LA07.011_Nguồn nhân lực phi công của ngành hàng không Việt Nam trong hội nhập quốc tế
THÔNG TIN TÓM TẮT VỀ LUẬN ÁN TIẾN SĨ
Tên luận án: Nguồn nhân lực phi công của ngành hàng không Việt Nam trong hội nhập quốc tế
Chuyên ngành: Kinh tế chính trị Mã số: 62 31 01 02
Tên tác giả: PHẠM ANH
Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Đoàn Xuân Thủy
2. TS. Mai Văn Bảo
Tên cơ sở đào tạo: Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
TÓM TẮT NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN
1. Nguồn nhân lực phi công của ngành hàng không là bộ phận đặc thù của nguồn nhân lực ngành hàng không; đặc thù của nguồn nhân lực phi công trong hội nhập quốc tế biểu hiện thông qua (1) trình độ chuyên môn kỹ thuật cao theo chuẩn quốc tế, (2) là người lao động đa văn hóa, đa sắc tộc, (3) thông thạo tiếng Anh và hiểu biết một số ngôn ngữ khác, (4) thể lực, trí lực của đội ngũ phi công tăng cao cùng quá trình hội nhập; nguồn nhân lực phi công có vai trò đặc biệt trong quá trình tái sản xuất và phát triển của ngành hàng không; luận giải cụ thể tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến nguồn nhân lực phi công, đặc biệt là tác động của hội nhập quốc tế.
2. Một số hạn chế của nguồn nhân lực phi công Việt Nam: (1) chưa đủ về số lượng, tỷ lệ phi công thuê từ nước ngoài còn cao; (2) Cơ cấu chưa hợp lý về chủng loại và độ tuổi; (3) Còn hạn chế về tính chuyên nghiệp và tác phong công nghiệp; (4) Chưa có cơ sở đào tạo phi công trong nước. Nguyên nhân chủ yếu của hạn chế là: (i) Trình độ phát triển kinh tế – xã hội và kinh tế chưa cao nhưng nhu cầu phát triển vận tải hàng không trong hội nhập quốc tế tăng nhanh; (ii) Công tác đánh giá, tuyển dụng, đào tạo bổi dưỡng, sử dụng và đãi ngộ phi công còn hạn chế và chưa đồng nhất giữa các hãng hàng không; (iii) nguồn vốn đầu tư cho nguồn nhân lực phi công còn hạn hẹp; (iv) Hợp tác quốc tế về đào tạo phi công và quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực phi công còn nhiều bất cập.
3. Đề xuất giải pháp phát triển nguồn nhân lực phi công của ngành Hàng không Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 bao gồm (1) Đánh giá lại về số lượng, chất lượng và cơ cấu, (2) Hoàn thiện tiêu chí và quy trình tuyển dụng, (3) Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác tuyển dụng, (4) Nâng cao chất lượng đào tạo, đào tạo lại đối với phi công, (5) Hoàn thiện cơ chế sử dụng và luân chuyển phi công, (6) Hoàn thiện chế độ đãi ngộ, (7) Tăng cường huy động nguồn vốn để phát triển nguồn nhân lực phi công, (8) Tăng cường hợp tác quốc tế và trao đổi kinh nghiệm với các nước về đào tạo, bồi dưỡng phi công, (9) Tăng cường quản lý Nhà nước đối với đào tạo phi công ở Việt Nam.
BRIEF INFORMATION ON THE CONTRIBUTION OF DOCTORAL THESIS
Title: Pilot manpower resource of Vietnam aviation industry in international integration
Field of Study : Political Economics Code: 62 31 01 02
PhD Candidate : Pham Anh
Supervisor : 1. Assoc.Prof.Dr. Doan Xuan Thuy
2. TS. Mai Van Bao
SUMMARY OF THE MAJOR CONCLUSIONS
1. Pilot resource of the aviation industry is special component of human resources in aviation sector; the particularities of pilot manpower resource in international integration include (1) high level of professionals and technique under international standards, (2) a multi-cultural, multi-ethnic labor force, (3) requirement for a good command of English and understanding of some other languages, (4) physical health and knowledge of the pilots have been increased in integration process; pilot manpower plays a special role in the process of reproduction and development of the aviation industry; detail explanation of factors affecting pilots manpower resources, especially the impact of international integration.
2. Some limitations of Vietnam pilot manpower resources are: (1) the insufficient in number, the proportion of foreign rented pilots still high; (2) the structure is unbalanced in term of types and ages; (3) lacking of a professional and industrial manner; (4) there is no national pilot training institution. The key reasons that caused these limitations are: (i) the conflict between low level of economic, social development and the demand for air transportation in the context of international integration is high; (ii) limitations and inconsistence among airlines in assessment, recruitment, training and retraining, using and treatment of pilots; (iii) capital investments for pilot manpower resource are limited; (iv) international cooperation on pilot training and state management on the development of pilot manpower resource are inadequate.
3. Proposed solutions to develop the pilot manpower resources for Vietnam aviation industry until 2020 and vision to 2030 should include (1) reassessment of quantity, quality and structure, (2) improvement standards and recruitment procedures, (3) strengthening capacity personnel working on recruitment, (4) improving the quality of training and re-training for pilots, (5) improving mechanisms of pilots use and rotation, (6) improving remuneration regime, (7) strengthening the mobilization of capitals to develop pilot manpower resource, (8) enhancing international cooperation and experience exchange with other countries on education and training of pilots, (9) strengthening the state management of pilot training in Vietnam.