Friday, February 26, 2021
  • Home
  • About
  • Viết thuê luận văn
  • Luận Án Tiến Sĩ
Download Luận Văn
Advertisement
  • Luận Văn – Luận Án
  • Download
    • Đại Học – Cao Đẳng
      • Công Nghệ – Môi Trường
      • Công Nghệ Thông Tin
      • Khoa Học Tự Nhiên
      • Khoa Học Xã Hội
      • Kinh Tế – Quản Lý
      • Kinh Tế Thương Mại
      • Kỹ Thuật
      • Lý Luận Chính Trị
      • Nông-Lâm-Ngư
      • Y Khoa – Dược
    • Thạc Sĩ – Cao Học
      • Công Nghệ Thông Tin
      • Khoa Học Tự Nhiên
      • Khoa Học Xã Hội
      • Kiến Trúc – Xây Dựng
      • Kinh Tế
      • Kỹ Thuật
      • Luật
      • Nông – Lâm – Ngư
      • Sư Phạm
      • Y Dược – Sinh Học
    • Tiến Sĩ
    • Báo Cáo Khoa Học
    • Tiểu Luận
  • Hướng Dẫn
  • Tin chuyên ngành
No Result
View All Result
Download Luận Văn
  • Luận Văn – Luận Án
  • Download
    • Đại Học – Cao Đẳng
      • Công Nghệ – Môi Trường
      • Công Nghệ Thông Tin
      • Khoa Học Tự Nhiên
      • Khoa Học Xã Hội
      • Kinh Tế – Quản Lý
      • Kinh Tế Thương Mại
      • Kỹ Thuật
      • Lý Luận Chính Trị
      • Nông-Lâm-Ngư
      • Y Khoa – Dược
    • Thạc Sĩ – Cao Học
      • Công Nghệ Thông Tin
      • Khoa Học Tự Nhiên
      • Khoa Học Xã Hội
      • Kiến Trúc – Xây Dựng
      • Kinh Tế
      • Kỹ Thuật
      • Luật
      • Nông – Lâm – Ngư
      • Sư Phạm
      • Y Dược – Sinh Học
    • Tiến Sĩ
    • Báo Cáo Khoa Học
    • Tiểu Luận
  • Hướng Dẫn
  • Tin chuyên ngành
No Result
View All Result
Download Luận Văn
No Result
View All Result
Home Tiến Sĩ Kinh tế phát triển

Phát triển làng nghề chè trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên theo hướng bền vững

admin by admin
July 6, 2019
in Kinh tế phát triển, Tiến Sĩ
0
Luận án tiến sĩ quản lý kinh tế
621
SHARES
3.5k
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

You might also like

Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng

Phát triển kinh doanh dịch vụ viễn thông ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế Nghiên cứu trường hợp Công ty Cổ phần viễn thông Hà Nội

Quản lý tài chính các trường đại học công lập trực thuộc Bộ Tài chính

LA03.089_Phát triển làng nghề chè trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên theo hướng bền vững

Tên đề tài luận án tiến sĩ: Phát triển làng nghề chè trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên theo hướng bền vững

Tham khảo thêm :

  • Quản lý tài chính các trường đại học công lập trực thuộc Bộ Tài chính
  • Tác động của quan hệ kinh tế Việt Nam – Trung Quốc đến quốc phòng Việt Nam
  • Hoàn thiện việc công bố thông tin báo cáo bộ phận trong hệ thống báo cáo…
  • Phát triển du lịch ở các tỉnh phía nam đồng bằng sông Hồng theo hướng bền vững
  • Xây dựng chiến lược phát triển thương mại vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ…
  • Kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo quốc phòng, an ninh ở thành…
  • Nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp thủy sản ở Việt Nam
  • Quản lý nhà nước về phát triển kinh tế biển các tỉnh Bắc Trung Bộ Việt Nam
  • Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp của thành phố Đà Nẵng đáp…
  • Phát triển công nghiệp tỉnh Quảng Nam trong giai đoạn hiện nay

Chuyên ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 62 34 04 10

Họ và tên NCS: Vũ Quỳnh Nam

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Chí Thiện

Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh

NHỮNG KẾT QUẢ MỚI CỦA LUẬN ÁN

– Những đóng góp về lý luận và học thuật

Luận án đã hệ thống và phát triển cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển làng nghề chè theo hướng bền vững; Luận án xây dựng được khung phân tích và hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu cho phát triển làng nghề chè theo hướng bền vững.

– Những đóng góp về thực tiễn

Luận án đã phân tích, đánh giá, kết luận có căn cứ khoa học về thực trạng phát triển làng nghề chè trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên theo hướng bền vững, dựa trên 3 khía cạnh: kinh tế, xã hội và môi trường;

Luận án sử dụng mô hình hồi quy Cobb-Douglas để đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố tới phát triển làng nghề chè, và hàm hồi quy Binary Logistic để phân tích ảnh hưởng của các yếu tố tới tính bền vững (liên kết trong sản xuất kinh doanh) của các hộ trồng chè trong các làng nghề chè của tỉnh Thái Nguyên.

Đề xuất được hệ thống các giải pháp khá toàn diện nhằm phát triển làng nghề chè trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên gắn với mục tiêu phát triển bền vững đặt trong bối cảnh mới.

KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG TRONG THỰC TIỄN

Kết quả nghiên cứu chương 1, chương 2 và chương 3 của Luận án là tài liệu tham khảo bổ ích cho cán  bộ giảng dạy, nhà khoa học, viện nghiên cứu và sinh viên thuộc chuyên ngành quản lý kinh tế.

Kết quả nghiên cứu chương 4, chương 5 của luận án có thể được sử dụng làm căn cứ quan trọng cho cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức, cá nhân đưa ra những giải pháp phát triển bền vững làng nghề chè về kinh tế, về xã hội và về môi trường.

NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN BỎ NGỎ CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU

Luận án chưa lượng hóa được một số yếu tố tác động đến phát triển làng nghề chè trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên theo hướng bền vững: yếu tố truyền thống tập quán, yếu tố thiết chế trong làng nghề.

Luận án chưa đo lường được mức độ tác động của làng nghề chè đến môi trường khu vực làng nghề chè của tỉnh Thái Nguyên. Đây có thể là nội dung mở ra phương hướng cho các nghiên cứu tiếp theo.

TẢI XUỐNG 。◕‿◕。

Nhận viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ
Hotline: 092.4477.999
Website: luanvanaz.com
Email: luanvanaz@gmail.com
LỜI CAM ĐOAN………………………………………………………………………………………..i LỜI CẢM ƠN ……………………………………………………………………………………………ii MỤC LỤC ……………………………………………………………………………………………….iii DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VÀ TỪ VIẾT TẮT…………………………………………..vii DANH MỤC CÁC BẢNG ………………………………………………………………………..viii DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ ……………………………………………………………….ix MỞ ĐẦU ………………………………………………………………………………………………….1
1. Tính cấp thiết của luận án …………………………………………………………………………1

2. Mục tiêu nghiên cứu ………………………………………………………………………………..3

2.1. Mục tiêu chung…………………………………………………………………………………….3

2.2. Mục tiêu cụ thể …………………………………………………………………………………….3

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu………………………………………………………………3

3.1. Đối tượng nghiên cứu ……………………………………………………………………………3

3.2. Phạm vi nghiên cứu ………………………………………………………………………………3

5. Bố cục của Luận án …………………………………………………………………………………4

Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU …………………………………..5

1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới …………………………………………………………..5

1.1.1. Nghiên cứu phát triển kinh tế làng nghề…………………………………………………5

1.1.2. Nghiên cứu về xã hội trong làng nghề……………………………………………………6

1.1.3. Nghiên cứu về môi trường làng nghề …………………………………………………….7

1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước…………………………………………………………….8

1.2.1. Nghiên cứu phát triển kinh tế làng nghề…………………………………………………8

1.2.2. Nghiên cứu về xã hội trong làng nghề…………………………………………………. 11

1.2.3. Nghiên cứu về môi trường trong làng nghề………………………………………….. 12

1.2.4. Nghiên cứu về thể chế làng nghề ……………………………………………………….. 12

1.2.5. Các nghiêu cứu liên quan về ngành chè ………………………………………………. 13
iv

Chương 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ CHÈ THEO HƯỚNG BỀN VỮNG……………………………………………….. 15
2.1. Lý luận về phát triển làng nghề chè theo hướng bền vững…………………………. 15

2.1.1. Phát triển làng nghề chè theo hướng bền vững……………………………………… 15

2.1.2. Đặc điểm và vai trò phát triển làng nghề chè theo hướng bền vững………….. 23

2.1.3. Nội dung phát triển làng nghề chè theo hướng bền vững………………………… 28

2.2.1. Kinh nghiệm phát triển LN từ một số quốc gia …………………………………….. 38

2.2.2. Kinh nghiệm phát triển ngành chè từ một số quốc gia trên thế giới ………….. 41

2.2.3. Bài học kinh nghiệm cho phát triển làng nghề chè theo hướng bền vững

cho tỉnh Thái Nguyên ……………………………………………………………………………….. 44

Chương 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU…………………………………………….. 47

