Wednesday, February 8, 2023
  • Home
  • About
  • Viết thuê luận văn
  • Luận Án Tiến Sĩ
Download Luận Văn
Advertisement
  • Luận Văn – Luận Án
  • Download
    • Đại Học – Cao Đẳng
      • Công Nghệ – Môi Trường
      • Công Nghệ Thông Tin
      • Khoa Học Tự Nhiên
      • Khoa Học Xã Hội
      • Kinh Tế – Quản Lý
      • Kinh Tế Thương Mại
      • Kỹ Thuật
      • Lý Luận Chính Trị
      • Nông-Lâm-Ngư
      • Y Khoa – Dược
    • Thạc Sĩ – Cao Học
      • Công Nghệ Thông Tin
      • Khoa Học Tự Nhiên
      • Khoa Học Xã Hội
      • Kiến Trúc – Xây Dựng
      • Kinh Tế
      • Kỹ Thuật
      • Luật
      • Nông – Lâm – Ngư
      • Sư Phạm
      • Y Dược – Sinh Học
    • Tiến Sĩ
    • Báo Cáo Khoa Học
    • Tiểu Luận
  • Hướng Dẫn
  • Tin chuyên ngành
No Result
View All Result
Download Luận Văn
  • Luận Văn – Luận Án
  • Download
    • Đại Học – Cao Đẳng
      • Công Nghệ – Môi Trường
      • Công Nghệ Thông Tin
      • Khoa Học Tự Nhiên
      • Khoa Học Xã Hội
      • Kinh Tế – Quản Lý
      • Kinh Tế Thương Mại
      • Kỹ Thuật
      • Lý Luận Chính Trị
      • Nông-Lâm-Ngư
      • Y Khoa – Dược
    • Thạc Sĩ – Cao Học
      • Công Nghệ Thông Tin
      • Khoa Học Tự Nhiên
      • Khoa Học Xã Hội
      • Kiến Trúc – Xây Dựng
      • Kinh Tế
      • Kỹ Thuật
      • Luật
      • Nông – Lâm – Ngư
      • Sư Phạm
      • Y Dược – Sinh Học
    • Tiến Sĩ
    • Báo Cáo Khoa Học
    • Tiểu Luận
  • Hướng Dẫn
  • Tin chuyên ngành
No Result
View All Result
Download Luận Văn
No Result
View All Result
Home Tiến Sĩ Kinh tế phát triển

Phân tích tác động lan tỏa của đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam

admin by admin
November 13, 2018
in Kinh tế phát triển, Tiến Sĩ
0
Luận án tiến sĩ Kinh tế phát triển
736
SHARES
4.1k
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

You might also like

Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng

Phát triển kinh doanh dịch vụ viễn thông ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế Nghiên cứu trường hợp Công ty Cổ phần viễn thông Hà Nội

Quản lý tài chính các trường đại học công lập trực thuộc Bộ Tài chính

LA06.039_Phân tích tác động lan tỏa của đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam

Luận án này nghiên cứu một cách có hệ thống về các tác động lan tỏa của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment – FDI) tại Việt Nam, trong đó tập trung phân tích và kiểm định hiệu ứng lan tỏa và các nhân tố quyết định đến lan tỏa công nghệ và lan tỏa xuất khẩu từ FDI. Tác động lan tỏa là những hiệu ứng ngoại tác về thông tin xuất phát từ những tương tác có chủ đích hay không có chủ đích giữa các chủ thể kinh tế theo thời gian. Thông qua khả năng rò rỉ, phát tán và chuyển giao, chia sẻ thông tin, các doanh nghiệp FDI có thể gián tiếp tác động đến năng lực công nghệ và năng lực xuất khẩu của các doanh nghiệp trong nước. Các kênh lan tỏa từ FDI bao gồm sự di chuyển lao động, biểu thị và bắt chước, áp lực cạnh tranh và các mối liên kết cung ứng. Quy mô lan tỏa từ FDI không diễn ra đồng nhất đối với tất cả doanh nghiệp trong cùng ngành hay cho toàn bộ doanh nghiệp trong nước mà rất đa dạng vì phụ thuộc vào khả năng hấp thụ hay đặc trưng riêng của từng doanh nghiệp.

Tham khảo thêm :

  • Quản lý tài chính các trường đại học công lập trực thuộc Bộ Tài chính
  • Phát triển kinh doanh dịch vụ viễn thông ở Việt Nam trong bối cảnh hội…
  • Các lý thuyết về rủi ro và lợi nhuận
  • Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng

Tác động lan tỏa từ FDI là đề tài nghiên cứu khá mới và nhận được sự quan tâm gia tăng trong thời gian gần đây, đặc biệt là ở các quốc gia mới nổi và đang phát triển khi dòng vốn FDI gia tăng cho thấy những tác động không mong muốn đến môi trường và nền kinh tế trong nước. Với trường hợp Việt Nam, một số nghiên cứu về lan tỏa công nghệ đã được thực hiện với dữ liệu từ trước năm 2011 và chỉ có hai nghiên cứu về lan tỏa xuất khẩu sử dụng dữ liệu trước năm 2005 với cỡ mẫu khá nhỏ. Bên cạnh đó, các nghiên cứu này chủ yếu tập trung kiểm định sự tồn tại của hiệu ứng lan tỏa, xác định kênh lan tỏa và sử dụng một thang đo đại diện FDI. Trong khi đó, bước nghiên cứu tiếp theo là tìm kiếm các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu ứng lan tỏa thì vẫn chưa được tìm hiểu sâu. Đây là những khoảng trống nghiên cứu mà luận án này đóng góp.

Dựa trên kết quả tổng quan và lược khảo lý thuyết, luận án đã xác định các khe hổng nghiên cứu và xây dựng khung phân tích đề nghị được trình bày trong Chương 2. Trong đó, hai nhánh nghiên cứu chính của luận án là phân tích tác động lan tỏa công nghệ và lan tỏa xuất khẩu từ FDI thông qua việc kiểm định sự tồn tại của các hiệu ứng lan tỏa và đặc biệt là các nhân tố quyết định lan tỏa, từ đó đề xuất các hàm ý chính sách về tác động lan tỏa của FDI tại Việt Nam. Tiếp đến, để hiện thực hóa khung phân tích và các mục tiêu nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu lựa chọn được trình bày và phân tích trong Chương 3. Với hiệu ứng lan tỏa công nghệ, luận án sử dụng cách tiếp cận hàm sản xuất Cobb-Douglas để xây dựng và ước lượng mô hình hàm năng suất của các doanh nghiệp trong nước và các biến số tác động, trong đó bao gồm thang đo đại diện cho FDI. Với hiệu ứng lan tỏa xuất khẩu, mô hình chọn mẫu Heckman được áp dụng nhằm kiểm soát vấn đề thiên lệch chọn mẫu do chỉ có một số lượng nhất định doanh nghiệp trong nước tham gia xuất khẩu.

Mô hình kinh tế lượng về lan tỏa công nghệ được ước lượng bằng phương pháp ước lượng dữ liệu bảng, bao gồm mô hình tác động cố định (FEM) và mô hình tác động ngẫu nhiên (REM). Kiểm định Hausman được sử dụng để so sánh và xác định sự phù hợp của mô hình FEM và mô hình REM. Mô hình kinh tế lượng về lan tỏa xuất khẩu được ước lượng bằng phương pháp hợp lý cực đại (MLE) cho hai quyết định tham gia xuất khẩu và tỷ trọng xuất khẩu theo mô hình chọn mẫu Heckman. Mô hình Heckman có ưu thế vượt trội khi tính đến mối tương quan giữa hai quyết định xuất khẩu và điều chỉnh, kiểm soát vấn đề thiên lệch lựa chọn mẫu. Kỹ thuật ước lượng MLE cho phép ước lượng đồng thời hai phương trình xuất khẩu với sai số chuẩn mạnh để kiểm soát vấn đề phương sai thay đổi.

Sau khi xác định khung phân tích và phương pháp nghiên cứu, luận án thực hiện ước lượng và kiểm định tác động lan tỏa công nghệ và lan tỏa xuất khẩu từ FDI đến các doanh nghiệp chế biến chế tạo Việt Nam, sử dụng dữ liệu bảng cấp doanh nghiệp trong giai đoạn 2011 – 2013. Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ các cuộc điều tra toàn diện doanh nghiệp do Tổng cục Thống kê thực hiện với mẫu nghiên cứu sau khi sàng lọc bao gồm 137,419 quan sát. Các phân tích và thảo luận chi tiết kết quả nghiên cứu thực nghiệm được trình bày trong Chương 4. Các kết quả nghiên cứu chính được tóm tắt dưới đây:

Thứ nhất, tồn tại hiệu ứng lan tỏa công nghệ từ doanh nghiệp FDI đến doanh nghiệp chế biến chế tạo Việt Nam. Tuy nhiên, quy mô lan tỏa công nghệ từ FDI diễn ra không đồng nhất mà phụ thuộc vào khả năng hấp thụ hay đặc trưng riêng của doanh nghiệp trong nước. Trong đó, các doanh nghiệp chế biến chế tạo trong nước có mức độ vốn hóa cao hơn, quy mô sản xuất lớn hơn sẽ càng có nhiều lợi thế và hưởng lợi nhiều hơn từ hiệu ứng lan tỏa công nghệ của FDI. Trong khi đó, khoảng cách công nghệ lớn giữa doanh nghiệp trong nước so với doanh nghiệp FDI là một rào cản khiến doanh nghiệp trong nước khó có thể hấp thụ lan tỏa công nghệ tích cực từ FDI. Doanh nghiệp ở Khu vực Đông Nam Bộ và Đồng bằng Sông Cửu Long có khả năng hưởng lợi nhiều hơn từ lan tỏa công nghệ của FDI.

Thứ hai, sự hiện diện của doanh nghiệp FDI có tác động lan tỏa đến quyết định tham gia xuất khẩu của doanh nghiệp chế biến chế tạo Việt Nam. Tuy nhiên, quy mô lan tỏa xuất khẩu từ FDI diễn ra không đồng nhất mà phụ thuộc vào khả năng hấp thụ hay đặc trưng riêng của doanh nghiệp trong nước. Theo đó, các doanh nghiệp từng có kinh nghiệm xuất khẩu; doanh nghiệp thành lập lâu năm; doanh nghiệp sở hữu tư nhân; doanh nghiệp có mức độ vốn hóa cao hơn thì có khả năng hấp thụ tốt hơn hiệu ứng lan tỏa xuất khẩu từ FDI. Ngoài ra, các doanh nghiệp ở khu vực miền Bắc và Trung Bộ có điều kiện thuận lợi hơn trong hấp thụ hiệu ứng lan tỏa xuất khẩu từ FDI.

