Friday, March 24, 2023
  • Home
  • About
  • Viết thuê luận văn
  • Luận Án Tiến Sĩ
Download Luận Văn
Advertisement
  • Luận Văn – Luận Án
  • Download
    • Đại Học – Cao Đẳng
      • Công Nghệ – Môi Trường
      • Công Nghệ Thông Tin
      • Khoa Học Tự Nhiên
      • Khoa Học Xã Hội
      • Kinh Tế – Quản Lý
      • Kinh Tế Thương Mại
      • Kỹ Thuật
      • Lý Luận Chính Trị
      • Nông-Lâm-Ngư
      • Y Khoa – Dược
    • Thạc Sĩ – Cao Học
      • Công Nghệ Thông Tin
      • Khoa Học Tự Nhiên
      • Khoa Học Xã Hội
      • Kiến Trúc – Xây Dựng
      • Kinh Tế
      • Kỹ Thuật
      • Luật
      • Nông – Lâm – Ngư
      • Sư Phạm
      • Y Dược – Sinh Học
    • Tiến Sĩ
    • Báo Cáo Khoa Học
    • Tiểu Luận
  • Hướng Dẫn
  • Tin chuyên ngành
No Result
View All Result
Download Luận Văn
  • Luận Văn – Luận Án
  • Download
    • Đại Học – Cao Đẳng
      • Công Nghệ – Môi Trường
      • Công Nghệ Thông Tin
      • Khoa Học Tự Nhiên
      • Khoa Học Xã Hội
      • Kinh Tế – Quản Lý
      • Kinh Tế Thương Mại
      • Kỹ Thuật
      • Lý Luận Chính Trị
      • Nông-Lâm-Ngư
      • Y Khoa – Dược
    • Thạc Sĩ – Cao Học
      • Công Nghệ Thông Tin
      • Khoa Học Tự Nhiên
      • Khoa Học Xã Hội
      • Kiến Trúc – Xây Dựng
      • Kinh Tế
      • Kỹ Thuật
      • Luật
      • Nông – Lâm – Ngư
      • Sư Phạm
      • Y Dược – Sinh Học
    • Tiến Sĩ
    • Báo Cáo Khoa Học
    • Tiểu Luận
  • Hướng Dẫn
  • Tin chuyên ngành
No Result
View All Result
Download Luận Văn
No Result
View All Result
Home Tiến Sĩ Luật

Pháp luật về bồi thường khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp ở Việt Nam

admin by admin
May 2, 2016
in Luật, Tiến Sĩ
0
Luận án tiến sĩ luật
752
SHARES
4.2k
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

You might also like

Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng

Phát triển kinh doanh dịch vụ viễn thông ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế Nghiên cứu trường hợp Công ty Cổ phần viễn thông Hà Nội

Quản lý tài chính các trường đại học công lập trực thuộc Bộ Tài chính

LA32.014_Pháp luật về bồi thường khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp ở Việt Nam

1. Tính cấp thiết của đề tài

Việt Nam là một nước có nghề trồng lúa nước truyền thống với khoảng 70% dân số là nông dân. Đất nông nghiệp là tư liệu sản xuất đặc biệt không gì có thể thay thế được trong sản xuất nông, lâm nghiệp. Trong thế giới hiện đại, vấn đề an ninh lương thực đang là một trong những thách thức mang tính toàn cầu. An ninh lương thực gắn liền với đất nông nghiệp. Vì vậy, việc bảo vệ chặt chẽ đất nông nghiệp là vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Tuy nhiên, trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nhu cầu khách quan đặt ra là phải chuyển một tỉ lệ đất nông nghiệp thích hợp sang đất xây dựng các khu công nghiệp, khu kinh tế, khu đô thị mới và xây dựng cơ sở hạ tầng,…phục vụ sự nghiệp phát triển đất nước.

