Wednesday, March 3, 2021
  • Home
  • About
  • Viết thuê luận văn
  • Luận Án Tiến Sĩ
Download Luận Văn
Advertisement
  • Luận Văn – Luận Án
  • Download
    • Đại Học – Cao Đẳng
      • Công Nghệ – Môi Trường
      • Công Nghệ Thông Tin
      • Khoa Học Tự Nhiên
      • Khoa Học Xã Hội
      • Kinh Tế – Quản Lý
      • Kinh Tế Thương Mại
      • Kỹ Thuật
      • Lý Luận Chính Trị
      • Nông-Lâm-Ngư
      • Y Khoa – Dược
    • Thạc Sĩ – Cao Học
      • Công Nghệ Thông Tin
      • Khoa Học Tự Nhiên
      • Khoa Học Xã Hội
      • Kiến Trúc – Xây Dựng
      • Kinh Tế
      • Kỹ Thuật
      • Luật
      • Nông – Lâm – Ngư
      • Sư Phạm
      • Y Dược – Sinh Học
    • Tiến Sĩ
    • Báo Cáo Khoa Học
    • Tiểu Luận
  • Hướng Dẫn
  • Tin chuyên ngành
No Result
View All Result
Download Luận Văn
  • Luận Văn – Luận Án
  • Download
    • Đại Học – Cao Đẳng
      • Công Nghệ – Môi Trường
      • Công Nghệ Thông Tin
      • Khoa Học Tự Nhiên
      • Khoa Học Xã Hội
      • Kinh Tế – Quản Lý
      • Kinh Tế Thương Mại
      • Kỹ Thuật
      • Lý Luận Chính Trị
      • Nông-Lâm-Ngư
      • Y Khoa – Dược
    • Thạc Sĩ – Cao Học
      • Công Nghệ Thông Tin
      • Khoa Học Tự Nhiên
      • Khoa Học Xã Hội
      • Kiến Trúc – Xây Dựng
      • Kinh Tế
      • Kỹ Thuật
      • Luật
      • Nông – Lâm – Ngư
      • Sư Phạm
      • Y Dược – Sinh Học
    • Tiến Sĩ
    • Báo Cáo Khoa Học
    • Tiểu Luận
  • Hướng Dẫn
  • Tin chuyên ngành
No Result
View All Result
Download Luận Văn
No Result
View All Result
Home Tiến Sĩ Kinh tế chính trị

Phát triển nhân lực du lịch ở thành phố Đà Nẵng

admin by admin
October 19, 2019
in Kinh tế chính trị, Tiến Sĩ
0
Luận án tiến sĩ Kinh tế chính trị
593
SHARES
3.3k
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

You might also like

Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng

Phát triển kinh doanh dịch vụ viễn thông ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế Nghiên cứu trường hợp Công ty Cổ phần viễn thông Hà Nội

Quản lý tài chính các trường đại học công lập trực thuộc Bộ Tài chính

Phát triển nhân lực du lịch ở thành phố Đà Nẵng

Mục đích nghiên cứu

Luận án làm rõ cơ sở lý luận, phân tích, đánh giá thực trạng, chỉ ra những thành công và nguyên nhân của thành công, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế về PTNLDL ở thành phố Đà Nẵng, trên cơ sở đó đề xuất quan điểm và giải pháp chủ yếu để PTNLDL ở thành phố Đà Nẵng từ nay đến năm 2030.

Tham khảo thêm :

  • Quản lý tài chính các trường đại học công lập trực thuộc Bộ Tài chính
  • Tác động của quan hệ kinh tế Việt Nam – Trung Quốc đến quốc phòng Việt Nam
  • Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp của thành phố Đà Nẵng đáp…
  • Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp của tỉnh Thanh Hoá
  • Quản lý tài nguyên nước dựa vào cộng đồng Nghiên cứu sự tham gia của…
  • Hoàn thiện việc công bố thông tin báo cáo bộ phận trong hệ thống báo cáo…
  • Thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên trong…
  • Các nhân tố ảnh hưởng đến nhận thức về sự công bằng trong thu nhập của…
  • Phát triển nguồn nhân lực trong hệ thống báo chí công an nhân dân
  • Phát triển công nghiệp tỉnh Quảng Nam trong giai đoạn hiện nay

Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích trên, NCS thực hiện các nhiệm vụ sau:

– Hệ thống hóa và làm rõ một số vấn đề lý luận về quan niệm, đặc điểm, vai trò NLDL; quan niệm, nội dung và những nhân tố ảnh hưởng đến PTNLDL tại một tỉnh, thành phố trong giai đoạn đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam hiện nay.

– Từ kinh nghiệm thực tiễn thành công của một số tỉnh, thành phố trong nước và nước ngoài về PTNLDL để rút ra những bài học cho PTNLDL ở thành phố Đà Nẵng trong thời gian tới.

– Phân tích, đánh giá thực trạng, chỉ ra được những thành công và nguyên nhân của thành công, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế về PTNLDL ở thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2011 – 2017 trước yêu cầu phát triển mới, hội nhập quốc tế.

– Trên cơ sở hạn chế về PTNLDL, luận án đưa ra dự báo, đề xuất quan điểm và giải pháp chủ yếu để PTNLDL ở thành phố Đà Nẵng từ nay đến năm 2030.

5. Những đóng góp mới của luận án

– Hệ thống hóa quan niệm, đặc điểm, vai trò về NLDL; nội dung, những nhân tố ảnh hưởng đến PTNLDL ở Việt Nam nói chung và ở Đà Nẵng nói riêng trong điều kiện hiện đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức và hội nhập quốc tế.

– Phân tích, đánh giá thực trạng, đồng thời chỉ ra những thành công, hạn chế và nguyên nhân của thành công, hạn chế về PTNLDL ở thành phố Đà Nẵng thời gian 2011 – 2017 (đây là giai đoạn thành phố thực hiện mục tiêu, chiến lược PTDL là ngành kinh tế mũi nhọn được Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Đà Nẵng phê duyệt từ năm 2011).

– Trên cơ sở thành công, hạn chế nêu trên luận án đưa ra dự báo, quan điểm và đề xuất giải pháp chủ yếu PTNLDL ở thành phố Đà Nẵng từ nay đến năm 2030.

– Kết quả nghiên cứu của luận án là tài liệu tham khảo cho công tác quy hoạch, hoạch định, đào tạo, bồi dưỡng và tiếp tục hoàn thiện chế độ, chính sách ưu đãi thu hút, sử dụng NLDL với quy mô ngày càng lớn mạnh, chất lượng ngày càng được nâng cao, cơ cấu hợp lý đáp ứng yêu cầu PTDL ở thành phố Đà Nẵng theo hướng hiện đại, bền vững và hội nhập.

6. Kết cấu của luận án

Kết cấu của Luận án ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các công trình đã công bố của tác giả liên quan đến luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận án bao gồm 4 chương, 10 tiết.

TẢI XUỐNG 。◕‿◕。

Nhận viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ
Hotline: 092.4477.999
Website: https://luanvanaz.com
Email: luanvanaz@gmail.com

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 7

1.1. Tổng quan các công trình đã công bố liên quan đến đề tài luận án 7

1.2. Khái quát kết quả những công trình liên quan đến đề tài luận án và
những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu 25

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN
NHÂN LỰC DU LỊCH 28

2.1. Quan niệm, đặc điểm và vai trò về nhân lực du lịch 28

2.2. Phát triển nhân lực du lịch 37

2.3. Kinh nghiệm thực tiễn trong, ngoài nước và bài học rút ra cho phát
triển nhân lực du lịch ở thành phố Đà Nẵng 51

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC DU LỊCH Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG GIAI ĐOẠN 2011 – 2017 64
3.1. Khái quát tình hình phát triển du lịch ở thành phố Đà Nẵng giai đoạn
2011 – 2017 64

3.2. Tình hình phát triển nhân lực du lịch ở thành phố Đà Nẵng giai đoạn
2011 – 2017 72

3.3. Đánh giá chung về phát triển nhân lực du lịch ở thành phố Đà Nẵng
trong thời gian 2011- 2017 90

CHƯƠNG 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC
DU LỊCH Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TRONG THỜI GIAN TỚI 111

4.1. Quan điểm và dự báo nhu cầu phát triển nhân lực du lịch ở thành phố
Đà Nẵng đến năm 2030 111

4.2. Giải pháp chủ yếu để phát triển nhân lực du lịch ở thành phố Đà Nẵng 122

KẾT LUẬN 149

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN
QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 151

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152

PHỤ LỤC 160

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ASEAN : Các nước Đông Nam Á CLC : Chất lượng cao
CLNL : Chất lượng nhân lực

CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

CSĐT : Cơ sở đào tạo CSĐTDL : Cơ sở đào tạo du lịch CTĐT : Chương trình đào tạo DNDL : Doanh nghiệp du lịch ĐTNL : Đào tạo nhân lực ĐTNLDL : Đào tạo nhân lực du lịch GD-ĐT : Giáo dục – đào tạo HĐDL : Hoạt động du lịch
HDV : Hướng dẫn viên HDVDL : Hướng dẫn viên du lịch KDDL : Kinh doanh du lịch KDL : Khách du lịch
NDL : Ngành du lịch

NLCLC : Nhân lực chất lượng cao

NLDL : Nhân lực du lịch NSLĐ : Năng suất lao động PTDL : Phát triển du lịch PTNL : Phát triển nhân lực
PTNLDL : Phát triển nhân lực du lịch

SLĐ : Sức lao động SPDL : Sản phẩm du lịch UBND : Ủy ban nhân dân
VTOS : Bộ tiêu chuẩn kỹ năng nghề du lịch Việt Nam

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang

Bảng 3.1. Số lượng nhân lực du lịch ở thành phố Đà Nẵng 2011 – 2017 73

Bảng 3.2. Chiều cao, cân nặng của nhân lực ở các doanh nghiệp du lịch trên
địa bàn thành phố Đà Nẵng năm 2017 74

Bảng 3.3. Tình trạng sức khỏe của nhân lực ở các doanh nghiệp du lịch trên
địa bàn thành phố Đà Nẵng năm 2017 75

Bảng 3.4. Nhân lực du lịch ở các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn thành
phố Đà Nẵng theo trình độ chuyên môn giai đoạn 2011- 2017 77

Bảng 3.5. Nhân lực du lịch ở các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn thành
phố Đà Nẵng theo trình độ ngoại ngữ giai đoạn 2011 – 2017 78

Bảng 3.6. Nhân lực ở các doanh nghiệp lưu trú trên địa bàn thành phố Đà
Nẵng được đào tạo chứng chỉ VTOS năm 2017 84