Thứ ba, các đặc trưng doanh nghiệp và đặc trưng ngành có ảnh hưởng đáng kể đến năng suất lao động và năng lực xuất khẩu của của doanh nghiệp trong nước. Cụ thể, mức độ vốn hóa và chất lượng lao động có quan hệ cùng chiều nhưng khoảng cách công nghệ và mức độ cạnh tranh trong ngành có quan hệ ngược chiều với năng suất lao động. Trong khi đó, kinh nghiệm xuất khẩu, độ tuổi, vị trí trong khu công nghiệp có quan hệ cùng chiều với năng lực xuất khẩu của doanh nghiệp nhưng mức độ cạnh tranh trong ngành có quan hệ ngược chiều. Các doanh nghiệp phía Bắc và Trung Bộ ít có khả năng tham gia thị trường xuất khẩu và nếu có xuất khẩu thì tỷ trọng xuất khẩu cũng thấp hơn so với các doanh nghiệp ở Khu vực phía Nam.

Thứ tư, luận án ước lượng mô hình lan tỏa công nghệ và lan tỏa xuất khẩu sử dụng ba thang đo đại diện cho FDI, bao gồm: tỷ trọng doanh thu (fdio), tỷ trọng lao động (fdie) và tỷ trọng tài sản (fdia) của doanh nghiệp FDI trong ngành. Kết quả ước lượng chính sử dụng thang đo phổ biến là tỷ trọng doanh thu (fdio). Tiếp đến, phân tích độ nhạy được thực hiện khi ước lượng mô hình với hai thang đo còn lại là fdie và fdia. Kết quả phân tích độ nhạy cho thấy sự tương đồng tương đối cao về chiều hướng và mức độ ảnh hưởng của các biến số. Trong đó, kết quả kiểm định đều cho thấy sự tồn tại của tác động lan tỏa công nghệ và lan tỏa xuất khẩu từ FDI đến các doanh nghiệp chếbiến chế tạo Việt Nam. Một điểm đáng lưu ý là tham số ước lượng fdie có giá trị dương nhưng không có ý nghĩa thống kê và giá trị ước lượng cũng có sự chênh lệch đáng kể so với ước lượng fdio và fdia. Nhìn chung, các tham số ước lượng trong các mô hình sử dụng ba thang đo có sự nhất quán khá cao về dấu và độ lớn.

Kết quả nghiên cứu của luận án làm cơ sở để đề xuất một số gợi ý chính sách nhằm phát huy hiệu ứng lan tỏa tích cực từ FDI đến doanh nghiệp chế biến chế tạo Việt Nam. Trong đó, hiệu ứng lan tỏa công nghệ từ FDI có thể được gia tăng thông qua việc thúc đẩy các mối liên kết giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước có mức độ vốn hóa cao và quy mô lớn; chú trọng các giải pháp rút ngắn khoảng cách công nghệ; chia sẻ và nhân rộng kinh nghiệm thu hút và quản lý đầu tư của các doanh nghiệp khu vực phía Nam đến các địa phương khác. Các chính sách giúp khuếch đại hiệu ứng lan tỏa xuất khẩu từ FDI đến các doanh nghiệp chế biến chế tạo trong nước cũng được đa ra dựa trên các kết quả ước lượng. Các giải pháp trọng tâm bao gồm: hỗ trợ khối doanh nghiệp tư nhân; doanh nghiệp có thâm niên hoạt động và mức độ vốn hóa cao; tăng cường thu hút FDI vào khu vực phía Bắc và Trung.


[button type=”danger” text=”TẢI XUỐNG 。◕‿◕。” url=”https://drive.google.com/file/d/1JogjFasPT1NtGhkwXW23_0JB5OnLdRCd/view” open_new_tab=”true”]

Nhận viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ
Hotline: 0972.162.399
Website: https://luanvanaz.com
Email: luanvanaz@gmail.com
MỤC LỤCTrang phụ bìa Trang LỜI CAM ĐOAN ………………………………………………………………………………………………i LỜI CẢM ƠN …………………………………………………………………………………………………..ii MỤC LỤC ……………………………………………………………………………………………………… iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ……………………………………………………………………… viii DANH MỤC BẢNG …………………………………………………………………………………………ix DANH MỤC SƠ ĐỒ ………………………………………………………………………………………..xi TÓM TẮT ………………………………………………………………………………………………………xii CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ……………………………………………………………………………….1
1.1 Bối cảnh nghiên cứu …………………………………………………………………………………….1

1.1.1 Bối cảnh thế giới ……………………………………………………………………………………….1

1.1.2 Bối cảnh Việt Nam ……………………………………………………………………………………4

1.2 Vấn đề nghiên cứu……………………………………………………………………………………….8

1.3 Mục tiêu nghiên cứu…………………………………………………………………………………..10

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu……………………………………………………………….11

1.5 Phương pháp và dữ liệu nghiên cứu ……………………………………………………………12

1.5.1 Phương pháp nghiên cứu…………………………………………………………………………12

1.5.2 Dữ liệu nghiên cứu ………………………………………………………………………………….13

1.6 Ý nghĩa của nghiên cứu ……………………………………………………………………………..14

1.6.1 Ý nghĩa học thuật ……………………………………………………………………………………14

1.6.2 Ý nghĩa thực tiễn …………………………………………………………………………………….15

1.7 Bố cục của luận án……………………………………………………………………………………..16

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀ TÁC ĐỘNG LAN TỎA ………………………………………………………………..17

2.1 Giới thiệu…………………………………………………………………………………………………..17

2.2 Khái niệm và phân loại FDI ………………………………………………………………………18

2.2.1 Khái niệm FDI ………………………………………………………………………………………..18
iv

2.2.2 Phân loại FDI ………………………………………………………………………………………….19

2.3 Tác động lan tỏa từ FDI……………………………………………………………………………..20

2.3.1 Khái niệm tác động lan tỏa………………………………………………………………………20

2.3.2 Sự hiện diện của FDI……………………………………………………………………………….21

2.3.3 Các kênh lan tỏa từ FDI ………………………………………………………………………….23

2.3.3.1 Kênh lan tỏa theo chiều ngang ………………………………………………………………23

2.3.2.2 Kênh lan tỏa theo chiều dọc ………………………………………………………………….25

2.4 Các lý thuyết về FDI và tác động lan tỏa …………………………………………………….28

2.4.1 Lý thuyết tăng trưởng……………………………………………………………………………..28

2.4.1.1 Lý thuyết tăng trưởng tân cổ điển …………………………………………………………28

2.4.1.2 Lý thuyết tăng trưởng nội sinh ……………………………………………………………..29

2.4.2 Lý thuyết động cơ nhà đầu tư ………………………………………………………………….30

2.4.2.1 Lý thuyết chiết trung ……………………………………………………………………………30

2.4.2.2 Lý thuyết vòng đời sản phẩm ………………………………………………………………..31

2.4.2.3 Lý thuyết về quyền lợi thị trường ………………………………………………………….32

2.4.3 Lý thuyết sản xuất và tiến bộ công nghệ …………………………………………………..33

2.4.4 Lý thuyết về khả năng hấp thụ ………………………………………………………………..36

2.4.5 Tổng hợp các nghiên cứu lý thuyết…………………………………………………………..37

2.5 Lược khảo các nghiên cứu trước ………………………………………………………………..39

2.5.1 Các nghiên cứu trước về lan tỏa công nghệ từ FDI …………………………………..39

2.5.2 Các nghiên cứu trước về lan tỏa xuất khẩu từ FDI …………………………………..50

2.6 Khung phân tích đề nghị cho nghiên cứu của luận án …………………………………60

2.6.1 Khe hổng nghiên cứu ………………………………………………………………………………60

2.6.2 Khung phân tích đề nghị cho luận án ………………………………………………………61

2.7 Tóm tắt chương …………………………………………………………………………………………63

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ……………………………………………….64

3.1 Giới thiệu…………………………………………………………………………………………………..64

3.2 Mô hình khái niệm và các giả thuyết nghiên cứu…………………………………………65
v

3.2.1 Mô hình khái niệm và các giả thuyết nghiên cứu về lan tỏa công nghệ từ FDI
……………………………………………………………………………………………………………………….65

3.2.1.1 Biến mục tiêu “Năng suất” ……………………………………………………………………66

3.2.1.2 Sự hiện diện của FDI và tác động lan tỏa công nghệ ………………………………67

3.2.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến lan tỏa công nghệ từ FDI……………………………70

3.2.1.4 Tác động của đặc trưng doanh nghiệp và ngành đến năng suất ……………..74

3.2.2 Mô hình khái niệm và các giả thuyết nghiên cứu về lan tỏa xuất khẩu từ FDI
……………………………………………………………………………………………………………………….78

3.2.2.1 Biến mục tiêu “Năng lực xuất khẩu” …………………………………………………….78

3.2.2.2 Sự hiện diện của FDI và tác động lan tỏa xuất khẩu ………………………………79

3.2.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến lan tỏa xuất khẩu từ FDI……………………………82

3.2.2.4 Tác động của đặc trưng doanh nghiệp và ngành đến năng lực xuất khẩu .86

3.3 Mô hình nghiên cứu thực nghiệm đề nghị …………………………………………………..91

3.3.1 Mô hình kinh tế lượng về lan tỏa công nghệ từ FDI ………………………………….91

3.3.1.1 Mô hình nghiên cứu đề nghị………………………………………………………………….91

3.3.1.2 Định nghĩa các biến trong mô hình lan tỏa công nghệ ……………………………94

3.3.2 Mô hình kinh tế lượng về lan tỏa xuất khẩu từ FDI ………………………………….96

3.3.2.1 Mô hình nghiên cứu đề nghị………………………………………………………………….96

3.3.2.2 Định nghĩa các biến trong mô hình lan tỏa xuất khẩu ……………………………98

3.4 Dữ liệu nghiên cứu …………………………………………………………………………………..100

3.5 Kỹ thuật ước lượng mô hình …………………………………………………………………….103

3.5.1 Ước lượng mô hình lan tỏa công nghệ từ FDI …………………………………………103

3.5.1.1 Dữ liệu bảng ……………………………………………………………………………………….103

3.5.1.2 Mô hình tác động cố định (Fixed Effect Model – FEM)………………………..104

3.5.1.3 Mô hình tác động ngẫu nhiên (Random Effect Model – REM)……………..105

3.5.1.4 Lựa chọn mô hình – Kiểm định Hausman……………………………………………107

3.5.2 Ước lượng mô hình lan tỏa xuất khẩu từ FDI …………………………………………108

3.5.2.1 Mô hình chọn mẫu Heckman (Heckman Sample Selection Model) ……….108

3.5.2.2 Các phương pháp ước lượng ………………………………………………………………110
vi

3.6 Tóm tắt chương ……………………………………………………………………………………….111

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH VÀ THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ………114