3.1. Phương pháp tiếp cận………………………………………………………………………….. 47

3.1.1. Tiếp cận có sự tham gia ……………………………………………………………………. 47

3.1.2. Tiếp cận theo hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh …………………………….. 47

3.1.3. Tiếp cận hệ thống ……………………………………………………………………………. 47

3.1.4. Tiếp cận theo chuỗi giá trị ngành chè………………………………………………….. 47

3.1.5. Tiếp cận theo lĩnh vực kinh tế – xã hội – môi trường………………………………. 48

3.2. Thiết kế nghiên cứu và khung phân tích…………………………………………………. 49

3.3. Phương pháp thu thập thông tin ……………………………………………………………. 51

3.3.1. Thông tin thứ cấp…………………………………………………………………………….. 51

3.3.2. Thông tin sơ cấp ……………………………………………………………………………… 51

3.4. Phương pháp tổng hợp và phân tích thông tin …………………………………………. 54

3.4.1. Tổng hợp thông tin ………………………………………………………………………….. 54

3.4.2. Phân tích thông tin…………………………………………………………………………… 54

3.5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ……………………………………………………………….. 62

3.5.1. Các chỉ tiêu về kinh tế………………………………………………………………………. 62

3.5.2. Các chỉ tiêu xã hội …………………………………………………………………………… 63

3.5.3. Các chỉ tiêu môi trường ……………………………………………………………………. 63
v

Chương 4. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ CHÈ TRÊN

ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG………………… 64

4.1. Khái quát về tỉnh Thái Nguyên …………………………………………………………….. 64

4.1.1. Điều kiện tự nhiên …………………………………………………………………………… 64

4.1.2. Đặc điểm kinh tế – xã hội………………………………………………………………….. 65

4.2. Tổ chức quản lý làng nghề chè tỉnh Thái Nguyên ……………………………………. 68

4.2.1. Quá trình hình thành làng nghề chè ở tỉnh Thái Nguyên ………………………… 68

4.2.2. Bộ máy tổ chức quản lý làng nghề ……………………………………………………… 69

4.2.3. Phân công, phân cấp quản lý làng nghề……………………………………………….. 71

4.2.4. Thể chế phát triển làng nghề ……………………………………………………………… 74

4.3. Phân tích tình hình phát triển làng nghề chè ở tỉnh Thái Nguyên theo hướng bền vững……………………………………………………………………………………….. 77
4.3.1. Phát triển về kinh tế …………………………………………………………………………. 77

4.3.2. Phát triển về xã hội ………………………………………………………………………… 104

4.3.3. Thực trạng về môi trường trong làng nghề chè……………………………………. 109

4.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển LN chè tỉnh Thái Nguyên theo hướng

bền vững……………………………………………………………………………………………….. 114

4.4.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả SXKD của hộ dân trong LN chè……….. 114

4.4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng liên kết trong sản xuất kinh doanh

của các hộ dân trong làng nghề chè……………………………………………………………. 117

4.5. Đánh giá chung về phát triển làng nghề chè trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

theo hướng bền vững………………………………………………………………………………. 119

4.5.1. Những kết quả đạt được trong phát triển làng nghề chè tỉnh Thái nguyên

theo hướng bền vững………………………………………………………………………………. 119

4.5.2. Những hạn chế trong phát triển làng nghề chè tỉnh Thái Nguyên theo hướng bền vững……………………………………………………………………………………… 122
4.5.3. Nguyên nhân của những hạn chế………………………………………………………. 124
vi

Chương 5. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ CHÈ TRÊN ĐỊA

BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG……………………… 126

5.1. Quan điểm của Đảng về phát triển làng nghề ………………………………………… 126

5.2. Định hướng phát triển làng nghề chè của tỉnh Thái Nguyên đến năm 2025,

tầm nhìn đến năm 2030 …………………………………………………………………………… 127

5.2.1. Định hướng phát triển về kinh tế………………………………………………………. 127

5.2.2. Định hướng phát triển về xã hội……………………………………………………….. 128

5.2.3. Định hướng về bảo vệ môi trường…………………………………………………….. 129

5.3. Xây dựng giải pháp thực hiện định hướng phát triển làng nghề chè trên địa

bàn tỉnh Thái Nguyên theo hướng bền vững ……………………………………………….. 129

5.4. Giải pháp phát triển làng nghề chè tỉnh Thái Nguyên theo hướng bền vững.. 131

5.4.1. Nhóm giải pháp về kinh tế ………………………………………………………………. 132

5.4.2. Giải pháp về xã hội ………………………………………………………………………… 139

5.4.3. Giải pháp về môi trường …………………………………………………………………. 142

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ………………………………………………………………… 145

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN……. 150

TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………………………… 151

PHỤ LỤC…………………………………………………………………………………………….. 160
vii

DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VÀ TỪ VIẾT TẮT

Các kí hiệu, từ viết tắt Tiếng Việt

BVTV Bảo vệ thực vật

CDS Ủy ban PTBV của Liên hợp quốc

CN – XD Công nghiệp – Xây dựng

CNH – HĐH Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa

CSSX Cơ sở sản xuất

DN Doanh nghiệp

GRDP Tổng sản phẩn trên địa bàn

HTX Hợp tác xã LĐ Lao động LN Làng nghề
MMTB Máy móc thiết bị PTBV Phát triển bền vững PTLN Phát triển làng nghề QĐ Quyết định
SXKD Sản xuất kinh doanh

THT Tổ hợp tác

TTCN Tiểu thủ công nghiệp

TW Trung ương
viii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1: Các biến sử dụng trong mô hình hàm sản xuất Cobb – Douglas ………. 57

Bảng 3.2: Các biến sử dụng trong mô hình hàm Binary Logistic …………………… 61

Bảng 4.1. Số lượng LN chè tỉnh Thái Nguyên đã được công nhận phân bố

theo huyện, thị xã, thành phố tính hết năm 2015…………………………… 78

Bảng 4.2. Doanh thu bình quân của các hộ điều tra trong LN chè………………….. 80

Bảng 4.3. Các hình thức tổ chức SXKD chè của tỉnh Thái Nguyên năm 2015 …. 80

Bảng 4.4. Thông tin cơ bản của hộ sản xuất chè trong LN chè………………………. 81

Bảng 4.5. Thông tin cơ bản của hộ tham gia Tổ hợp tác chè trong LN chè

năm 2015……………………………………………………………………………….. 83

Bảng 4.6. Thông tin cơ bản về HTX chè tỉnh Thái Nguyên năm 2013-2015 ……. 84

Bảng 4.7. Đánh giá của HTX chè về khó khăn trong sản xuất và kinh doanh…… 85

Bảng 4.8. Quy mô lao động làm nghề chè tại các LN chè tỉnh Thái Nguyên

năm 2015……………………………………………………………………………….. 91

Bảng 4.9. Quy mô vốn SXKD của các hộ dân LN chè…………………………………. 92

Bảng 4.10. Diện tích, số hộ sản xuất chè an toàn năm 2015………………………… 94

Bảng 4.11. Máy móc thiết bị chủ yếu cho sản xuất và chế biến chè của các hộ

dân LN chè tỉnh Thái Nguyên……………………………………………………. 96

Bảng 4.12. Xuất khẩu chè của LN chè tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2013-2015… 101

Bảng 4.13. Thu nhập của người lao động tại các làng nghề chè tỉnh Thái Nguyên.. 106

Bảng 4.14. Số LN chè tham gia Festival chè ……………………………………………… 109

Bảng 4.15. Đánh giá của người dân trong LN chè về ô nhiễm môi trường………. 111

Bảng 4.16: Diện tích trồng chè tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2013 – 2015 ………… 111

Bảng 4.17. Diện tích tích cấp chứng nhận chè an toàn giai đoạn 2013 -2015…… 112

Bảng 4.18. Mô phỏng xác suất tham gia HTX của các hộ dân LN …………………. 117

Bảng 5.1. Kết quả phân tích SWOT cho làng nghề chè tỉnh Thái Nguyên …….. 129
ix

DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ

Sơ đồ 3.1. Thiết kế nghiên cứu……………………………………………………………….. 49

Sơ đồ 3.2: Khung phân tích về PTLN chè theo hướng bền vững ở tỉnh Thái Nguyên…. 50

Sơ đồ 4.1: Tổ chức quản lý làng nghề tỉnh Thái Nguyên …………………………….. 70

Sơ đồ 4.2: Liên kết kinh tế trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ tại các LN chè

Thái Nguyên…………………………………………………………………………. 89

Biểu đồ 4.1: Cơ cấu kinh tế tỉnh Thái Nguyên qua các năm 2011-2015 ……………. 67

Biểu đồ 4.2: Diện tích trồng chè và số lượng LN chè được công nhận ở tỉnh

Thái Nguyên năm 2015 ………………………………………………………….. 78

Biểu đồ 4.3. Số lượng DN chè tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011-2015…………….. 87

Biểu đồ 4.4: So sánh cơ cấu giống chè của tỉnh và cơ cấu giống chè của hộ

dân LN chè năm 2015 ……………………………………………………………. 93

Biểu đồ 4.5. Tỷ trọng diện tích chè được cấp chứng nhận chè an toàn……………. 113
1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của luận án