Bảng 3.7. Nhân lực ở các nhà hàng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng được
đào tạo chứng chỉ VTOS năm 2017 85

Bảng 3.8. Nhân lực phân theo giới tính ở các doanh nghiệp du lịch trên địa
bàn thành phố Đà Nẵng từ năm 2011 – 2017 87

Bảng 3.9. Nhân lực du lịch phân theo độ tuổi ở thành phố Đà Nẵng từ năm
2011- 2017 88

Bảng 3.10. Hiệu quả công việc của nhân lực ở các doanh nghiệp du lịch trên địa
bàn thành phố Đà Nẵng theo tiêu chuẩn VTOS năm 2017 92

Bảng 3.11. Kết quả đánh giá của người lao động về công tác đào tạo, phát triển
nhân lực của doanh nghiệp du lịch hiện nay 94

Bảng 3.12. Quy hoạch phát triển nhân lực của các doanh nghiệp du lịch ở thành
phố Đà Nẵng 99

Bảng 3.13. Kết quả đánh giá về chính sách tạo môi trường, động lực ở các
doanh nghiệp du lịch thành phố Đà Nẵng 100

Bảng 4.1. Dự báo các chỉ tiêu liên quan khách du lịch ở thành Đà Nẵng đến
năm 2025 – 2030 114

Bảng 4.2. Dự báo nhu cầu lao động ngành du lịch Đà Nẵng (2020 – 2030) 115

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Trang

Biểu đồ 3.1. Số lượng doanh nghiệp du lịch phân theo từng lĩnh vực ở thành
phố Đà Nẵng 2011 – 2017 66

Biểu đồ 3.2. Lượng khách du lịch đến Đà Nẵng giai đoạn 2000 – 2017 70

Biểu đồ 3.3. Kết quả đánh giá kiến thức của nhân lực du lịch ở thành phố
Đà Nẵng, năm 2017 79

Biểu đồ 3.4. Kết quả đánh giá kỹ năng của nhân lực du lịch tại các doanh
nghiệp du lịch trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, năm 2017 80

Biểu đồ 3.5. Kết quả đánh giá tác phong, kỹ luật lao động của nhân lực tại các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn thành phố Đà Nẵng,
năm 2017 81

Biểu đồ 3.6. Kết quả đánh giá mức độ tận tụy với công việc của nhân lực tại các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn thành phố Đà Nẵng,
năm 2017 82

Biểu đồ 3.7. Kết quả đánh giá khả năng thích ứng linh hoạt trong công việc của nhân lực ở các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn thành phố Đà
Nẵng, năm 2017 83

Biểu đồ 3.8. Nhân lực ở các đơn vị lữ hành trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
đào tạo chứng chỉ VTOS năm 2017 86

Biểu đồ 3.9. Nhân lực phân theo địa lý ở các doanh nghiệp du lịch trên địa
bàn thành phố Đà Nẵng từ năm 2011 – 2017 89

Biểu đồ 3.10. Kết quả đánh giá công tác tuyển dụng nhân lực ở doanh nghiệp
kinh doanh du lịch ở thành phố Đà Nẵng 95

Biểu đồ 3.11. Mục đích của các khóa đào tạo phát triển nhân lực du lịch của
doanh nghiệp du lịch 96

Biểu đồ 3.12. Các nguồn kinh phí đào tạo phát triển nhân lực du lịch của
doanh nghiệp du lịch ở thành phố Đà Nẵng 98

Biểu đồ 3.13. Chính sách ưu đãi để phát triển nhân lực của doanh nghiệp du
lịch ở thành phố Đà Nẵng 100
1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Thế kỷ XXI dưới sự tác động mạnh mẽ của tiến bộ khoa học, công nghệ, toàn cầu hóa kinh tế, mức độ cạnh tranh trong nước và trên thế giới diễn ra ngày càng gay gắt. Quyết định lợi thế cạnh tranh không còn là các nguồn lực tài nguyên thiên nhiên hay số lượng lao động đông đảo như những thời kỳ trước, mà nó đã có xu hướng dịch chuyển sang yếu tố tri thức, công nghệ và năng lực kết nối kinh tế. Nhân lực là một trong những yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất đối với ngành du lịch (NDL) cũng như các ngành trong nền kinh tế quốc dân. Hiện nay, nhân lực du lịch (NLDL) đã tham gia và quyết định vào tăng năng suất, chất lượng, tăng sức cạnh tranh sản phẩm du lịch (SPDL) của các quốc gia có điều kiện phát triển du lịch (PTDL). Vì vậy, việc đào tạo, bồi dưỡng, thu hút, sử dụng và phát triển nhân lực (PTNL) đã trở thành vấn đề “sống còn” không chỉ đối với NDL, mà là tất cả các ngành kinh tế khác của các quốc gia trên thế giới.
Sau hơn 30 năm đổi mới đến nay Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước đã nhận thức rõ vai trò, vị trí và tầm quan trọng của việc PTNL, xem đó như là giải pháp chiến lược nhằm khắc phục tình trạng tụt hậu của đất nước và từng bước thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) gắn với phát triển kinh tế tri thức rút ngắn. Tại Đại hội lần thứ XII Đảng ta đã đặt yếu tố nhân lực ở vị trí trung tâm, vừa là mục tiêu, vừa là động lực với quan điểm nhất quán “Nâng cao dân trí, phát triển nhân lực và bồi dưỡng nhân tài” và xem đó là một trong sáu nhiệm vụ trọng tâm là: “Phát huy nhân tố con người trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội; tập trung xây dựng con người về đạo đức, nhân cách, lối sống, trí tuệ và năng lực làm việc…” [20, tr.53].
Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, có tính liên ngành, liên vùng, mang nội dung văn hóa sâu sắc và xã hội hoá cao. Ở các nước phát triển trên thế giới xem du lịch là ngành kinh tế quan trọng của quốc gia. Hiện nay, ở Việt Nam NDL được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn, có tốc độ tăng trưởng cao đạt mức bình quân hằng năm khoảng 25 – 30% (giai đoạn 2016 – 2018). Trong đó, năm 2018 NDL đã đón
85,6 triệu lượt khách (15,6 triệu khách quốc tế và phục vụ trên 80 triệu lượt khách nội địa), đạt tổng doanh thu 620 nghìn tỷ đồng. Với kết quả đó, đã giúp Việt Nam có chỉ số năng lực cạnh tranh ngành lữ hành và du lịch năm 2017 đứng thứ 67 trên toàn
2

cầu (67/136) và trở thành 10 quốc gia có sức hấp dẫn, thu hút du khách lớn nhất trên thế giới [3]. Cùng với sự phát triển của NDL đã thu hút 1,3 triệu NLDL, chiếm khoảng 2,5% tổng nhân lực cả nước. Trong đó, tỷ lệ lao động có chuyên môn, nghiệp vụ về du lịch còn thấp, mới đạt khoảng 42% được đào tạo về chuyên NDL, 38% được đào tạo từ các ngành khác chuyển sang và khoảng 20% chưa qua đào tạo ở các cơ sở đào tạo (CSĐT) mà chỉ được đào tạo, huấn luyện tại chỗ. Đặc biệt, trong tống số NLDL đó có hơn một nửa không biết ngoại ngữ và trình độ ngoại ngữ chỉ mới ở chứng chỉ A, B, C là chủ yếu. Do đó, năng suất lao động (NSLĐ) trong NDL nước ta chỉ bằng 1/15 của Singapore, 1/10 của Nhật Bản và 1/5 của Malaysia… Theo dự báo của Tổng cục Du lịch, với tốc độ tăng trưởng như hiện nay thì mỗi năm phải ĐT thêm 25.000 lao động mới và phải đào tạo lại số lượng cũng xấp xỉ như vậy, nhưng thực tế mỗi năm các CSĐT chuyên ngành về du lịch ở nước ta chỉ đáp ứng được
60% nhu cầu, dẫn đến tình trạng thiếu hụt NNLDL [2].

Đà Nẵng là thành phố có tiềm năng PTDL và có điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng những SPDL đa dạng, hấp dẫn khách du lịch (KDL) như du lịch sinh thái, biển, đường sông, văn hóa… đã và đang được khai thác. Hằng năm, lượng KDL đến với thành phố ngày càng tăng với tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011 –
2017 đạt 22,00%/năm. Năm 2017 là năm đầu tiên Đà Nẵng tổ chức thành công

“Tuần lễ Cấp cao APEC và đã thu hút được 6,6 triệu lượt khách, (khách nội địa đạt

4,3 triệu lượt, khách quốc tế đạt 2,3 triệu lượt) tăng 19% so với năm 2016, vượt kế hoạch đề ra [83]. Sự tăng trưởng nhanh của NDL đã tạo ra nhiều việc làm cho thành phố Đà Nẵng nói riêng và trong vùng nói chung. Tuy nhiên, với yêu cầu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, làm động lực cho phát triển kinh tế – xã hội của Đà Nẵng thì NLDL ở thành phố đặt ra một số vấn đề cần tiếp tục giải quyết. Cụ thể là: quy mô, cơ cấu còn chưa hợp lý, kinh doanh du lịch (KDDL) còn nhiều yếu kém về năng lực, kỹ năng, kiến thức, tính chuyên nghiệp chưa cao; đào tạo đúng chuyên môn nghiệp vụ du lịch còn thấp, nhân lực sử dụng thành thạo ngoại ngữ các loại tiếng Tiếng Pháp, Nhật, Đức, Hàn… là rất ít và chủ yếu là tiếng Anh; nhân lực chất lượng cao (NLCLC) chiếm tỷ lệ thấp, thiếu trầm trọng nhân lực cho những vị trí then chốt như quản lý cấp cao, trưởng các bộ phận tại các khu nghỉ dưỡng, nhà hàng, khách sạn và các công ty lữ hành. Theo thống kê của Sở Du lịch Đà Nẵng, cứ mỗi khách sạn, khu nghỉ dưỡng, số lượng này chỉ chiếm khoảng 10% tổng số nhân lực
3

trong khi số lượng du khách, khách sạn, khu nghỉ dưỡng cao cấp, 5 sao ở Đà Nẵng ngày càng tăng. Hướng dẫn viên rơi vào tình trạng “vừa thừa lại vừa thiếu”, thừa hướng dẫn viên (HDV) nội địa nhưng lại rất thiếu HDV chuyên nghiệp, nhất là thiếu HDV quốc tế đối với các ngoại ngữ như Nhật Bản, Nga, Đức, Pháp… Tình trạng khan hiếm và bất hợp lý về NLCLC nên các doanh nghiệp du lịch (DNDL) của thành phố phải thuê NLDL từ nước ngoài hoặc từ các khách sạn, các công ty lữ hành lớn ở Hà Nội hay thành phố Hồ Chí Minh. Vì vậy, sự cạnh tranh giữa các DNDL ngày càng tăng, hiện tượng “lấy người” của nhau, làm tăng chi phí tiền công, làm xuất hiện HDV “chui” dẫn đến chất lượng phục vụ giảm và tác động tiêu cực đến thị trường du lịch của thành phố Đà Nẵng nói riêng và cả nước nói chung.
Xuất phát từ đánh giá, nhìn nhận thực tiễn nêu trên, nhằm tăng cường hiệu quả hoạch định chính sách, nâng cao chất lượng, thu hút, sử dụng NLDL và đồng thời mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng đào tạo, phát triển nhân lực du lịch (PTNLDL) ở thành phố Đà Nẵng vừa có tính cấp bách, vừa mang ý nghĩa chiến lược và phải đặt lên vị trí hàng đầu trong thời gian tới. Với ý nghĩa nêu trên, NCS chọn đề tài: “Phát triển nhân lực du lịch ở thành phố Đà Nẵng” làm Luận án tiến sĩ chuyên ngành kinh tế chính trị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1. Mục đích nghiên cứu