4.1 Giới thiệu…………………………………………………………………………………………………114

4.2 Mô tả dữ liệu nghiên cứu ………………………………………………………………………….114

4.2.1 Phân bố mẫu theo ngành nghề qua các năm …………………………………………..114

4.2.2 Phân bố mẫu theo ngành nghề và loại hình doanh nghiệp ………………………116

4.2.3 Phân bố mẫu theo ngành nghề và các thang đo FDI ……………………………….117

4.2.4 Thống kê mô tả các biến số chính trong mô hình lan tỏa công nghệ từ FDI
……………………………………………………………………………………………………………………..118

4.2.5 Phân bố mẫu theo ngành nghề và quyết định xuất khẩu …………………………120

4.2.6 Phân bố mẫu theo loại hình doanh nghiệp và quyết định xuất khẩu………..121

4.2.7 Thống kê mô tả các biến số chính trong mô hình lan tỏa xuất khẩu từ FDI
……………………………………………………………………………………………………………………..122

4.3 Kết quả ước lượng mô hình lan tỏa công nghệ từ FDI ……………………………….124

4.3.1 Các kiểm định cơ bản ……………………………………………………………………………124

4.3.2 Tác động lan tỏa công nghệ từ FDI và các nhân tố ảnh hưởng ………………..126

4.3.3 Tác động của đặc trưng doanh nghiệp và đặc trưng ngành đến năng suất lao động của doanh nghiệp trong nước ………………………………………………………………..130
4.3.4 Phân tích độ nhạy với ba thang đo đại diện FDI (Sensitivity Analysis) ……133

4.4 Kết quả ước lượng mô hình lan tỏa xuất khẩu từ FDI ……………………………….137

4.4.1 Các kiểm định cơ bản ……………………………………………………………………………137

4.4.2 Tác động lan tỏa xuất khẩu từ FDI và các nhân tố ảnh hưởng ………………..140

4.4.3 Tác động của đặc trưng doanh nghiệp và đặc trưng ngành đến quyết định xuất khẩu của doanh nghiệp trong nước ………………………………………………………..144
4.4.4 Phân tích độ nhạy với ba thang đo đại diện FDI (Sensitivity Analysis) ……148

4.5 Tóm tắt chương ……………………………………………………………………………………….153

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH …………………………………..155

5.1 Kết luận …………………………………………………………………………………………………..155

5.2 Các hàm ý chính sách về tác động lan tỏa của FDI tại Việt Nam………………..161
vii

5.2.1 Các hàm ý chính sách về tác động lan tỏa công nghệ từ FDI …………………..161

5.2.1.1 Rút ngắn khoảng cách công nghệ giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI ……………………………………………………………………………………………………161
5.2.1.2 Gia tăng liên kết giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước có mức độ vốn hóa cao và quy mô lớn ………………………………………………………………..162

5.2.1.3 Nhân rộng kinh nghiệm thu hút và quản lý đầu tư giữa các khu vực ……163

5.2.2 Các hàm ý chính sách về tác động lan tỏa xuất khẩu từ FDI …………………..163

5.2.2.1 Tăng cường hỗ trợ khối doanh nghiệp tư nhân ……………………………………163

5.2.2.2 Thúc đẩy liên kết giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước có thâm niên hoạt động và mức độ vốn hóa cao ………………………………………………….164

5.2.2.3 Tăng cường thu hút hút FDI vào khu vực phía Bắc và Trung ………………165

5.3 Những đóng góp chính của luận án …………………………………………………………..165

5.3.1 Đóng góp về lý thuyết…………………………………………………………………………….165

5.3.2 Đóng góp về thực tiễn ……………………………………………………………………………166

5.4 Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo …………………………………………………….167

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ………………………………………..169

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO …………………………………………………………170

PHỤ LỤC 1 …………………………………………………………………………………………………..187

PHỤ LỤC 2 …………………………………………………………………………………………………..194

PHỤ LỤC 3 …………………………………………………………………………………………………..200
viii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt Tên đầy đủ

FDI Foreign Direct Investment

MNEs Multinational Enterprises

WTO World Trade Organisation

IMF International Monetary Fund

FEM Fixed Effect Model

REM Random Effect Model

GMM Generalised Method of Moment

MLE Maximum Likelihood Estimator

TCTK Tổng cục Thống kê

BKHĐT Bộ Kế hoạch và Đầu tư
ix

DANH MỤC BẢNG

Bảng Trang

Bảng 2.1 Ưu điểm và hạn chế của các thang đo đại diện FDI ………………………………. 22

Bảng 2.2 Tóm tắt các nghiên cứu trước về lan tỏa công nghệ của FDI ………………….. 47

Bảng 2.3 Tóm tắt các nghiên cứu trước về lan tỏa xuất khẩu của FDI …………………… 56

Bảng 3.1 Định nghĩa các biến số trong mô hình lan tỏa công nghệ ……………………….. 96

Bảng 3.2 Định nghĩa các biến trong mô hình lan tỏa xuất khẩu ……………………………. 99

Bảng 4.1 Phân bố mẫu theo ngành nghề qua các năm ………………………………………..115

Bảng 4.2 Phân bố mẫu theo ngành nghề và loại hình doanh nghiệp ……………………..116

Bảng 4.3 Phân bố mẫu theo ngành nghề và các thang đo FDI ……………………………..118

Bảng 4.4 Thống kê mô tả các biến số chính trong mô hình lan tỏa công nghệ

từ FDI …………………………………………………………………………………………………………..119

Bảng 4.5 Phân bố mẫu theo ngành nghề và quyết định xuất khẩu ………………………..120

Bảng 4.6 Phân bố mẫu theo loại hình doanh nghiệp và quyết định xuất khẩu………..122

Bảng 4.7 Thống kê mô tả các biến số chính trong mô hình lan tỏa xuất khẩu

từ FDI …………………………………………………………………………………………………………..123

Bảng 4.8 Kết quả ước lượng về lan tỏa công nghệ từ FDI đến doanh nghiệp chế biến chế tạo Việt Nam……………………………………………………………………………………………125

Bảng 4.9 Kết quả hệ số phóng đại phương sai (VIF) cho các biến số trong mô hình lan tỏa công nghệ từ FDI………………………………………………………………………………………126

Bảng 4.10 Ma trận tương quan của các biến số chính trong mô hình lan tỏa công nghệ
x

từ FDI …………………………………………………………………………………………………………..126

Bảng 4.11 Kết quả ước lượng về lan tỏa công nghệ từ FDI (Thang đo fdie) …………134

Bảng 4.12 Kết quả ước lượng về lan tỏa công nghệ từ FDI (Thang đo fdia)………….135

Bảng 4.13 Kết quả ước lượng mô hình Heckman về lan tỏa xuất khẩu từ FDI đến doanh nghiệp chế biến chế tạo Việt Nam ………………………………………………………….138

Bảng 4.14 Kết quả hệ số phóng đại phương sai (VIF) của các biến số chính trong mô hình lan tỏa xuất khẩu từ FDI ………………………………………………………………………….139

Bảng 4.15 Ma trận tương quan của các biến số chính trong mô hình lan tỏa xuất khẩu từ FDI …………………………………………………………………………………………………………..140

Bảng 4.16 Kết quả ước lượng về lan tỏa xuất khẩu từ FDI (Thang đo fdie) …………..149

Bảng 4.17 Kết quả ước lượng về lan tỏa xuất khẩu từ FDI (Thang đo fdia)…………..150
xi

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ Trang

Sơ đồ 2.1 Khung khái niệm từ các nghiên cứu lý thuyết……………………………………..38

Sơ đồ 2.2 Khung phân tích đề nghị cho luận án …………………………………………………62

Sơ đồ 3.1 Mô hình khái niệm hiệu ứng lan tỏa công nghệ từ FDI ………………………..77

Sơ đồ 3.2 Mô hình khái niệm hiệu ứng lan tỏa xuất khẩu từ FDI …………………………90
xii

TÓM TẮT

Luận án này nghiên cứu một cách có hệ thống về các tác động lan tỏa của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment – FDI) tại Việt Nam, trong đó tập trung phân tích và kiểm định hiệu ứng lan tỏa và các nhân tố quyết định đến lan tỏa công nghệ và lan tỏa xuất khẩu từ FDI. Tác động lan tỏa là những hiệu ứng ngoại tác về thông tin xuất phát từ những tương tác có chủ đích hay không có chủ đích giữa các chủ thể kinh tế theo thời gian. Thông qua khả năng rò rỉ, phát tán và chuyển giao, chia sẻ thông tin, các doanh nghiệp FDI có thể gián tiếp tác động đến năng lực công nghệ và năng lực xuất khẩu của các doanh nghiệp trong nước. Các kênh lan tỏa từ FDI bao gồm sự di chuyển lao động, biểu thị và bắt chước, áp lực cạnh tranh và các mối liên kết cung ứng. Quy mô lan tỏa từ FDI không diễn ra đồng nhất đối với tất cả doanh nghiệp trong cùng ngành hay cho toàn bộ doanh nghiệp trong nước mà rất đa dạng vì phụ thuộc vào khả năng hấp thụ hay đặc trưng riêng của từng doanh nghiệp.

Tác động lan tỏa từ FDI là đề tài nghiên cứu khá mới và nhận được sự quan tâm gia tăng trong thời gian gần đây, đặc biệt là ở các quốc gia mới nổi và đang phát triển khi dòng vốn FDI gia tăng cho thấy những tác động không mong muốn đến môi trường và nền kinh tế trong nước. Với trường hợp Việt Nam, một số nghiên cứu về lan tỏa công nghệ đã được thực hiện với dữ liệu từ trước năm 2011 và chỉ có hai nghiên cứu về lan tỏa xuất khẩu sử dụng dữ liệu trước năm 2005 với cỡ mẫu khá nhỏ. Bên cạnh đó, các nghiên cứu này chủ yếu tập trung kiểm định sự tồn tại của hiệu ứng lan tỏa, xác định kênh lan tỏa và sử dụng một thang đo đại diện FDI. Trong khi đó, bước nghiên cứu tiếp theo là tìm kiếm các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu ứng lan tỏa thì vẫn chưa được tìm hiểu sâu. Đây là những khoảng trống nghiên cứu mà luận án này đóng góp.

