Ngọc (2018), “Phát triển thị trường trái phiếu 2018- Thúc đẩy nhiều giải pháp”, Báo Công thương ngày 1/3/2018; Chu Thái (2018), “Phát triển thị trường trái phiếu cả bề rộng lẫn chiều sâu”, Tạp chí Tài chính ngày 27/7/2018; Cục Quản lý ngân quỹ – Kho bạc Nhà nước (2018), “Phát hành trái phiếu Chính phủ – Kênh huy động vốn hiệu quả của NSNN”, Tạp chí Tài chính tháng 8/2018; Nguyễn Thị Ngọc Hiếu (2018), “Những đóng góp tích cực, hiệu quả của Kho bạc Nhà nước trong việc tái cơ cấu ngân sách nhà nước và nợ công thông qua đổi mới hoạt động phát hành trái phiếu Chính phủ tại thị trường trong nước”, Báo nhân dân; Đặng Đức Việt (2018), “Huy động vốn qua đấu thầu: chiếm 57% tổng vốn đầu tư khu vực Nhà nước”, Tạp chí Quản lý Ngân quỹ Quốc gia số tháng 9/2018; Đặng Đức Việt (2018), “Thị trường trái phiếu Chính phủ: Thanh khoản tăng mạnh và thị trường đang dần phát triển theo chiều sâu”, Tạp chí Quản lý Ngân quỹ Quốc gia số tháng 9/2018; Hồng Vân (2018) “Thị trường trái phiếu Chính phủ: Bước chuyển mình để bảo vệ nợ công”, vietnambiz.vn ngày 20/9/2018; Nguyễn Thị Huệ và Mai Thị Trang (2018) “Giải pháp phát triển thị trường trái phiếu Chính phủ tại Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Giao thông vận tải ngày 4/6/2018; Ngô Văn Tuấn (2017) “Thị trường TPCP những dấu ấn thành công”, Thời báo tài chính ngày 1/1/2017; Phan Thị Thu Hiền (2016) “Thị trường TPCP những bước phát triển nhảy vọt”, Thời báo tài chính ngày 26/9/2016; Thời báo tài chính (2017), “Triển vọng phát triển thị trường TPCP năm 2017” ngày 25/10/2017.
Các bài báo trên đã đề cập về thực trạng phát triển thị trường TPCP trong thời gian qua, đánh giá những kết quả đạt được trên cơ sở các giải pháp được đề xuất từ các cơ quan chức năng có liên quan để thúc đẩy phát triển thị trường TPCP. Bên cạnh đó, đề cập đóng góp tích cực, hiệu quả của BTC, KBNN và Sở GDCK trong việc tái cơ cấu NSNN và nợ công thông qua đổi mới hoạt động phát hành TPCP tại thị trường trong nước. Đề xuất một số giải pháp mang tính trọng tâm để phát triển thị trường TPCP .
1.1.2. Tình hình nghiên cứu nước ngoài
Thị trường vốn, thị trường TPCP và các lý thuyết về phát triển thị trường được nghiên cứu ở nước ngoài có bề dày lịch sử, việc tham khảo kinh nghiệm của các nghiên cứu các tác giả ở nước ngoài là hết sức cần thiết với một nền tài chính non trẻ như Việt Nam, có thể kể đến một số các loại sách, các công trình nghiên cứu và các khía cạnh nghiên cứu như sau:
Nhiều cuốn sách mang tính chất giáo khoa kinh điển như “The Economics of Money, banking and Financial Market” của tác giả Frederic S.Mishkin (10th Edition, 2013) là giáo sư Trường Đại học tổng hợp Columbia, Mỹ; sách chuyên khảo “The Handbook of Fixed Income Securities” (8th Edition, 2012) đã đóng góp một khối lượng kiến thức khá phong phú về trái phiếu, bao gồm sản phẩm trái phiếu phái sinh, công cụ phân tích, phương thức thực hiện và chiến lược đầu tư trên TTTP.