Luận án làm rõ cơ sở lý luận, phân tích, đánh giá thực trạng, chỉ ra những thành công và nguyên nhân của thành công, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế về PTNLDL ở thành phố Đà Nẵng, trên cơ sở đó đề xuất quan điểm và giải pháp chủ yếu để PTNLDL ở thành phố Đà Nẵng từ nay đến năm 2030.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích trên, NCS thực hiện các nhiệm vụ sau:

– Hệ thống hóa và làm rõ một số vấn đề lý luận về quan niệm, đặc điểm, vai trò NLDL; quan niệm, nội dung và những nhân tố ảnh hưởng đến PTNLDL tại một tỉnh, thành phố trong giai đoạn đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam hiện nay.
– Từ kinh nghiệm thực tiễn thành công của một số tỉnh, thành phố trong nước và nước ngoài về PTNLDL để rút ra những bài học cho PTNLDL ở thành phố Đà Nẵng trong thời gian tới.
4

– Phân tích, đánh giá thực trạng, chỉ ra được những thành công và nguyên nhân của thành công, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế về PTNLDL ở thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2011 – 2017 trước yêu cầu phát triển mới, hội nhập quốc tế.
– Trên cơ sở hạn chế về PTNLDL, luận án đưa ra dự báo, đề xuất quan điểm và giải pháp chủ yếu để PTNLDL ở thành phố Đà Nẵng từ nay đến năm 2030.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Luận án tập trung nghiên cứu PTNLDL (lao động trực tiếp) của các DNDL ở ba lĩnh vực lưu trú, nhà hàng, lữ hành (HDVDL) ở thành phố Đà Nẵng.
3.2. Phạm vi nghiên cứu

Về nội dung: Nghiên cứu thực trạng phát triển về số lượng, chất lượng, cơ cấu NLDL (lao động trực tiếp) của các DNDL (lưu trú, nhà hàng, lữ hành (HDVDL)) ở thành phố Đà Nẵng.
Về không gian: Nghiên cứu thực trạng về PTNLDL của các DNDL ở thành phố Đà Nẵng và thực tiễn PTNLDL của các tỉnh, thành phố khác được mở rộng theo không gian mà tác giả lựa chọn.
Về thời gian: Nghiên cứu PTNLDL ở thành phố Đà Nẵng trong thời gian từ năm 2011 – 2017 và đề xuất giải pháp chủ yếu từ nay đến năm 2030.
4. Phương pháp nghiên cứu

– Trong quá trình nghiên cứu Luận án sử dụng chủ yếu các phương pháp nghiên cứu thuộc chuyên ngành kinh tế chính trị cụ thể là phương pháp trừu tượng hóa khoa học, lôgic kết hợp với lịch sử, phân tích – tổng hợp, thu thập và xử lý thông tin có tính kế thừa liên quan đến đề tài luận án để giải quyết các nội dung ở chương 2 từ cơ sở lý luận và thực tiễn về PTNLDL nói chung và PTNLDL của các DNDL ở các tỉnh nói riêng.
– Ngoài ra, luận án cũng sử dụng một số phương pháp nghiên cứu khác liên quan đến chuyên ngành kinh tế chính trị như phương pháp thống kê, phương pháp so sánh, phương pháp điều tra xã hội hội học, thu thập số liệu và kế thừa một số kết quả của các công trình khoa học đã được công bố liên quan đề tài Luận án. Đặc biệt trong quá trình điều tra, thu thập thông tin Luận án sử dụng đồng thời nguồn thông tin ở các cấp độ khác nhau để phân tích thực trạng, đánh giá những thành công, hạn chế và nguyên nhân của thành công, hạn chế về PTNLDL ở thành phố Đà Nẵng. Cụ thể là:
5

+ Nguồn thông tin thứ cấp: bao gồm số liệu, thông tin từ các công trình nghiên cứu liên quan đến PTNLDL trong và ngoài nước; thông tin, số liệu thống kê từ các báo cáo của các cơ quan nghiên cứu, cơ quan quản lý Nhà nước cấp tỉnh, thành phố và cấp Trung ương. Đặc biệt, luận án sử dụng số liệu thống kê từ kết quả khảo sát, điều tra NLDL của Sở Du lịch Đà Nẵng theo định kỳ hàng năm làm cơ sở so sánh đối chiếu với kết quả điều tra của NCS. Ngoài ra, các số liệu thống kê thứ cấp được sử dụng trong việc so sánh, phân tích quy mô, cơ cấu, chất lượng về NLDL; quá trình đào tạo, bồi dưỡng và thu hút, sử dụng PTNLDL ở Đà Nẵng trong thời gian (2011 – 2017). Trên cơ sở đó, luận án đưa ra dự báo, đề xuất quan điểm và giải pháp chủ yếu để PTNLDL ở thành phố Đà Nẵng từ nay đến năm 2030.
+ Nguồn thông tin sơ cấp: để có thêm thông tin bảo đảm cho việc phân tích, đánh giá chính xác thực tiễn đối tượng nghiên cứu một cách khách quan, luận án dùng phương pháp điều tra xã hội học với đối tượng là lao động trực tiếp tại các DNDL ở các lĩnh vực (khách sạn, nhà hàng, lữ hành) trên địa bàn thành phố Đà Nẵng bằng bảng hỏi và phương pháp phỏng vấn sâu. Quy mô điều tra: số phiếu triều tra 540 phiếu, số phiếu thu hồi 540 nhưng số phiếu được điền đầy đủ thông tin cần thiết là 433 phiếu đạt 80,19% yêu cầu đặt ra. Trong đó, số phiếu điều tra ở 30 cơ sở lưu trú là khách sạn từ 1 đến 5 sao với 300 phiếu (mỗi khách sạn thực hiện 10 phiếu) và số phiếu thu về đạt yêu cầu là 250, đạt tỷ lệ 83,33%. Đối với cơ sở lữ hành với số phiếu điều tra phát ra là 120 số phiếu tại 20 công ty lữ hành (mỗi cơ sở thực hiện 6 phiếu điều tra) và thu về được 93 phiếu đạt yêu cầu, chiếm tỷ lệ
77,50%. Các cơ sở nhà hàng số phiếu điều tra là 120 phiếu tại 20 nhà hàng đạt tiêu chuẩn phục vụ KDL do Sở Du lịch quản lý (mỗi nhà hàng thực hiện điều tra 6 phiếu) và số phiếu thu về đạt yêu cầu là 90, chiếm tỷ lệ 75,00%. Thời gian điều tra vào tháng 12 năm 2017 là thời điểm không phải vào thời điểm chính của mùa du lịch nên kết quả thu thập được đạt tỷ lệ khá cao. Kết quả triều tra được xử lý thống kê bằng phần mềm excel tính giá trị phần trăm của mỗi yếu tố, đặc điểm để phân tích, đánh giá thực trạng về các nội dung PTNLDL như quy mô, cơ cấu, chất lượng; và các nhân tố để thực hiện các nội dung đó như đào tạo, bồi dưỡng; thu hút và sử dụng NLDL ở các DNDL trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Kết quả này đối chiếu, so sánh với số liệu thứ cấp của các nhà quản lý ở DNDL đảm bảo tính khách quan và xu
6

hướng vận động của sự phát triển NDL hiện nay là căn cứ để lận án đề xuất quan điểm, giải pháp chủ yếu PTNLDL ở thành phố Đà Nẵng từ nay đến năm 2030 sát với thực tiễn phát triển của NDL hiện đại theo hướng bền vững.
5. Những đóng góp mới của luận án

– Hệ thống hóa quan niệm, đặc điểm, vai trò về NLDL; nội dung, những nhân tố ảnh hưởng đến PTNLDL ở Việt Nam nói chung và ở Đà Nẵng nói riêng trong điều kiện hiện đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức và hội nhập quốc tế.
– Phân tích, đánh giá thực trạng, đồng thời chỉ ra những thành công, hạn chế và nguyên nhân của thành công, hạn chế về PTNLDL ở thành phố Đà Nẵng thời gian
2011 – 2017 (đây là giai đoạn thành phố thực hiện mục tiêu, chiến lược PTDL là ngành kinh tế mũi nhọn được Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Đà Nẵng phê duyệt từ năm 2011).
– Trên cơ sở thành công, hạn chế nêu trên luận án đưa ra dự báo, quan điểm và đề xuất giải pháp chủ yếu PTNLDL ở thành phố Đà Nẵng từ nay đến năm 2030.
– Kết quả nghiên cứu của luận án là tài liệu tham khảo cho công tác quy hoạch, hoạch định, đào tạo, bồi dưỡng và tiếp tục hoàn thiện chế độ, chính sách ưu đãi thu hút, sử dụng NLDL với quy mô ngày càng lớn mạnh, chất lượng ngày càng được nâng cao, cơ cấu hợp lý đáp ứng yêu cầu PTDL ở thành phố Đà Nẵng theo hướng hiện đại, bền vững và hội nhập.
6. Kết cấu của luận án

Kết cấu của Luận án ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các công trình đã công bố của tác giả liên quan đến luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận án bao gồm 4 chương, 10 tiết. Cụ thể:
7

