ThS18.002_Phân tích kinh tế trang trại tỉnh Đồng Nai từ góc độ địa lí kinh tế – xã hội
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích:
Tìm hiểu, nghiên cứu hiện trạng phát triển kinh tế trang trại ở Tỉnh Đồng Nai
Phân tích hiệu quả sản xuất của trang trại thông qua việc phân tích một số loại hình trang trại từ đó đề xuất những giải pháp nhằm làm tăng thêm nữa hiệu quả sản xuất của các trang trại tại địa phương này.
Đề tài sẽ là nguồn tư liệu cho các sinh viên khi tìm hiểu về vấn đề kinh tế trang trại; là tài liệu tham khảo cho các giáo viên phổ thông khi tìm hiểu về tổ chức lãnh thổ nông nghiệp trong chương trình địa lí 12, hoặc tìm hiểu về địa lí địa phương.
Nhiệm vụ
Tìm hiểu các vấn đề cơ sở lý luận về kinh tế trang trại. Sự phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam từ kinh tế hộ gia đình chuyển sang sản xuất hàng hóa quy mô lớn.
Phân tích thực trạng phát triển và phân bố kinh tế trang trại ở tỉnh Đồng Nai (tiến hành thu thập số liệu, thực địa, điều tra mẫu một số trang trại…)
Sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính bội để đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của một số loại hình trang trại ở Tỉnh Đồng Nai (dựa trên kết quả của điều tra mẫu )
Các kết quả phân tích được sẽ là cơ sở để đưa ra các giải pháp nhằm phát triển cũng như nâng cao hơn nữa hiệu quả sản xuất của kinh tế trang trại tại địa phương này.
3. Giới hạn nghiên cứu
Đề tài chủ yếu nghiên cứu về hiện trạng phát triển kinh tế trang trại và hiệu quả sản xuất của một số loại hình trang trại
Trong đề tài, cũng sử dụng mô hình kinh tế lượng (mô hình toán hồi quy tuyến tính bội) để đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của một số loại hình trang trại trên địa bàn Tỉnh Đồng Nai.
Từ thực trạng phát triển; kết quả của việc đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của trang trại từ đó đưa ra những giải pháp và định hướng phát triển kinh tế trang trại trong tương lai.Cụ thể:
– Về không gian: trong phạm vi Tỉnh Đồng Nai (chi tiết đến cấp huyện).
– Về thời gian: chủ yếu từ 2002 đến 2009
– Về tư liệu : dựa chủ yếu vào số liệu tự điều tra các trang trại trên 11 huyện của Tỉnh Đồng Nai (tác giả đã tiến hành thu thập thông tin cần thiết tại 301 trang trại trên tổng số 3183 trang trại của tỉnh Đồng Nai, trong đó gồm 111 trang trại chăn nuôi, 105 trang trại trồng cây lâu năm, 85 trang trại trồng cây hàng năm ); Số liệu tổng hợp về trang trại của Cục thống kê Tỉnh Đồng Nai; Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Đồng Nai.
Đề tài chỉ phân tích kinh tế trang trại dưới góc độ của địa lí kinh tế, xã hội nên không đi sâu vào phần kinh tế (khía cạnh hiệu quả sản xuất không tập trung nhiều)