LA32.026_Pháp luật về trợ cấp đối với các nước đang phát triển theo quy định của WTO – Bài học với Việt Nam
4. Mục đích, nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài
Mục đích của luận án được xác định là nghiên cứu và làm rõ các cơ sở lý luận và thực tiễn về việc thực hiện các quy định về trợ cấp của WTO áp dụng đối với Việt Nam với tư cách là nước đang phát triển một cách hệ thống và toàn diện.
Để thực hiện mục đích trên, luận án đề ra các nhiệm vụ nghiên cứu sau:
– Phân tích và làm rõ những vấn đề lý luận, nội dung các quy định về trợ cấp của WTO áp dụng đối với các thành viên đang phát triển;
– Phân tích và làm rõ những quan điểm, xu hướng về việc áp dụng và duy trì trợ cấp tại các nước đang phát triển;
– Phân tích và đánh giá cam kết, chính sách pháp luật về trợ cấp của Trung Quốc, Braxin và Hoa Kỳ; đồng thời phân tích thực tiễn một số tranh chấp về trợ cấp liên quan đến các thành viên này để làm rõ hơn sự tương thích giữa pháp luật quốc gia về trợ cấp và các quy định về trợ cấp của WTO;
– Phân tích và đánh giá thực trạng chính sách pháp luật về trợ cấp của Việt Nam qua từng thời kỳ, trong đó tập trung vào các chính sách pháp luật hiện hành;
– Phân tích các bài học kinh nghiệm được rút ra từ những nghiên cứu trên trong việc xây dựng và hoàn thiện chính sách pháp luật quốc gia về trợ cấp tại Việt Nam;
– Đề xuất những kiến nghị cụ thể trong việc hoàn thiện chính sách pháp luật về trợ cấp của Việt Nam nhằm mục đích nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm, doanh nghiệp Việt Nam từ đó thúc đẩy kinh tế phát triển
Những kết quả nghiên cứu mới của luận án
Luận án có những đóng góp mới về lý luận và thực tiễn như sau:
– Góp phần làm rõ các vấn đề lý luận về trợ cấp của WTO, trong đó luận án
đã phân tích, đánh giá chi tiết từng yếu tố cấu thành trợ cấp, và các quan điểm, tư tưởng áp dụng, duy trì trợ cấp theo các trường phái khác nhau;
– Góp phần làm rõ các quy định đối xử đặc biệt về trợ cấp của WTO dành cho các nước đang phát triển, cũng như quá trình và xu hướng phát triển của các quy định đó;
– Phân tích và rút ra những bài học sâu sắc và đưa ra những kiến nghị trong hoàn thiện pháp luật quốc gia về trợ cấp hướng tới mục tiêu nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm và doanh nghiệp Việt Nam;
– Phân tích và đưa ra những kiến nghị phù hợp cho doanh nghiệp Việt Nam trong việc tiếp cận và tận dụng lợi thế từ pháp luật về trợ cấp của Việt Nam;
– Phân tích và đưa ra những kiến nghị phù hợp để Việt Nam hội nhập một cách chủ động và hiệu quả hơn trong vấn đề trợ cấp.
5. Kết cấu của luận án
Luận án bao gồm phần mở đầu, nội dung, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phần phụ lục. Nội dung luận án được bố cục thành bốn chương, có kết luận của từng chương, cụ thể như sau:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến luận án
Chương 2: Những vấn đề lý luận pháp luật cơ bản của WTO về trợ cấp đối với các nước đang phát triển
Chương 3: Thực tiễn pháp luật WTO về trợ cấp đối với nước đang phát triển và thực tiễn pháp luật các nước thành viên về trợ cấp
Chương 4: Bài học kinh nghiệm và những giải pháp trong hoàn thiện pháp luật về trợ cấp của Việt Nam