Làng nghề là một trong những đặc thù của nông thôn Việt Nam. Làng nghề chủ yếu sản xuất thủ công với quy mô nhỏ, sử dụng nhiều lao động, cần ít vốn, tận dụng mặt bằng sẵn có và khai thác nguồn nguyên liệu tại chỗ để sản xuất. Do đó, làng nghề là mô hình sản xuất phù hợp cho khu vực nông thôn. Các làng nghề gắn với sự phát triển của ngành nghề nông thôn gồm các nghề thủ công như: gốm, mộc, dệt may,… hoặc các ngành nghề chế biến nông sản thực phẩm như: làm mì gạo, làm bánh chưng, chế biến nước mắm, chế biến chè,…
Trong những năm qua, cùng với quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa, làng nghề nước ta đang có tốc độ phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chủng loại ngành nghề sản xuất tạo ra nhiều việc làm, tăng thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn. Theo báo cáo về việc thực hiện chính sách, pháp luật môi trường tại các khu kinh tế, làng nghề, có hơn 11 triệu lao động làm việc trong các làng nghề chiếm khoảng 30% lực lượng lao động nông thôn [59]. Bên cạnh sự đóng góp to lớn vào đời sống kinh tế, hoạt động sản xuất trong làng nghề còn giúp người dân gắn bó với nhau, tạo ra những truyền thống, nét đẹp trong đời sống văn hóa, tinh thần cho nông thôn Việt Nam.
Tuy nhiên, làng nghề Việt hiện đang đứng trước rất nhiều khó khăn như: Khó khăn về vốn sản xuất kinh doanh, công nghệ sản xuất lạc hậu, chất lượng sản phẩm không cao, chất lượng tổ chức quản lý yếu kém, thị trường tiêu thụ sản phẩm khó khăn,… Để phát triển bền vững làng nghề cần có nhiều giải pháp về kinh tế, xã hội, môi trường và thể chế.
Thái Nguyên là tỉnh trung du và miền núi phía Bắc, đang có thế mạnh phát triển công nghiệp nặng. Vì vậy, phát triển công nghiệp nông thôn và làng nghề còn chưa thực sự được quan tâm. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có 174 làng nghề và làng có nghề. Số lượng làng nghề đã được UBND tỉnh Thái Nguyên công nhận là làng nghề và làng nghề truyền thống là 163 làng nghề, với 11.720 hộ tham gia, số lao động tham gia làm nghề 22.760 người (tính đến năm 2016) [20]. Làng nghề Thái Nguyên với các ngành nghề chính như: chế biến chè, chế biến nông, lâm sản, thực phẩm, thêu ren, sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí, trồng hoa, sinh vật
2

cảnh, trồng dâu nuôi tằm,… Trong đó, có 140 làng nghề là làng nghề chè chiếm

86,42%. Các làng nghề chè này đã hình thành nên các vùng làng nghề chè đặc sản nổi tiếng tập trung như: Tân Cương (thành phố Thái Nguyên); Phúc Thuận (huyện Phổ Yên); Trại Cài, Minh Lập, Sông Cầu (huyện Đồng Hỷ); Khe Cốc, Tức Tranh (huyện Phú Lương), La Bằng (huyện Đại Từ),…
Gần đây, UBND tỉnh đã đề ra nhiều cơ chế chính sách khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn và làng nghề như: Hỗ trợ kinh phí xây dựng cổng làng cho mỗi làng nghề được công nhận, đào tạo nghề sản xuất chế biến chè, hỗ trợ máy móc thiết bị cho sản xuất chế biến chè, tổ chức hội chợ giới thiệu sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu,…. Nhờ đó, tại các làng nghề đã có chuyển biến tích cực, giúp chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, góp phần tích cực vào việc xây dựng nông thôn mới.
Tuy có tiềm năng phát triển và đứng trước cơ hội thị trường to lớn nhưng làng nghề chè vẫn tồn tại nhiều hạn chế, chưa đảm bảo phát triển bền vững như: Quy mô sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ, manh mún; kết quả sản xuất – kinh doanh thấp; lượng vốn tích lũy để đầu tư phát triển kinh doanh không cao, khó khăn trong huy động được vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh; các hoạt động liên doanh liên kết giữa các hộ dân làng nghề với các Tổ hợp tác, các Hợp tác xã, với doanh nghiệp, và với các thành phần kinh tế khác còn hạn chế, chất lượng sản phẩm không đồng đều, khả năng cạnh tranh không cao,… Lực lượng lao động có trình độ văn hóa thấp. Hầu hết các hộ nghề chè đang gặp khó khăn về đất đai, nhà xưởng, nguồn vốn, năng lực quản lý… Vì vậy quy mô sản xuất kinh doanh chè của hộ làng nghề bị bó hẹp, sản xuất thủ công là chủ yếu, thị trường chưa mở rộng, sản phẩm làm ra chất lượng chưa cao, chưa đa dạng mẫu mã sản phẩm, vấn đề ô nhiễm môi trường chưa thực sự được quan tâm. Các chính sách của địa phương trong việc hỗ trợ phát triển làng nghề về vốn, về công nghệ, đào tạo, hoạt động xúc tiến thương mại,… còn chưa thực sự được chú trọng. Để hoạt động của các hộ dân làng nghề chè ổn định, bền vững phát huy vai trò là động lực hỗ trợ phát triển kinh tế hộ nông dân, tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập cho hộ trồng chè trên địa bàn, phát triển làng nghề nói chung và làng nghề chè nói riêng của Tỉnh theo hướng bền vững đã và đang trở nên là vô cùng cấp thiết. Vì vậy, “Phát triển làng nghề chè trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên theo hướng bền vững” đã được chọn làm đề tài luận án.
3

2. Mục tiêu nghiên cứu

2.1. Mục tiêu chung

Nghiên cứu lý luận và thực tiễn về phát triển LN chè ở tỉnh Thái Nguyên trong thời gian qua, từ đó đề xuất một số giải pháp đẩy mạnh phát triển LN chè tại tỉnh Thái Nguyên theo hướng bền vững.
2.2. Mục tiêu cụ thể

– Hệ thống hóa và phát triển lý luận về phát triển LN chè theo hướng bền vững.

– Phân tích, đánh giá thực trạng của việc phát triển LN chè ở tỉnh Thái

Nguyên dưới góc độ phát triển bền vững.

– Phân tích ảnh hưởng của các yếu tố đến phát triển LN chè theo hướng bền vững.

– Hoàn thiện và đề xuất các giải pháp chủ yếu phát triển LN chè trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên theo hướng bền vững.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến phát triển LN chè trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên theo hướng bền vững.
3.2. Phạm vi nghiên cứu

– Về nội dung: Nghiên cứu thực trạng và xu hướng phát triển của LN chè về kinh tế, xã hội, môi trường. Trong đó, chú ý nghiên cứu hiệu quả kinh tế của các hộ dân tham gia làng nghề chè và sự liên kết giữa các hộ dân trong làng nghề chè. Từ đó đưa ra các giải pháp chủ yếu phát triển LN chè tỉnh Thái Nguyên theo hướng bền vững.
– Về không gian: Nghiên cứu các LN chè trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

– Về thời gian: Nghiên cứu thực trạng phát triển LN chè của tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn 2011-2015, số liệu sơ cấp của năm 2015 được tác giả khảo sát năm 2016, từ đó đề xuất giải pháp phát triển LN chè cho giai đoạn 2017 –
2022, tầm nhìn đến năm 2030.

4. Đóng góp của luận án

(1) Kết quả nghiên cứu Luận án góp phần hệ thống hóa và phát triển lý luận về phát triển làng nghề chè theo hướng bền vững, làm cơ sở quan trọng cho xây dựng các chính sách phát triển làng nghề chè.
4

(2) Luận án xây dựng được khung phân tích và hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu cho phát triển LN chè theo hướng bền vững.
(3) Luận án là nghiên cứu đầu tiên về phát triển làng nghề chè của tỉnh Thái Nguyên có kết hợp phương pháp nghiên cứu truyền thống với phương pháp nghiên cứu hiện đại, phương pháp nghiên cứu định tính với phương pháp nghiên cứu định lượng.
(4) Luận án đã phân tích, đánh giá, kết luận có căn cứ khoa học về thực trạng phát triển làng nghề chè trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên theo hướng bền vững, dựa trên 3 khía cạnh: kinh tế, xã hội và môi trường. Luận án sử dụng mô hình hồi quy Cobb-Douglas để đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố tới phát triển làng nghề chè, và hàm hồi quy Binary Logistic để phân tích ảnh hưởng của các yếu tố tới liên kết giữa các hộ nghề trong sản xuất kinh doanh tại các làng nghề chè của tỉnh Thái Nguyên. Đề xuất được hệ thống các giải pháp khá toàn diện nhằm phát triển làng nghề chè trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên gắn với mục tiêu phát triển bền vững đặt trong bối cảnh mới.
5. Bố cục của Luận án

Ngoài Phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án được bố cục thành 5 chương:
Chương 1: Tổng quan tài liệu nghiên cứu

Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển làng nghề chè theo hướng bền vững
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu

Chương 4: Thực trạng phát triển làng nghề chè trên địa bàn tỉnh Thái

Nguyên theo hướng bền vững

Chương 5: Giải pháp phát triển làng nghề chè trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên theo hướng bền vững.
5

