LA07.032_Phát triển du lịch tây nguyên đến năm 2020 đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
Nội dung đề tài: “Phát triển du lịch tây nguyên đến năm 2020 đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế”
1. Tính cấp thiết của đề tài luận án
PHẦN MỞ ĐẦU
Ngành du lịch Việt Nam trong một thời gian dài đã khẳng định vị trí của
mình trong nền kinh tế quốc dân, đóng góp quan trọng vào quá trình phát triển kinh
tế xã hội. Trong tiến trình đổi mới ở Việt Nam, du lịch đã và đang là ngành kinh tế
mũi nhọn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh tăng trưởng và phát triển
kinh tế, phục vụ cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế nước ta.
Trong quá trình hội nhập quốc tế, du lịch làm gia tăng sự hiểu biết, thân thiện,
quảng bá nền văn hóa của Việt Nam với các nước. Có lẽ không ngành kinh tế nào
có cơ hội phát triển và đóng góp vào quá trình hội nhập quốc tế như du lịch. Phát
triển du lịch được nhìn nhận là “ngành công nghiệp không khói”, “con gà đẻ trứng
vàng”, rút ngắn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, góp phần hiện thực hóa
mục tiêu đến năm 2020, Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp.
Tây Nguyên gồm 5 tỉnh: Đăk Lăk, Kon Tum, Gia Lai, Đăk Nông và Lâm
Đồng chiếm 16,5% diện tích của cả nước, ở vào vị trí trung tâm nam Đông Dương,
có những hành lang tự nhiên thông với nam Lào, đông bắc Campuchia, có hệ thống
đường giao thông liên hoàn nối các tỉnh duyên hải miền Trung và Đông Nam bộ, có
các cửa khẩu quốc tế trên tuyến hành lang Đông Tây và không quá xa các cảng
nước sâu như cảng Dung Quất, Chân Mây, Nhơn Hội. Tây Nguyên có các vị trí
chiến lược về quốc phòng, an ninh, có điều kiện phát triển nền kinh tế mở.
Tây Nguyên có tiềm năng lớn về tự nhiên, xã hội nhân văn, từ sau ngày giải
phóng (1975) nền kinh tế đã có sự chuyển biến sâu sắc, chuyển dần từ nền kinh tế
tự cung tự cấp sang nền kinh tế chú trọng sản xuất hàng hóa, khai thác lợi thế về các
nguồn lực đất đai, nhân lực, văn hóa bản địa… Trong quá trình đó, du lịch là ngành
kinh tế đang được “đánh thức dậy sau thời gian ngủ quên”, đã có những đóng góp
nhất định cho sự tăng trưởng của nền kinh tế.
Từ sau quá trình đổi mới (1986) du lịch được xác định là ngành kinh tế mũi
nhọn, góp phần quan trọng cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Tuy nhiên,
trong quá trình hội nhập, du lịch các tỉnh Tây Nguyên bộc lộ những bất cập trong
quá trình phát triển. Tuy được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn, song đóng góp
của du lịch còn hạn chế trong tổng sản phẩm nội địa, thiếu sự phát triển bền vững,
đầu tư chưa tương xứng với tiềm năng, sản phẩm du lịch nghèo nàn, đơn điệu, thị
trường du lịch chậm được mở rộng, quản lý nhà nước còn yếu. Đặc biệt, du lịch Tây
Nguyên thiếu sự phát triển đồng bộ, còn khép kín, chưa tạo ra quá trình liên kết
vùng để vừa phát triển, vừa bổ sung, hỗ trợ cho nhau. Quan điểm bảo vệ quốc
phòng an ninh vững chắc đi liền với phát triển kinh tế ở Tây Nguyên chưa sinh động.
Việc nghiên cứu một cách khoa học và có hệ thống để tìm ra giải pháp nhằm
thúc đẩy sự phát triển du lịch trên địa bàn Tây Nguyên là yêu cầu và nhiệm vụ cấp
thiết. Xuất phát từ lý luận và thực tiễn, tác giả chọn đề tài: “Phát triển du lịch Tây
Nguyên đến năm 2020 đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế”.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Tại Việt Nam, các công trình nghiên cứu là các luận án Tiến sĩ kinh tế đã bảo
vệ thành công tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội, đó là:
– Đề tài: Điều kiện và giải pháp chủ yếu để phát triển du lịch Campuchia
thành ngành kinh tế mũi nhọn (2004) của DukVanna.