Chương 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1.1. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
Ngày nay, ở các nước trên thế giới du lịch đã thực sự trở thành một ngành kinh tế xã hội phổ biến và NLDL được xem như là một trong những yếu tố quyết định đến sự phát triển NDL của các quốc gia trên thế giới. Với tốc độ phát triển nhanh của NDL như hiện nay thì NLDL đang là những thách thức lớn cho quá trình thực hiện CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam. Liên quan đến vấn đề này, thời gian qua đã có nhiều nhà nghiên cứu, nhà quản lý trong và ngoài nước đã có nhiều công trình được công bố dưới dạng sách tham khảo, bài viết tạp chí, luận án tiến sĩ, các Hội thảo mang tầm quốc gia và quốc tế từ lý luận đến thực tiễn theo các nội dung cụ thể như sau.
1.1.1. Những công trình nước ngoài đã công bố liên quan đến phát triển nhân lực du lịch
Hiện nay, không chỉ ở Việt Nam mà các nước trên thế giới cũng đều xác định du lịch là một ngành kinh tế quan trọng, ngành kinh tế mũi nhọn và để đạt được mục tiêu đó, các quốc gia, địa phương cần PTNL cho NDL như thế nào, bằng cách gì… vẫn là một bài toán tiếp tục cần có lời giải đáp một cách đầy đủ. Vì vậy, liên quan đến vấn đề này đã và đang thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên ngoài nước, trong đó có các công trình tiêu biểu như sau:
1.1.1.1. Những công trình nước ngoài liên quan đến thực tiễn phát triển nhân lực du lịch
– Martin Mowforth, Ian Munt, “Tourism and Sustainability: New Tourism in the Third World”, Routledge, NY [97]. Nhóm tác giả Martin Mowforth và Ian Munt có công trình nghiên cứu “Du lịch và bền vững: Du lịch mới trong thế giới thứ ba”. Nội dung của công trình này nhấn mạnh đối với các quốc gia đang phát
8

triển thì du lịch là ngành kinh tế quan trọng, nhất là đối với các quốc gia có lợi thế về tiềm năng du lịch (vẻ đẹp về cảnh quan tự nhiên, có nền văn hóa đặc sắc, điều kiện tự nhiên thuận lợi…). Nhóm tác giả cho rằng sự gia tăng các hoạt động du lịch (HĐDL) sẽ thu hút và giải quyết được nhiều việc làm, cảnh quan môi trường phục vụ du lịch luôn được giữ gìn, tôn tạo và mang lại nguồn thu nhập lớn cho từng người dân cũng như cho từng địa phương của quốc gia đó. Vì vậy, nhóm tác giả đã đưa ra một số giải pháp PTNLDL nhằm đảm bảo chất lượng phục vụ ngày càng tốt hơn trong điều kiện hội nhập toàn cầu, xem NLDL là một yếu tố quyết định đến sự phát triển của NDL trong chiến lược phát triển bền vững của quốc gia đó.
– Nafees A.Khan, “Human Resource Development in Tourism Industry in India: A Case Study of Air India Ltd, New Delhi” [99]. Công trình nghiên cứu với chủ đề “Phát triển nhân lực du lịch trong ngành công nghiệp du lịch ở Ấn Độ: Nghiên cứu điển hình về Airl India Ldt, New Delhi”. Bài viết này tác giả cho rằng mục đích của PTNL là để cải thiện KDDL thông qua trình độ học vấn và NSLĐ của từng cá nhân trong một tổ chức nhất định. Nhưng để đạt được mục đích nêu trên cần phải áp dụng phương pháp HRD – tức là được đặt hàng và đảm bảo tính chuyên nghiệp để làm việc trong lĩnh vực được bảo vệ, kỹ năng, kiến thức và thái độ của nhân viên sẽ được làm giàu và chất lượng tổng thể của công việc thực hiện sẽ được cải thiện. Tác giả khẳng định PTNL đang đặt ra những vấn đề cần được quan tâm như sự thiếu hụt về số lượng, KDDL; điều kiện làm việc; thiếu tính chiến lược, chính sách thích hợp PTNL trong ngành công nghiệp du lịch ở Ấn Độ. Từ đó tác giả đã nghiên cứu vận dụng mô hình HDR của ngành công nghiệp du lịch từ thực tiễn hãng Hàng không Ấn Độ nhằm nâng cao chất lượng, khả năng, tinh thần và thái độ phục vụ của nhân viên hàng ngày. Công trình nghiên cứu này, chỉ giới hạn bởi đối tượng nhân viên phục vụ của hãng Hàng không “Airl India Ldt, New Delhi” quá trình thực hiện đã thành công đem lại hiệu quả kinh doanh cho dịch vụ hàng không nói riêng và đó chính là một khâu trong chuỗi dịch vụ của ngành công nghiệp du lịch ở Ấn Độ nói chung. Có thể nói, công trình nghiên cứu này là sự thành công Việt Nam lấy đó bài học kinh nghiệm về PTNLDL trong điều kiện hiện nay để tham khảo và áp dụng.
9

– MA. Christina G.Aquino, “ASEAN MRA on Tourisim Professionals: The Philippine Experience”, Proceedings of the 1st international Confrerence Sustainable Tourism Development in the central Vietnam and ASEAN, Vietnam cademy of Social Sciences – Institute of Social Sciences of the Central Region [95]. Tác giả MA. Christina G.Aquino thuộc Trường Đại học Lyceum of the Philippines, đã có bài tham luận tại Hội thảo quốc tế về Du lịch bền vững ở miền Trung Việt Nam với chủ đề: “ASEAN MRA về các chuyên gia du lịch: Hướng tới phát triển du lịch bền vững: Kinh nghiệm Philipnine”. Theo tác giả, hiện nay ở nhiều nước NDL được phát triển rất nhanh, đóng góp một phần đáng kể cho nền kinh tế của quốc gia và các chuyên gia du lịch đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì PTDL. Tuy nhiên, để tăng trưởng và duy trì sự bền vững đối với NDL, ngoài sản phẩm (đích
đến) phải đảm bảo nhân lực tham gia vào NDL, dịch vụ là cần phải có trình độ chuyên môn, khả năng giao tiếp, khả năng sử dụng ngoại ngữ… Tiếng Anh được xác định là ngôn ngữ giao tiếp quốc tế, và Tiếng Anh được xác định là “fring lingua” trong khu vực các nước Đông Nam Á (ASEAN), cho phép hiểu biết chung hơn giữa các quốc gia thành viên ASEAN khác nhau (AST). Bên cạnh đó, tác giả cho rằng vai trò quan trọng của các chuyên gia du lịch cũng cần phải có năng lực tiếng Anh là một trong những yếu tố dẫn đến sự PTDL bền vững trong khu vực ASEAN nói chung và ở Philippin như một nghiên cứu điển hình.
Mặt khác, tác giả chia sẻ bài học kinh nghiệm của Philippin trong quá trình đào tạo nhằm PTNLDL đã được xác định, ứng dụng của họ bởi các nhà cung cấp giáo dục – đào tạo (GD-ĐT) NLDL khác nhau là tự nguyện, đặc biệt về chất lượng giảng dạy, đánh giá và tiêu chuẩn phát triển chương trình giảng dạy. Ở một số bang, bản chất của các khuôn khổ và quy định pháp lý cũng như tài chính để thực hiện các nhu cầu cho các giảng viên ngày càng được tăng cường và có hiệu quả. Sự hiện diện của các trung tâm đào tạo là một trong những yếu tố tạo thuận lợi, tạo mối liên kết giữa đội ngũ lao động có tay nghề cao và những người làm việc trong NDL. Quá trình này luôn hướng tới đảm bảo thực hiện Kế hoạch chiến lược du lịch ASEAN
2016 – 2025 về PTNNL là: “Vào năm 2015, ASEAN sẽ trở thành một điểm đến du lịch chất lượng cung cấp một điểm đến độc đáo, trải nghiệm một ASEAN đa dạng,
10

và sẽ cam kết PTDL có trách nhiệm, bền vững, toàn diện và cân bằng, đóng góp đáng kể cho đời sống kinh tế xã hội của người dân ASEAN” [95, tr.370].
1.1.1.2. Những công trình nước ngoài liên quan đến đào tạo, bồi dưỡng phát triển nhân lực du lịch
– Paul F.J Eagles, Stephen F.McCool and Christopher D.Haynes, “Sustainable Tourism in Protected Areas” [100]. Trong cuốn sách “Du lịch bền vững trong các khu bảo tồn”, của nhóm tác giả Paul F.J Eagles, Stephen F.McCool and Christopher D.Haynes thuộc tổ chức WCPA cho rằng: Du lịch là ngành kinh doanh tốt, vì nó tạo ra 4,4% GDP của thế giới và sử dụng khoảng 200 triệu người lao động trên toàn cầu. Chính vì vậy, cuốn sách này được xây dựng, nghiên cứu để hỗ trợ các nhà quản lý khu vực được bảo vệ, các bên liên quan khác trong việc lập kế hoạch và quản lý các khu bảo tồn, giải trí của KDL; NDL có thể phát triển bền vững; đồng thời tôn trọng các điều kiện và cộng đồng ở địa phương. Trong nội dung nghiên cứu nhóm tác giả đặc biệt chú ý đến PTNLDL, họ cho rằng tất cả NLDL tham gia vào quá trình PTDL bền vững đều được xem như là những đại sứ ngoại giao. Họ là yếu tố quyết định đến chất lượng dịch vụ du lịch và cũng là những nhân tố quan trọng nhất trong việc bảo đảm PTDL bền vững ở khu vực nói chung và các quốc gia nói riêng. Tuy nhiên, để đạt được điều đó thì cần phải bồi dưỡng, đào tạo, huấn luyện kỹ năng chuyên môn, kỹ năng giao tiếp, ngoại ngữ và đặc biệt là các kiến thức về kinh tế, văn hóa, xã hội của quốc gia, dân tộc mình cho đội ngũ nhân viên của NDL, đảm bảo hướng tới PTDL hiện đại theo hướng bền vững trong thời gian tới.
– Janne J.Liburd, Deborah Edwards, “Understanding the Sustainable Development of Tourism” [96]. Nhóm tác giả Janne J.Liburd, Deborah Edwards của cuốn sách tham khảo“Hiểu biết về sự phát triển du lịch bền vững”. Cuốn sách được viết với sự tham gia của các viện nghiên cứu liên kết với mạng giáo dục tốt nhất, cung cấp cho sinh viên chuyên NDL, nhà giáo dục, nhà hoạch định ngành, nhà nghiên cứu, nhà quản lý và nhà khai thác với tư duy mới nhất, hiểu rõ sự phát triển bền vững của du lịch được thể hiện nội dung trong 12 chương. Trong đó, nhóm tác giả đã dành chương 5 viết về “Sustainable Human Resource
11