Dựa trên kết quả tổng quan và lược khảo lý thuyết, luận án đã xác định các khe hổng nghiên cứu và xây dựng khung phân tích đề nghị được trình bày trong Chương 2. Trong đó, hai nhánh nghiên cứu chính của luận án là phân tích tác động lan tỏa công
xiii

nghệ và lan tỏa xuất khẩu từ FDI thông qua việc kiểm định sự tồn tại của các hiệu ứng lan tỏa và đặc biệt là các nhân tố quyết định lan tỏa, từ đó đề xuất các hàm ý chính sách về tác động lan tỏa của FDI tại Việt Nam. Tiếp đến, để hiện thực hóa khung phân tích và các mục tiêu nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu lựa chọn được trình bày và phân tích trong Chương 3. Với hiệu ứng lan tỏa công nghệ, luận án sử dụng cách tiếp cận hàm sản xuất Cobb-Douglas để xây dựng và ước lượng mô hình hàm năng suất của các doanh nghiệp trong nước và các biến số tác động, trong đó bao gồm thang đo đại diện cho FDI. Với hiệu ứng lan tỏa xuất khẩu, mô hình chọn mẫu Heckman được áp dụng nhằm kiểm soát vấn đề thiên lệch chọn mẫu do chỉ có một số lượng nhất định doanh nghiệp trong nước tham gia xuất khẩu.

Mô hình kinh tế lượng về lan tỏa công nghệ được ước lượng bằng phương pháp ước lượng dữ liệu bảng, bao gồm mô hình tác động cố định (FEM) và mô hình tác động ngẫu nhiên (REM). Kiểm định Hausman được sử dụng để so sánh và xác định sự phù hợp của mô hình FEM và mô hình REM. Mô hình kinh tế lượng về lan tỏa xuất khẩu được ước lượng bằng phương pháp hợp lý cực đại (MLE) cho hai quyết định tham gia xuất khẩu và tỷ trọng xuất khẩu theo mô hình chọn mẫu Heckman. Mô hình Heckman có ưu thế vượt trội khi tính đến mối tương quan giữa hai quyết định xuất khẩu và điều chỉnh, kiểm soát vấn đề thiên lệch lựa chọn mẫu. Kỹ thuật ước lượng MLE cho phép ước lượng đồng thời hai phương trình xuất khẩu với sai số chuẩn mạnh để kiểm soát vấn đề phương sai thay đổi.

Sau khi xác định khung phân tích và phương pháp nghiên cứu, luận án thực hiện ước lượng và kiểm định tác động lan tỏa công nghệ và lan tỏa xuất khẩu từ FDI đến các doanh nghiệp chế biến chế tạo Việt Nam, sử dụng dữ liệu bảng cấp doanh nghiệp trong giai đoạn 2011 – 2013. Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ các cuộc điều tra toàn diện doanh nghiệp do Tổng cục Thống kê thực hiện với mẫu nghiên cứu sau khi sàng lọc bao gồm 137,419 quan sát. Các phân tích và thảo luận chi tiết kết quả nghiên
xiv

cứu thực nghiệm được trình bày trong Chương 4. Các kết quả nghiên cứu chính được tóm tắt dưới đây:

Thứ nhất, tồn tại hiệu ứng lan tỏa công nghệ từ doanh nghiệp FDI đến doanh nghiệp chế biến chế tạo Việt Nam. Tuy nhiên, quy mô lan tỏa công nghệ từ FDI diễn ra không đồng nhất mà phụ thuộc vào khả năng hấp thụ hay đặc trưng riêng của doanh nghiệp trong nước. Trong đó, các doanh nghiệp chế biến chế tạo trong nước có mức độ vốn hóa cao hơn, quy mô sản xuất lớn hơn sẽ càng có nhiều lợi thế và hưởng lợi nhiều hơn từ hiệu ứng lan tỏa công nghệ của FDI. Trong khi đó, khoảng cách công nghệ lớn giữa doanh nghiệp trong nước so với doanh nghiệp FDI là một rào cản khiến doanh nghiệp trong nước khó có thể hấp thụ lan tỏa công nghệ tích cực từ FDI. Doanh nghiệp ở Khu vực Đông Nam Bộ và Đồng bằng Sông Cửu Long có khả năng hưởng lợi nhiều hơn từ lan tỏa công nghệ của FDI.

Thứ hai, sự hiện diện của doanh nghiệp FDI có tác động lan tỏa đến quyết định tham gia xuất khẩu của doanh nghiệp chế biến chế tạo Việt Nam. Tuy nhiên, quy mô lan tỏa xuất khẩu từ FDI diễn ra không đồng nhất mà phụ thuộc vào khả năng hấp thụ hay đặc trưng riêng của doanh nghiệp trong nước. Theo đó, các doanh nghiệp từng có kinh nghiệm xuất khẩu; doanh nghiệp thành lập lâu năm; doanh nghiệp sở hữu tư nhân; doanh nghiệp có mức độ vốn hóa cao hơn thì có khả năng hấp thụ tốt hơn hiệu ứng lan tỏa xuất khẩu từ FDI. Ngoài ra, các doanh nghiệp ở khu vực miền Bắc và Trung Bộ có điều kiện thuận lợi hơn trong hấp thụ hiệu ứng lan tỏa xuất khẩu từ FDI.

Thứ ba, các đặc trưng doanh nghiệp và đặc trưng ngành có ảnh hưởng đáng kể đến năng suất lao động và năng lực xuất khẩu của của doanh nghiệp trong nước. Cụ thể, mức độ vốn hóa và chất lượng lao động có quan hệ cùng chiều nhưng khoảng cách công nghệ và mức độ cạnh tranh trong ngành có quan hệ ngược chiều với năng suất lao động. Trong khi đó, kinh nghiệm xuất khẩu, độ tuổi, vị trí trong khu công nghiệp có quan hệ cùng chiều với năng lực xuất khẩu của doanh nghiệp nhưng mức độ cạnh tranh
xv

trong ngành có quan hệ ngược chiều. Các doanh nghiệp phía Bắc và Trung Bộ ít có khả năng tham gia thị trường xuất khẩu và nếu có xuất khẩu thì tỷ trọng xuất khẩu cũng thấp hơn so với các doanh nghiệp ở Khu vực phía Nam.

Thứ tư, luận án ước lượng mô hình lan tỏa công nghệ và lan tỏa xuất khẩu sử dụng ba thang đo đại diện cho FDI, bao gồm: tỷ trọng doanh thu (fdio), tỷ trọng lao động (fdie) và tỷ trọng tài sản (fdia) của doanh nghiệp FDI trong ngành. Kết quả ước lượng chính sử dụng thang đo phổ biến là tỷ trọng doanh thu (fdio). Tiếp đến, phân tích độ nhạy được thực hiện khi ước lượng mô hình với hai thang đo còn lại là fdie và fdia. Kết quả phân tích độ nhạy cho thấy sự tương đồng tương đối cao về chiều hướng và mức độ ảnh hưởng của các biến số. Trong đó, kết quả kiểm định đều cho thấy sự tồn tại của tác động lan tỏa công nghệ và lan tỏa xuất khẩu từ FDI đến các doanh nghiệp chế biến chế tạo Việt Nam. Một điểm đáng lưu ý là tham số ước lượng fdie có giá trị dương nhưng không có ý nghĩa thống kê và giá trị ước lượng cũng có sự chênh lệch đáng kể so với ước lượng fdio và fdia. Nhìn chung, các tham số ước lượng trong các mô hình sử dụng ba thang đo có sự nhất quán khá cao về dấu và độ lớn.

Kết quả nghiên cứu của luận án làm cơ sở để đề xuất một số gợi ý chính sách nhằm phát huy hiệu ứng lan tỏa tích cực từ FDI đến doanh nghiệp chế biến chế tạo Việt Nam. Trong đó, hiệu ứng lan tỏa công nghệ từ FDI có thể được gia tăng thông qua việc thúc đẩy các mối liên kết giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước có mức độ vốn hóa cao và quy mô lớn; chú trọng các giải pháp rút ngắn khoảng cách công nghệ; chia sẻ và nhân rộng kinh nghiệm thu hút và quản lý đầu tư của các doanh nghiệp khu vực phía Nam đến các địa phương khác. Các chính sách giúp khuếch đại hiệu ứng lan tỏa xuất khẩu từ FDI đến các doanh nghiệp chế biến chế tạo trong nước cũng được đa ra dựa trên các kết quả ước lượng. Các giải pháp trọng tâm bao gồm: hỗ trợ khối doanh nghiệp tư nhân; doanh nghiệp có thâm niên hoạt động và mức độ vốn hóa cao; tăng cường thu hút FDI vào khu vực phía Bắc và Trung.
1

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU

1.1 Bối cảnh nghiên cứu

1.1.1 Bối cảnh thế giới

Trong những thập niên gần đây, các nghiên cứu lý thuyết lẫn thực nghiệm đã tập trung tìm hiểu về vai trò và tác động của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment – FDI) đối với nước tiếp nhận. Kết quả nghiên cứu đã đưa ra khá nhiều bằng chứng ghi nhận các đóng góp và ảnh hưởng tích cực của FDI đến doanh nghiệp và nền kinh tế của nước tiếp nhận đầu tư (Jayachandran & Seilan, 2010). Nhìn chung, tác động của FDI đến nước tiếp nhận diễn ra theo hai kênh: trực tiếp và gián tiếp.

Thứ nhất, thông qua việc thực hiện các hợp đồng liên doanh liên kết hay xây dựng mới cơ sở sản xuất tại nước tiếp nhận, doanh nghiệp FDI tạo ra ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế nước tiếp nhận bằng việc bổ sung cho nguồn vốn đầu tư trong nước; đóng góp nguồn thu ngân sách; tạo ra công ăn việc làm; chuyển giao công nghệ và kỹ thuật hiện đại. Bên cạnh đó, doanh nghiệp FDI cũng đóng vai trò quan trọng trong việc gia tăng kim ngạch xuất khẩu; chuyển dịch cơ cấu kinh tế; và cải thiện cán cân thanh toán quốc tế.

Thứ hai, doanh nghiệp FDI còn tạo ra những tác động gián tiếp hay hiệu ứng lan tỏa (spillovers/externalities) đến doanh nghiệp và kinh tế địa phương thông qua những mối liên kết giữa hai nhóm doanh nghiệp này khi cùng hoạt động trong một khu vực lãnh thổ xác định. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các công ty đa quốc gia (Multinational Enterprises – MNEs), vốn được xem là có tiềm lực tài chính và ưu thế vượt trội về công nghệ, nhân lực, kinh nghiệm quản lý và marketing so với các doanh nghiệp bản địa ở các nước đang phát triển. Vì vậy, qua quá trình tương tác và học hỏi từ các doanh nghiệp nước ngoài thì doanh nghiệp trong nước có thể từng bước cải thiện, nâng cao năng suất hoạt động, năng lực công nghệ và khả năng cạnh
2

tranh trong thị trường trong nước cũng như thị trường xuất khẩu, từ đó góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của nước tiếp nhận đầu tư.