Chương 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới

Cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về LN trên thế giới. Nhìn chung các nghiên cứu có thể chia thành các nhóm 4 nhóm nghiên cứu. Nhóm nghiên cứu về phát triển kinh tế LN, nhóm nghiên cứu về xã hội trong LN, nhóm nghiên cứu về môi trường LN, nhóm nghiên cứu về chính sách LN.
1.1.1. Nghiên cứu phát triển kinh tế làng nghề

Taylor và Adelman (2006) [90], đã xây dựng mô hình khung lý thuyết về kinh tế làng xã. Nhóm tác giả đã khẳng định rằng, kinh tế hộ trong LN chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố: nguồn lực, sự đa dạng của sản xuất, yếu tố thương mại, thể chế chính sách và đặc trưng của vùng đó. Tầm quan trọng của mối liên hệ giữa LN đối với môi trường bên ngoài đã được nhấn mạnh. Nghiên cứu đưa ra mô hình cân bằng tổng thể (CGE-computable general-equilibrium) để nghiên cứu ảnh hưởng của yếu tố chính sách, thay đổi của thị trường và các yếu tố tự nhiên đến kinh tế nông thôn. Đồng thời, hàm sản xuất Cobb-Douglas đã được sử dụng để phân tích ảnh hưởng của các yếu tố: lao động gia đình, lao động thuê ngoài, vốn vật chất, và đất đai đến tỷ lệ giá trị gia tăng thu nhập phi nông nghiệp của các hộ trong làng. Kết quả của các mô hình này được dùng để so sánh kết quả hoạt động sản xuất của các làng xã ở một số quốc gia trên thế giới: Ấn Độ, Mexico, Indonesia… Tuy nhiên, nghiên cứu chưa phân tích ảnh hưởng của các yếu tố khác đến giá trị gia tăng của hộ như: thị trường, giá cả, cơ sở hạ tầng,….
Ardhala và cs (2016) [71], sử dụng phương pháp nhân tích nhân tố khám phá để phân tích ảnh hưởng của các yếu tố tới sự phát triển của ngành công nghiệp sản xuất giày dép tại LN kết hợp với phát triển du lịch ở thành phố Mojokerto của Indonesia. Kết quả phân tích cho thấy có 4 nhóm yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển LN giày dép kết hợp với du lịch gồm: Yêu cầu cơ bản của ngành công nghiệp (lao động, kỹ năng, vốn, công nghệ, chính sách của chính phủ, đào tạo, mạng lưới điện, mạng lưới thông tin liên lạc); thu hút khách du lịch (lượng khách tham quan, sự hiếu kỳ, yếu tố tự nhiên trong LN); khả năng tiếp cận và thông tin (liên kết giao
6

thông, sự thuận lợi của đường giao thông trong làng, khoảng cách đến trung tâm thành phố, lượng người đến LN); sự phát triển của sản phẩm (sản phẩm mới và giá trị sản phẩm). Tuy nhiên, hạn chế của nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở việc xác định các yếu tố ảnh hưởng, chưa đánh giá được mức độ ảnh hưởng của từng nhóm yếu tố tới phát triển LN kết hợp với du lịch.
1.1.2. Nghiên cứu về xã hội trong làng nghề

G. Michon và F. Mary (1994) [85], nghiên cứu phát triển du lịch của làng nghề truyền thống (LNTT) và các thay đổi hình mẫu tại khu vực Bogor, Indonesia, nhóm tác giả nghiên cứu nội dung chuyển đổi khu vườn LNTT và chiến lược kinh tế mới của các hộ gia đình nông thôn gắn với phát triển du lịch sinh thái kết hợp với khu vườn LNTT. Nghiên cứu chỉ ra rằng, với lợi thế về điều kiện tự nhiên, cảnh quan thiên nhiên của LNTT ở vùng nông thôn Indonesia sẽ là cơ hội để khu vực này phát triển du lịch sinh thái, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cải thiện thu nhập và tình hình kinh tế – xã hội ở khu vực nông thôn Indonesia. Tuy nhiên, nghiên cứu này chỉ phù hợp với các LN có điều kiện về cảnh quan thiên nhiên và dễ dàng chuyển đổi sang mô hình du lịch sinh thái.
Erick Cohen (1995) [74], trong nghiên cứu về PTLN thủ công của Thái Lan đã đúc kết 2 mô hình du lịch LNPT mạnh ở Thái Lan là chuỗi phố nghề sản xuất hàng thủ công và chuỗi các phố nghề sản xuất hàng thủ công kết hợp với du lịch. Nghiên cứu khẳng định phát triển du lịch LN không chỉ giúp quảng bá sản phẩm nghề mà còn là tiền đề giúp gia tăng giá trị xuất khẩu tại chỗ các sản phẩm thủ công. Tuy nhiên, mô hình này chỉ phù hợp với LN thủ công truyền thống.
Hashemi và cs (2017) [79], xây dựng qui trình PTBV nông thôn thông qua một số chỉ tiêu PTBV LN, bài học từ làng Hajij, Iran. Đồng thời, sử dụng thang đo Likert với giá trị từ 1 đến 5 để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến nhu cầu xã hội và kinh tế địa phương tại làng Hajij với 20 biến được đề xuất. Thành công của nghiên cứu là từ 20 biến được đề xuất, tác giả đã nhóm các biến thành 4 nhóm theo điểm mạnh, điểm yếu, nguy cơ, thách thức trong việc phát triển du lịch tại làng Hajij ở Iran thông qua mô hình SRDI – The Sustainable Rural Development Index
7

(Mô hình SRDI được sử dụng đo lường định lượng trong phân tích SWOT). Hạn chế của nghiên cứu, chưa lượng hóa được các yếu tố như: trình độ học vấn, thu nhập, tổng giá trị tài sản,… đến phát triển nông thôn bền vững.
Naoto Suzuki (2007) [86], nghiên cứu thực trạng phát triển LN thủ công ở các quốc gia đang phát triển. Nghiên cứu chỉ rõ những hạn chế của Chính phủ trong việc đưa ra các hệ thống chính sách không rõ ràng, hạn chế trong hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực và các yếu tố sản xuất tại các LN, thiếu sự liên kết theo chiều ngang và chiều dọc trong khu vực LN. Nghiên cứu đã phân tích vai trò của các nghệ nhân nghề; xây dựng khung chính sách nhằm hỗ trợ phát triển LN. Đồng thời, đề xuất chiến lược phát triển LN gồm: Tiếp tục phát triển thị trường trong nước; nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế trong các thị trường xuất khẩu; tạo điều kiện liên kết kinh doanh với chuỗi giá trị toàn cầu; tự sản xuất hàng hóa thay thế cho nhập khẩu các sản phẩm sử dụng hàng ngày; phân cấp và phát triển khu vực; cải thiện hệ thống cung cấp nguyên liệu; xác định các nguyên vật liệu mới; liên kết các nhà sản xuất thủ công ở khu vực nông thôn; bảo tồn nghề truyền thống; thiết lập hệ thống cung cấp nguyên liệu hiệu quả; khuyến khích tham gia hợp tác xã thông qua hỗ trợ pháp lý;… Tuy nhiên, nghiên cứu không đề cập đến yếu tố vốn xã hội trong các làng nghề.
Awgichew.Y (2010) [72], trong nghiên cứu về “chính sách và biện pháp thực tế để quảng bá các LN ở Ethiopia”, tại hội thảo quốc tế về ứng dụng khoa học của các quốc gia vào phát triển các LN, đã đưa ra các tiêu chí để đánh giá chính sách PTLN bao gồm: Tính minh bạch của chính sách; tính phù hợp của chính sách; tính ổn định của chính sách; tính thống nhất của chính sách; tính khách quan; tính chính trị; tính hệ thống; tính đồng bộ; tính thực tiễn; và tính hiệu quả kinh tế – xã hội. Nghiên cứu mới chỉ đề cập đến các chính sách pháp luật của Nhà nước đối với quản lý LN, mà chưa đề cập đến các thể chế phi chính thức thực tế tồn tại trong các LN này.
1.1.3. Nghiên cứu về môi trường làng nghề

Kaisorn, T. và Phousavanh, D. (2009) [81], trong nghiên cứu về mức độ ô nhiễm tại các LN chế biết bột giấy ở Viên Chăn, Lào đã đánh giá thiệt hại kinh tế do ô nhiễm môi trường tại các LN chế biến bột giấy của Viên Chăn, Lào gây ra. Thông qua kết quả điều tra về hành vi ngăn ngừa và các hoạt động phòng ngừa giảm nhẹ tác
8

động tiêu cực của ô nhiễm môi trường, phân tích hệ thống các chỉ số đo lường mức độ ô nhiễm môi trường tại LN chế biến bột giấy. Từ đó, đề xuất nhóm giải pháp nhằm giảm thiểu tối đa chi phí cho việc xử lý ô nhiễm môi trường bằng cách thay đổi hành vi của các CSSX trong LN, thông qua việc chủ động cải thiện cuộc sống, giám sát, tuyên truyền, vận động người dân trong LN nâng cao nhận thức về môi trường. Tuy nhiên nghiên cứu chỉ phù hợp với LN chế biến bột giấy, do mức độ ô nhiễm không khí từ khói bụi phát ra từ các LN này rất lớn.
Fan, Z. (2011) [75], đã sử dụng phương pháp đánh giá thiệt hại kinh tế do tổn thất thay thế, sửa chữa và xử lý chất thải trong LN chế biến nông sản tại Trung Quốc dựa trên thực tế tiêu tốn nước và hệ số phát sinh nước thải từ hoạt động sản xuất. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng: Tổng lượng nước tiêu tốn cho các hoạt động sản xuất LN và tiểu thủ công nghiệp khoảng 59,04 ngàn km3 nước/ngày và
thải ra môi trường khoảng 34,09 ngàn km3 nước thải/ngày, gây thiệt hại cho kinh tế