Management” các nội dung trong đó đã khẳng định NLDL giữ vai trò quan trọng nhất đối với sự PTDL theo hướng bền vững. Nhóm tác giả lý giải, khi nói đến du lịch là nói đến sản phẩm dịch vụ đó là những trải nghiệm của KDL về những sản phẩm dịch vụ, văn hóa và con người mà nơi họ đến, ngoài ra dịch vụ du lịch được đánh giá bởi sự thỏa mãn nhu cầu và kỳ vọng của con người thông qua người cung cấp dịch vụ đó. Vì vậy, những SPDL được cung cấp cho con người (NLDL là phần sản phẩm) mà KDL phải trả chi phí cho các dịch vụ du lịch. Cho nên, tác giả nhấn mạnh vai trò của người quản lý sẽ là chìa khóa thành công trong quá trình PTNLDL tạo nên sự PTDL bền vững hiện nay của các quốc gia. Điều này đang là vấn đề hết sức cần thiết khi nói đến nhân sự cao cấp cho các DNDL chất lượng cao (CLC) ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập như hiện nay.
– Greg Richards, Derek Hall, “Tourism and sustainable community development”, Routledge, NY [94]. Nhóm tác giả Derek Hall và Greg Richards đã có công trình nghiên cứu với chủ đề “Du lịch và phát triển cộng đồng bền vững”, thực hiện khảo sát trên một phạm vi rộng lớn, từ khu phố cổ Edinburgở khu vực châu Âu, một số khu vực phía Bắc Bồ Đào Nha và các bãi biển ở Inđônêsia ở Châu Á. Qua kết quả khảo sát, nhóm tác giả nhấn mạnh vai trò to lớn của cộng đồng địa phương đối với PTDL bền vững của các quốc gia. Họ khẳng định nếu không có cộng đồng địa phương thì HĐDL bền vững không thể đảm bảo được và ngược lại, du lịch bền vững cũng sẽ tạo ra nhiều cơ hội việc làm, là yếu tố làm tăng thu nhập cho người dân. Nhưng để đạt được mục đích đó, theo nhóm tác giả các quốc gia cần có NLDL với kỹ năng, trình độ chuyên, trình độ ngoại ngữ, khả năng giao tiếp tốt là vô cùng cần thiết ở cộng đồng các địa phương đó chính là lợi thế cho PTDL.
Từ đánh giá thực tiễn nêu trên tập thể tác giả đã đề cập đến các nhóm giải pháp PTNLDL như đào tạo nghề, huấn luyện, tập huấn kỹ năng cho những người lao động tại địa phương đặc biệt là khả năng ngoại ngữ chuyên NDL, các kiến thức lịch sử, văn hóa cơ bản để họ thể hiện được SPDL đặc trưng cho từng vùng của mỗi quốc gia. Đây là giải pháp quan trọng, có ý nghĩa thực tiễn bởi nếu làm tốt sẽ khai thác, PTDL ở các quốc gia này một cách có hiệu quả cao trong thời gian dài.
12

– Soh, J.K, “Human resource development in the tourism sector in Asia”, Perspective in Asia leisure and tourism, Vol 1, Article7 [101]; Soh, Juliana Kheng Mei, Human Resource Development in the Tourism Sector in Asia, The Berkeley Electronic Press [102]. Năm 2012, tác giả Soh, Juliana Kheng Mei đã xuất bản cuốn sách “Phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực du lịch ở châu Á”. Đây là công trình nghiên cứu trên cơ sở phân tích thực trạng PTDL và xem du lịch như một ngành công nghiệp không khói bao gồm (doanh thu, KDL, NLDL…) ở một số nước như Singapore, Macau, China và Thailand, qua đó dự báo về PTDL ở Châu Á đến năm 2015 qua một số tiêu chí nêu trên sẽ tăng lên.
Từ thực trạng nêu trên làm cơ sở cho nhóm tác giả chỉ ra được những thách thức mà Châu Á đang và sẽ phải tiếp tục đối mặt trong thời kỳ hội nhập chính là sự thiếu hụt về NLDL, kỹ năng tay nghề, chất lượng đào tạo tại các CSĐT NLDL. Theo nhóm tác giả, một trong những nguyên nhân cơ bản của hạn chế đó là các CSĐT về chuyên NDL ở Châu Á đang thiếu sự liên kết, hợp tác theo hướng bền vững với các DNDL; NLDL thiếu các kỹ năng chuyên môn, chưa tạo được môi trường, điều kiện cho người lao động có cơ hội học tập suốt đời để cập nhật tri thức mới, nhất là thiếu nhân lực có tay nghề cao (tất cả các cấp từ nhân viên cho đến quản lý cấp cao). Vì vậy, mỗi quốc gia cần có chiến lược PTNLDL, những giải pháp để đào tạo nhân lực (ĐTNL) cho NDL ở khu vực Châu Á nói chung và ở các quốc gia nói riêng như Singapore, Macau, China và Thái Lan trong thời gian tới có ý nghĩa thực tiễn vô cùng quan trọng. Với mô hình “5 trụ cột” đối với quá trình đào tạo nhân lực du lịch (ĐTNLDL) CLC ở Sigapore – (Chương trình đào tạo; Đội ngũ giảng viên; Thiết bị; Đánh giá chất lượng đào tạo; Lãnh đạo và quản lý) làm bài học kinh nghiệm cho các quốc gia ở khu vực Châu Á trong quá trình PTDL trong những năm tiếp theo. Có thể nói đây là mô hình đã thành công của Singapore trong chiến lược xây dựng và triển khai thực hiện PTNLDL, đảm bảo nâng cao tính chuyên nghiệp và cải thiện hình ảnh ngành công nghiệp du lịch của quốc gia này trong thập niên đầu của thế kỷ XXI.
1.1.1.3. Những công trình nước ngoài liên quan đến chính sách thu hút, sử dụng phát triển nhân lực du lịch
Martin Oppermann và Kye – Sung Chon, “Tourism in Developing Countries” [98]. Vào những năm cuối thế kỷ XX, nhóm tác giả nước ngoài Martin Oppermann
13

và Kye – Sung Chon đã xuất bản cuốn sách “Du lịch ở các nước đang phát triển”. Nội dung của cuốn sách được nhóm tác giả tập trung nghiên cứu về PTDL ở các nước đang phát triển qua ba giai đoạn (1930 – 1960, 1970 – 1985, 1985 – 1993) đề cập đến mối liên hệ giữa chính phủ và NDL, phân tích PTDL thông qua các mô hình, các phương pháp đo lường PTDL quốc tế, sự phát triển các điểm đến DL như khu nghỉ mát ven đồi hay ven biển, các khu du lịch vùng ngoại ô nhằm đa dạng hóa các loại hình SPDL. Khi du lịch ngày càng phát triển đóng góp vào tăng trưởng kinh tế và chiếm tỷ trọng lớn trong GDP của quốc gia thì đó cũng đòi hỏi NLDL phải đảm bảo đủ về số lượng, có cơ cấu hợp lý, với chất lượng phục vụ ngày càng cao. Qua nghiên cứu thực tiễn NLDL ở các nước đang phát triển, nhóm tác giả cho rằng Chính phủ cần xây dựng kế hoạch chiến lược, đề ra các chính sách, tạo môi trường để người lo động trong NDL nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có kiến thức cơ bản về du lịch nhằm đáp ứng được nhu cầu của DNDL, của xã hội góp phần thúc đẩy kinh tế – xã hội ngày càng phát triển của các quốc gia này.
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu khoa học của các tác giả nước ngoài nêu trên đều phân tích khái quát về thực trạng PTNLDL dưới góc độ quy mô, cơ cấu, chất lượng, chỉ ra một số hạn chế để làm cơ sở đề ra một số giải pháp PTNLDL của một số tỉnh, thành phố, quốc gia ở khu vực và trên thế giới trong thời gian qua. Đây được xem như là những mô hình thực tiễn làm bài học kinh nghiệm cho thành phố Đà Nẵng có thể vận dụng vào PTNLDL trong chiến lược PTDL thành phố từ nay đến năm 2030 theo hướng phát triển bền vững và hội nhập.
1.1.2. Những công trình trong nước đã công bố liên quan đến phát triển nhân lực du lịch
1.1.2.1. Những công trình trong nước liên quan đến thực tiễn phát triển nhân lực du lịch
– Vũ Đức Minh, “Nguồn nhân lực du lịch ở nước ta hiện nay: Thực trạng và giải pháp phát triển” [59]; Thái Bình, “Phát triển nguồn nhân lực du lịch trong hội nhập sâu và toàn diện sau khi gia nhập WTO” [6]; Vũ Minh Huệ, “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch ở Việt Nam hiện nay” [39]. Trong các bài viết này, chủ yếu trình bày thực trạng NLDL Việt Nam từ năm 2000 – 2008, với số lượng, cơ
14

cấu theo trình độ chuyên môn, theo độ tuổi. Với thực trạng nêu trên, các tác giả cho rằng NLDL ở Việt Nam trong giai đoạn này còn nhiều hạn chế như: năng lực ngoại ngữ, tỷ lệ NLDL được qua đào tạo còn thấp (lao động tri thức so với các ngành khác còn thấp), NLDL được phân bổ không đồng đều giữa các vùng DL trên phạm vi cả nước, thiếu nhân lực quản lý có trình độ cao… Từ thực trạng đó, các tác giả đã chỉ ra một số hạn chế và nguyên nhân dẫn đến hạn chế như hệ thống CSĐT chuyên NDL trên cả nước còn mỏng, phân bố chưa đồng đều, dẫn đến thiếu nhân lực cho các địa phương phát triển NDL. Chất lượng, quy mô đào tạo chưa đáp được với yêu cầu thực tiễn, nhiều CSĐT và trung tâm đào tạo chưa xác định rõ mục tiêu đào tạo như quản lý nhà nước về du lịch, quản lý kinh tế du lịch hay quản trị du lịch. Trên cơ sở đó các tác giả đề ra một số giải pháp để nâng cao KDDL ở Việt Nam đến 2015, góp phần vào việc PTDL trong điều kiện thực hiện CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức.
– Trọng Lê Nghĩa, “Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao thời hội nhập” [65]. Nội dung bài viết này tác giả đề cập chủ yếu đến NLDL CLC: (1) Nhân lực CLC phải đảm bảo được các yêu cầu về đạo đức nghề nghiệp, kỹ năng nghề, khả năng sáng tạo, kỹ năng sống, biết sắp xếp, phối hợp công việc, biết vận dụng công nghệ tiên tiến phù hợp… đặc biệt là ngoại ngữ chuyên ngành; (2) Nếu có NLCLC, sẽ giúp cho việc xây dựng chính sách và hoạch định chiến lược phát triển của NDL một cách hợp lý, khoa học, gắn kết giữa lý luận và thực tiễn; tạo điền kiện thuận lợi cho NDL và DNDL sử dụng, phát huy được khả năng của con người nhằm tăng NSLĐ và đạt hiệu quả kinh doanh cao; (3) Để có được NLDL CLC cần đặc biệt chú ý đến vấn đề ĐTNLDL, trong mối quan hệ giữa các CSĐT với các DNDL, phải đảm bảo đầu ra của các CSĐT là đầu vào của DNDL.
– Nguyễn Thị Quỳnh Hương, “Phát triển nhân lực du lịch giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của điểm đến Quảng Ninh” [40]; Phạm Viết Long, Đỗ Thị Thanh Vinh, “Six senses Ninh Vân Bay với việc phát triển nguồn nhân lực du lịch trong giai đoạn hiện nay” [50]. Đây là những công trình nghiên cứu từ mô hình thực tiễn cụ thể ở tỉnh Quảng Ninh và Khu du lịch sinh thái cao cấp Six Senses Ninh Vân Bay thuộc bán đảo Hòn Hèo, xã Ninh Vân, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa để phân
15