Trong khi lý thuyết tăng trưởng tân cổ điển (Solow, 1956; Todaro, 1997) xem FDI là kênh cung cấp vốn quan trọng thì lý thuyết tăng trưởng nội sinh (Romer, 1986; Lucas, 1988) nhấn mạnh vai trò và ảnh hưởng dài hạn của hiệu ứng lan tỏa từ FDI đến nền kinh tế nước tiếp nhận. Doanh nghiệp FDI, đặc biệt là các công ty đa quốc gia, thường có ưu thế vượt trội về trình độ công nghệ và kinh nghiệm tham gia thị trường quốc tế để có thể vượt qua những rào cản khi gia nhập thị trường mới và cạnh tranh thành công với các doanh nghiệp bản địa vốn có nhiều kiến thức và liên kết tại thị trường trong nước (Graham & Krugman, 1995). Sự hiện diện của doanh nghiệp FDI với nhiều lợi thế có thể gián tiếp tạo ra tác động tích cực và lâu dài đến năng lực công nghệ và năng lực xuất khẩu của doanh nghiệp trong nước thông qua quá trình tương tác trong khu vực địa lý nhất định.

Về mặt khái niệm, tác động lan tỏa được định nghĩa là những ngoại tác động (dynamic externalities) về thông tin xuất phát từ những tương tác có chủ đích hay không có chủ đích giữa các chủ thể kinh tế theo thời gian (Rosenbloom & Marshallian,
1990). Tác động lan tỏa từ FDI diễn ra khi doanh nghiệp FDI gặp khó khăn để bảo vệ những tài sản chuyên biệt của mình như công nghệ và kỹ thuật sản xuất tiên tiến, bí quyết công nghệ và quản trị, kỹ năng marketing, cơ sở dữ liệu về khách hàng, và khả năng tiếp cận thị trường,…, và những tài sản này bị rò rỉ ra bên ngoài và từ đó doanh nghiệp trong nước tiếp thu được (Caves, 1996). Thêm vào đó, doanh nghiệp FDI cũng có thể chủ động chia sẻ thông tin và chuyển giao công nghệ với các doanh nghiệp trong nước là khách hàng hay nhà cung ứng của mình (Görg & Greenaway, 2004). Thông qua khả năng rò rỉ, phát tán và chia sẻ thông tin mang tính thụ động và/hoặc chủ động này mà FDI có thể gián tiếp nâng cao trình độ công nghệ và năng suất sản xuất (tạo ra
3

tác động lan tỏa công nghệ) hay tăng cường năng lực xuất khẩu (tạo ra tác động lan tỏa xuất khẩu) của các doanh nghiệp trong nước.

Tác động lan tỏa từ FDI đến doanh nghiệp trong nước có thể diễn ra đối với các doanh nghiệp hoạt động trong cùng ngành (lan tỏa chiều ngang) hay khác ngành (lan tỏa chiều dọc) (Blomstrom & Kokko, 1998). Trong đó, lan tỏa chiều dọc xuất phát từ các liên kết công nghiệp khi doanh nghiệp FDI trở thành khách hàng (liên kết ngược) hoặc nhà cung ứng (liên kết xuôi) của doanh nghiệp trong nước. Các doanh nghiệp trong nước có thể nâng cao năng lực công nghệ và năng lực xuất khẩu thông qua quá trình quan sát và học hỏi kiến thức, kinh nghiệm và kỹ thuật từ doanh nghiệp FDI; tuyển dụng lao động đã qua đào tạo tại doanh nghiệp FDI; hay tự cải tiến, đổi mới công nghệ do áp lực cạnh tranh từ doanh nghiệp FDI (Blomström & Sjöholm, 1999; Javorcik, 2004; Newman & cộng sự, 2014, 2015).

So với các tác động trực tiếp, tác động gián tiếp hay lan tỏa của FDI là hướng nghiên cứu khá mới và nhận được sự quan tâm ngày càng gia tăng của giới học thuật, các nhà nghiên cứu cũng như nhà hoạch định chính sách trong thời gian gần đây. Doanh nghiệp FDI thường sở hữu những ưu thế vượt trội, đặc biệt là về công nghệ, tài chính và kinh nghiệm tham gia thị trường quốc tế, nhờ đó có thể tạo ra chất xúc tác mang đến những chuyển đổi tích cực cho các doanh nghiệp trong nước. Những tác động gián tiếp hay “lan tỏa” này được kỳ vọng là diễn ra với quy mô lớn hơn nhiều so với các tác động trực tiếp.

Khác với những tác động trực tiếp vốn mang tính ‘hữu hình’ có thể dễ dàng được đánh giá phân tích qua các phân tích định lượng; các tác động lan tỏa lại mang tính ‘vô hình’ nên thường khó nhận biết và đo lường hơn. Đây có thể là một lý do khiến cho đề tài nghiên cứu này có sức hút lớn đối với các nhà nghiên cứu; mặt khác giải thích cho những kết quả thực nghiệm đa dạng và thậm chí là trái chiều về các hiệu ứng lan tỏa. Một số nghiên cứu đã cho thấy tác động lan tỏa tích cực từ FDI như Caves (1974);
4

Globerman (1979); Aitken và cộng sự (1997); Sun (2009). Tuy nhiên, một số tác giả khác lại chứng minh được rằng FDI không tạo ra hiệu ứng lan tỏa, thậm chí còn tạo ra lan tỏa tiêu cực đến doanh nghiệp và nền kinh tế trong nuớc do áp lực cạnh tranh gia tăng và khả năng hấp thụ lan tỏa thấp của doanh nghiệp trong nước (Aitken & Harrison,
1999; Sadik & Bolbol, 2001; Ruane & Sutherland, 2005). Do vậy, các bằng chứng thực nghiệm về lan tỏa từ FDI cần được bổ sung nhằm củng cố các lập luận của tác động lan tỏa khi mà các kết quả nghiên cứu ban đầu chưa có xu hướng thống nhất cao.

Ngoài ý nghĩa về mặt học thuật, nghiên cứu về các tác động lan tỏa của FDI còn mang nhiều giá trị và hàm ý về mặt chính sách. Thực tế cho thấy sự cạnh tranh gia tăng giữa chính phủ các nước phát triển cũng như đang phát triển trong chính sách thu hút dòng vốn FDI. Ưu đãi về tài chính (đặc biệt là thuế), thuê đất hoặc thuê mặt bằng, cải cách hải quan, tạo môi trường pháp lý thông thoáng được xem là những chính sách phổ biến và hiệu quả nhằm mời gọi các nhà đầu tư nước ngoài. Mục tiêu cuối cùng của các chính sách này là nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua các kênh tác động trực tiếp và gián tiếp của FDI. Do vậy, kết quả nghiên cứu thực nghiệm về các tác động lan tỏa sẽ cung cấp cơ sở để có thể đánh giá toàn diện và chính xác hơn về các chính sách thu hút và sử dụng FDI; đồng thời gợi ý và đề xuất các giải pháp chính sách cụ thể nhằm tối đa hóa các lan tỏa tích cực và giảm thiểu các lan tỏa tiêu cực để từ đó đóng góp hiệu quả cho sự tăng trưởng chung của nền kinh tế.

1.1.2 Bối cảnh Việt Nam

Sau hơn 30 năm thực hiện chính sách mở cửa, thu hút đầu tư nước ngoài với việc ban hành Luật Đầu tư nước ngoài năm 1987 và các luật sửa đổi bổ sung (năm 1990,
1992, 1996, 2000, 2005, 2014), Việt Nam đã xây dựng được một khung pháp lý tương đối đồng bộ, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Theo Tổng cục Thống kê (TCTK, 2016), tổng số vốn FDI đăng ký đã tăng từ 735 triệu USD (năm 1990) lên đến 281,9 tỷ USD (năm 2015). Số dự án đăng ký cũng nhảy vọt
5

từ 211 dự án (cho cả giai đoạn 1988-1990) lên 2,120 (năm 2015)1. Việt Nam đã và đang không ngừng nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư nhằm tăng khả năng cạnh tranh trong thu hút FDI, đặc biệt trong bối cảnh suy giảm đầu tư trên toàn thế giới do cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu.

Khu vực FDI là khu vực phát triển năng động, ngày càng phát huy vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế – xã hội của Việt Nam (Nguyễn Thị Cành & Trần Hùng Sơn, 2009; Nguyễn Thị Thìn, 2009). Các số liệu từ Tổng cục Thống kê cũng cho thấy đóng góp của FDI cho đầu tư phát triển xã hội tăng từ 16% giai đoạn 2001-2005 lên gần 24% giai đoạn 2006-2015 (TCTK, 2016). Ngoài ra, FDI cũng giữ vai trò quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế với tỷ trọng nông nghiệp từ 80% (năm 1988) xuống chỉ còn 17% (2015). Về đóng góp cho nguồn thu ngân sách, tỷ trọng của khu vực FDI tăng từ 5.2% năm 2000 lên hơn 14% năm 2014 (TCTK, 2016). Với thị trường lao động, các doanh nghiệp FDI đã trực tiếp tạo ra việc làm cho một lượng lớn lao động trong nước với mức tăng từ 358,5 nghìn lao động (năm 2000) lên 4,2 triệu lao động (năm 2015) và giúp tạo hàng triệu lao động gián tiếp khác (TCTK, 2016). Đáng chú ý là năng suất lao động khu vực FDI cao nhất trong các khu vực kinh tế khi mà chỉ với 4% trong tổng số lao động trong nền kinh tế nhưng khu vực này tạo ra 20% GDP.

Hơn thế nữa, khu vực FDI có vai trò đặc biệt quan trọng trong thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam. Năm 1995, đóng góp của khu vực này chỉ chiếm 27% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu cả nước (TCTK, 2016). Tuy nhiên, chỉ hai năm sau khi ký kết Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hoa Kỳ, khu vực FDI đã lớn mạnh nhanh chóng và từ năm 2003 xuất khẩu từ khu vực FDI đã bắt đầu vượt qua khu vực trong nước để dần trở thành nhân tố chính thúc đẩy xuất khẩu. Tỷ trọng đóng góp của doanh nghiệp FDI đã gia tăng từ mức bình quân 56% (giai đoạn 2005-2009) lên hơn 63% (giai đoạn
2010-2015) (TCTK, 2016). Trong đó, năm 2015 khu vực này có mức đóng góp kỷ lục

1 Xem Phụ lục 1 về các số liệu thống kê chi tiết dòng vốn FDI và đóng góp cho nền kinh tế Việt Nam.
6

với hơn 70% và giữ vai trò chủ lực trong xuất khẩu một số mặt hàng như điện thoại, máy vi tính, linh kiện điện tử, dệt may hay da giày (TCTK, 2016). Cùng với tốc độ tăng trưởng cao về kim ngạch xuất khẩu, khu vực FDI đã góp phần cải thiện cán cân thương mại chung của Việt Nam, từ chỗ luôn ở trong tình trạng thâm hụt khá lớn đến nay đã trở nên cân bằng và tạo ra thặng dư từ năm 2012.