Để giải quyết yêu cầu này, Nhà nước thực hiện thu hồi đất của người sử dụng đất nông nghiệp. Thu hồi đất không đơn giản chỉ là việc làm chấm dứt quyền sử dụng đất của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đối với một diện tích đất nông nghiệp nhất định. Hành động này để lại những hậu quả về kinh tế – xã hội cần kịp thời giải quyết nhằm duy trì sự ổn định chính trị, xã hội. Thực tế cho thấy đây là công việc khó khăn, phức tạp và thường phát sinh tranh chấp, khiếu kiện về đất đai gay gắt, nóng bỏng. Bởi lẽ, nó “đụng chạm” trực tiếp đến những lợi ích thiết thực không chỉ của người sử dụng đất mà còn của Nhà nước, của xã hội và lợi ích của các doanh nghiệp, chủ đầu tư. Chỉ khi nào Nhà nước giải quyết hài hòa lợi ích của các chủ thể này thì việc thu hồi đất mới không tiềm ẩn nguy cơ khiếu kiện, tranh chấp kéo dài gây mất ổn định chính trị – xã hội. Dẫu vậy, không phải trong bất kỳ trường hợp thu hồi đất nào, Nhà nước, người sử dụng đất và các nhà đầu tư cũng tìm được “tiếng
nói” đồng thuận; bởi lẽ, người bị thu hồi đất chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ việc thu hồi đất nông nghiệp, họ là người bị mất đất sản xuất nông nghiệp – mất tư liệu sản xuất quan trọng nhất, trở thành người thất nghiệp và đời sống gia đình rơi vào hoàn cảnh khó khăn, v.v.. Hơn nữa, thu hồi đất nông nghiệp còn đặt ra thách thức mà xã hội phải giải quyết; đó là việc giảm sút diện tích đất nông nghiệp sẽ ảnh hưởng lớn đến an ninh lương thực quốc gia, làm giảm sản lượng gạo xuất khẩu hàng năm… Nhận thức được những thách thức do việc thu hồi đất nông nghiệp gây ra cho sự phát triển bền vững của đất nước, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều quan điểm, đường lối, chính sách và ban hành pháp luật về bồi thường khi thu hồi đất nông nghiệp nhằm giải quyết hài hòa lợi ích của người sử dụng đất, lợi ích của xã hội và lợi ích của nhà đầu tư. Mặc dù vậy, thực tế thi hành pháp luật đất đai nói chung và thi hành các quy định về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nói riêng
vẫn bộc lộ những hạn chế, thiếu sót. Theo đánh giá của Thanh tra Chính phủ, khiếu kiện liên quan đến bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất vẫn chiếm khoảng 70% tổng số các vụ việc khiếu kiện về đất đai. Điều này có nguyên nhân từ hệ thống pháp luật về thu hồi đất và bồi thường có những nội dung còn chưa phù hợp với thực tiễn, như các quy định về giá đất bồi thường; quy định về cơ chế thu hồi đất sử dụng vào mục đích kinh tế; quy định về thời điểm xác định giá bồi thường, hỗ trợ và tái định cư v.v.. Để khắc phục những hạn chế này, cần có sự đánh giá một cách toàn diện cả về lý luận và thực tiễn thực trạng pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp để đưa ra các giải pháp hoàn thiện. Điều này lại càng có ý nghĩa trong bối cảnh các quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất nói chung và thu hồi đất nông nghiệp nói riêng vừa được sửa đổi, bổ sung theo quy định của Luật Đất đai năm 2013 sẽ có hiệu lực thi hành kể từ ngày
01/07/2014. Với ý nghĩa đó, tôi lựa chọn đề tài: “Pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp ở Việt Nam” làm luận án tiến sĩ luật học.

2. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ của luận án

2.1. Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu đề tài: “Pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp ở Việt Nam” là tạo ra một công trình nghiên cứu lý luận và thực tiễn cấp tiến sĩ, có tính hệ thống về những cơ sở pháp lý của việc Nhà nước bồi thường khi thu hồi đất nông nghiệp. Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật, nhằm đáp ứng có hiệu quả các yêu cầu do thực tiễn cuộc sống đặt ra, trong quá trình thực thi pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích nghiên cứu trên đây, luận án xác định những nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể sau đây:

– Phân tích khái niệm, đặc điểm của đất nông nghiệp; phân tích khái niệm, đặc điểm của thu hồi đất nông nghiệp và sự cần thiết khách quan của việc thu hồi đất nông nghiệp vì sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; phân tích khái niệm, đặc điểm và lý giải cơ sở lý luận của việc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp ở Việt Nam.

