LA03.235_Phát triển dịch dụ phi tín dụng tại các Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam hiện nay
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung: luận án dựa trên tất cả các lý luận, cơ sở khoa học về hoạt động dịch vụ phi tín dụng và hệ thống chỉ tiêu đo lường, đánh giá sự phát triển của dịch vụ phi tín dụng để từ đó đề xuất các giải pháp nhằm phát triển dịch vụ phi tín dụng của các Ngân hàng thương mại Việt Nam.
Mục tiêu cụ thể:
– Hệ thống hoá, luận giải những vấn đề lý luận về hoạt động dịch vụ phi tín dụng đối với hệ thống Ngân hàng từ đó làm rõ ý nghĩa vai trò của việc phát triển dịch vụ phi tín dụng tại các Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam nhằm trả lời cho câu hỏi khảo sát về sự phát triển dịch vụ phi tín dụng Ngân hàng.
– Phân tích và đánh giá một cách khách quan và khoa học về thực trạng phát triển dịch vụ phi tín dụng tại các Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam hiện nay. Từ đó chỉ ra kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân làm cơ sở thực tiễn cho việc xây dựng các giải pháp.
– Đề xuất các quan điểm, định hướng và các giải pháp có tính khoa học, khả thi nhằm mục tiêu phát huy điểm mạnh và khắc phục những hạn chế trong việc phát triển dịch vụ phi tín dụng trong hệ thống Ngân hàng nhằm tạo hiệu quả tốt nhất.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
– Đối tượng nghiên cứu chính của luận án là các vấn đề lý luận và thực tiễn về việc phát triển hoạt động phi tín dụng tại các Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam nhằm đưa ra những giải pháp phát huy tối đa hiệu quả kinh tế cũng như hạn chế rủi ro gặp phải.
– Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi không gian: Luận án tập trung phân tích, đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ phi tín dụng của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam; mà đặc biệt chú trọng vào 9 NHTM Việt Nam đang niêm yết. Bao gồm: Ngân Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Ngân Hàng TMCP Công Thương Việt Nam (Vietinbank), Ngân hàng TMCP Quân đội (MB), Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (ACB), Ngân hàng Thương mại cổ phần Quốc tế (VIB), Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ thương (Techcombank), Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank), Ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong (TPBank). Trong số 9 Ngân hàng thuộc nghiên cứu, có 3 Ngân hàng khối nhà nước và 6 Ngân hàng thương mại cổ phần. Dữ liệu của các Ngân hàng này đã được niêm yết chính thức trên sàn chứng khoán hoặc niêm yết trên OTC, UPCOM. Các số liệu của mỗi Ngân hàng đều được cung cấp đầy đủ trên webside chính thức của Ngân hàng và trên các số liệu thống kê của các trang web về chứng khoán.
Việc lựa chọn 9 ngân hàng TMCP đang niêm yết trên thị trường chứng khoán để nghiên cứu phân tích sâu là hoàn toàn hợp lý bởi đây là các ngân hàng lớn, số liệu minh bạch và đại diện trên 50% quy mô toàn thị trường cả về quy mô và hiệu quả phản ảnh đầy đủ bản chất và xu hướng phát triển của hoạt động dịch vụ phi tín dụng.
+ Phạm vi thời gian: Nghiên cứu được thực hiện trong giai đoạn từ năm 2010-2015, giai đoạn mà các NHTM đang áp dụng mạnh mẽ công nghệ khoa học vào hoạt động kinh doanh, để từ đó đưa ra giải pháp phát triển dịch vụ phi tín dụng trong các ngân hàng thương mại cổ phần và dự báo về sự phát triển của ngân hàng TMCP trong giai đoạn 2016 – 2025.
+ Phạm vi nội dung: Nghiên cứu tập trung vào các dịch vụ phi tín dụng tiêu biểu đang tồn tại trong hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam (đặc biệt là các kênh dịch vụ truyền thống) để từ đó đánh giá được những vấn đề thực trạng còn tồn tại để tìm ra những điểm còn hạn chế nhằm đưa ra giải pháp phát triển dịch vụ phi tín dụng Ngân hàng, hướng đến mở rộng cả những dịch vụ phi tín dụng mới (các kênh dịch vụ hiện đại)
5. Những đóng góp mới của Luận án
– Về mặt lý luận:
Luận án có đóng góp mới về khoa học, đó là: từng bước luận giải nhằm góp phần đưa ra và làm rõ nhất khái niệm phát triển dịch vụ phi tín dụng Ngân hàng, từ đó xây dựng bộ tiêu chí đánh giá đầy đủ cho sự phát triển dịch vụ phi tín dụng Ngân hàng (bao gồm cả đinh tính và định lượng) nhằm ứng dụng trong hoạt động phân tích đánh giá để thực hiện quản trị tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam.