Bên cạnh những đóng góp tích cực đã được ghi nhận thì việc thu hút FDI trong thời gian qua cũng tạo ra nhiều tác động không mong đợi (Võ Thanh Thu & Ngô Thị Hải Xuân, 2010; Nguyễn Thị Thìn, 2009). Một số doanh nghiệp FDI trong khi theo đuổi mục đích lợi nhuận đã bất chấp vấn đề môi trường, gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Hiệu quả trong chuyển giao công nghệ còn thấp khi nhiều nhà đầu tư chỉ đưa vào Việt Nam những công nghệ lạc hậu hoặc không then chốt với mục tiêu chính là khai thác lợi thế lao động rẻ, tài nguyên sẵn có. Thực tế, theo đánh giá tại Việt Nam thì công nghệ FDI chỉ khoảng 5% là hiện đại, 80% là công nghệ trung bình và 15% là công nghệ khá (BKHĐT, 2014). Bên cạnh đó, sự mất cân đối trong cơ cấu ngành, vùng đầu tư; tỷ lệ giải ngân thấp; vấn đề chuyển giá, né tránh thuế, tỷ lệ nội địa hóa thấp…là những tồn tại góp phần làm gia tăng sự ngờ vực về những hiệu quả thực sự và tác động lan tỏa của FDI tại Việt Nam. Do đó, nghiên cứu các tác động lan tỏa của FDI càng trở nên cấp thiết trong bối cảnh đầu tư hiện nay tại Việt Nam.

Trong số các nghiên cứu đã được thực hiện về FDI tại Việt Nam thì đa phần tập trung vào đánh giá các tác động trực tiếp của FDI đối với nền kinh tế. Hồ Nhật Quang (2010) nghiên cứu quan hệ giữa FDI và các biến số kinh tế vĩ mô tại Việt Nam chủ yếu dựa trên phương pháp định tính. Kết quả cho thấy FDI đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế Việt Nam thông qua đóng góp vào tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giá trị sản xuất công nghiệp, tăng trưởng xuất khẩu, hình thành và tích lũy vốn, chuyển giao công nghệ và tạo công ăn việc làm. Tuy nhiên, FDI đồng thời tạo ra các tác động tiêu cực như gia tăng sự mất cân đối vùng miền trong phát triển công
7

nghiệp, gia tăng sự lệ thuộc của nền kinh tế vào nước ngoài và vấn đề ô nhiễm môi trường.

Pham Hoang Mai (2002) phân tích những nhân tố quyết định đến phân bổ FDI và

tác động của nguồn đầu tư này đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn

1988–1998. Kết quả nghiên cứu cho thấy FDI đóng góp đáng kể cho tăng trưởng kinh tế của các vùng miền, tuy nhiên vốn FDI phân bổ không đồng đều giữa các vùng do sự khác biệt về cơ sở hạ tầng, chất lượng nguồn nhân lực và quy mô thị trường. Tương tự, Varamini và Vu (2007) tìm hiểu quan hệ giữa FDI và tăng trưởng trong giai đoạn
1989–2005 và cho thấy tác động đáng kể của FDI đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Một số nghiên cứu khác (Nguyễn Thị Cành và Trần Hùng Sơn, 2009; Đoàn Ngọc Phúc, 2004; Nguyễn Tiến Dũng, 2009) sử dụng cách tiếp cận định tính để phân tích, đánh giá thực trạng thu hút FDI, những tồn tại và các giải pháp nhằm tăng cường thu hút FDI và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn đầu tư này trong tương lai.

Các nghiên cứu về tác động lan tỏa của FDI đến doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn khá hạn chế. Trong các nghiên cứu này thì chiếm tỷ trọng lớn là các phân tích về hiệu ứng lan tỏa công nghệ từ FDI (Le Thanh Thuy, 2005; Hoang Van Thanh & Pham Thien Hoang, 2010; Le & Pomfret, 2008; Nguyễn Khắc Minh & Nguyễn Việt Hùng,
2012; Pham Thi Bich Ngoc, 2012, 2013). Bên cạnh đó, một số lượng khá ít nghiên cứu về tác động lan tỏa xuất khẩu từ FDI (Anwar & Nguyen, 2011; Nguyễn Thị Hồng Đào
& Phạm Thế Anh, 2012).

Dù với số lượng các nghiên cứu còn hạn chế song hầu hết đều tập trung kiểm định sự tồn tại của hiệu ứng lan tỏa và xác định các kênh lan tỏa từ FDI (chiều dọc, chiều ngang). Trong khi đó, bước nghiên cứu tiếp theo là nếu tồn tại lan tỏa thì các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu ứng lan tỏa là gì thì vẫn chưa được tìm hiểu sâu. Một vài nghiên cứu trước về lan tỏa công nghệ từ FDI có phân tích nhân tố ảnh hưởng lan tỏa khi đưa vào các biến tương tác trong mô hình dựa vào hàm sản xuất Cobb-Douglass
8

nhưng chỉ giới hạn một số nhân tố như chất lượng lao động, khoảng cách công nghệ (Le & Pomfret, 2011) hay nguồn gốc FDI (Pham Thi Bich Ngoc, 2012). Nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Đào & Phạm Thế Anh (2012) về lan tỏa xuất khẩu từ FDI rất gần với luận án này song chỉ sử dụng dữ liệu với cỡ mẫu khá nhỏ cho giai đoạn trước năm 2004. Bên cạnh đó, các nghiên cứu này chỉ sử dụng một thang đo đơn lẻ đại diện cho FDI. Luận án này phát triển đóng góp thực nghiệm cho trường hợp của Việt Nam khi nghiên cứu sự tồn tại và các yếu tố tác động lan tỏa công nghệ và lan tỏa xuất khẩu từ FDI, trong đó sử dụng dữ liệu với cỡ mẫu lớn cho giai đoạn gần đây và đưa vào phân tích nhiều biến đặc trưng doanh nghiệp để tìm hiểu nhân tố ảnh hưởng lan tỏa. Đồng thời, luận án sử dụng các thang đo khác nhau đại diện cho FDI để so sánh và đánh giá về các tác động lan tỏa và nhân tố ảnh hưởng.

Như vậy, có thể thấy rằng hiện nay có khá nhiều nghiên cứu về FDI tại Việt Nam nhưng nghiên cứu về tác động lan tỏa của FDI và đặc biệt là các nhân tố ảnh hưởng lan tỏa là một đề tài còn khá mới và vẫn còn khoảng trống nghiên cứu mà luận án sẽ đóng góp. Trong bối cảnh thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI tại Việt Nam bộc lộ nhiều mặt trái thì việc kiểm định và đánh giá các tác động lan tỏa từ FDI càng trở nên bức thiết để từ đó có thể gợi ý những điều chỉnh và định hướng chính sách cần thiết nhằm tối ưu hóa lợi ích cho các doanh nghiệp và nền kinh tế Việt Nam từ kênh đầu tư quan trọng này trong tương lai.

1.2 Vấn đề nghiên cứu

Xét đến những tác động hai mặt của FDI tại Việt Nam trong thời gian vừa qua, việc nghiên cứu để đưa ra những bằng chứng thực nghiệm và bổ sung các gợi ý chính sách cần thiết về huy động FDI cũng như các hiệu ứng lan tỏa của FDI sẽ cung cấp một kênh thông tin quan trọng để đánh giá một cách toàn diện về vai trò của khu vực FDI cũng như hiệu quả của chính sách thu hút FDI trong thời gian qua tại Việt Nam. Điều này càng có ý nghĩa khi những nghiên cứu thực nghiệm nhằm lượng hóa các hiệu ứng
9

lan tỏa của FDI tại Việt Nam còn hạn chế và rời rạc do nhiều nguyên nhân gồm cả phương pháp nghiên cứu và chất lượng số liệu, và đặc biệt là khoảng trống nghiên cứu đã được luận án xác định cho lĩnh vực nghiên cứu này là nhân tố ảnh hưởng hiệu ứng lan tỏa (Le Thanh Thuy, 2005; Le & Pomfret, 2008, 2010; Anwar & Nguyen, 2011; Nguyễn Khắc Minh & Nguyễn Việt Hùng, 2012; Nguyễn Thị Hồng Đào & Phạm Thế Anh, 2012).

Nhằm đóng góp những bằng chứng thực nghiệm về vai trò và hiệu quả của dòng vốn FDI tại Việt Nam, tác giả đã lựa chọn đề tài luận án: “Phân tích tác động lan tỏa của đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam”. Với cách tiếp cận mới về mô hình nghiên cứu và dữ liệu cập nhật, luận án nghiên cứu một cách có hệ thống về các tác động lan tỏa từ FDI đến doanh nghiệp Việt Nam, trong đó tập trung phân tích và kiểm định hiệu ứng lan tỏa về công nghệ và lan tỏa về xuất khẩu từ FDI đến các doanh nghiệp của Việt Nam.

Kết quả nghiên cứu sẽ giúp kiểm định sự tồn tại của các hiệu ứng lan tỏa cũng như khám phá các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu ứng lan tỏa. Luận án sẽ tập trung giải quyết ba vấn đề nghiên cứu chính gồm: (i) Tác động của FDI đến năng lực công nghệ (được đại diện bởi năng suất lao động) của các doanh nghiệp Việt Nam (hay sự tồn tại của hiệu ứng lan tỏa công nghệ từ FDI); (ii) Tác động của FDI đến năng lực xuất khẩu (được đại diện bởi khả năng tham gia và tỷ trọng xuất khẩu) của doanh nghiệp Việt Nam (hay sự tồn tại của hiệu ứng lan tỏa xuất khẩu từ FDI); (iii) Vai trò của những yếu tố đặc trưng doanh nghiệp đối với khả năng hấp thụ lan tỏa từ FDI của doanh nghiệp Việt Nam (hay các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu ứng lan tỏa từ FDI). Ngoài ra, luận án cũng sẽ nghiên cứu một số vấn đề khác như vai trò của các đặc trưng doanh nghiệp và đặc trưng ngành đối với năng lực công nghệ và năng lực xuất khẩu của doanh nghiệp trong nước; sự khác biệt về hiệu ứng lan tỏa từ FDI khi sử dụng ba thang đo khác nhau
10

đại diện cho FDI (bao gồm tỷ trọng doanh thu, tỷ trọng lao động, và tỷ trọng tài sản của doanh nghiệp FDI trong ngành).