– Nghiên cứu những vấn đề lý luận về pháp luật bồi thường khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp, làm rõ khái niệm, đặc điểm, các yếu tố chi phối tới pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp, cũng như cơ cấu pháp luật điều chỉnh về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp; lịch sử hình thành và phát triển của pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp ở Việt Nam; tìm hiểu pháp luật và thực tiễn pháp lý của một số nước trên thế giới về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp và những gợi mở cho Việt Nam trong quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp.

– Đánh giá thực trạng pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp nhằm chỉ ra những thành tựu, những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại. Trên cơ sở đó, Luận án đưa ra định hướng và các giải pháp hoàn thiện pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp ở Việt Nam.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài bao gồm:

– Hệ thống quan điểm, đường lối, chính sách và pháp luật của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực đất đai nói chung và về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất nói riêng.

– Chính sách, pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất của một số quốc gia trên thế giới như Trung Quốc, Hàn Quốc và Singapore.

– Nội dung của Luật đất đai năm 2003 và các văn bản hướng dẫn thi hành về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp, đồng thời có nghiên cứu nội dung Luật Đất đai sửa đổi mới được Quốc hội thông qua ngày 29/11/2013, sẽ có hiệu lực thi hành vào ngày 01/07/2014.

– Các thông tin, số liệu, vụ việc thực tiễn về áp dụng các quy định của pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp ở Việt Nam

– Các công trình khoa học về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất ở Việt Nam nói chung và pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp ở Việt Nam nói riêng đã công bố trong và ngoài nước thời gian qua.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

Bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp ở Việt Nam là đề tài có phạm vi nghiên cứu rộng, phức tạp liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau như luật học, xã hội học, lịch sử, kinh tế học, văn hoá và chính trị học v.v.. Tuy nhiên, trong khuôn khổ có hạn của một bản luận án tiến sĩ luật học, Luận án không có tham vọng tìm hiểu toàn diện và giải quyết thấu đáo các yêu cầu của vấn đề bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp ở Việt Nam dưới góc độ pháp lý, mà giới hạn phạm vi nghiên cứu ở việc nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn của pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp ở Việt Nam thông qua việc tìm hiểu, đánh giá nội dung Luật đất đai năm 2003 và các văn bản hướng dẫn thi hành về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp (có liên hệ với các quy định về vấn đề này của Luật đất đai năm 2013 vừa được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 29/11/2013). Luận án chỉ nghiên cứu các quy định về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng hay vì mục tiêu phát triển kinh tế, bởi trong trường hợp Nhà nước thu hồi đất khi có hành vi vi phạm pháp luật đất đai thì không đặt ra vấn đề bồi thường. Hơn nữa, Luận án đi sâu tập trung nghiên cứu, tìm hiểu vấn đề bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân, vì đây là chủ thể sử dụng đất nông nghiệp phổ biến và những bất cập nổi cộm trong vấn đề bồi thường chủ yếu xảy ra đối với chủ thể này. Mặt khác, Luận án không đề cập vấn đề tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, bởi phương thức này chỉ được áp dụng chủ yếu trong trường hợp thu hồi đối với đất ở, do vậy, các quy định về tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất nằm ngoài khuôn khổ đề tài của bản Luận án này.

4. Phương pháp nghiên cứu

Để đạt được mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, luận án đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây:

(1) Phương pháp luận nghiên cứu khoa học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin.

Để nghiên cứu có hiệu quả những vấn đề do đề tài đặt ra, luận án sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Đây là phương pháp chủ đạo xuyên suốt toàn bộ quá trình nghiên cứu của luận án, để đưa ra những nhận định, kết luận khoa học đảm bảo tính khách quan, chân thực. Từ phương pháp chung đó, luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể trong quá trình nghiên cứu các nội dung chi tiết của luận án. Tùy thuộc vào nội dung đối tượng nghiên cứu của từng chương, mục trong luận án mà tác giả vận dụng các phương pháp khác nhau cho phù hợp.