Trung Quốc khoảng 8,8 tỷ USD/năm. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ áp dụng phù hợp với Trung Quốc và một số quốc gia phát triển vì những quốc gia này đã xây dựng được hệ thống các nhà máy phân loại và xử lý chất thải (gồm nước thải và chất thải rắn) cho quốc gia và cho các LN.
1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước

Ở Việt Nam, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về LN và ngành chè. Nhìn chung các nghiên cứu này cũng có thể chia theo các nhóm nghiên cứu như sau: các nghiên cứu về kinh tế LN, nghiên cứu về xã hội LN, nghiên cứu về môi trường LN, nghiên cứu về thể chế cho phát triển LN và các nghiên cứu liên quan đến ngành chè.
1.2.1. Nghiên cứu phát triển kinh tế làng nghề

MacAulay và cs (2006) [82], ứng dụng lý thuyết về kinh tế làng xã (villages economices) và mô hình cân bằng không gian để đánh giá sự phân bổ nguồn lực tại các LN. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam chỉ ra rằng, các yếu tố tác động tới tổng lợi nhuận/thu nhập của tất cả các hộ trong 1 làng bao gồm: giá và khối lượng sản phẩm sản xuất ra; lượng đầu vào sử dụng; tổng cung và tổng cầu sản phẩm hàng hóa của từng hộ trong tổng các hộ,… Hạn chế của nghiên cứu chưa đi phân tích các tổ chức kinh tế trong LN và mối liên kết giữa các tổ chức kinh tế trong LN.
9

Szydlowski và Rachael (2008) [88], trong nghiên cứu về LN thủ công của Việt Nam đã khẳng định rằng, yếu tố quyết định sự thành công của LN phụ thuộc vào lao động nghề và các nghệ nhân nghề. Bên cạnh đó, các yếu tố thị trường (đặc biệt quan tâm đến thị trường xuất khẩu), và yếu tố chính sách (thông qua các chính sách khuyến khích phát triển LN) cũng được nghiên cứu đề cập. Đồng thời nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, để PTLN thì các CSSX phải liên kết với các DN nhỏ và vừa. Ngoài ra, PTLN gắn với phát triển du lịch cộng đồng đang là hướng đi cho các LN thủ công của Việt Nam. Tuy nhiên, hạn chế của nghiên cứu mới dừng lại ở phân tích liên kết dọc giữa các CSSX với DN, mà thiếu vai trò của liên kết ngang giữa các CSSX này với nhau nhằm cùng hỗ trợ và giúp đỡ nhau cùng phát triển, đồng thời đó là cầu nối trung gian giữa CSSX với DN.
Nguyễn Đình Hòa (2010) [22], sử dụng phương pháp thống kê mô tả kết hợp với phương pháp dự báo theo chuỗi thời gian để phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới PTLN khu vực Đông Nam Bộ, kết quả nghiên cứu chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến PTLN gồm: nguồn nhân lực, vốn, nguyên liệu, công nghệ, năng lực quản lý của chủ CSSX nghề và dự báo kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của các LN. Nghiên cứu đã bổ sung thêm yếu tố ảnh hưởng tới PTLN: cách thức cạnh tranh và liên kết giữa các CSSX ở cùng LN hay sự hỗ trợ và liên kết ngành; mức độ quan tâm của các CSSX đến kế hoạch phát triển và nâng cao năng lực quản lý. Hạn chế của nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở việc phân tích định tính, mà chưa lượng hóa các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển LN.
Bạch Thị Lan Anh (2010) [1], phân tích mối quan hệ giữa ba nội dung phát triển kinh tế – xã hội – môi trường của PTBV LN truyền thống với phát triển nông nghiệp nông thôn và PTBV vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Hạn chế của nghiên cứu, sử dụng phương pháp thống kê truyền thống để phân tích thực trạng về kinh tế LN, thực trạng xã hội LN và thực trạng về môi trường LN ở vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ mà chưa đi sâu phân tích sự kết hợp giữa kinh tế, xã hội và môi trường để tạo nên sự phát tiển bền vững LN.
10

Bùi Văn Tiến (2012) [50], trong nghiên cứu về LN ở tỉnh Ninh Bình, đã phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế LN tỉnh gồm: quy hoạch và việc thực hiện quy hoạch; thể chế và chính sách; thị trường và các yếu tố thị trường; đầu tư công và dịch vụ công; các nguồn lực sản xuất (nguồn nhân lực, vốn, nguyên liệu, công nghệ, mặt bằng, kết cấu hạ tầng); tham gia các tổ chức kinh tế; và hệ thống thông tin trong LN. Nghiên cứu cũng đề cập đến khía cạnh phát triển các tổ chức kinh tế LN. Tuy vậy, nghiên cứu này mới phân tích rời rạc các hình thức tổ chức kinh tế trong LN ở tỉnh Ninh Bình mà chưa phân tích được tính liên kết giữa các tổ chức kinh tế này tại các LN ở tỉnh Ninh Bình.
Đào Ngọc Tiến và cs (2012) [51], đề xuất và thử nghiệm một hệ thống tiêu chí để đánh giá mức độ phát triển bền vững của các LN truyền thống của Việt Nam trên 3 khía cạnh của phát triển bền vững kinh tế, xã hội và môi trường thông qua phân tích thực trạng phát triển bền vững tại một số LN truyền thống vùng đồng bằng Bắc Bộ. Hạn chế của nghiên cứu, chỉ phù hợp với các LN thủ công truyền thống, hệ thống chỉ tiêu này khó áp dụng đối với các LN chế biến nông sản thực phẩm như: làm mì gạo, làm bánh chưng, chế biến thủy hải sản, chế biến chè,….
Lê Xuân Tâm (2014) [43], nghiên cứu PTLN tỉnh Bắc Ninh trong quá trình xây dựng nông thôn mới. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng, các yếu tố ảnh hưởng đến PTLN trong quá trình xây dựng nông thôn mới gồm: chính sách phát triển LN; quy hoạch và việc thực hiện quy hoạch; cơ sở hạ tầng; các yếu tố đầu vào (nhân lực, công nghệ, vốn cho sản xuất, nguyên liệu, mặt bằng sản xuất); thị trường tiêu thụ sản phẩm; môi trường và bảo vệ môi trường; thiết chế xã hội và truyền thống văn hóa; các hình thức liên kết trong phát triển LN. Hạn chế của nghiên cứu, sử dụng phương pháp thống kê truyền thống để phân tích, không lượng hóa các yếu tố ảnh hưởng để phân tích.
Mai Văn Nam và cs (2011) [32], sử dụng phương pháp phân tích chi phí – lợi ích (Cost Benefit Analysis: CBA), hàm phân tích phân biệt và mô hình hồi qui tương quan để phân tích hiệu quả và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của các LN tại tỉnh Bạc Liêu. Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố: tính chất hộ (hộ chuyên và hộ kiêm), số lao động của hộ, vốn lưu động, vốn cố định và tính chất LN (LN đã công nhận và chưa công nhận) tạo nên sự khác biệt về thu nhập của các
11

hộ LN. Kết quả nghiên cứu cũng khẳng định rằng vai trò của vốn lưu động ảnh hưởng đáng kể đến thu nhập của hộ làm nghề. Hạn chế của nghiên cứu chưa đề cập đến các hình thức tổ chức kinh tế trong LN.
Phương pháp phân tích nhân tố khám phá đã được Lê Thị Thế Bửu và cs (2015) [7], sử dụng để phân tích ảnh hưởng của các yếu tố đến PTLN truyền thống tỉnh Bình Định, gồm 7 yếu tố: yếu tố thị trường; yếu tố lao động; yếu tố vốn; yếu tố khoa học công nghệ; yếu tố thể chế, chính sách; yếu tố cơ sở hạ tầng; yếu tố nguồn nguyên liệu. Tuy nhiên, nghiên cứu chưa đề cập đến liên kết trong SXKD của LN.
Mai Văn Nam (2013) [31], sử dụng phương pháp phân tích yếu tố để phân tích các yếu tố ảnh hưởng của các điểm du lịch đến phát triển du lịch LN. Đồng thời nghiên cứu đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến PTLN kết hợp với du lịch ở đồng bằng sông Cửu Long. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 2 nhóm yếu tố ảnh hưởng đến PTLN kết hợp du lịch: nhóm yếu tố ảnh hưởng tới nhận định của du khách về các địa điểm du lịch (sự lôi cuốn của các địa điểm du lịch, sự cảm nhận của du khách về các địa điểm du lịch, qui mô của các điểm du lịch) và nhóm yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các LN (khả năng tài chính của các hộ, cơ sở hạ tầng, điều kiện sản xuất và khả năng hiểu biết của các hộ LN). Hạn chế của nghiên cứu, chưa phân tích các yếu tố văn hóa truyền thống trong LN, các chính sách cho phát triển du lịch LN.
1.2.2. Nghiên cứu về xã hội trong làng nghề

