ThS33.036_Nghiên cứu về đặc điểm thơ ca dân tộc Thái hiện đại
1. Lý do chọn đề tài
Là một bộ phận hợp thành của nền văn học Việt Nam, thơ ca các dân tộc thiểu số đã có những đóng góp quan trọng đối với sự phát triển chung của nền thơ ca Việt Nam hiện đại. Điều này đã được Nghị quyết Trung ƣơng V (khoá VIII) đánh giá “văn học các dân tộc thiểu số có bƣớc tiến đáng kể. Đội ngũ những nhà văn hoá người dân tộc thiểu số phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng, đã có những đóng góp quan trọng vào hầu hết các lĩnh vực văn học nghệ thuật”. Thực tế cho thấy, thơ ca các dân tộc thiểu số đã trở thành một phần không thể thiếu được trong nền thơ ca dân tộc, và diện mạo của nền thơ ca Việt Nam hiện đại chỉ có thể được nhìn nhận một cách trọn vẹn trong một chỉnh thể thống nhất mà đa dạng, phong phú bao gồm trong đó có thơ ca các dân tộc thiểu số.
Với nền tảng là kho tàng văn học dân gian phong phú, đa dạng, các dân tộc thiểu số đã xây dựng một nền văn học hiện đại đa sắc, đa màu, có nhiều thành tựu cả về đội ngũ và tác phẩm. Nhiều dân tộc đã có những tác giả tiêu biểu đại diện cho tiếng nói và bản sắc văn hoá của dân tộc mình như: dân tộc Dao có Bàn Tài Đoàn, Triệu Kim Văn…; dân tộc Tày có Nông Quốc Chấn, Y hương, Dương Thuấn…; dân tộc Thái có Cầm Biêu, La Quán Miên, Lò Cao Nhum…; dân tộc Giáy có Lò Ngân Sủn…; dân tộc Mông có Ma A Lềnh, Mùa A Sấu; dân tộc PaDí có Pờ Sảo Mìn… ; dân tộc Mường có Vương Anh, Đinh Lăng Lượng…; dân tộc Chăm có Inrasara….
Là một thành viên của đại gia đình các dân tộc ở Việt Nam, dân tộc Thái có địa bàn cư trú chính ở vùng thƣợng lƣu sông Thao (nậm Tào), sông Đà (nậm Tè), sông Mã miền Bắc Việt Nam. Ngƣời Thái tự hào có nền lịch sử, văn hoá lâu đời, có chữ viết cổ, nền văn học phong phú, trong đó nổi tiếng với các truyện thơ Xống chụ xôn xao, Khum lú- Nàng Ủa, Tản chụ xiết sương, hay sử thi Chƣơng Han, Khun Chƣởng, Táy pú xấc…Dân tộc Thái đã góp phần vào sự hình thành những giá trị về nhiều mặt cho đời sống văn hoá dân tộc, trong đó có những sáng tác văn học độc đáo mang nét đặc trƣng riêng của người Thái.
Cùng với đội ngũ nhà văn của các dân tộc anh em khác, các nhà thơ, nhà văn dân tộc Thái đã góp phần đƣa tiếng nói tâm hồn của dân tộc vƣợt qua núi cao, sông sâu để hoà nhịp vào sự phát triển của nền thơ ca hiện đại như Cầm Biêu, Lƣơng Quy Nhân, Hoàng Nó, Lò Văn Cậy, Vƣơng Trung, Cầm Hùng, La Quán Miên, Sa Phong Ba, Cầm Bá Lai, Lò Cao Nhum, Cà Thị Hoàn…Họ là các thế hệ nhà văn song hành cùng các thời kỳ phát triển của văn học dân tộc Thái. Trong đó, có ngƣời vừa sáng tác thơ, vừa viết tiểu thuyết, vừa nghiên cứu sƣu tầm, giới thiệu văn học dân gian, vừa viết truyện, ký. Và ở lĩnh vực nào họ cũng có những thành tựu đáng kể. Tuy nhiên, thơ là một địa hạt thành công và có giá trị hơn cả của văn học dân tộc Thái thời kỳ hiện đại trên cả phương diện đội ngũ và tác phẩm. Có thể kể đến các nhà thơ dân tộc Thái tiêu biểu như: Cầm Biêu, Lương Quy Nhân, Lò Văn Cậy, Vương Trung, Lò Vũ Vân (Sơn La), La Quán Miên (Nghệ An), Lò Cao Nhum (Hoà Bình).