Một số nghiên cứu khác về các vấn đề liên quan đến thị trường trái phiếu dưới nhiều góc độ khác nhau như: “International Capiatal Markets: Development, Prospects, and Policy Issues”, của Goldstein, M and D Folkets – Landau, IMF, nghiên cứu này đã có sự phân tích sâu vào bản chất, thực trạng, cách thức hoạt động và khả năng phát triển của các TTTP, trong đó đề cập đến sự tham gia và vai trò của các thành viên trên TTTP; “A Handbook – Developing Government Bond Markets”, của WB và IMF (2001), nghiên cứu này về Phát triển thị trường TPCP, trong đó đã trình bày khá chi tiết về lợi ích của việc phát triển thị trưởng TPCP, điều kiện cơ bản để phát triển thành công, chiến lược phát hành trái phiếu trên TTCK, nhà đầu tư trên thị trường, thị trường thứ cấp, cơ sở hạ tầng và khung pháp lý,…; “Essays on corporate Bonds, Doctor thesis, Erasmus University Rotterdam, Italia” của Albert Mentink (2005), nghiên cứu về TTTP Châu âu.
1.2. NHỮNG GIÁ TRỊ KHOA HỌC, THỰC TIỄN ĐƯỢC KẾ THỪA VÀ KHOẢNG TRỐNG NGHIÊN CỨU
1.2.1. Những giá trị khoa học và thực tiễn luận án được kế thừa
– Một số lý luận về TPCP, thị trường TPCP, phát triển thị trường TPCP.
– Thông lệ quốc tế và kinh nghiệm phát triển thị trường TPCP của một số nước trên thế giới.
– Lịch sử hình thành và phát triển thị trường TPCP ở Việt Nam.
– Cơ sở đánh giá thực trạng phát triển thị trường TPCP trong thời gian qua.
1.2.2. Những khoảng trống nghiên cứu
Trên cơ sở kế thừa những nghiên cứu trước đây có liên quan đến nội dung trái phiếu và phát triển TTTP, TPCP và phát triển thị trường TPCP; luận án tiến sĩ của tác giả góp phần làm rõ những vấn đề đang tồn tại mà các công trình khác chưa nghiên cứu hoặc thời gian nghiên cứu đã lạc hậu, hiện vẫn còn nhiều khoảng trống tri thức cần được tiếp tục nghiên cứu. Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu tổng hợp trên cơ sở nghiên cứu, kế thừa có chọn lọc kinh nghiệm của các nhà khoa học, các chuyên gia nghiên cứu về phát triển thị trường TPCP ở Việt Nam.
Thứ nhất, các nghiên cứu đều sử dụng phương pháp tổng hợp so sánh để phân tích, đánh giá phát triển thị trường TPCP, còn thiếu vắng những nghiên cứu định lượng để đo lường và đánh giá sự phát triển của thị trường TPCP Việt Nam.
Thứ hai, một số nghiên cứu về phát triển thị trường TPCP ở Việt Nam tuy nhiên về phạm vi thời gian đã không còn phù hợp với tình hình thực tiễn hiện nay và định hướng phát triển thị trường TPCP trong thời gian tới để phù hợp với thông lệ quốc tế.
Thứ ba, qua nghiên cứu các công trình nghiên cứu trong nước và ngoài nước đề cập đến vấn đề này, tuy nhiên, các công trình nghiên cứu mới chỉ giải quyết được một phần liên quan đến TPCP, phát triển thị trường TPCP, các giải pháp chưa có tính đồng bộ và phù hợp với sự biến động của nền kinh tế nhằm phát triển thị trường TPCP ở Việt Nam một cách bền vững.
Thứ tư, với sự biến động của cơ chế chính trị, phát triển KT-XH của đất nước, sự phát triển TTTC, tiền tệ và chứng khoán, thì thị trường TPCP cũng cần phát triển trên cơ sở đồng bộ hóa khuôn khổ pháp lý. Vì vậy, để phát triển thị trường TPCP cần có giải pháp về hoàn thiện khuôn khổ pháp lý phù hợp với tình hình thực tiễn hiện nay, đây cũng là giải pháp quan trọng để duy trì, phát triển thị trường TPCP trong tương lai.