Hồ Kỳ Minh (2011) [30], đã sử dụng phương pháp chuỗi giá trị sản phẩm LN để phân tích mối liên kết giữa các nhóm nhà sản xuất, thương gia, nhà chế biến, và người cung cấp dịch vụ ở khu vực đồng bằng, trung du của tỉnh Quảng Ngãi. Kết quả nghiên cứu khẳng định, mô hình về chuỗi giá trị của những LN tuy có những điểm khác nhau nhưng cũng có những nét chung và giữa các nhóm có sự ảnh hưởng lẫn nhau. Những người tham gia vào chuỗi giá trị tăng tính cạnh tranh và có thể duy trì tính cạnh tranh này tốt hơn thông qua sự đổi mới, nhờ đó nâng cao kiến thức thị trường. Hạn chế của nghiên cứu, sử dụng phương pháp thống kê mô tả thông thường, chưa lượng hóa các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng tham gia chuỗi, và các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng tham gia chuỗi giá trị của các nhóm nhà sản xuất, thương gia, nhà chế biến và người cung cấp dịch vụ.
12

Nguyễn Thị Phương và cs (2013) [36], sử dụng một số công cụ PRA và câu chuyện điển hình để phân tích thực trạng lao động LN ở Bắc Ninh. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, yếu tố chính tác động đến mô hình phân công lao động là sự phát triển mạnh mẽ của thị trường và tiến bộ của công nghệ. Hạn chế của nghiên cứu là chưa phân tích được các yếu tố bên trong LN ảnh hưởng tới nhận thức và quan điểm của người lao động trong LN như: trình độ dân trí, giới tính, tôn giáo, dân tộc, truyền thống,…
1.2.3. Nghiên cứu về môi trường trong làng nghề

World Bank [93], chỉ ra rằng, nguyên nhân ô nhiễm môi trường tại các LN Việt Nam là do: số lượng cán bộ chuyên trách về bảo vệ môi trường quá ít, các cán bộ quản lý chưa được đào tạo; không có quy định cụ thể về phòng ngừa ô nhiễm; thiếu kinh phí đầu tư cho môi trường; hệ thống giám sát môi trường hoạt động chưa thực sự hiệu quả; chưa quy hoạch các LN thủ công dẫn đến khó quản lý chất thải, khí thải. Qua bài học kinh nghiệm về phát triển LN của Hàn Quốc, nghiên cứu kiến nghị một số chính sách cho phát triển kinh tế và môi trường LN Việt Nam. Hạn chế của nghiên cứu, chỉ ra các nguyên nhân ô nhiễm môi trường LN Việt Nam, mà chưa đánh giá được tác động của LN tới môi trường như thế nào.
Mahanty và cs (2012) [83], trong nghiên cứu về ô nhiễm nguồn nước thải từ các LN thủ công Việt Nam đã chỉ ra rằng: ô nhiễm mặt nước tại các xã có LN chủ yếu là do hoạt động của các CSSX và nước thải sinh hoạt không qua xử lý được thải trực tiếp ra môi trường tự nhiên. Ngoài ra có một lượng nước thải chăn nuôi từ các hộ dân thải ra. Kết quả nghiên cứu khẳng định, nguyên nhân ô nhiễm tại các LN là do: ý thức của người dân trong làng về môi trường rất kém; chính quyền và địa phương không có sự phối hợp trong việc xử lý môi trường; các LN hiện nay không có kinh phí để xử lý nước thải, rác thải,… Hạn chế của nghiên cứu là chưa đo lường cụ thể mức độ phát thải từ các LN bị ô nhiễm.
1.2.4. Nghiên cứu về thể chế làng nghề

Nguyễn Như Chung (2008) [14], sử dụng phương pháp thống kê truyền thống và phương pháp chuyên gia để phân tích các chính sách nhà nước và địa phương tác động đến PTLN ở tỉnh Bắc Ninh. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, hệ
13

thống các chính sách cho PTLN còn yếu kém, từ khâu hoạch định, thể chế hóa chính sách, chỉ đạo thực hiện chính sách, điều chỉnh chính sách nên chính sách chưa theo kịp tình hình thực tế, còn chồng chéo, chắp vá không đồng bộ, thiếu cụ thể,… Nghiên cứu đi phân tích hạn chế của những nguyên nhân trên, từ đó đề xuất một số giải pháp cụ thể khắc phục và hoàn thiện các chính sách phát triển LN đáp ứng với yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội địa phương.
Đinh Xuân Nghiêm và cs (2010) [33], phân tích hệ thống chính sách tác động tới sự phát triển bền vững LN Việt Nam gồm: chính sách phát triển LN về kinh tế (quy hoạch phát triển LN, chính sách về đất đai cho LN, chính sách phát triển vùng nguyên liệu cho LN, chính sách về tín dụng,…); chính sách phát triển LN về xã hội (chính sách đào tạo nguồn nhân lực, chính sách về bảo tồn và phát triển LN); chính sách phát triển LN về môi trường (chính sách khoa học và công nghệ, chính sách bảo vệ môi trường). Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, hệ thống chính sách của nhà nước là yếu tố quyết định hoặc kìm hãm sự phát triển của LN. Tuy nhiên, hạn chế của nghiên cứu cũng mới dừng lại ở nghiên cứu thể chế chính thức (các chính sách tác động đến phát triển LN) chưa nghiên cứu thể chế phi chính thức trong các LN.
1.2.5. Các nghiêu cứu liên quan về ngành chè

Hiện nay trên thế giới và ở Việt Nam chưa phát triển mô hình LN chè. Do vậy, việc nghiên cứu tổng quan về phát triển LN trên thế giới và trong nước kết hợp với nghiên cứu tổng quan về phát triển ngành chè tỉnh Thái Nguyên sẽ là cơ sở khoa học vững chắc cho phát triển LN chè ở tỉnh Thái Nguyên theo hướng bền vững.
Các nghiên cứu về chè điển hình của tỉnh Thái Nguyên bao gồm: Nghiên cứu của Trần Quang Huy (2010) [25,26], Tạ Thị Thanh Huyền (2011) [27], Nguyễn Hữu Thọ và cs (2013) [46] Nguyễn Thị Phương Hảo (2014) [19], Ngô Thị Hương Giang (2015) [18] là các nghiên cứu thực trạng ngành chè tỉnh Thái Nguyên về phát triển hộ dân trồng chè, phân tích tác động của các yếu tố đầu vào tới hiệu quả kinh tế sản xuất chè của nông hộ, liên kết hợp tác trong sản xuất và kinh doanh chè, phân tích về chuỗi giá trị ngành chè, chuỗi cung ứng mặt hàng chè Thái Nguyên, năng lực cạnh tranh của các DN chè của tỉnh Thái Nguyên,….
14

Các công trình nghiên cứu về LN trên thế giới và nghiên cứu trong nước, nhìn chung các công trình đều phân tích các yếu tố tác động đến phát triển LN về kinh tế, hoặc về xã hội, hoặc về môi trường, hoặc về chính sách tác động đến phát triển LN. Mỗi nghiên cứu lại đi phân tích riêng lẻ từng lĩnh vực khác nhau, dẫn đến những khoảng trống trong nghiên cứu. Cụ thể:
– Các nghiên cứu về kinh tế mới dừng lại ở phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh tế của các đơn vị kinh tế trong LN, và phát triển LN kết hợp với du lịch; phân tích các hình thức kinh tế trong LN, liên kết dọc giữa CSSX nghề với DN, chưa phân tích liên kết ngang giữa CSSX với CSSX để hình thành nên HTX, và là tiền đề để liên kết giữa CSSX và DN.
– Các nghiên cứu về xã hội chủ yếu nghiên cứu về phát triển du lịch LN và nhu cầu xã hội tại LN; phân tích liên kết chuỗi giá trị sản phẩm nghề, mà chưa phân tích các yếu tố về phong tục tập quán, truyền thống LN, vai trò của các nghệ nhân nghề, vấn đề bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa trong các LN.
– Các nghiên cứu về môi trường chủ yếu là nghiên cứu ở những LN gây ô nhiễm, và giải pháp để giải quyết các ô nhiễm LN, chưa đo lường mức độ ô nhiễm LN.
– Các nghiên cứu về thể chế, mới dừng lại ở việc nghiên cứu các thể chế chính thức, còn các thể thế phi chính thức như: các quy định nội bộ, các quy chế, luật lệ, trong LN chưa được đề cập.
– Các phương pháp khác nhau đã được sử dụng để lượng hóa các yếu tố ảnh hưởng gồm: phương pháp thống kê mô tả, phương pháp phân tích nhân tố khám phá, phương pháp phân tích hàm sản xuất Cobb – Douglas, phương pháp hàm logit,….
Dữ liệu sơ cấp về làng nghề thường không đầy đủ. Do vậy để phân tích, đánh giá sự phát triển của LN phần lớn các nghiên cứu sử dụng số liệu sơ cấp. Dựa trên số liệu sơ cấp, hàm sản xuất Cobb – Douglas có thể được sử dụng để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của hộ dân LN và hàm Binary Logistic để phân tích ảnh hưởng của các yếu tố tới khả năng tham gia liên kết của hộ dân trong các LN.
Qua phân tích tổng quan ta thấy, chưa có nghiên cứu nào nghiên cứu về làng nghề chè; chưa có nghiên cứu nào nghiên cứu về phát triển làng nghề chè ở tỉnh Thái Nguyên. Đây chính là những khoảng trống cho tác giả và những nhà nghiên cứu có cơ hội tiếp tục nghiên cứu, và là cơ hội cho tác giả tiếp tục củng cố và phát triển các kết quả nghiên cứu về phát triển LN chè cho kho tàng nghiên cứu về LN Việt Nam.
15

