LA05.016_Phát triển chiến lược marketing cho sản phẩm xuất khẩu của các làng nghề truyền thống vùng đồng bằng sông Hồng
3. Mục đích nghiên cứu của luận án
3.1. Mục đích chung
Mục đích nghiên cứu của luận án là đưa ra đồng bộ các giải pháp phát triển chiến lược marketing XK, mang tính định hướng cho DNLN vùng ĐBSH nhằm đẩy mạnh XK sản phẩm thủ công sang một số TT mục tiêu nhất định giai đoạn đến năm 2022, tầm nhìn 2030.
3.2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể
– Tổng hợp, phân tích và xác lập khung lý luận cơ bản về phát triển chiến lược marketing cho sản phẩm XK của DNLN.
– Phân tích và đánh giá thực trạng phát triển CLM cho sản phẩm XK của các DNLN vùng ĐBSH trong giai đoạn hiện nay thông qua các dữ liệu sơ cấp và thứ cấp; chỉ ra thành công, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong phát triển chiến lược marketing cho sản phẩm XK của các DNLN vùng ĐBSH.
– Đề xuất các giải pháp phát triển CLM XK cho DNLN vùng ĐBSH nhằm đẩy mạnh XK sản phẩm thủ công sang các TT mục tiêu nhất định, giai đoạn đến năm 2022 và tầm nhìn 2030.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận án tập trung vào các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến nội dung phát triển chiến lược marketing cho sản phẩm XK của DNLN vùng ĐBSH. Theo đó, luận án tập trung vào các yếu tố cấu thành mô hình, nội dung phát triển chiến lược marketing cho sản phẩm XK của DNLN trong mối quan hệ với các lực lượng của môi trường marketing.
4.2. Phạm vi và giới hạn nghiên cứu
Nội dung “phát triển CLM cho sản phẩm XK của các LN truyền thống vùng ĐBSH” được NCS tiếp cận nghiên cứu là phát triển CLM XK của DNLN, vận dụng cho các sản phẩm thủ công XK. Theo đó, NCS giới hạn phạm vi nghiên cứu như sau:
Về nội dung: Phát triển CLM cho sản phẩm XK của DNLN là tổ hợp các yếu tố có sự liên kết với nhau về nội dung và được thực thi dưới sự điều hành của các nhà quản trị marketing trong DN. Do đó, giới hạn nghiên cứu về nội dung được tác giả tổng hợp ở mô hình lý thuyết, bao gồm: (1) Phân tích tình thế chiến lược và xác định vấn đề trọng tâm phát triển CLM cho sản phẩm XK của DNLN; (2) Phát triển chiến lược marketing mục tiêu trên TT XK của DNLN; (3) Phát triển chiến lược marketing mix cho sản phẩm XK của DNLN; (4) Phát triển các nguồn lực chiến lược marketing cho sản phẩm XK của DNLN; (5) Kiểm tra, đánh giá phát triển CLM XK của DNLN.
Về mặt hàng nghiên cứu: gốm sứ, mây tre đan và cói thảm, gỗ mỹ nghệ Sản phẩm của các LN truyền thống vùng ĐBSH khá đa dạng, phong phú, phục vụ nhu cầu sinh hoạt, trang trí nội thất cho cả TT trong và ngoài nước. Tuy nhiên, giá trị ngoại tệ thu về từ XK chủ yếu là các mặt hàng TCMN. Trong giới hạn nghiên cứu, NCS lựa chọn một số mặt hàng chủ lực trong nhóm hàng TCMN, có giá trị XK cao và là thế mạnh của các LN vùng ĐBSH, bao gồm: gốm sứ, mây tre đan và cói thảm, gỗ TCMN, sơn mài, thêu ren thủ công, trong đó tập trung nhiều hơn vào 3 mặt hàng là gốm sứ, mây tre đan và cói thảm, gỗ TCMN.
Về chủ thể nghiên cứu: Doanh nghiệp làng nghề Sản phẩm thủ công của các LN truyền thống vùng ĐBSH được sản xuất và XK ra TT nước ngoài bởi nhiều chủ thể như: hộ gia đình, hợp tác xã, doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhi ệm hữu hạn, công ty cổ phẩn. Các chủ thể này thuộc nhóm các DNLN, DN sản xuất và kinh doanh sản phẩm thủ công ở ngoài LN, DN kinh doanh XNK, DN Nhà nước sản xuất và kinh sản phẩm thủ công…Trong nghiên cứu này NCS lựa chọn DNLN là chủ thể nghiên cứu.
Trong kinh doanh XK, DNLN là chủ thể vừa thực hiện chức năng sản xuất và vừa thực hiện chức năng XK sản phẩm do họ làm ra nên các DN này không phải chỉ cần thỏa mãn khách hàng trung gian mà để chủ động trong sản xuất, kinh doanh XK và phát triển bền vững LN, thương hiệu LN thì DNLN cần phải quan tâm cả đến việc thỏa mãn nhu cầu của khách hàng cuối cùng. Vì thế, lựa chọn DNLN là chủ thể nghiên cứu sẽ giúp luận án tìm ra được đầy đủ hơn các giải pháp marketing không chỉ là đẩy mạnh XK sản phẩm mà còn có ý nghĩa cho việc gìn giữ và phát triển các giá trị văn hóa truyền thống của LN, phát triển kinh tế, xã hội vùng ĐBSH. Tương ứng với 3 mặt hàng thủ công chủ lực của vùng ĐBSH trong giới hạn nghiên cứu sẽ là 3 nhóm DNLN: DN gốm sứ, DN mây tre đan và cói thảm, DN gỗ mỹ nghệ.