tích đánh giá thực trạng công tác PTNL hoạt động trong lĩnh vực KDDL, nhóm tác giả đã dùng phương pháp thống kê, phân tích, so sánh, tổng hợp số liệu thứ cấp, phương pháp điều tra khảo sát, thu thập ý kiến về những chính sách đang thực thi và phương pháp kết hợp phân tích KDDL theo bộ tiêu chí K.A.S (Knowledge, Attitude, Skills) mở rộng. Trên cơ sở các phương pháp đó, nhóm tác giả đã phân tích thực trạng NLDL khá chi tiết từ cơ cấu, KDDL ở Six Senses Ninh Vân Bay tỉnh Khánh Hòa và tỉnh Quảng Ninh trong 5 năm (2008 – 2012), từ đó chỉ ra một số hạn chế cần phải khắc phục và đưa ra một số khuyến nghị. Có thể nói, đây là những công trình nghiên cứu thực tiễn nhằm cung cấp hệ thống tư liệu tham khảo tin cậy để Khu du lịch sinh thái cao cấp Six Senses Ninh Vân Bay vận dụng vào PTNL nói riêng và địa phương tỉnh, thành phố nói chung đến năm 2015 và 2020, đảm bảo mục tiêu HĐDL dịch vụ ngày càng hiệu quả hơn.
– Nguyễn Thị Thúy Hường, “Giải pháp phát triển nguồn nhân lực Việt Nam trong cộng đồng ASEAN” [41]. Bài viết được diễn đạt trong 3 trang nhưng tác giả phân tích một cách khái quát thực trạng NLDL Việt Nam giai đoạn 2010 – 2015 từ số lượng, chất lượng, cơ cấu NL theo ngành, lĩnh vực hoạt động, giới tính, địa lý. Để tạo môi trường làm việc và tăng sức cạnh tranh cơ hội việc làm NDL Việt Nam trong cộng đồng ASEAN thì theo tác giả NDL cần có những giải pháp về PTNLDL, cụ thể: (i) Tiêu chuẩn hóa nhân lực của NDL theo chuẩn ASEAN và quốc tế; (ii) Đổi mới toàn diện công tác ĐTNLDL ở Việt Nam tại các cơ sở đào tạo du lịch (CSĐTDL); (iii) Đẩy mạnh xã hội hóa trong ĐTNLDL; (iv) Tích cực chủ động hội nhập và hợp tác quốc tế; (v) Đẩy mạnh giáo dục văn hóa du lịch trong cộng đồng. Như vậy, với 5 giải pháp nêu trên cho thấy tác giả chủ yếu đề cập đến nâng cao chất lượng về GD-ĐT nhằm PTNLDL trong điều kiện hội nhập ở Việt Nam đến năm 2020.
– Trần Sơn Hải, “Phát triển nguồn nhân lực du lịch NDL khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên” [29]. Luận án đã làm rõ một số nội dung cơ bản sau: (1) Khái niệm, các đặc điểm của NNL đối với NDL, cơ cấu lao động, nội dung quản lý nhà nước PTNNL; (2) Phân tích thực trạng về PTNL đưa ra các nhận định, đánh giá về PTNL cho NDL của các tỉnh thuộc khu vực này; (3) Hệ thống các giải pháp
16

nhằm PTNNL của NDL tại các tỉnh khu vực Duyên hải Nam Trung bộ – Tây Nguyên. Đây là một công trình nghiên cứu khoa học về PTNNL cho NDL thuộc 5 tỉnh Duyên hải Nam Trung bộ (Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận) và 5 tỉnh Tây Nguyên (Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng) những nội dung trình bày trong luận án được tiếp cận giữa phát triển liên ngành, liên vùng thể hiện tính vĩ mô, dưới góc độ quản lý nhà nước về PTNNL cho NDL của vùng và đặc biệt có ý nghĩa mới đối với chiến lược quản lý nhà nước về du lịch nhằm đảm bảo tính quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội của vùng giai đoạn
2011 – 2020.

– Nguyễn Văn Lưu, “Phát triển nguồn nhân lực du lịch yếu tố quyết định sự phát triển của ngành du lịch Việt Nam” [56]. Nội dung của cuốn sách này được tác giả đề cập đến các vấn đề cơ bản từ cơ sở lý luận, thực trạng về PTNNL của NDL ở Việt Nam từ năm 2000 – 2010; phương hướng, quan điểm và mục tiêu PTNNL cho NDL của Việt Nam đến năm 2020; một số giải pháp đẩy mạnh PTNNL cho NDL Việt Nam đến năm 2020; những dự án ưu tiên trong PTNNL cho NDL Việt Nam. Trong các dự án ưu tiên PTNNL cho NDL giai đoạn tới tác giả trình bày có 3 hợp phần cụ thể: Hệ thống chính sách, thể chế quản lý và hỗ trợ PTNNL cho NDL; Tăng cường năng lực đào tạo, dạy nghề du lịch; đào tạo lại, huấn luyện và bồi dưỡng nhân lực. Như vậy, xét một cách tổng thể thì đây là một công trình nghiên cứu ở tầm vĩ mô với các nội dung quản lý nhà nước về PTNNL cho NDL ở Việt Nam mang tầm chiến lược vĩ mô góp phần hoạch định chính sách cho nhà nước như là một yếu tố quyết định đến sự phát triển của NDL Việt Nam đến năm 2020.
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu nói trên đã phân tích, đánh giá thực trạng PTNLDL từ số lượng, cơ cấu, KDDL và đã chỉ ra một số hạn chế về vấn đề này. Từ thực tiễn PTNLDL của các tỉnh, thành phố trong nước các tác giả đều cho rằng, nguyên nhân chính của những hạn chế về PTNLDL chủ yếu vẫn là công tác GD-ĐT đối với ngành NDL, cơ chế, chính sách, nội dung, hình thức, chương trình đào tạo (CTĐT), các tiêu chuẩn nghề du lịch Việt Nam chưa được áp dụng đầy đủ, đồng bộ theo nhu cầu mới hiện nay. Vì vậy, các tác giả đã đề ra một số nhóm giải pháp để nâng cao hoạt động KDDL trong thời gian tới. Cụ thể là: (1) Cần phải có
17

sự liên kết giữa DNDL với CSĐT để tạo ra NNL đáp ứng yêu cầu xã hội; (2) Huy động vốn tạo quỹ cho doanh nghiệp, cho các cơ quan quản lý nhà nước để thực hiện đào tạo; (3) Nâng cao chất lượng đò tạo ngành, NDL ở các CSĐT, các DNDL đáp ứng được điều kiện phát triển và hội nhập.
1.1.2.2. Những công trình đã công bố liên quan đến đào tạo phát triển nhân lực du lịch
Đào tạo là một trong những nội dung chủ yếu để PTNLDL, là nhiệm vụ cơ bản và lâu dài không chỉ đối với quá trình PTDL Việt Nam mà là của các nước đang phát triển hiện nay trên thế giới từ những năm 80 của thế kỷ XX. Do đó, trong thời gian gần đây đã có nhiều công trình tiêu biểu được công bố của tác giả trong nước về nội dung này, đó là:
– Lục Bội Minh, “Quản lý khách sạn hiện đại” [57]. Nội dung cuốn sách này chủ yếu trình bày về cách thức quản lý của loại hình khách sạn hiện đại và ở chương
15 tác giả phân tích về công tác bồi dưỡng, đào tạo sát hạch cho lao động trong khách sạn từ lao động giản đơn đến nhà quản lý với những nội dung cụ thể như bồi dưỡng, đào tạo vào nghề; bồi dưỡng kỹ năng phục vụ; bồi dưỡng, đào tạo ngoại ngữ; bồi dưỡng, đào tạo người quản lý; quy định về việc các chi phí bồi dưỡng, đào tạo đối với các nghề trong khách sạn. Đây là tài liệu cho các CSĐT cũng như các giảng viên, DNDL tham khảo để xây dựng chương trình, nội dung CTĐT, bồi dưỡng nhằm PTNLDL ở Việt Nam.
– Phùng Đức Chiến, “Đào tạo nguồn nhân lực du lịch: Nhìn từ yêu cầu thực tiễn” [14]; Nguyễn Văn Đính, “Đào tạo nhân lực du lịch theo nhu cầu xã hội – Một số vấn đề đặt ra cần giải quyết” [21]; Trần Quang Hảo, “Đâu là điều kiện cần thiết để phát triển nguồn nhân lực du lịch” [30]. Trong các bài viết này, các tác giả đều cho rằng các điều kiện cần thiết, phân tích, đánh giá khái quát về thực trạng PTNLDL trong giai đoạn 2001 – 2005, chỉ ra một số hạn chế như sự liên kết giữa DNDL với CSĐT để tạo ra NNL đáp ứng yêu cầu xã hội chưa cao; chính sách GD- ĐT, quản lý về GD-ĐT còn nhiều hạn chế, bất cập. Khắc phục những hạn chế nêu trên, các tác giả đã đề xuất giải pháp để PTNLDL cần có sự quan tâm giải quyết cụ thể, khoa học, đồng bộ, tích cực hơn từ Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương, của
18