– Về mặt thực tiễn:
Luận án đã phân tích, đánh giá về thực trạng phát triển của dịch vụ PTD tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam một cách toàn diện và khoa học. Cụ thể:
+ Luận án đã sử dụng tối đa nguồn số liệu thứ cấp để phân tích thực trạng phát triển dịch vụ phi tín dụng tại 9 Ngân hàng TMCP Việt Nam điển hình trong khoảng giai đoạn từ năm 2010-2015; mà những nghiên cứu trước đây hoặc chưa đề cập đến, hoặc có đề cập đến nhưng lựa chọn nghiên cứu tại các Ngân hàng khác hoặc việc nghiên cứu chỉ diễn ra trên một nhóm nhỏ hoặc thời gian nghiên cứu quá ngắn; chưa đủ rộng, đủ sâu để khái quát vấn đề.
+ Việc nghiên cứu không chỉ rộng về mặt số lượng Ngân hàng nghiên cứu mà còn đi sâu phân tích được một cách đầy đủ nhất theo từng nhóm sản phẩm dịch vụ cung ứng tương đồng của các Ngân hàng trên thị trường nhằm chỉ ra mặt mạnh, yếu tại mỗi đối tượng nghiên cứu một cách rõ ràng thay vì chỉ nghiên cứu khái quát toàn bộ hoạt động dịch vụ phi tín dụng Ngân hàng nói chung.
+ Quá trình xây dựng luận án được tiến hành dựa trên một khảo sát lớn với 900 khách hàng (gồm nhiều đối tượng KH khác nhau với cả khách hàng CN và khách hàng DN) và một khảo sát chuyên gia với 90 cán bộ làm công tác quản lý tại 9 Ngân hàng điển hình được lựa chọn. Vì vậy những kết luận được đưa ra từ luận án có tính khái quát và tính xác thực cao thay vì chỉ nghiên cứu dựa trên các thông số báo cáo của của Ngân hàng.
Từ việc phân tích thực trạng một cách tổng quan, luận án đã đưa ra các quan điểm, định hướng có giá trị thực tiễn để hình thành các giải pháp tổng thể về việc phát triển dịch vụ phi tín dụng Ngân hàng tại các NHTMCP Việt Nam thời kì đến năm 2025. Trên cơ sở đó, Luận án đã xây dựng được một hệ thống các giải pháp có cơ sở khoa học và tính khả thi gắn liền với thực trạng nghiên cứu, bao gồm:
+ Nhóm các giải pháp phát triển theo chiều rộng nhằm khai thác những ứng dụng từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 giúp thúc đẩy khả năng cung ứng dịch vụ trong hệ thống Ngân hàng; đánh thức cũng như thúc đẩy nhu cầu sử dụng dịch vụ phi tín dụng Ngân hàng từ khách hàng trên thị trường.
+ Nhóm các giải pháp phát triển theo chiều sâu nhằm khai thác từng mặt mạnh, yếu của các Ngân hàng trong hệ thống NHTMCP nhằm phát triển dịch vụ phi tín dụng Ngân hàng không chỉ về mặt số lượng mà còn đi sâu vào chất lượng cung ứng tại mỗi Ngân hàng.
+ Các giải pháp khác nhằm hoàn thiện hệ thống hành lang pháp lý hỗ trợ triển khai thêm nhiều ứng dụng công nghệ đảm bảo tuân thủ qui định của pháp luật.
6. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu và kết luận cùng các danh mục bảng, danh mục hình,… luận án được bố cục thành 4 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, xây dựng câu hỏi và các phương pháp nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý luận về phát triển dịch vụ phi tín dụng tại các Ngân hàng thương mại
Chương 3: Thực trạng phát triển dịch vụ phi tín dụng của các NHTM CP ở Việt Nam
Chương 4: Giải pháp phát triển dịch vụ phi tín dụng của các NHTMCP ở Việt Nam