LA02.091_Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước nghiên cứu trường hợp tỉnh Ninh Bình
Những kết luận và đóng góp mới của luận án:
Về mặt lý luận:
Hệ thống hóa làm sáng tỏ hơn cơ sở lý luận về phân cấp quản lý Ngân sách Nhà nước. Khung lý thuyết được xây dựng gồm có: (1) Ngân sách Nhà nước và hệ thống Ngân sách Nhà nước. (2) Lý luận về phân cấp quản lý Ngân sách Nhà nước bao gồm các nội dung cụ thể như: Khái niệm, hình thức, căn cứ, nội dung, nguyên tắc, lợi ích và bất lợi của phân cấp, đo lường mức độ phân cấp và những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả phân cấp.
Để làm rõ hơn những nhận định mang tính lý luận về phân cấp quản lý Ngân sách Nhà nước, luận án nghiên cứu về phân cấp quản lý Ngân sách Nhà nước ở một số nước trên thế giới, kinh nghiệm phân cấp quản lý Ngân sách Địa phương của một số tỉnh ở Việt Nam, từ đó rút ra các bài học kinh nghiệm cho phân cấp quản lý Ngân sách Nhà nước trường hợp tỉnh Ninh Bình.
Về mặt thực tiễn:
Khái quát, phân tích những đặc điểm thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội của tỉnh Ninh Bình tác động đến phân cấp quản lý Ngân sách Nhà nước.
Trên cơ sở các quy định về khung pháp lý, các nguồn tài liệu của chính quyền tỉnh Ninh Bình và các nguồn khác, luận án phân tích thực trạng phân cấp quản lý Ngân sách Nhà nước trường hợp tỉnh Ninh Bình, giai đoạn 2011 – 2017, gồm 2 vấn đề lớn: (1) Phân cấp của Trung ương cho tỉnh Ninh Bình với 3 nội dung cơ bản: (a) Phân cấp thẩm quyền ban hành luật pháp, chính sách, tiêu chuẩn và định mức Ngân sách Nhà nước; (b) Phân cấp nguồn thu, số bổ sung, vay nợ và nhiệm vụ chi Ngân sách Nhà nước; (c) Phân cấp thực hiện quy trình quản lý Ngân sách Nhà nước. (2) Phân cấp giữa các cấp chính quyền địa phương ở tỉnh Ninh Bình với nội dung cơ bản là phân cấp nguồn thu, số bổ sung, và nhiệm vụ chi Ngân sách. Trên cơ sở đó, tác giả đã đánh giá kết quả, hạn chế trong phân cấp quản lý Ngân sách Nhà nước trường hợp tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2011 – 2017, đồng thời chỉ ra những nguyên nhân của hạn chế. Đánh giá về thực trạng và những nguyên nhân hạn chế trong phân cấp quản lý Ngân sách Nhà nước trường hợp tỉnh Ninh Bình là căn cứ thực tiễn sinh động để tác giả đề xuất các giải pháp phân cấp quản lý Ngân sách Nhà nước trong thời gian tới.
Về giải pháp và kiến nghị:
Trên cơ sở đánh giá thực trạng phân cấp quản lý Ngân sách Nhà nước trường hợp tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2011 – 2017, phương hướng, mục tiêu phân cấp quản lý Ngân sách Nhà nước trường hợp tỉnh Ninh Bình, thời kỳ 2017 – 2020 tầm nhìn đến năm 2030, tác giả đề xuất 6 quan điểm, sau đó là 6 nhóm giải pháp Trung ương phân cấp cho tỉnh Ninh Bình (và các tỉnh, thành khác), 5 nhóm giải pháp về phân cấp quản lý Ngân sách Địa phương ở tỉnh Ninh Bình và đề xuất một số kiến nghị để thực hiện các giải pháp