Chương 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ CHÈ THEO HƯỚNG BỀN VỮNG

2.1. Lý luận về phát triển làng nghề chè theo hướng bền vững

2.1.1. Phát triển làng nghề chè theo hướng bền vững

2.1.1.1. Phát triển làng nghề

a. Khái niệm về làng nghề

Theo Lê Quốc Doanh và cs (2003), cho rằng “LN là tập hợp các nhóm hộ nông dân sống ở một làng tham gia sản xuất một loại ngành nghề điển hình và có vai trò quan trọng đối với thu nhập, đời sống của cộng đồng” [17]
Trần Minh Yến (2004), cho rằng “LN là một thiết chế kinh tế – xã hội ở nông thôn, được cấu thành bởi hai yếu tố làng và nghề, tồn tại trong một không gian địa lý nhất định trong đó bao gồm nhiều hộ gia đình sinh sống bằng nghề thủ công là chính, giữa họ có mối liên kết về kinh tế, xã hội và văn hóa” [70]
Trần Quốc Vượng (2012), cho rằng “LN là làng ấy tuy vẫn trồng trọt, chăn nuôi và nhiều nghề phụ… song đã nổi trội một nghề cổ truyền, tinh xảo, với một lớp thợ thủ công ít nhiều chuyên nghiệp, có phường, có ông trùm, phó cả… với một cơ cấu tổ chức nào đó, chuyên tâm và có thể sống chủ yếu bằng nghề đó, và mặt hàng thủ công của họ đã là sản phẩm hàng hóa, có quan hệ tiếp thị với một thị trường,… Những làng ấy ít nhiều đã nổi danh từ lâu dân biết mặt, nước biết tên, tên tuổi đã đi vào ca dao tục ngữ, truyền thống dân gian… trở thành di sản văn hóa dân gian”. [69]
Một số quan điểm lại cho rằng, LN phải là nghề thủ công và tách biệt khỏi nông nghiệp như:
Đinh Xuân Nghiêm và cs (2010), cho rằng “LN là một thiết chế kinh tế xã hội, một cụm hoặc nhiều cụm dân cư sinh sống trong một thôn (làng), có một hay một số nghề được tách ra khỏi nông nghiệp để sản xuất kinh doanh độc lập và tồn tại trong một không gian địa lý nhất định, thu nhập từ các nghề chiếm tỷ trọng cao trong tổng giá trị sản phẩm của toàn làng”. [33]
Trịnh Kim Liên (2013), đưa ra khái niệm “LN là những làng ở nông thôn có các nghề không phải là nông nghiệp mà chúng chiếm ưu thế về số lượng, số lao động và tỷ trọng thu nhập so với nghề nông”. [29]
16

Lê Xuân Tâm (2014), cho rằng “LN là làng ở nông thôn có một (hay một số) nghề thủ công hầu như được tách hẳn ra khỏi nông nghiệp, kinh doanh độc lập và đạt tới một tỷ lệ nhất định về lao động làm nghề cũng như về mức thu nhập từ nghề so với tổng số lao động và thu nhập của làng”. [43]
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2006), cho rằng “LN là một hoặc nhiều cụm dân cư cấp thôn, ấp, bản, làng, buôm, phum, sóc hoặc các điểm dân cư tương tự trên địa bàn một xã, thị trấn, có các hoạt động ngành nghề nông thôn, sản xuất ra một hoặc nhiều loại sản phẩm khác nhau”. [2]
Qua các khái niệm về LN ta thấy rằng quan niệm về LN dần có sự thay đổi, các khái niệm ban đầu về LN còn sơ khai bị bó hẹp trong phạm vi địa lý là “làng” chỉ tập hợp các nhóm hộ nông dân sống ở một làng tham gia sản xuất một loại ngành nghề điển hình là thủ công truyền thống và có vai trò quan trọng đối với thu nhập, đời sống của cộng đồng. Cùng với quá trình phát triển quan niệm về LN đã có sự tách biệt “làng” và “nghề”, trong các LN không chỉ có các CSSX hàng thủ công, mà đã có những cơ sở dịch vụ và ngành nghề phục vụ cho sản xuất,… Các khái niệm trên là cơ sở pháp lý để các cấp quản lý ban hành các chính sách công nhận LN, LN truyền thống. Đồng thời là căn cứ khoa học để tác giả triển khai nghiên cứu luận án.
b. Phân loại làng nghề

Dựa theo các tiêu chí khác nhau, LN có thể được phân loại như sau: theo tính chất truyền thống của nghề; theo ngành nghề sản xuất, loại hình sản phẩm; theo quy mô sản xuất, theo quy trình công nghệ; theo nguồn thải và mức độ ô nhiễm; theo mức độ sử dụng nguyên liệu; theo thị trường tiêu thụ sản phẩm, tiềm năng tồn tại và phát triển [2] [3][8]. Ngoài những cách phân loại trên còn có nhiều cách phân loại LN khác nhau như phân loại theo sản phẩm đầu ra LN được chia thành các nhóm như: nhóm sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ (khảm gỗ, vàng bạc, thêu thùa); nhóm sản xuất hàng tiêu dùng thông thường (khâu nón, dệt chiếu); nhóm chế biến lương thực, thực phẩm (xay xát, nấu rượu, làm bánh). Nhiều nghiên cứu phân loại LN làm 2 loại: Loại 1, phân loại LN theo số lượng nghề (LN một nghề: là LN mà ngoài nghề nông ra chỉ có thêm duy nhất một nghề; làng nhiều nghề: là những làng ngoài nghề nông ra còn có thêm một số nghề khác);
17

Loại 2, Phân loại theo tính chất nghề: LN truyền thống và LN mới [22]. Tuy nhiên, mỗi cách phân loại có những đặc trưng riêng và tùy theo mục đích tiếp cận mà có thể lựa chọn cách phân loại phù hợp. Cách phân loại phổ biến nhất là phân loại LN theo ngành sản xuất, loại hình sản phẩm. Theo cách phân loại này, dựa trên các yếu tố tương đồng về công nghệ sản xuất, sản phẩm, thị trường nguyên vật liệu và tiêu thụ sản phẩm của các LN và được chia thành 8 loại hình: loại hình thủ công mỹ nghệ; loại hình gia công cơ khí; loại hình tái chế chất thải; loại hình chế biến lương thực, thực phẩm; loại hình dệt nhuộm, thuộc da; loại hình sản xuất vật liệu xây dựng; loại hình chăn nuôi; loại hình khác còn lại [4].
c. Tiêu chí công nhận làng nghề

Năm 2006, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã ban hành Thông tư

116/2006/TT-BNN ngày 18 tháng 12 năm 2006 [2], quy định nội dung và các tiêu chí công nhận LN và LN truyền thống. Cụ thể:
LN được công nhận phải đạt 3 tiêu chí: (1) Có tối thiểu 30% tổng số hộ trên địa bàn tham gia các hoạt động ngành nghề nông thôn; (2) Hoạt động SXKD ổn định tối thiểu hai năm tính đến thời điểm đề nghị công nhận; (3) Chấp hành tốt chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Nghề được công nhận là nghề truyền thống phải đạt 3 tiêu chí: (1) Nghề đã xuất hiện tại địa phương từ trên 50 năm tính đến thời điểm đề nghị công nhận; (2) Nghề tạo ra những sản phẩm mang bản sắc văn hóa dân tộc; (3) Nghề gắn với tên của nghệ nhân hay địa danh của LN.
Phải đạt tiêu chí LN và có ít nhất một nghề truyền thống theo khái niệm nói trên. Nếu chưa đạt tiêu chuẩn số hộ tối thiểu và số năm tối thiểu như đã quy định tại tiêu chí công nhận LN thì cũng phải có ít nhất một nghề truyền thống được công nhận thì cũng được công nhận là LN truyền thống [2].
Tiêu chí công nhận LN, LN truyền thống là căn cứ pháp lý cho UBND các tỉnh công nhận những làng có nghề đạt tiêu chuẩn là “làng nghề”, “làng nghề truyền thống”. Những LN được công nhận sẽ được hưởng các chính sách khuyến khích phát triểu tiểu thủ công nghiệp, chính sách khuyến công, chính sách khuyến nông,… theo quy định.
18

2.1.1.2. Phát triển làng nghề theo hướng bền vững a. Phát triển bền vững
Trong nghiên cứu về kinh tế, khái niệm phát triển thường được gắn với khái niệm phát triển kinh tế. Trong đó, “Phát triển kinh tế là một quá trình tăng tiến về mọi mặt của nền kinh tế trong một thời gian nhất định. Phát triển kinh tế bao hàm các sự tăng trưởng kinh tế tức là tăng về quy mô sản lượng, sự tiến bộ về cơ cấu kinh tế và sự tiến bộ về xã hội” [23]
Như vậy, nội dung của phát triển kinh tế gồm: tăng trưởng kinh tế, và những thay đổi về cơ cấu kinh tế và cuộc sống con người cả về lượng lẫn về chất.
Phát triển bền vững