Thứ năm, thị trường TPCP cần tiếp tục hoàn thiện cấu trúc thị trường TPCP, phát triển đa dạng hóa các loại TPCP, phát triển các sản phẩm TPCP mới trên thị trường, phát triển và đa dạng hóa hệ thống nhà đầu tư trái phiếu, phát triển các định chế trung gian và dịch vụ thị trường, … cũng là khoảng trống mà các nghiên cứu trước đây chưa đề cập hoặc có nhưng chưa nghiên cứu một cách toàn diện, vì vậy, đây là những giải pháp trọng tâm mà Luận án sẽ đi sâu nghiên cứu và đề xuất.
Thứ sáu, thực hiện mục tiêu huy động nguồn vốn cho NSNN và cho đầu tư phát triển, góp phần đảm bảo an sinh xã hội, ổn định tài chính quốc gia, kiềm chế lạm phát; khai thác một cách có hiệu quả nhất nguồn vốn phục vụ cho kế hoạch phát triển KT-XH của đất nước; tái cấu trúc và thúc đẩy sự phát triển thị trường chứng khoán và thị trường tài chính Việt Nam. Vì vậy, việc nghiên cứu một cách toàn diện phát triển thị trường TPCP ở Việt Nam, từ đó đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện và thúc đẩy thị trường TPCP phát triển có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn.
1.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nhằm thực hiện mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, luận án sử dụng phương pháp hỗn hợp kết hợp cả định đính và định lượng. Trong đó, phương pháp định tính dựa trên phỏng vấn các chuyên gia để xây dựng các thông tin xây dựng các nhân tố giả thuyết giúp phát triển thị trường TPCP. Tiếp theo, phương pháp định lượng được sử dụng nhằm kiểm tra lại các giả thuyết có được từ nghiên cứu định tính.
– Về phương pháp luận: Khi giải quyết các vấn đề cụ thể, luận án sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu phân tích – tổng hợp, thống kê và so sánh.
– Phương pháp thu thập dữ liệu, thông tin:
+ Dữ liệu sơ cấp: Dữ liệu phục vụ cho việc phân tích, đánh giá được thu thập thông qua việc phỏng vấn chuyên gia về lĩnh vực tài chính, tiền tệ, chứng khoán bằng phiếu khảo sát thu thập thông tin được thiết kế dưới dạng một bảng câu hỏi liên quan đến nội dung nghiên cứu.
+ Dữ liệu thứ cấp: các văn bản chế độ ngành tài chính, hệ thống KBNN, tài liệu hội thảo và đào tạo, báo cáo tổng kết; nguồn số liệu được tổng hợp từ BTC, KBNN, UBCKNN, Sở GDCK Hà Nội liên quan đến thị trường TPCP,…còn lại tác giả sử dụng số liệu lấy từ các website và tạp chí khoa học của ngành tài chính, IMF, WB, ADB,… đảm bảo độ tin cậy và phù hợp với phương pháp luận mà luận án nghiên cứu.
– Phương pháp xử lý số liệu:
+ Đối với dữ liệu sơ cấp: xử lý bằng phần mềm SPSS.
+ Đối với dữ liệu thứ cấp: luận án sử dụng phương pháp thống kê, phân tích, so sánh đối chiếu, mô hình hóa (sơ đồ, bảng biểu) các nguồn số liệu, dữ liệu thu thập được trong quá trình nghiên cứu.
1.3.1. Quy trình nghiên cứu
Quy trình thực hiện nghiên cứu được tác giả trình bày như sau:

Hình 1.1. Quy trình nghiên cứu
Bước 1: Xác định mục tiêu nghiên cứu: Để thực hiện được luận án này, tác giả xác định mục tiêu nghiên cứu ban đầu rõ ràng để có thông tin cũng như hướng nghiên cứu tường minh. Về mục tiêu nghiên cứu, xuyên suốt luận án sẽ tập trung vào mục tiêu chính là phát triển thị trường TPCP ở Việt Nam.
Bước 2: Xuất phát từ mục tiêu nghiên cứu, tác giả tiến hành tổng hợp các nghiên cứu có liên quan trong và ngoài nước để hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về hệ thống kiểm soát nội bộ. Đồng thời, việc tổng hợp các tài liệu cũng như nghiên cứu trước đây sẽ giúp tác giả có được một số nhân tố giúp xây dựng mô hình, bảng hỏi nhằm hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ.
Bước 3: Nghiên cứu định tính được thực hiện: Tác giả tiến hành phỏng vấn hỏi chuyên gia trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, chứng khoán về việc phát triển thị trường TPCP ở Việt Nam. Sau khi có các ý kiến chuyên gia về các nhân tố giúp phát triển thị trường TPCP dựa trên lý thuyết bão hòa thông tin, tác giả tiến hành tổng hợp lại các ý kiến chung của chuyên gia để đưa vào kết hợp với phương pháp định lượng.
Bước 4: Sau khi có mục tiêu nghiên cứu rõ ràng, tác giả tiến hành thiết kế nghiên cứu định lượng: Xây dựng bộ câu hỏi khảo sát dựa trên nghiên cứu định tính và tham khảo các nghiên cứu trước đây. Số lượng mẫu khảo sát cũng như phương pháp phân tích dữ liệu sẽ được tác giả chỉ rõ trong phần thiết kế nghiên cứu.
Bước 5: Thu thập dữ liệu nghiên cứu được tác giả thực hiện phát phiếu khảo sát cho đối tượng mục tiêu là chuyên gia về thị trường TPCP.
Bước 6: Phân tích dữ liệu khảo sát và viết báo cáo luận án. Sau khi có dữ liệu thu thập, tác giả tiến hành đưa dữ liệu và phần mềm SPSS để phân tích. Các kết quả phân tích dữ liệu sẽ chỉ ra nhân tố nào tác động tới phát triển thị trường TPCP.
Bước 7: Sau khi có kết quả phân tích dữ liệu, tác giả tiến hành viết các báo cáo kết quả phân tích.
1.3.2. Nghiên cứu định tính
Để xây dựng được các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển thị trường TPCP ở Việt Nam, ban đầu tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính dựa trên quá trình phỏng vấn chuyên gia để tìm ra các nhân tố mục tiêu. Quy trình thực hiện như sau:
Lên danh sách khoảng 15 chuyên gia đồng thời có lịch hẹn phỏng vấn trực tiếp hoặc qua điện thoại. Trong quá trình phỏng vấn, tác giả tiến hành ghi chép và ghi âm đầy đủ quan điểm của chuyên gia về các khía cạnh phỏng vấn. Tiến hành phỏng vấn lấy thông tin cuối cùng theo lý thuyết bão hòa thông tin (Hình 1.2). Phỏng vấn từng người, mỗi người sẽ thu được một vài thông tin chung so với chuyên gia khác. Phỏng vấn tới khi nào liên tiếp 3 người không đưa ra được thông tin gì mới so với những người trước thì đó được coi là điểm bão hòa thông tin. Lúc này dừng phỏng vấn và lọc lại các thông tin có được từ những người được phỏng vấn.