(2) Bên cạnh đó, luận án còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau:

– Phương pháp phân tích, phương pháp so sánh, phương pháp lịch sử, phương pháp hệ thống,… được sử dụng trong chương 1 khi nghiên cứu những vấn đề lý luận về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp và pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp ở Việt Nam, cụ thể:

i) Phương pháp phân tích được sử dụng khi nghiên cứu khái niệm, đặc điểm của đất nông nghiệp; nghiên cứu khái niệm, đặc điểm, nội dung và cơ chế điều chỉnh pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp.

ii) Phương pháp đánh giá, phương pháp lịch sử được sử dụng khi nghiên cứu lịch sử hình thành và phát triển pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp ở Việt Nam.

iii) Phương pháp so sánh, phương pháp hệ thống được sử dụng khi nghiên cứu pháp luật và thực tiễn pháp lý của một số nước trên thế giới về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp – Những gợi mở cho Việt Nam trong quá trình xây dựng, hoàn thiện chế định pháp luật này.

– Phương pháp tổng hợp, phương pháp phân tích, phương pháp đánh giá, phương pháp đối chiếu v.v.. được sử dụng trong Chương 2 khi nghiên cứu thực trạng pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp ở Việt Nam, cụ thể:

i) Phương pháp phân tích, phương pháp đánh giá được sử dụng khi phân tích, bình luận nội dung các quy định về bồi thường đất và bồi thường thiệt hại về tài sản trên đất khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp

ii) Phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp được sử dụng khi phân tích các quy định về hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp.

iii) Phương pháp đánh giá, phương pháp đối chiếu được sử dụng khi đánh giá, bình luận thực tế thi hành các quy định về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp.

iv) Phương pháp bình luận, phương pháp diễn giải được sử dụng khi tìm hiểu nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trong quá trình thực tế thi hành các quy định về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp.

– Phương pháp tổng hợp, phương pháp diễn giải, vv.. được sử dụng trong Chương 3 khi nghiên cứu định hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp ở Việt Nam, cụ thể:

i) Phương pháp tổng hợp, phương pháp diễn giải được sử dụng khi phân tích định hướng của việc hoàn thiện pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp ở Việt Nam.

ii) Phương pháp phân tích, phương pháp bình luận, phương pháp tổng hợp được sử dụng khi đề cập các giải pháp của việc hoàn thiện pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp ở Việt Nam.

5. Những đóng góp mới của luận án

Luận án tiến sĩ luật học với đề tài “Pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp ở Việt Nam” được hoàn thành có những đóng góp mới chủ yếu sau đây:

– Hệ thống hoá và góp phần phát triển, bổ sung cơ sở lý luận và thực tiễn về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp và pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp ở Việt Nam, đặc biệt, Luận án phân tích, làm rõ cơ chế điều chỉnh của pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp; phân tích làm rõ khái niệm, đặc điểm và bản chất của việc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp.

– Luận án đã phân tích và chỉ ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong quá trình xây dựng, hoàn thiện pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp thông qua việc phân tích, tìm hiểu pháp luật và thực tiễn pháp lý của Trung Quốc, Hàn Quốc và Sinhgapore về vấn đề bồi thường đất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi đất.

– Luận án đã phân tích nội dung các quy định về bồi thường đất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi đất, đánh giá thực trạng thi hành lĩnh vực pháp luật này và chỉ ra nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại.

Trên cơ sở đó, luận án đề cập yêu cầu, định hướng và đưa ra các giải pháp cụ thể hoàn thiện pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp ở Việt Nam. Luận án là tài liệu tham khảo bổ ích không chỉ đối với các nhà hoạch định chính sách, pháp luật đất đai, các nhà quản lý đất đai mà còn là tài liệu chuyên khảo cho công tác giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học pháp lý đất đai ở các cơ sở đào tạo luật c ủa nước ta.

6. Kết cấu của luận án

Ngoài phần cam đoan, danh mục các từ viết tắt sử dụng trong luận án, mục lục, phần mở đầu, phần tổng quan tình hình nghiên cứu, kết luận, danh mục các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án đã được công bố và danh mục tài liệu tham khảo thì nội dung chính của luận án, bao gồm 3 chương:

– Chương 1: Những vấn đề lý luận về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp và pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp ở Việt Nam.

– Chương 2: Thực trạng pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp ở Việt Nam.

– Chương 3: Giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp ở Việt Nam.