Luận án chủ yếu làm nổi bật các điều kiện về tự nhiên, kinh tế xã hội của
Campuchia để phát triển du lịch; các giải pháp chủ yếu để đưa du lịch Campuchia
thành ngành kinh tế mũi nhọn. Luận án đã đưa ra hệ thống các lý luận cơ bản về
phát triển du lịch và những yếu tố để định giá du lịch Campuchia.
– Đề tài luận án Tiến sĩ kinh tế: “Phát triển du lịch bền vững ở Phong Nha-Kẻ
bàng” (2007) của Trần Tiến Dũng.
Luận án phân tích các quan niệm về hệ thống đánh giá về du lịch bền vững,
các kinh nghiệm du lịch bền vững và không bền vững trên thế giới và đề xuất các
giải pháp phát triển du lịch bền vững Phong Nha-Kẻ Bàng. Đây là luận án về du
lịch bền vững ở một vùng du lịch cụ thể, có tính đặc trưng. Tuy nhiên, các quan
niệm về du lịch bền vững cũng như chỉ tiêu đánh giá được tác giả quan tâm nghiên cứu.
– Đề tài luận án Tiến sĩ kinh tế: “Hoàn thiện quản lý nhà nước về du lịch trên
địa bàn tỉnh Lâm Đồng” (2008) của Nguyễn Tấn Vinh.
Đây là luận án đi sâu về quản lý nhà nước trên địa bàn một tỉnh, hệ thống
hoá các lý thuyết về quản lý nhà nước trong du lịch và phân tích thực trạng quản lý
nhà nước trong du lịch, đề xuất các giải pháp mang tính khả thi. Tác giả quan tâm
đến các giải pháp quản lý nhà nước trong du lịch làm cơ sở khi nghiên cứu du lịch Tây Nguyên.
– Đề tài luận án Tiến sĩ kinh tế: “Phát triển du lịch gắn với xoá đói giảm
nghèo ở Lào Cai” (2010) của Phan Ngọc Thắng.
Đề tài đi sâu phân tích các lý luận về phát triển du lịch, đặc trưng của luận án
là gắn với quá trình xoá đói, giảm nghèo ở một địa phương, với các giải pháp khả
thi. Cơ sở lý luận của luận án và giải pháp phát tri
ển du lịch là những điểm mới cho tác giả nghiên cứu.
– Đề tài luận án Tiến sĩ kinh tế: “Phát triển kinh doanh lưu trú du lịch tại
vùng du lịch Bắc bộ của Việt Nam” (2011) của Hoàng Thị Lan Hương.
Đề tài chủ yếu đi sâu vào phân tích kinh doanh lưu trú một lĩnh vực của kinh
doanh du lịch, các giải pháp phát triển kinh doanh lưu trú là những đề xuất có giá trị
khi nghiên cứu tại địa bàn Tây Nguyên.
Đề tài nghiên cứu của luận án là công trình đầu tiên nghiên cứu về phát triển
du lịch trên địa bàn Tây Nguyên.
Qua nghiên cứu, tác giả thấy rằng các tài liệu đã nghiên cứu các lĩnh vực cụ
thể của ngành du lịch, chủ yếu tập trung vào các nội dung để phát triển du lịch thành
ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu trên
đi sâu vào một lĩnh vực hoặc một địa phương, ví dụ như tăng cường khả năng cạnh
tranh của các doanh nghiệp du lịch, nâng cao chất lượng sả
n phẩm du lịch, quản lý
nhà nước về du lịch, phát triển kinh doanh lưu trú trong du lịch…
Luận án nghiên cứu để tìm ra giải pháp phát triển du lịch trên địa bàn Tây
Nguyên một cách tổng thể, toàn diện, điểm mới là nghiên cứu trên một địa bàn có
mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Tác giả luận án kế thừa, vận dụng những luận điểm
các công trình đã nghiên cứu trước đây, từ đó đư
a ra hướng nghiên cứu cho mình.
Mục tiêu của luận án là đưa ra các quan điểm phát triển, định hướng phát triển, giải
pháp phát triển du lịch phù hợp với điều kiện phát triển của Tây Nguyên, chính vì
vậy tác giả xây dựng cơ sở lý luận và phương pháp luận dựa trên các cứ liệu mà tác
giả thu thập, phân tích, từ đó nâng cao tính khoa học và thực tiễn của luận án