Hình 1.2. Phương pháp phỏng vấn chuyên gia
Sau khi phỏng vấn xong, tiến hành lọc các thông tin có được từ các chuyên gia và hình thành ra các nhân tố cùng các khía cạnh (biến quan sát của từng nhân tố).
Từ kết quả nghiên cứu định tính, tác giả tiến hành ghi chép và tổng hợp thông tin đưa ra được 6 nhân tố giả thuyết theo các chuyên gia có tác động tới phát triển thị trường TPCP ở Việt Nam. Mô hình nghiên cứu giả thuyết từ nghiên cứu định tính sau:

Hình 1.3. Mô hình các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển thị trường sơ cấp
Với kết quả phỏng vấn chuyên gia cũng được tổng hợp và đưa ra 5 nhân tố giả thuyết có ảnh hưởng tới phát triển thị trường thứ cấp:

Hình 1.4. Mô hình các nhân tố ảnh hướng tới phát triển thị trường thứ cấp
1.3.3. Thiết kế nghiên cứu định lượng
Bảng khảo sát tác giả thiết kế dựa trên quá trình nghiên cứu định tính đã được trình bày ở trên. Nội dung bảng khảo sát sẽ được chia thành 2 bảng cho thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp. Các câu hỏi trong mô hình sẽ được phân tách cho từng nhân tố. Mỗi nhân tố sẽ được đo lường qua các câu hỏi nhỏ (gọi là các biến quan sát).
Thiết kế bảng câu hỏi và lựa chọn thang đo cho thị trườngTPCP sơ cấp
Để xây dựng bảng điều tra khảo sát, tác giả tiến hành thu thập từ nghiên cứu trước. Từ đó tác giả lên bảng thu thập dữ liệu. Với bảng hỏi cho thị trường sơ cấp bao gồm 7 nhân tố : (1) Khuôn khổ pháp lý; (2) Sản phẩm; (3) Nhà đầu tư; (4) Định chế trung gian; (5) Hạ tầng công nghệ; (6) Tính minh bạch; (6) và (7) Phát triển thị trường sơ cấp.
Thiết kế bảng câu hỏi và lựa chọn thang đo cho thị trường TPCP thứ cấp
Cũng giống như thiết kế bảng hỏi cho thị trường sơ cấp, Với bảng hỏi cho thị trường thứ cấp bao gồm 6 nhân tố : (1) Khuôn khổ pháp lý; (2) Nhà đầu tư; (3) Hạ tầng công nghệ; (4) Tính minh bạch; (5) Định chế trung gian; (6) Phát triển thị trường thứ cấp (nhân tố sản phẩm không được các chuyên gia đưa và trong phát triển thị trường thứ cấp. Nguyên nhân do sản phẩm được cấu thành ngay từ trong thị trường sơ cấp và ít có thể biến đổi trên thị trường thứ cấp nên vấn đề sản phẩm cần được thực hiện ngay trên thị trường thứ cấp).
Mẫu phiếu điều tra khảo sát được trình bày tại Phụ lục 1.
Cả hai phiếu khảo sát được tiến hành lấy mấy và sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu cũng như phân tích dữ liệu giống nhau.
Mẫu nghiên cứu và phương pháp thu thập dữ liệu
Chọn mẫu: Về cách chọn mẫu có nhiều phương pháp khác nhau: Theo Hair và cộng sự (2006) cỡ mẫu tối thiểu cho các nghiên cứu định lượng là 100 [99]; Đối với những nghiên cứu sử dụng phân tích hồi quy Tabenick và Fidell (2007) đưa ra công thức lấy mẫu: n>= 50 + 8p, trong đó n là cỡ mẫu, p là số biến độc lập [107]. Áp dụng quy tắc này thì cỡ mẫu cần thiết của nghiên cứu tối thiểu là: n = 50 + 8*5 = 90. Comrey và Lee (1992) đưa ra các cỡ mẫu với các quan điểm tưởng ứng: 100 = tệ, 200 = khá, 300 = tốt, 500 = rất tốt, 1000 hoặc hơn = tuyệt vời [101].
Nghiên cứu này xem xét lấy mẫu ở mức khá theo quy tắc của Comrey & Lee (1992) với cỡ mẫu được xác định dự kiến là hơn 200 mẫu [89].
