LA02.251_ODA với tăng trưởng kinh tế Việt Nam
Đề tài luận án: ODA với tăng trưởng kinh tế Việt Nam
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 9340201
Nghiên cứu sinh: Đỗ Thị Ngọc Lan Mã NCS: 911.35.15TC
Người hướng dẫn: PGS.TS Đặng Ngọc Đức
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận và phương pháp nghiên cứu
Luận án nghiên cứu mối quan hệ ODA và tăng trưởng kinh tế địa phương cấp tỉnh trong một quốc gia, khi việc hiểu, diễn giải và vận dụng chính sách chung của nhà nước có sự khác biệt ở từng địa phương. Luận án có đóng góp nhất định về lý luận và thực nghiệm:
– Xây dựng mô hình sản xuất dạng Tân cổ điển mở rộng mô tả và ước lượng đóng góp của ODA tới sản lượng trong nền kinh tế, trong đó có sự tách bạch giữa ODA với các nguồn vốn đầu tư khác.
– Xây dựng mô hình vectơ tự hồi quy (VAR- Vector Autoregression) để kiểm định mối quan hệ nhân quả giữa ODA và sản lượng của các địa phương. Sử dụng số liệu mảng và phương pháp ước lượng hiệu ứng cố định cho số liệu mảng, với phương pháp ước lượng moment tổng quát (GMM – Generalized Method of Moments), luận án đã cố gắng hạn chế vấn đề nội sinh giữa ODA và sản lượng của địa phương.
– Ứng dụng phương pháp so sánh bằng điểm xu hướng (PSM – Propensity Scores Matching) trong lựa chọn được các tỉnh tương đồng về điều kiện tự nhiên và xã hội để kiểm soát cho đặc điểm riêng của địa phương sau đó xem xét, phân tích mối quan hệ của ODA và tăng trưởng kinh tế địa phương.
Những đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu thực nghiệm của luận án đã đóng góp sự hiểu biết về mối quan hệ giữa ODA với tăng trưởng kinh tế ở các nền kinh tế đang chuyển đổi, cụ thể:
(i) Có mối quan hệ hai chiều từ ODA tác động tích cực tới tăng trưởng kinh tế và ngược lại tăng trưởng kinh tế quyết định thu hút ODA vào địa phương cấp tỉnh;
(ii) Quy mô của chính quyền địa phương có ý nghĩa quan trọng và tích cực trong việc phát huy tác động của ODA tới tăng trưởng kinh tế địa phương. Quy mô chính quyền càng lớn thì tác động của ODA tới tới tăng trưởng kinh tế mạnh hơn tác động này ở tỉnh có quy mô chính quyền nhỏ hơn;
(iii) ODA tác động tới GDP theo dạng phi tuyến theo dạng chữ U ngược. ODA tác động dương tới GDP ở giai đoạn ban đầu khi các địa phương có lượng ODA nhỏ; khi ODA tăng lên đủ lớn thì tác động của ODA tới tăng trưởng sẽ giảm đi;
(iv) Các địa phương nên xây dựng phát triển Quỹ đầu tư phát triển địa phương để thành lập Quỹ vốn đối ứng thực hiện các chương trình dự án ODA của địa phương. Điều này sẽ giúp thu hút thêm ODA và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở địa phương.