Về không gian: Các DNLN phân bố ở nhiều vùng trong cả nước, nơi đâu có LN nơi đó có DNLN, song vùng ĐBSH là nơi tập trung nhiều LN nhất cả nước và cũng là khu vực tập trung nhiều DNLN. So với các DNLN thuộc khu vực Nam, Trung bộ thì các DNLN vùng ĐBSH mặc dù nhiều nhưng đại đa số là các DN nhỏ và siêu nhỏ nên thiếu kỹ năng làm marketing và khó phát triển TT tiêu thụ.
Thêm vào đó, do hạn chế về nguồn lực nên trong giới hạn nghiên cứu, NCS tập trung nghiên cứu ở 3 TT lớn mà các DNLN tiêu thụ sản phẩm nhiều trong những năm gần đây, bao gồm Mỹ, Nhật Bản, EU. Trong quá trình nghiên cứu NCS tham khảo kinh nghiệm các nước trong khu vực có nhiều sự tương đồng với Việt Nam như Thái Lan, Indonesia.
Về thời gian: Đề tài nghiên cứu và phân tích CLM cho sản phẩm XK của các DNLN vùng ĐBSH thông qua dữ liệu thu thập trong khoảng thời gian từ 2011 – 2016, các dữ liệu dự báo cho giai đoạn 2022 – 2030.
6. Những đóng góp mới về khoa học và thực tiễn của luận án
Về học thuật, lý luận
Khác với các nghiên cứu trước đây xem xét chiến lược marketing cho mặt hàng hàng thủ công từ quan điểm của quản trị nhưng chủ yếu theo hướng tác nghiệp, hoặc thông qua một hoặc vài công cụ của marketing mix. Luận án tiếp cận nghiên cứu nội dung phát triển chiến lược marketing từ quan điểm quản trị marketing trong quy luật của sự vận động phát triển. Vì vậy, phát triển CLM cho sản phẩm thủ công XK có sự liên kết các yếu tố đầu vào, đầu ra với các yếu tố thuộc nội hàm CLM XK nhằm tạo lập sự cân bằng và thích nghi mới để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng trong điều kiện TT XK có nhiều biến động chiến lược.
Ngoài việc phân tích, tổng hợp và rút ra một số khái niệm liên quan mật thiết đến đề tài nghiên cứu, luận án làm rõ bản chất, xác lập mô hình và phân tích nội dung phát triển CLM cho sản phẩm XK của DNLN.
Về thực tiễn
(1) Với các dữ liệu thứ cấp thu thập từ các cơ quan chức năng và các dữ liệu sơ cấp qua điều tra, khảo sát thực địa, luận án phân tích, đánh giá khách quan thực trạng XK và thực trạng phát triển CLM cho sản phẩm XK của các DNLN vùng ĐBSH thông qua các nội dung thuộc nội hàm phát triển CLM XK thể hiện trong mô hình nghiên cứu.
(2) Với việc vận dụng mô hình hồi quy sử dụng dữ liệu phân tích nhân tốkhám phá (EFA), luận án đã lượng hóa và đánh giá khách quan tác động của một sốnhân tố đến thực trạng phát triển CLM cho sản phẩm XK của các DNLN vùng ĐBSH nhằm làm rõ hơn thực trạng phát triển CLM cho sản phẩm XK của các DNLN hiện nay.
(3) Từ phân tích thực trạng phát triển CLM cho sản phẩm XK của các DNLN vùng ĐBSH, luận án chỉ ra những thành công, hạn chế, nguyên nhân và những vấn đề đặt ra trong phát triển CLM cho sản phẩm XK của DNLN vùng ĐBSH để xác lập căn cứ thực tiễn để đề xuất các giải pháp khả thi cho luận án.
Về giải pháp
Sau khi phân tích những dự báo về sự thay đổi trong nhu cầu của khách hàng trên TT tiêu thụ và môi trường kinh doanh XK sản phẩm thủ công, xác lập quan điểm phát triển CLM cho sản phẩm XK của các DNLN vùng ĐBSH, luận án đề xuất đồng bộ 5 nhóm giải pháp theo các nội dung đã xây dựng trong mô hình nghiên cứu, bao gồm:
(1) Giải pháp phát triển phân tích tình thế chiến lược và xác định vấn đề trọng tâm trong phát triển CLM cho sản phẩm XK của DNLN.
(2) Giải pháp phát triển CLM mục tiêu trên TT xuất khẩu.
(3) Giải pháp phát triển CLM mix cho sản phẩm xuất khẩu.
(4) Giải pháp phát triển nguồn lực CLM cho sản phẩm xuất khẩu.
(5) Giải pháp phát triển công tác đánh giá, kiểm tra việc thực hiện CLM cho sản phẩm xuất khẩu.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung luận án được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về phát triển chiến lược marketing cho sản phẩm xuất khẩu của doanh nghiệp làng nghề
Chương 2: Thực trạng phát triển chiến lược marketing cho sản phẩm xuất khẩu của doanh nghiệp làng nghề vùng ĐBSH.
Chương 3: Quan điểm và giải pháp phát triển chiến lược marketing cho sản phẩm xuất khẩu của các làng nghề truyền thống vùng ĐBSH.