Thông qua giải quyết những vấn đề nghiên cứu này, luận án sẽ đưa ra những gợi ý về mặt chính sách nhằm hạn chế những hiệu ứng lan tỏa tiêu cực và phát huy những tác động lan tỏa tích cực, giúp nâng cao năng lực cạnh tranh và hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước. Hơn thế nữa, kết quả nghiên cứu từ luận án này sẽ đóng góp những bằng chứng thực nghiệm về tác động của nguồn vốn FDI đến doanh nghiệp trong nước và nền kinh tế của Việt Nam, từ đó làm cơ sở để hoạch định chính sách, chiến lược thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI một cách hiệu quả nhất.

1.3 Mục tiêu nghiên cứu

Luận án sẽ tập trung vào mục tiêu chính là nghiên cứu tác động lan tỏa công nghệ và lan tỏa xuất khẩu từ FDI đến các doanh nghiệp Việt Nam. Trong đó, năm mục tiêu nghiên cứu cụ thể của luận án được xác định như sau:

(1) Xây dựng và ước lượng mô hình tác động lan tỏa của FDI đến năng lực công nghệ

(được đại diện bằng năng suất lao động) của doanh nghiệp Việt Nam;

(2) Xây dựng và ước lượng mô hình tác động lan tỏa của FDI đến năng lực xuất khẩu (được đại diện bằng khả năng tham gia xuất khẩu và tỷ trọng xuất khẩu) của doanh nghiệp Việt Nam;

(3) Xác định các nhân tố ảnh hưởng hiệu ứng lan tỏa công nghệ và xuất khẩu từ FDI

đến doanh nghiệp Việt Nam;

(4) Phân tích và đánh giá sự khác biệt về hiệu ứng lan tỏa khi sử dụng các thang đo khác nhau đại diện cho FDI;

(5) Gợi ý các chính sách nhằm phát huy những hiệu ứng lan tỏa tích cực từ FDI đến các doanh nghiệp trong nước.
11

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là sự tồn tại và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu ứng lan tỏa từ doanh nghiệp FDI đến năng lực công nghệ và năng lực xuất khẩu của các doanh nghiệp ngành chế biến chế tạo của Việt Nam. Luận án lựa chọn các doanh nghiệp ngành chế biến chế tạo vì đây là nhóm ngành có hoạt động công nghệ và hoạt động xuất khẩu nổi bật nhất cũng như thu hút nguồn đầu tư FDI lớn nhất tại Việt Nam. Ngành chế biến chế tạo luôn dẫn đầu trong thu hút vốn FDI và đóng góp kim ngạch xuất khẩu của cả nước khi chiếm trên 70% vốn FDI đăng ký và trên 80% giá trị xuất khẩu (TCTK, 2016).

Ngoài ra, doanh nghiệp chế biến chế tạo cũng là nhóm ngành được lựa chọn phổ biến trong các nghiên cứu về hiệu ứng lan tỏa công nghệ và lan tỏa xuất khẩu từ FDI. Có thể kể đến các nghiên cứu trong nước như Nguyễn Khắc Minh và Nguyễn Việt Hùng (2012); Anwar và Nguyen (2011); Nguyễn Thị Hồng Đào và Phạm Thế Anh (2012). Các nghiên cứu nước ngoài bao gồm Caves (1974); Aitken và cộng sự (1997); Kokko và cộng sự (2001); Phillips và Ahmadi-Esfahani (2010); Kohpaiboon (2006).

1.4.2 Phạm vi nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu tác động lan tỏa công nghệ và lan tỏa xuất khẩu từ

FDI đến các doanh nghiệp ngành chế biến chế tạo của Việt Nam trong giai đoạn 2011 –

2013. Trong đó, hiệu ứng lan tỏa từ FDI tập trung vào kênh chiều ngang giữa các doanh nghiệp trong cùng ngành. Dữ liệu trong giai đoạn 2011-2013 được thu thập từ các cuộc điều tra toàn diện doanh nghiệp do Tổng cục Thống kê thực hiện. Các cuộc điều tra được thực hiện thường niên với quy mô cấp quốc gia, cung cấp thông tin toàn diện về hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc tất cả các thành phần kinh tế. Ưu điểm của bộ dữ liệu là cỡ mẫu lớn với nhiều thông số quan trọng mà
12

luận án này cần để tạo lập dữ liệu bảng và các biến số trong mô hình kinh tế lượng như thông tin nhận dạng doanh nghiệp; lao động và thu nhập của người lao động; các chỉ tiêu về sản xuất kinh doanh; và đặc biệt là hoạt động xuất khẩu (được điều tra lần đầu năm 2000 nhưng sau đó gián đoạn đến năm 2011 mới được điều tra trở lại).

1.5 Phương pháp và dữ liệu nghiên cứu

1.5.1 Phương pháp nghiên cứu

Luận án sử dụng mô hình hàm sản xuất Cobb-Douglas để làm cơ sở ước lượng tác động lan tỏa công nghệ từ FDI đến doanh nghiệp trong nước. Trong đó, hàm sản xuất Cobb-Douglas được giả định hiệu suất không đổi theo quy mô nhằm chuẩn hóa sự đa dạng hay dị biệt về quy mô của các doanh nghiệp trong cùng ngành cũng như phù hợp với dữ liệu nghiên cứu ở cấp doanh nghiệp mà luận án này sử dụng. Quan trọng hơn, hàm sản xuất Cobb-Douglas cho phép phân tích và kiểm định hiệu ứng lan tỏa công nghệ từ FDI thông qua yếu tố phi truyền thống là năng suất các nhân tố tổng hợp. Bên cạnh đó, mô hình kinh tế lượng được xây dựng dựa trên hàm sản xuất Cobb- Douglas giúp kiểm soát tác động của các biến số khác như đặc trưng doanh nghiệp, ngành nghề và thời gian đến năng suất của doanh nghiệp trong nước.

Để ước lượng và đánh giá tác động của FDI đến năng lực xuất khẩu của doanh nghiệp trong nước hay hiệu ứng lan tỏa xuất khẩu từ FDI, luận án sử dụng mô hình chọn mẫu của Heckman. Mô hình chọn mẫu Heckman là cách tiếp cận hiệu quả giúp kiểm soát vấn đề thiên lệch chọn mẫu xảy ra do chỉ có một số lượng nhất định doanh nghiệp trong nước tham gia xuất khẩu. Trong đó, năng lực xuất khẩu của doanh nghiệp trong nước được đại diện bởi hai biến mục tiêu gồm: (i) Có tham gia xuất khẩu hay không; và (ii) Tỷ trọng xuất khẩu bao nhiêu. Các biến ngành nghề và đặc trưng doanh nghiệp cũng được đưa vào mô hình nhằm phân tích những nhân tố quyết định hành vi xuất khẩu và phạm vi lan tỏa xuất khẩu từ FDI.
13

Nhằm kiểm soát vấn đề sai sót trong đo lường và sự thiên lệch kết quả ước lượng do việc lựa chọn biến đại diện FDI, luận án này áp dụng phương pháp phân tích độ nhạy (Sensitivity analysis). Trong đó, luận án sử dụng cả ba thang đo đại diện FDI trong quá trình ước lượng và kiểm định hiệu ứng lan tỏa công nghệ và lan tỏa xuất khẩu từ FDI. Kết quả kiểm định chính được dựa trên thang đo phổ biến (tỷ trọng doanh thu của FDI trong ngành). Các kết quả ước lượng với hai thang đo còn lại (tỷ trọng lao động và tỷ trọng tài sản của doanh nghiệp FDI) sẽ được sử dụng trong phân tích độ nhạy giúp so sánh và đánh giá chính xác, toàn diện hơn về các hiệu ứng lan tỏa từ FDI cũng như hạn chế các sai sót và thiên lệch khi chỉ dựa vào một thang đo đại diện.

Về kỹ thuật kinh tế lượng, mô hình tác động lan tỏa công nghệ từ FDI đến doanh nghiệp trong nước được ước lượng bằng phương pháp ước lượng dữ liệu bảng, bao gồm mô hình tác động cố định (FEM) và mô hình tác động ngẫu nhiên (REM), và lựa chọn mô hình bằng kiểm định Hausman. Mô hình tác động lan tỏa xuất khẩu từ FDI được ước lượng bằng phương pháp hợp lý cực đại (MLE) cho hai phương trình tham gia xuất khẩu và tỷ trọng xuất khẩu theo mô hình chọn mẫu Heckman.

1.5.2 Dữ liệu nghiên cứu

Nguồn dữ liệu sử dụng trong nghiên cứu là dữ liệu thứ cấp và là dạng dữ liệu bảng ở cấp doanh nghiệp cho giai đoạn 2011 – 2013. Sau quá trình sàng lọc và làm sạch, bộ dữ liệu cuối cùng đưa vào phân tích là dữ liệu bảng 3 năm bao gồm 137,419 quan sát. Dữ liệu được thu thập từ các cuộc điều tra toàn diện hoạt động sản xuất – kinh doanh của tất cả các loại hình doanh nghiệp do Tổng cục Thống kê thực hiện (gọi tắt là Điều tra doanh nghiệp – Enterprise Survey). Dữ liệu được thu thập qua 3 phương pháp điều tra, bao gồm điều tra trực tiếp, điều tra gián tiếp và điều tra qua bảng câu hỏi điện tử. Do quy mô điều tra lớn nên kết quả điều tra được tổng hợp và công bố thường có độ trễ nhất định. Ngoài ra, thực tế tại Việt Nam cho thấy khả năng tiếp cận các bộ dữ liệu thô đối với các nhà nghiên cứu cá nhân là khá hạn chế. Vì vậy, trong bối cảnh
14

hiện nay và khả năng tiếp cận dữ liệu của tác giả luận án thì đây là bộ dữ liệu cập nhật nhất và có cỡ mẫu lớn có thể đảm bảo độ tin cậy, khả năng dự báo cũng như suy rộng của kết quả nghiên cứu.

1.6 Ý nghĩa của nghiên cứu

1.6.1 Ý nghĩa học thuật

Thứ nhất, luận án xây dựng khung phân tích cho nghiên cứu về hiệu ứng lan tỏa từ FDI phù hợp với bối cảnh doanh nghiệp Việt Nam. Đặc biệt, thay vì chỉ sử dụng một thang đo đại diện cho FDI như các nghiên cứu trước, luận án đưa vào ba thang đo cho sự hiện diện của FDI (bao gồm: tỷ trọng doanh thu, tỷ trọng lao động và tỷ trọng tài sản của doanh nghiệp FDI trong ngành). Việc sử dụng nhiều thang đo FDI có thể giúp so sánh và có đánh giá toàn diện hơn về hiệu ứng lan tỏa trong khi sử dụng một thang đo có thể dẫn đến hiện tượng thổi phồng hay đánh giá thấp hiệu ứng lan tỏa từ FDI đến doanh nghiệp trong nước.