LA32.014_Pháp luật về bồi thường khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp ở Việt Nam

Previous Post

Pháp luật về sử dụng các công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay

Next Post

Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam

admin

admin

✍✍✍ Với kinh nghiệm hơn 10 năm, Luận Văn A-Z nhận hỗ trợ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ một cách UY TÍN và CHUYÊN NGHIỆP. ✍✍✍ Liên hệ: 092.4477.999 - Mail : luanvanaz@gmail.com

Related Posts

thị trường mua bán nợ xấu
Kinh Tế

Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng

by admin
February 24, 2020
Luận án tiến sĩ Kinh tế phát triển
Kinh tế phát triển

Phát triển kinh doanh dịch vụ viễn thông ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế Nghiên cứu trường hợp Công ty Cổ phần viễn thông Hà Nội

by admin
February 21, 2020
Luận án tiến sĩ tài chính ngân hàng
Tài Chính Ngân Hàng

Quản lý tài chính các trường đại học công lập trực thuộc Bộ Tài chính

by admin
February 21, 2020
Luận án tiến sĩ tài chính ngân hàng
Tài Chính Ngân Hàng

Tái cấu trúc tài chính các doanh nghiệp vận tải biển niêm yết ở Việt Nam

by admin
February 9, 2020
Luận án tiến sĩ Kinh tế phát triển
Kinh tế phát triển

Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Phú Thọ

by admin
February 9, 2020
Next Post
Luận án tiến sĩ luật

Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Recommended

Luận án tiến sĩ ngôn ngữ học

Ẩn dụ tiếng việt nhìn từ lư thuyết nguyên mẫu

July 31, 2016
“Hoàn thiện quản lý vốn và tài sản  trong các Tổng công ty xây dựng giao thông”

Chiến lược phát triển cán bộ quản lý của doanh nghiệp vận tải đường sắt Việt Nam

October 25, 2015
Luận án tiến sĩ y học

Đánh giá tính an toàn và tính sinh miễn dịch của vắc xin Rotavin-M1 do Việt Nam sản xuất

July 19, 2016
Luận văn thạc sĩ kinh tế

Hoạch định chiến lược kinh doanh ngân hàng từ nay đến năm 2015

September 20, 2016

Don't miss it

thị trường mua bán nợ xấu
Kinh Tế

Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng

February 24, 2020
Các hình thức của đầu tư trực tiếp nước ngoài
Tài chính - Ngân hàng

Các lý thuyết về rủi ro và lợi nhuận

February 23, 2020
Luận án tiến sĩ Kinh tế phát triển
Kinh tế phát triển

Phát triển kinh doanh dịch vụ viễn thông ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế Nghiên cứu trường hợp Công ty Cổ phần viễn thông Hà Nội

February 21, 2020
Luận án tiến sĩ tài chính ngân hàng
Tài Chính Ngân Hàng

Quản lý tài chính các trường đại học công lập trực thuộc Bộ Tài chính

February 21, 2020
Luận án tiến sĩ tài chính ngân hàng
Tài Chính Ngân Hàng

Tái cấu trúc tài chính các doanh nghiệp vận tải biển niêm yết ở Việt Nam

February 9, 2020
Luận án tiến sĩ Kinh tế phát triển
Kinh tế phát triển

Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Phú Thọ

February 9, 2020
Luận án tiến sĩ quản lý kinh tế
Quản lý kinh tế

Các yếu tố tác động đến dự định khởi sự kinh doanh của thanh niên Việt Nam

February 9, 2020
Luận án tiến sĩ quản lý kinh tế
Quản lý kinh tế

Tăng cường tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

February 9, 2020
Luận án tiến sĩ quản trị nhân lực
Quản trị kinh doanh

Nâng cao năng lực quản lý chuỗi cung ứng trong công tác khám, chữa bệnh tại các Bệnh viện Quân y trên địa bàn Hà Nội (108, 105, 354)

February 9, 2020
Luận án tiến sĩ tài chính ngân hàng
Tài Chính Ngân Hàng

Thu hút nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế biển đảo phía Nam Việt Nam

February 9, 2020
Download Luận Văn

iLuận văn chia sẻ luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ hoàn toàn miễn phí. Nhận hỗ trợ viết luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. LH: 092.4477.999


Xem thêm

No Result
View All Result

Recent News

thị trường mua bán nợ xấu

Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng

February 24, 2020
Các hình thức của đầu tư trực tiếp nước ngoài

Các lý thuyết về rủi ro và lợi nhuận

February 23, 2020

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.

No Result
View All Result
  • Landing Page
  • Buy JNews
  • Support Forum
  • Pre-sale Question
  • Contact Us

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.