cả hệ thống GD-ĐT; có sự phối hợp chặt chẽ, nghiêm túc với các DNDL. Tác giả của các bài báo này mới dừng lại ở những vấn đề chung nhất về NLDL chứ chưa đi sâu nghiên cứu vai trò của nó đến hoạt động KDDL như là một yêu cầu để PTNLDL trong giai đoạn này.
– Trần Văn Long, “Đào tạo nhân lực du lịch đáp ứng yêu cầu hội nhập và phát triển” [51]. Tác giả cho rằng, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, khi các HĐDL ngày càng cạnh tranh khốc liệt không chỉ trong khu vực mà còn trên phạm vi toàn cầu thì yêu cầu về chất lượng, dịch vụ, số lượng và KDDL đã trở thành mối quan tâm hàng đầu của NDL, của các CSĐT nghiệp vụ du lịch. Nội dung bài viết này đã khái quát thực trạng ĐTNLDL và một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng ĐTNLDL ngày một tốt hơn, đáp ứng nhu cầu cho DNDL và xã hội.
– Nguyễn Quốc Tiến, “Công tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch vùng trung du miền núi Bắc Bộ và những câu hỏi cần được giải đáp” [71]. Tác giả đã khái quát được thực trạng NLDL năm 2011 và dự báo đến năm 2015 của vùng Trung du miền núi Bắc Bộ sẽ cần đến 60.000 lao động cho NDL. Năm 2011, ở vùng này có 17
CSĐT về chuyên NDL, số lượng sinh viên được đào tạo chuyên NDL hằng năm mới đạt được từ 30 – 40 sinh viên ở mỗi trường. Điều này cho thấy NNLDL ở các địa phương trong vùng này còn quá ít mà nhu cầu NLDL ngày một tăng lên, nên tác giả cho rằng để đáp ứng được nhu cầu của vùng thì cần giải quyết được 3 vấn đề sau: Tại sao nhu cầu ĐTNL của NDL rất lớn, nhưng các CSĐT về du lịch vẫn khó tuyển sinh viên?; Làm thế nào để các em yêu thích và sẵn sàng theo học các nghề xã hội có nhu cầu rất cao, nhưng lại ít người học như kỹ thuật chế biến các món ăn, đồ uống?; Làm thế nào để tăng cường hợp tác giữa nhà trường và các DNDL ở khu vực này trong việc đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng NLDL? Theo tác giả để trả lời được 3 câu hỏi đó cần thực hiện 5 giải pháp để đẩy mạnh ĐTNLDL mới đáp ứng nhu cầu của NDL ở vùng trung du miền núi Bắc Bộ đến năm 2020.
– Ung Thị Nhã Ca, “Thực trạng chất lượng đào tạo nhân lực du lịch trình độ đại học tại trường đại học Tây Đô và khả năng đáp ứng thị trường du lịch ở thành phố Cần Thơ” [11]. Tác giả, bài viết này đã chỉ rõ mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra của quá trình đào tạo bằng khảo sát, điều tra đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu
19

công việc của người tốt nghiệp đại học của 3 đối tượng: DNDL, trường đại học và cựu sinh viên của trường Đại học Tây Đô. Kết quả đánh giá cho thấy CTĐT cần được cải tiến theo hướng tiếp cận năng lực, phát huy giá trị riêng biệt cho sinh viên nhằm rút ngắn giữa khoảng cách giữa đào tạo và nhu cầu của DNDL. Để làm được điều đó tác giả đề xuất 3 nhóm giải pháp: Về phía trường đại học Tây Đô; Về phía doanh nghiệp; Về phía sinh viên. Tóm lại, kết quả nghiên cứu này đã làm cơ sở đề xuất các giải pháp xây dựng, cải tiến chương trình, nội dung đào tạo nhằm nâng cao chất lượng đào tạo cho NDL, tạo nên thương hiệu đối với các CSĐT và tạo cơ hội cho các sinh viên chuyên NDL tốt nghiệp ở những khóa tiếp theo có việc làm theo đúng yêu cầu của xã hội và DNDL.
– Nguyễn Sơn Hà, “Đào tạo nguồn nhân lực du lịch hiện nay” [28]. Trong bài viết này, tác giả đã cho biết số lượng các CSĐT nghiệp vụ du lịch cả nước hiện có với 62 trường đại học, 80 trường Cao đẳng, 117 trường Trung cấp, các trường đào tạo nghề, 2 Công ty đào tạo và 23 trung tâm có tham gia đào tạo nghiệp vụ du lịch. Từ thực trạng số lượng đầu ra và khả năng đáp ứng nhu cầu nhân lực cho NDL hiện nay không những thiếu về mặt số lượng, mà còn yếu về chuyên môn, NLDL do các CSĐT cung cấp cho thị trường sức lao động (SLĐ) đối với NDL chưa đạt yêu cầu của DNDL. Vì vậy, tác giả bài viết cho rằng để tháo gỡ những vướng mắc nêu trên cần có hệ thống giải pháp đồng bộ về ĐTNLDL đủ điều kiện, tiêu chuẩn, trình độ phục vụ ngày càng tăng của thị trường du lịch như hiện nay là vô cùng cần thiết, có tính chiến lược lâu dài theo xu hướng phát triển của du lịch thế giới.
– Trần Văn Long, “Quản lý đào tạo của các trường cao đẳng du lịch đáp ứng nhu cầu nhu cầu cho các doanh nghiệp khu vực đồng bằng Bắc Bộ” [52]. Tác giả luận án đã luận giải lý luận và thực tiễn về các nội dung liên quan đến quản lý đào tạo của các trường cao đẳng Du lịch đảm bảo chất lượng và đáp ứng nhu cầu nhân lực cho các DNDL ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ nói riêng và cả nước nói chung. Luận án đã tập trung luận giải các vấn đề cơ sở lí luận và thực tiễn về quản lý đào tạo của các trường cao đẳng đảm bảo cân bằng cung – cầu về thị trường SLĐ cho NDL trong giai này. Trong đó, các CSĐT này phải đáp ứng nhu cầu nhân lực cho các DNDL theo chuẩn nghề nghiệp, chuẩn đầu ra thông qua quản lý các yếu tố
20

đầu vào, quản lý quá trình dạy học và quản lý các yếu tố đầu ra, dưới sự tác động các yếu tố đến công tác quản lý đào tạo ở các trường theo hướng đáp ứng nhu cầu nhân lực của các doanh nghiệp trong cơ chế thị trường. Trên cơ sở thực trạng quản lý đào tạo ở các trường cao đẳng du lịch đáp ứng nhu cầu nhân lực cho các DNDL ở các tỉnh khu vực đồng bằng Bắc Bộ giai đoạn 2005 – 2014, luận án đã khái quát được những vấn đề đặt ra và đề xuất những giải pháp cơ bản về quản lý đào tạo của các trường cao đẳng du lịch đáp ứng nhu cầu nhân lực cho các DNDL khu vực đồng bằng Bắc Bộ đến năm 2020.
– Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch – Hội thảo quốc gia lần thứ nhất, “Đào tạo nhân lực ngành du lịch theo nhu cầu xã hội” [7]; Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch – Hội thảo quốc gia lần thứ hai, “Đào tạo nhân lực du lịch theo nhu cầu xã hội” [8]. Đây là hội thảo quốc gia với sự tham gia của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Giáo dục và Đào tạo, các Sở Du lịch, các CSĐTDL, các DNDL, nội dung của các bài tham luận, các ý kiến trao đổi tại hội thảo đều xoay quanh vấn đề liên quan trực tiếp đến công tác đào tạo, PTNLDL theo nhu cầu xã hội. Mục đích của Hội thảo là để các CSĐT thấy được các yêu cầu cần thiết của du lịch với tư cách là nhà tuyển dụng, nhà sử dụng, đồng thời là quá trình đánh giá hoạt động KDDL qua đầu ra đào tạo. Từ đó, cần thiết phải đổi mới nội dung, chương trình, cơ cấu ngành nghề đào tạo; đồng thời doanh nghiệp, các nhà tuyển dụng cũng cần đổi mới phong cách quản lý, điều hành, cam kết cung ứng các dịch vụ hỗ trợ đào tạo, đặc biệt tạo môi trường thuận lợi cho sinh viên các trường thực hành, thực tập làm quen với các vị trí công việc trong lĩnh vực du lịch. Các CSĐT cũng có kiến nghị triển khai đào tạo ngành nghề mới đáp ứng nhu cầu của DNDL theo hướng tự chủ tài chính và khuyến kích các doanh nghiệp tham gia vào quá trình đào tạo nhằm xã hội hóa nguồn vốn vào các CSĐT NLDL của Việt Nam trong thời gian tới.
Tóm lại, các công trình nghiên cứu từ những năm cuối thế kỷ 20 đầu thế kỷ

21 đến nay đã được khái quát chung nhất đặc điểm, thực trạng NLDL và công tác ĐTNLDL. Đặc biệt, phân tích thực trạng ĐTNLDL trong hệ thống các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề và đào tạo lại ở các DNDL. Trên cơ sở đó các tác giả đề ra một số nhóm giải pháp về đào tạo để PTNLDL ở Việt
21

Nam như: Đối với các CSĐT (chương trình, đội ngũ, cơ sở vật chất kỹ thuật…); Đối với các DNDL; Đối với quản lý nhà nước như ban hành chính sách cho các CSĐT đặc biệt là CSĐT nghề. Như vậy, tác giả của các công trình nghiên cứu nêu trên mới đi sâu nghiên cứu vào lĩnh vực ĐTNLDL ở Việt Nam trong thời gian qua và nhu cầu ĐTNLDL đến năm 2020 nhằm đáp ứng được yêu cầu của NDL trong điều kiện mới, hội nhập khu vực và trên thế giới.
1.1.2.3. Những công trình đã công bố liên quan đến thu hút, sử dụng nhân lực du lịch
Đây là một nội dung của PTNLDL, có tính pháp lý nhưng tuân thủ khách quan của các quy luật kinh tế về thị trường SLĐ nhằm giúp các CSĐT, các DNDL có cơ sở xây dựng chương trình, nội dung, hình thức đào tạo và xây dựng tiêu chí để tuyển chọn, bố trí sử dụng NLDL một cách có hiệu quả, nhưng mới chỉ có một số ít tác giả quan tâm đến vấn đề này, cụ thể:
– Trần Hữu Nam, “Đổi mới cơ chế, chính sách phát triển nguồn nhân lực du lịch trong giai đoạn hiện nay ở nước ta” [62]. Tác giả bài viết này cho rằng đổi mới cơ chế, chính sách PTNLDL trong giai đoạn hiện nay ở nước ta là vô cùng cần thiết. Tác giả đã mô tả được thực trạng về NLDL tại thời điểm năm 2010 một cách khái quát nhất bằng số liệu thứ cấp và số liệu sơ cấp mà tác giả tổng hợp được từ số lượng sinh viên đăng ký vào các trường có đào tạo NDL. Trên cơ sở thực tế, tác giả đã chỉ ra được một số hạn chế về công tác đào tạo, PTNLDL Việt Nam như: thiếu về số lượng, yếu về chất lượng, cơ cấu bất hợp lý cả về cấp bậc, ngành nghề ĐT và phân bổ theo vùng, miền… Vì vậy, theo tác giả để khắc phục được những hạn chế nêu trên cần thực hiện 5 giải pháp: Đào tạo đội ngũ chuyên gia có trình độ cao trong lĩnh vực du lịch (nghiên cứu, tư vấn các chính sách, xây dựng chiến lược, các CSĐT NLDL); Nâng cao đội ngũ chất lượng giảng viên, giáo viên, đào tạo viên ở các CSĐTDL; Bồi dưỡng nâng cao trình độ quản lý nhà nước về du lịch ở các địa phương; Xã hội hóa công tác đào tạo nhằm PTNLDL; Chủ động hợp tác và hội nhập quốc tế trong PTNLDL.
– Vũ Đức Minh, “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực của các doanh nghiệp du lịch nhà nước trên địa bàn thành phố Hà Nội trong
22