Thuật ngữ “Phát triển bền vững” xuất hiện đầu tiên vào năm 1980, lần đầu tiên được định nghĩa là: “Sự phát triển của nhân loại không thể chỉ chú trọng tới phát triển kinh tế mà còn phải tôn trọng những nhu cầu tất yếu của xã hội và sự tác động đến môi trường sinh thái học” [78].
Khái niệm phát triển bền vững được phổ biến rộng rãi vào năm 1987 qua Báo cáo Brundtland (còn gọi là Báo cáo Our Common Future) của Ủy ban Môi trường và Phát triển Thế Giới – WCED (nay là Ủy ban Brundtland) trong đó ghi rõ: “Phát triển bền vững là sự phát triển có thể đáp ứng được những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai” [87]. Mục tiêu của WCED là làm thế nào để phát triển bền vững và phát triển bền vững phải đảm bảo có sự phát triển kinh tế hiệu quả, xã hội công bằng và môi trường được bảo vệ, giữ gìn.
Năm 1992, tại Hội nghị thượng đỉnh Trái đất Rio de Janeiro (Brazil), Ủy ban PTBV của Liên Hợp quốc (CDS) đưa ra khái niệm phát triển bền vững “Phát triển bền vững là quản lý và bảo tồn nguồn lực tự nhiên và định hướng thay đổi trong công nghệ và thể chế theo cách đảm bảo sự đạt được và đáp ứng nhu cầu liên tục của thế hệ hiện tại và tương lai” [91]. Như vậy, CDS đã bổ sung một khía cạnh thứ tư của PTBV, đó là thể chế. PTBV không thể thực hiện được nếu không có thể chế ổn định, phù hợp để thúc đẩy sự phát triển hài hòa của cả ba mặt kinh tế, xã hội và môi trường.
19

Năm 2002, Hội nghị thượng đỉnh Thế giới về Phát triển bền vững họp tại Johannesburg, Nam Phi để các bên tham gia đánh giá công việc trong 10 năm qua theo phương hướng mà Tuyên ngôn Rio và Chương trình Nghị sự 21 đã vạch ra. Tại hội nghị đã xác định: “Phát triển bền vững là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý, hài hòa giữa 3 mặt của sự phát triển gồm: tăng trưởng kinh tế, cải thiện các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường”. Tiêu chí để đánh giá sự phát triển bền vững là sự tăng trưởng kinh tế ổn định; thực hiện tốt tiến bộ và công bằng xã hội; khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường sống,…
Tại Hội nghị Công ước khung các nước về Biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc (COP 21: “Hiệp ước Paris về biến đổi khí hậu”) diễn ra từ ngày 13/12/2015 tại Paris, Pháp, với hơn 190 quốc gia tham gia. Hội nghị đã nêu rõ biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, an ninh lương thực và nguồn nước… đã trở thành vấn đề lớn của khu vực và toàn cầu, không một quốc gia hay cường quốc nào đủ sức giải quyết mà cần có sự hợp tác của cộng đồng quốc tế. Vì vậy, nhiệm vụ của mỗi quốc gia là phải tập trung phát triển kinh tế và bảo vệ tốt môi trường; coi bảo vệ môi trường vừa là mục tiêu vừa là nội dung cơ bản của phát triển bền vững.
Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu lần thứ 22 (COP22: “Biến Thỏa thuận Paris thành hành động”) diễn ra ngày 18/11/2016 tại thành phố Marrakech của Marocco với sự tham dự của các phái đoàn của gần 200 quốc gia trên thế giới. Mục tiêu chính là triển khai thực thi thỏa thuận lịch sử về biến đổi khí hậu đã ký kết tại Paris trong COP21.
Ở Việt Nam, khái niệm phát triển bền vững được đề cập đến từ khá sớm, ngay trước thời điểm Hội nghị quốc tế phát triển bền vững tại Rio. Trên cơ sở những khái niệm đã có và thực tế phát triển của đất nước, các nhà nghiên cứu của Việt Nam đã đưa ra quan điểm PTBV ở mỗi lĩnh vực, mỗi ngành. Theo nghiên cứu của Viện chiến lược phát triển, phát triển bền vững được hiểu một cách toàn diện: “Phát triển bền vững bao trùm các mặt của đời sống xã hội, nghĩa là gắn kết sự phát triển kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, giữ gìn và cải thiện môi trường, giữ vững ổn định chính trị – xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh” [35, tr.118]

LA03.089_Phát triển làng nghề chè trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên theo hướng bền vững

4.2 / 5 ( 4 votes )
Tags: bền vữngPhát triển làng nghề
Previous Post

Kế toán quản trị chi phí môi trường trong các doanh nghiệp sản xuất thép tại Việt Nam

Next Post

Quản lý hoạt động tham gia giáo dục pháp luật cho Sinh viên không chuyên Luật trong các trường đại học

admin

admin

✍✍✍ Với kinh nghiệm hơn 10 năm, Luận Văn A-Z nhận hỗ trợ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ một cách UY TÍN và CHUYÊN NGHIỆP. ✍✍✍ Liên hệ: 092.4477.999 - Mail : luanvanaz@gmail.com

Related Posts

thị trường mua bán nợ xấu
Kinh Tế

Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng

by admin
February 24, 2020
Luận án tiến sĩ Kinh tế phát triển
Kinh tế phát triển

Phát triển kinh doanh dịch vụ viễn thông ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế Nghiên cứu trường hợp Công ty Cổ phần viễn thông Hà Nội

by admin
February 21, 2020
Luận án tiến sĩ tài chính ngân hàng
Tài Chính Ngân Hàng

Quản lý tài chính các trường đại học công lập trực thuộc Bộ Tài chính

by admin
February 21, 2020
Luận án tiến sĩ tài chính ngân hàng
Tài Chính Ngân Hàng

Tái cấu trúc tài chính các doanh nghiệp vận tải biển niêm yết ở Việt Nam

by admin
February 9, 2020
Luận án tiến sĩ Kinh tế phát triển
Kinh tế phát triển

Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Phú Thọ

by admin
February 9, 2020
Next Post
Luận án tiến sĩ quản lý giáo dục

Quản lý hoạt động tham gia giáo dục pháp luật cho Sinh viên không chuyên Luật trong các trường đại học

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Recommended

Luận án tiến sĩ quản lý kinh tế

Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành dệt may Việt Nam trong bối cảnh tham gia Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương

January 8, 2018
Luận án tiến sĩ văn hóa học

Quản lý di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Việt Nam

November 19, 2018
Luận án tiến sĩ kinh tế học

Xây dựng mô hình cảnh báo nguy cơ vỡ nợ đối với các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam

July 9, 2019
Luận văn thạc sĩ kinh tế

ThS.01.001_Nhượng quyền thương mại Co.op Mart

July 26, 2015

Don't miss it

thị trường mua bán nợ xấu
Kinh Tế

Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng

February 24, 2020
Các hình thức của đầu tư trực tiếp nước ngoài
Tài chính - Ngân hàng

Các lý thuyết về rủi ro và lợi nhuận

February 23, 2020
Luận án tiến sĩ Kinh tế phát triển
Kinh tế phát triển

Phát triển kinh doanh dịch vụ viễn thông ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế Nghiên cứu trường hợp Công ty Cổ phần viễn thông Hà Nội

February 21, 2020
Luận án tiến sĩ tài chính ngân hàng
Tài Chính Ngân Hàng

Quản lý tài chính các trường đại học công lập trực thuộc Bộ Tài chính

February 21, 2020
Luận án tiến sĩ tài chính ngân hàng
Tài Chính Ngân Hàng

Tái cấu trúc tài chính các doanh nghiệp vận tải biển niêm yết ở Việt Nam

February 9, 2020
Luận án tiến sĩ Kinh tế phát triển
Kinh tế phát triển

Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Phú Thọ

February 9, 2020
Luận án tiến sĩ quản lý kinh tế
Quản lý kinh tế

Các yếu tố tác động đến dự định khởi sự kinh doanh của thanh niên Việt Nam

February 9, 2020
Luận án tiến sĩ quản lý kinh tế
Quản lý kinh tế

Tăng cường tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

February 9, 2020
Luận án tiến sĩ quản trị nhân lực
Quản trị kinh doanh

Nâng cao năng lực quản lý chuỗi cung ứng trong công tác khám, chữa bệnh tại các Bệnh viện Quân y trên địa bàn Hà Nội (108, 105, 354)

February 9, 2020
Luận án tiến sĩ tài chính ngân hàng
Tài Chính Ngân Hàng

Thu hút nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế biển đảo phía Nam Việt Nam

February 9, 2020
Download Luận Văn

iLuận văn chia sẻ luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ hoàn toàn miễn phí. Nhận hỗ trợ viết luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. LH: 092.4477.999


Xem thêm

No Result
View All Result

Recent News

thị trường mua bán nợ xấu

Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng

February 24, 2020
Các hình thức của đầu tư trực tiếp nước ngoài

Các lý thuyết về rủi ro và lợi nhuận

February 23, 2020

© 2021 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.

No Result
View All Result
  • Landing Page
  • Buy JNews
  • Support Forum
  • Pre-sale Question
  • Contact Us

© 2021 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.