Thứ hai, luận án sử dụng cách tiếp cận mới khi đưa vào mô hình các biến tương tác với FDI để tìm kiếm các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu ứng lan tỏa. Việc sử dụng các biến tương tác giúp phát triển và phân tích sâu hơn về mối quan hệ giữa các nhân tố, đặc biệt là vai trò của đặc trưng doanh nghiệp trong nước và mối tương quan với hiệu ứng lan tỏa. Kết quả nghiên cứu của luận án cho thấy hiệu ứng lan tỏa (công nghệ và xuất khẩu) có sự khác biệt đáng kể và phụ thuộc vào đặc trưng của các doanh nghiệp trong nước.

Thứ ba, so với các nghiên cứu được công bố hiện nay thì kết quả nghiên cứu của luận án được ước lượng dựa trên bộ dữ liệu cập nhật hơn cho giai đoạn gần đây sẽ đóng góp cho các nghiên cứu về tác động lan tỏa từ FDI tại Việt Nam từ đó làm cơ sở để phát triển các nghiên cứu tiếp theo. Đóng góp này đặc biệt quan trọng với nghiên
15

cứu về hiệu ứng lan tỏa xuất khẩu từ FDI tại Việt Nam vốn còn khá ít nghiên cứu và sử dụng dữ liệu được điều tra từ 15 năm trước.

1.6.2 Ý nghĩa thực tiễn

Thứ nhất, kết quả nghiên cứu của luận án, đặc biệt là về sự tồn tại của hiệu ứng lan tỏa từ FDI và các nhân tố ảnh hưởng, cung cấp bằng chứng thực nghiệm rất có ý nghĩa cho các nhà hoạch định chính sách về thu hút đầu tư nước ngoài, cho những người làm công tác dự báo và cho các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp chế biến chế tạo trong nước.

Thứ hai, kết quả nghiên cứu cho thấy hiệu ứng lan tỏa công nghệ và lan tỏa xuất khẩu từ FDI không diễn ra đồng nhất cho toàn bộ các doanh nghiệp mà phụ thuộc vào đặc trưng riêng của các doanh nghiệp trong nước. Do đó, các chính sách thu hút FDI, các dự báo và hướng liên kết hợp tác giữa hai khối doanh nghiệp này cần dựa trên sự chọn lọc và ưu tiên nhất định.

Thứ ba, kết quả nghiên cứu của luận án làm cơ sở để đề xuất một số gợi ý chính sách nhằm phát huy hiệu ứng lan tỏa công nghệ tích cực từ FDI đến doanh nghiệp chế biến chế tạo Việt Nam. Trong đó, hiệu ứng lan tỏa công nghệ từ FDI có thể được gia tăng thông qua việc thúc đẩy các mối liên kết giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước có mức độ vốn hóa cao và quy mô lớn; chú trọng các giải pháp rút ngắn khoảng cách công nghệ; chia sẻ và nhân rộng kinh nghiệm thu hút và quản lý đầu tư của các doanh nghiệp khu vực phía Nam đến các địa phương khác.

Thứ tư, các chính sách giúp khuếch đại hiệu ứng lan tỏa xuất khẩu từ FDI đến các doanh nghiệp chế biến chế tạo trong nước được đa ra dựa trên các kết quả ước lượng. Các giải pháp trọng tâm bao gồm: ưu tiên hỗ trợ khối doanh nghiệp tư nhân; doanh nghiệp có thâm niên hoạt động và mức độ vốn hóa cao; tăng cường thu hút FDI vào khu vực phía Bắc và Trung.
16

1.7 Bố cục của luận án

Bố cục của luận án ngoài Chương 1 sẽ trình bày tiếp bao gồm bốn chương. Chương 2 giới thiệu tổng quan lý thuyết về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và các tác động lan tỏa. Nội dung chính bao gồm phân tích vai trò của FDI đối với nước tiếp nhận, lý thuyết liên quan đến tác động lan tỏa từ FDI, lược khảo nghiên cứu thực nghiệm trong và ngoài nước, và từ đó xây dựng khung phân tích đề nghị cho luận án.

Chương 3 xác định và phân tích phương pháp nghiên cứu của luận án. Đầu tiên, chương này xây dựng mô hình khái niệm và các giả thuyết nghiên cứu về lan tỏa công nghệ và lan tỏa xuất khẩu từ FDI đến doanh nghiệp trong nước. Nội dung tiếp theo trình bày mô hình nghiên cứu đề nghị với hai mô hình kinh tế lượng về lan tỏa công nghệ và lan tỏa xuất khẩu. Đặc điểm dữ liệu nghiên cứu và các kỹ thuật ước lượng mô hình cũng được phân tích trong chương này.

Chương 4 phân tích và thảo luận kết quả nghiên cứu. Trong đó, dữ liệu nghiên cứu được mô tả chi tiết hơn với các bảng thống kê mô tả. Nội dung chính của chương tập trung vào trình bày và thảo luận kết quả ước lượng từ hai mô hình lan tỏa công nghệ và lan tỏa xuất khẩu từ FDI đến các doanh nghiệp chế biến chế tạo trong nước trong giai đoạn 2009-2013.

Chương 5 kết luận và đề xuất các hàm ý chính sách về tác động lan tỏa của FDI tại Việt Nam dựa vào kết quả nghiên cứu định lượng của luận án. Các đóng góp chính của luận án về lý thuyết và thực tiễn cũng được trình bày chi tiết. Chương cuối cùng này cũng nêu ra những hạn chế của luận án và các hướng nghiên cứu tiếp theo.

LA06.039_Phân tích tác động lan tỏa của đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam

Tags: Đầu tư trực tiếp nước ngoàiFDI
Previous Post

Chi tiêu công, quản trị công và tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia đang phát triển

Next Post

Thu hồi đất và vai trò của vốn con người đối với sinh kế của hộ gia đình nông thôn thành phố Cần Thơ

admin

admin

✍✍✍ Với kinh nghiệm hơn 10 năm, Luận Văn A-Z nhận hỗ trợ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ một cách UY TÍN và CHUYÊN NGHIỆP. ✍✍✍ Liên hệ: 092.4477.999 - Mail : luanvanaz@gmail.com

Related Posts

thị trường mua bán nợ xấu
Kinh Tế

Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng

by admin
February 24, 2020
Luận án tiến sĩ Kinh tế phát triển
Kinh tế phát triển

Phát triển kinh doanh dịch vụ viễn thông ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế Nghiên cứu trường hợp Công ty Cổ phần viễn thông Hà Nội

by admin
February 21, 2020
Luận án tiến sĩ tài chính ngân hàng
Tài Chính Ngân Hàng

Quản lý tài chính các trường đại học công lập trực thuộc Bộ Tài chính

by admin
February 21, 2020
Luận án tiến sĩ tài chính ngân hàng
Tài Chính Ngân Hàng

Tái cấu trúc tài chính các doanh nghiệp vận tải biển niêm yết ở Việt Nam

by admin
February 9, 2020
Luận án tiến sĩ Kinh tế phát triển
Kinh tế phát triển

Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Phú Thọ

by admin
February 9, 2020
Next Post
Luận án tiến sĩ Kinh tế phát triển

Thu hồi đất và vai trò của vốn con người đối với sinh kế của hộ gia đình nông thôn thành phố Cần Thơ

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Recommended

Luận án tiến sĩ y học-dịch tễ học

LA21.001_Thừa cân béo phì ở trẻ mẫu giáo quận 5 Thành Phố Hồ Chí Minh và hiệu quả giáo dục sức khỏe

July 15, 2015
Luận án tiến sĩ sinh học

Tạo dòng chịu hạn và phân lập gen cystatin liên quan đến tính chịu hạn ở cây lạc (Arachis hypogaea L)

August 20, 2015
Luận án tiến sĩ y học

Hiệu quả can thiệp tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS tại cộng đồng ở 5 huyện của Nghệ An, 2008 – 2012

July 30, 2016

Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan để kiểm tra đánh giá kiến thức học phần các phương pháp phân tích hoá lý trong hoá phân tích đối với sinh viên hệ cử nhân trường đại học sư

March 13, 2016

Don't miss it

thị trường mua bán nợ xấu
Kinh Tế

Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng

February 24, 2020
Các hình thức của đầu tư trực tiếp nước ngoài
Tài chính - Ngân hàng

Các lý thuyết về rủi ro và lợi nhuận

February 23, 2020
Luận án tiến sĩ Kinh tế phát triển
Kinh tế phát triển

Phát triển kinh doanh dịch vụ viễn thông ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế Nghiên cứu trường hợp Công ty Cổ phần viễn thông Hà Nội

February 21, 2020
Luận án tiến sĩ tài chính ngân hàng
Tài Chính Ngân Hàng

Quản lý tài chính các trường đại học công lập trực thuộc Bộ Tài chính

February 21, 2020
Luận án tiến sĩ tài chính ngân hàng
Tài Chính Ngân Hàng

Tái cấu trúc tài chính các doanh nghiệp vận tải biển niêm yết ở Việt Nam

February 9, 2020
Luận án tiến sĩ Kinh tế phát triển
Kinh tế phát triển

Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Phú Thọ

February 9, 2020
Luận án tiến sĩ quản lý kinh tế
Quản lý kinh tế

Các yếu tố tác động đến dự định khởi sự kinh doanh của thanh niên Việt Nam

February 9, 2020
Luận án tiến sĩ quản lý kinh tế
Quản lý kinh tế

Tăng cường tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

February 9, 2020
Luận án tiến sĩ quản trị nhân lực
Quản trị kinh doanh

Nâng cao năng lực quản lý chuỗi cung ứng trong công tác khám, chữa bệnh tại các Bệnh viện Quân y trên địa bàn Hà Nội (108, 105, 354)

February 9, 2020
Luận án tiến sĩ tài chính ngân hàng
Tài Chính Ngân Hàng

Thu hút nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế biển đảo phía Nam Việt Nam

February 9, 2020
Download Luận Văn

iLuận văn chia sẻ luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ hoàn toàn miễn phí. Nhận hỗ trợ viết luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. LH: 092.4477.999


Xem thêm

No Result
View All Result

Recent News

thị trường mua bán nợ xấu

Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng

February 24, 2020
Các hình thức của đầu tư trực tiếp nước ngoài

Các lý thuyết về rủi ro và lợi nhuận

February 23, 2020

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.

No Result
View All Result
  • Landing Page
  • Buy JNews
  • Support Forum
  • Pre-sale Question
  • Contact Us

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.