tiến trình hội nhập khu vực và thế giới” [60]. Nội dung của luận án được trình bày trong 3 chương với 186 trang, bao gồm: (1) Những lý luận cơ bản về hiệu quả kinh doanh, hiệu quả sử dụng nhân lực của các DNDL, trong đó chú trọng đến bộ phận lao động tác nghiệp (lao động thừa hành); (2) Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động KDDL và hiệu quả sử dụng NLDL của các DNDL (khách sạn và lữ hành) thuộc thành phần kinh tế nhà nước với sự tham chiếu, so sánh với các loại hình DNDL thuộc các thành phần kinh tế khác trong thời gian 5 năm (1999 – 2003) của NDL Hà Nội. Từ trạng thực, luận án rút ra được một số kết quả, hạn chế và chỉ ra nguyên nhân của thành công, hạn chế đó; (3) Luận án đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng và PTNLDL cho các DNDL ở Hà Nội, đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước trong điều kiện hội nhập khu vực và trên thế giới. Đồng thời, tác giả đã đưa ra một số kiến nghị đối với công tác quản lý vĩ mô của Nhà nước và các Ban ngành nhằm hỗ trợ cho các DNDL trên địa bàn thành phố Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng và PTNLDL.
– Đinh Thị Hải Hậu, “Huy động vốn đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực du lịch Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế” [31]. Tác giả cho rằng trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay muốn PTDL thành một ngành dịch vụ mang lại nguồn thu lớn cho Việt Nam thì thu hút, huy động vốn đầu tư cho PTNLDL Việt Nam là vấn đề vô cùng cấp bách cần được nhà nước chú ý, quan tâm một cách thỏa đáng. Nội dung của luận án được tác giả trình bày 3 vấn đề cơ bản: (1) Nghiên cứu một cách có hệ thống những vấn đề lý luận cơ bản về NLDL và huy động vốn đầu tư cho PTNLDL trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế; khảo cứu kinh nghiệm nước ngoài và rút ra các bài học vận dụng cho Việt Nam trong huy động vốn đầu tư cho PTNLDL Việt Nam; (2) Đánh giá thực trạng huy động vốn đầu tư cho PTNLDL Việt Nam trong những năm 2006 – 2013, chỉ ra những kết quả đạt được và nguyên nhân; những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân của nó; (3) Đề xuất các giải pháp tăng cường huy động vốn đầu tư cho PTNLDL Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 phù hợp với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Nhìn chung, luận án nhận định PTNLDL vẫn là bài toán khó cho những nhà quản lý và DNDL với thực trạng NLDL với chất lượng thấp và số lượng thiếu bởi
23

lẽ nhân lực hoạt động trong NDL rất đa dạng về chuyên môn và kiến thức tổng hợp. Do đó, vốn đầu tư cho PTNLDL Việt Nam chủ yếu dựa vào nguồn vốn từ ngân sách nhà nước hoặc từ các CSĐT chuyên NDL là chủ yếu. Cho nên, luận án đã tập trung giải bài toán làm thế nào để huy động vốn đầu tư cho PTNLDL đáp ứng được yêu cầu phát triển NDL theo kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam.
– Hoàng Văn Hoan, “Hoàn thiện quản lý Nhà nước về lao động trong kinh doanh du lịch ở Việt Nam” [37]. Tác giả đi sâu phân tích thực trạng quản lý Nhà nước đối với NLDL ở Việt Nam thời gian 2001 – 2005 có nhiều mặt tích cực, song cũng còn nhiều khó khăn, tồn tại về vấn đề quản lý và sử dụng lao động đối với sự phát triển của NDL cho nên kết quả đạt được từ doanh nghiệp còn thấp chưa tương xứng với tiềm năng, khả năng và yêu cầu của thực tế, chưa tạo được điều kiện để kích thích người lao động tích cực, sáng tạo, tự giác trong công việc. Với những hạn chế nêu trên, tác giả đã đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý Nhà nước đối với NLDL ở Việt Nam trong những năm tới theo chiến lược phát triển kinh tế đến năm 2010 và tầm nhìn 2020.
1.1.3. Những công trình nghiên cứu liên quan đến phát triển nhân lực du lịch ở thành phố Đà Nẵng
Đà Nẵng được chia tách từ Quảng Nam – Đà Nẵng từ năm 1997, sau hơn 20

năm xây dựng, phát triển, với vị trí địa lý, tiềm năng du lịch của thành phố đã góp phần thúc đẩy NDL Đà Nẵng phát triển với tốc độ tăng trưởng ngày càng cao. Trong đó, NLDL luôn được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, xem đó như là một yếu tố quyết định sự thành công của NDL Đà Nẵng, trong thời gian qua đã có các công trình tiêu biểu như:
– Ngô Ngọc Hậu, “Đà Nẵng phát triển sản phẩm du lịch đặc thù” [33]. Trong bài viết này tác giả chủ yếu nêu lên sự thành công của Đà Nẵng là đã tạo dựng được hình ảnh của một thành phố nghỉ dưỡng với hệ thống các khu nghỉ dưỡng cao cấp ven biển, các dịch vụ vui chơi giải trí thể thao biển (ca nô, dù kéo, lặn biển…), tổ chức các sự kiện biển, các giải thể thao biển,… Như vậy, Đà Nẵng có rất nhiều tiềm năng, lợi thế để PTDL không chỉ có du lịch biển cho nên tác giả cho rằng

Phát triển nhân lực du lịch ở thành phố Đà Nẵng

5 / 5 ( 1 vote )
Tags: nhân lực du lịch
Previous Post

Chính sách tài chính nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp thuỷ sản ở Việt Nam

Next Post

Năng lực của giảng viên trẻ trong các trường đại học khối kinh tế tại thành phố Hà Nội

admin

admin

✍✍✍ Với kinh nghiệm hơn 10 năm, Luận Văn A-Z nhận hỗ trợ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ một cách UY TÍN và CHUYÊN NGHIỆP. ✍✍✍ Liên hệ: 092.4477.999 - Mail : luanvanaz@gmail.com

Related Posts

thị trường mua bán nợ xấu
Kinh Tế

Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng

by admin
February 24, 2020
Luận án tiến sĩ Kinh tế phát triển
Kinh tế phát triển

Phát triển kinh doanh dịch vụ viễn thông ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế Nghiên cứu trường hợp Công ty Cổ phần viễn thông Hà Nội

by admin
February 21, 2020
Luận án tiến sĩ tài chính ngân hàng
Tài Chính Ngân Hàng

Quản lý tài chính các trường đại học công lập trực thuộc Bộ Tài chính

by admin
February 21, 2020
Luận án tiến sĩ tài chính ngân hàng
Tài Chính Ngân Hàng

Tái cấu trúc tài chính các doanh nghiệp vận tải biển niêm yết ở Việt Nam

by admin
February 9, 2020
Luận án tiến sĩ Kinh tế phát triển
Kinh tế phát triển

Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Phú Thọ

by admin
February 9, 2020
Next Post
Luận án tiến sĩ quản trị nhân lực

Năng lực của giảng viên trẻ trong các trường đại học khối kinh tế tại thành phố Hà Nội

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Recommended

Luận văn thạc sĩ kinh tế phát triển

Chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

September 27, 2016
Luận án tiến sĩ luật

Thực hiện pháp luật về đấu giá quyền sử dụng đất ở các tỉnh Bắc Trung Bộ Việt Nam hiện nay

July 31, 2016
Luận văn đại học Quản trị kinh doanh

Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện Đầm Hà

August 20, 2015
Luận án tiến sĩ tài chính ngân hàng

Chính sách thuế đối với phát triển thị trường bất động sản việt nam

March 21, 2016

Don't miss it

thị trường mua bán nợ xấu
Kinh Tế

Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng

February 24, 2020
Các hình thức của đầu tư trực tiếp nước ngoài
Tài chính - Ngân hàng

Các lý thuyết về rủi ro và lợi nhuận

February 23, 2020
Luận án tiến sĩ Kinh tế phát triển
Kinh tế phát triển

Phát triển kinh doanh dịch vụ viễn thông ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế Nghiên cứu trường hợp Công ty Cổ phần viễn thông Hà Nội

February 21, 2020
Luận án tiến sĩ tài chính ngân hàng
Tài Chính Ngân Hàng

Quản lý tài chính các trường đại học công lập trực thuộc Bộ Tài chính

February 21, 2020
Luận án tiến sĩ tài chính ngân hàng
Tài Chính Ngân Hàng

Tái cấu trúc tài chính các doanh nghiệp vận tải biển niêm yết ở Việt Nam

February 9, 2020
Luận án tiến sĩ Kinh tế phát triển
Kinh tế phát triển

Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Phú Thọ

February 9, 2020
Luận án tiến sĩ quản lý kinh tế
Quản lý kinh tế

Các yếu tố tác động đến dự định khởi sự kinh doanh của thanh niên Việt Nam

February 9, 2020
Luận án tiến sĩ quản lý kinh tế
Quản lý kinh tế

Tăng cường tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

February 9, 2020
Luận án tiến sĩ quản trị nhân lực
Quản trị kinh doanh

Nâng cao năng lực quản lý chuỗi cung ứng trong công tác khám, chữa bệnh tại các Bệnh viện Quân y trên địa bàn Hà Nội (108, 105, 354)

February 9, 2020
Luận án tiến sĩ tài chính ngân hàng
Tài Chính Ngân Hàng

Thu hút nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế biển đảo phía Nam Việt Nam

February 9, 2020
Download Luận Văn

iLuận văn chia sẻ luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ hoàn toàn miễn phí. Nhận hỗ trợ viết luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. LH: 092.4477.999


Xem thêm

No Result
View All Result

Recent News

thị trường mua bán nợ xấu

Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng

February 24, 2020
Các hình thức của đầu tư trực tiếp nước ngoài

Các lý thuyết về rủi ro và lợi nhuận

February 23, 2020

© 2021 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.

No Result
View All Result
  • Landing Page
  • Buy JNews
  • Support Forum
  • Pre-sale Question
  • Contact Us

© 2021 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.