ThS08.045_Phát triển du lịch Tỉnh Bạc Liêu, thực trạng và giải pháp
1. Mục tiêu của đề tài:
– Là đề tài đánh giá hiện trạng phát triển du lịch Bạc Liêu thời gian qua và phân tích, đánh giá thuận lợi, khó khăn cũng như cơ hội thách thức đối với phát triển trong thời gian tới.
– Đưa ra các chỉ tiêu, định hướng và giải pháp phát triển du lịch Bạc Liêu đến năm 2020 phù hợp với tiềm năng phát triển và làm cơ sở để quản lý phát triển du lịch một cách có hiệu quả.
– Là đề tài khoa học nghiên cứu về vấn đề phát triển du lịch với những thông tin mới nhất, do đó đề tài sẽ góp phần quan trọng trong việc xây dựng ngành du lịch Bạc Liêu trong thời gian tới.
2. Nhiệm vụ của đề tài.
– Đánh giá tiềm năng, hiện trạng phát triển du lịch địa phương, những cơ hội thuận lợi và khó khăn thách thức phát triển du lịch Bạc Liêu.
– Đề xuất mục tiêu phát triển du lịch Bạc Liêu gắn với du lịch bền vững, gắn kết chặt chẽ với hoạt động du lịch giữa các địa phương trong cụm Cà Mau nói riêng và trong vùng du lịch ĐBSCL nói chung và với Tp. Hồ Chí Minh.
– Đề xuất các định hướng và giải pháp phát triển du lịch Bạc Liêu đến năm 2020, bao gồm:
+ Đề xuất các chỉ tiêu phát triển ngành.
+ Định hướng phát triển sản phẩm cũng như thị trường du khách, đặc biệt chú trọng định hướng sản phẩm du lịch đặc thù và liên kết.
+ Đề xuất định hướng phát triển nguồn nhân lực du lịch.
3. Giới hạn của đề tài.
– Về nội dung: đề tài tập trung phân tích tiềm năng, thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển du lịch địa phương.
– Về không gian: nghiên cứu trong phạm vi Tỉnh Bạc Liêu, tuy nhiên, du lịch là ngành kinh tế tổng hợp nên cũng có xem xét mối liên hệ với các tỉnh trong cụm Cà Mau, và trong mối quan hệ nội vùng du lịch ĐBSCL.
– Về thời gian: nghiên cứu tiến hành chủ yếu trong giai đoạn 2005 – 2010, giải pháp phát triển đến 2020.