Phương pháp thu thập dữ liệu: Tác giải tiến hành phát phiếu điều tra trực tiếp với cá nhân có kiến thức về TPCP (Kết hợp điều tra trực tiếp bằng phiếu giấy và qua internet). Sau khi thu hồi được các phiếu điều tra, tác giả tiến hành mã hóa và đưa vào phần mềm SPSS để phân tích.
1.3.4. Phương pháp phân tích dữ liệu
Thống kê mô tả
Mẫu thu thập được tiến hành phân loại theo các nhóm được định sẵn bằng các kỹ thuật thống kê mô tả hay tính tần suất.
Trung bình mẫu (mean) trong thống kê là một đại lượng mô tả thống kê, được tính ra bằng cách lấy tổng giá trị của toàn bộ các quan sát trong tập chia cho số lượng các quan sát trong tập.
Số trung vị (median) là một số tách giữa nửa lớn hơn và nửa bé hơn của một mẫu, một quần thể, hay một phân bố xác suất. Nó là giá trị giữa trong một phân bố, mà số số nằm trên hay dưới con số đó là bằng nhau. Điều đó có nghĩa rằng 1/2 quần thể sẽ có các giá trị nhỏ hơn hay bằng số trung vị, và một nửa quần thể sẽ có giá trị bằng hoặc lớn hơn số trung vị.
Phân tích sự tin cậy thang đo
Độ tin cậy của thang đo được đánh giá thông qua hệ số Cronbach Alpha và hệ số tương quan biến tổng (item-total correlation). Hai tiêu chuẩn này giúp đo lường mức độ chặt chẽ mà các biến quan sát trong thang đo tương quan với nhau.
Về giá trị của Cronbach alpha, Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008) cho rằng: “Nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng giá trị này từ 0,8 trở lên đến gần 1 thì thang đo lường là tốt, từ 0,7 đến 0,8 là sử dụng được. Cũng có nhà nghiên cứu đề nghị rằng Cronbach alpha từ 0,6 trở lên là có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm thang đo lường là mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu [103, 104]. Trong nghiên cứu này, tác giả chỉ sử dụng những thang đo mà hệ số Cronbach alpha đạt giá trị từ 0,6 trở lên [99].
Với những thang đo có hệ số Cronbach Alpha nhỏ hơn 0,6 là thang đo không phù hợp và xem xét loại biến quan sát nào đó đi để đạt được hệ số Cronbach Alpha tốt hơn. Chú ý rằng các biến quan sát cho kiểm định Cronbach Alpha phải đảm bảo từ 3 biến trở lên. Nếu nhỏ hơn việc thực hiện kiểm định thang đo là không phù hợp, khi đó phần mềm sẽ không đưa ra kiến nghị gì về đánh giá thang đo.
Hệ số tương quan biến tổng thể hiện sự tương quan giữa một biến quan sát với tất cả các biến khác trong thang đo. Hệ số càng cao thì sự tương quan của biến với các biến khác càng cao. Các biến có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0,3 được coi là phù hợp, với những biến quan sát có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0,3 bị coi là biến rác và loại khỏi thang đo [102].
Phân tích khám phá nhân tố
Phân tích nhân tố giúp thu gọn các biến quan sát thành những nhóm biến, các biến trong nhóm có quan hệ mật thiết với nhau, mỗi nhóm đo lường một yếu tố riêng; các biến quan sát có thể bị tách ra hay nhập vào thành những nhóm mới so với mô hình ban đầu.
Trong nghiên cứu này, phương pháp nhân tố EFA được sử dụng để xác định giá trị hội tụ (convergent validity), độ giá trị phân biệt (discriminant); các tham số thống kê quan trọng trong phân tích nhân tố gồm có:

LA02.260_Phát triển thị trường trái phiếu chính phủ ở Việt Nam

5 / 5 ( 1 vote )
Tags: thị trường trái phiếu chính phủtrái phiếutrái phiếu chính phủ
Previous Post

Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm gỗ xuất khẩu tỉnh Bình Định

Next Post

Quy tắc Taylor mở rộng đối với tỷ giá hối đoái - nghiên cứu thực nghiệm tại một số quốc gia Đông Nam Á

admin

admin

✍✍✍ Với kinh nghiệm hơn 10 năm, Luận Văn A-Z nhận hỗ trợ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ một cách UY TÍN và CHUYÊN NGHIỆP. ✍✍✍ Liên hệ: 092.4477.999 - Mail : luanvanaz@gmail.com

Related Posts

thị trường mua bán nợ xấu
Kinh Tế

Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng

by admin
February 24, 2020
Luận án tiến sĩ Kinh tế phát triển
Kinh tế phát triển

Phát triển kinh doanh dịch vụ viễn thông ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế Nghiên cứu trường hợp Công ty Cổ phần viễn thông Hà Nội

by admin
February 21, 2020
Luận án tiến sĩ tài chính ngân hàng
Tài Chính Ngân Hàng

Quản lý tài chính các trường đại học công lập trực thuộc Bộ Tài chính

by admin
February 21, 2020
Luận án tiến sĩ tài chính ngân hàng
Tài Chính Ngân Hàng

Tái cấu trúc tài chính các doanh nghiệp vận tải biển niêm yết ở Việt Nam

by admin
February 9, 2020
Luận án tiến sĩ Kinh tế phát triển
Kinh tế phát triển

Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Phú Thọ

by admin
February 9, 2020
Next Post
Luận án tiến sĩ kinh tế

Quy tắc Taylor mở rộng đối với tỷ giá hối đoái - nghiên cứu thực nghiệm tại một số quốc gia Đông Nam Á

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Recommended

Luận án tiến sĩ văn hóa học

Văn hóa bách việt vùng lĩnh nam trong quan hệ với văn hóa truyền thống ở việt nam

July 31, 2016
Luận văn thạc sĩ kinh tế

Nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NHTMCP Phương Đông

September 13, 2015
Luận án tiến sĩ kế toán

Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính tại các công ty niêm yết thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam

November 5, 2019
Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh

Một số biện pháp nhằm đẩy mạnh việc xuất khẩu gốm mỹ nghệ Đồng Nai vào thị trường EU đến năm 2015

June 26, 2016

Don't miss it

thị trường mua bán nợ xấu
Kinh Tế

Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng

February 24, 2020
Các hình thức của đầu tư trực tiếp nước ngoài
Tài chính - Ngân hàng

Các lý thuyết về rủi ro và lợi nhuận

February 23, 2020
Luận án tiến sĩ Kinh tế phát triển
Kinh tế phát triển

Phát triển kinh doanh dịch vụ viễn thông ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế Nghiên cứu trường hợp Công ty Cổ phần viễn thông Hà Nội

February 21, 2020
Luận án tiến sĩ tài chính ngân hàng
Tài Chính Ngân Hàng

Quản lý tài chính các trường đại học công lập trực thuộc Bộ Tài chính

February 21, 2020
Luận án tiến sĩ tài chính ngân hàng
Tài Chính Ngân Hàng

Tái cấu trúc tài chính các doanh nghiệp vận tải biển niêm yết ở Việt Nam

February 9, 2020
Luận án tiến sĩ Kinh tế phát triển
Kinh tế phát triển

Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Phú Thọ

February 9, 2020
Luận án tiến sĩ quản lý kinh tế
Quản lý kinh tế

Các yếu tố tác động đến dự định khởi sự kinh doanh của thanh niên Việt Nam

February 9, 2020
Luận án tiến sĩ quản lý kinh tế
Quản lý kinh tế

Tăng cường tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

February 9, 2020
Luận án tiến sĩ quản trị nhân lực
Quản trị kinh doanh

Nâng cao năng lực quản lý chuỗi cung ứng trong công tác khám, chữa bệnh tại các Bệnh viện Quân y trên địa bàn Hà Nội (108, 105, 354)

February 9, 2020
Luận án tiến sĩ tài chính ngân hàng
Tài Chính Ngân Hàng

Thu hút nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế biển đảo phía Nam Việt Nam

February 9, 2020
Download Luận Văn

iLuận văn chia sẻ luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ hoàn toàn miễn phí. Nhận hỗ trợ viết luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. LH: 092.4477.999


Xem thêm

No Result
View All Result

Recent News

thị trường mua bán nợ xấu

Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng

February 24, 2020
Các hình thức của đầu tư trực tiếp nước ngoài

Các lý thuyết về rủi ro và lợi nhuận

February 23, 2020

© 2021 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.

No Result
View All Result
  • Landing Page
  • Buy JNews
  • Support Forum
  • Pre-sale Question
  • Contact Us

© 2021 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.