Họ là hội viên Hội nhà văn Việt Nam, có nhiều tác phẩm đạt giải thƣởng của Hội văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam, của Uỷ ban toàn quốc Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật Việt Nam hay của Hội Nhà văn Việt Nam… Mặc dù so với các nhà thơ dân tộc Kinh, đội ngũ các nhà thơ dân tộc Thái còn khiêm tốn nhƣng họ đã góp một tiếng nói riêng đối với nền thơ ca Việt Nam hiện đại nói chung, thơ ca các dân tộc thiểu số nói riêng. Theo khảo sát của chúng tôi, số lƣợng các nhà văn, nhà thơ dân tộc Thái đông thứ hai trong số các nhà thơ, nhà văn ngƣời dân tộc thiểu số (sau dân tộc Tày). Có nhiều cây bút đã gắn liền với sự hình thành và phát triển của văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam, có nhiều tác giả, tác phẩm của dân tộc Thái đã được giới nghiên cứu, phê bình và bạn đọc yêu mến, khẳng định.
Được nuôi dưỡng từ nôi văn hoá giàu bản sắc, thơ ca dân tộc Thái thời kỳ hiện đại đã từng bƣớc khẳng định vị trí của mình trong sự phát triển của nền thơ ca Việt Nam hiện đại. Tuy nhiên, cho đến nay việc nghiên cứu, đánh giá về thơ văn dân tộc thiểu số nói chung và thơ ca dân tộc Thái nói riêng vẫn chưa xứng đáng với tầm vóc và thành tựu của nó. Nhà thơ Lò Ngân Sủn nói đến tình trạng “bất cập, hẫng hụt” trong đời sống phê bình văn học các dân tộc thiểu số qua bài viết “Viết về văn học các dân tộc thiểu số – một công việc ít đƣợc quan tâm”. Riêng đối với việc nghiên cứu, phê bình thơ ca dân tộc Thái thời kỳ hiện đại thì cũng nằm trong tình trạng “bất bình đẳng” như vậy: “việc tổ chức, sƣu tầm, nghiên cứu, giới thiệu chƣa đƣợc tiến hành liên tục, rộng khắp” [52, tr.12]. Vì thế, việc nghiên cứu đặc điểm thơ ca dân tộc Thái thời kỳ hiện đại dƣới góc độ khoa học sẽ góp phần khẳng định những đóng góp về mặt nội dung cũng nhƣ hình thức nghệ thuật của thơ ca dân tộc Thái, mặt khác cũng làm xoá đi tâm lý “chiếu cố” (Lâm Tiến) khi nghiên cứu văn học dân tộc thiểu số nói chung và thơ ca dân tộc Thái nói riêng.
Từ việc tìm hiểu, nghiên cứu thơ ca dân tộc Thái hiện đại, luận văn chỉ ra một số đặc điểm thơ ca dân tộc Thái về nội dung và hình thức nghệ thuật. Đó là hình ảnh thiên nhiên, quê hƣơng, con người, bản mường cùng với những phong tục, tập quán giàu bản sắc của dân tộc Thái. Vẻ đẹp hoang sơ, kỳ vĩ, thơ mộng của thiên nhiên, núi rừng Tây Bắc; Sự dung dị, chân thành, nhân ái, khéo léo và tài hoa của con ngƣời miền núi…theo cách cảm nhận riêng của những nhà thơ Thái. Bên cạnh việc chỉ ra một số đặc điểm nội dung cơ bản, luận văn cũng khẳng định nét ri êng độc đáo về nghệ thuật trong thơ Thái hiện đại, đó là những tác phẩm có sự kết hợp, kế thừa những lời thơ giàu hình ảnh, nhạc lý của văn học và văn hóa dân gian Thái với cá tính sáng tạo mới mẻ, hiện đại của các nhà thơ Thái…Từ đó góp phần khẳng định vị trí và những đóng góp độc đáo của thơ Thái hiện đại đối với nền thơ ca các dân tộc thiểu số nói chung một cách khách quan, thuyết phục.
Ngoài ý nghĩa khoa học, đề tài có tính thực tiễn quan trọng, đó là góp thêm một tiếng nói vào việc gìn giữ, bảo tồn những nét đẹp của bản sắc văn hoá các dân tộc thiểu số Việt Nam đang bị mai một dần qua việc nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện về thơ ca dân tộc Thái hiện đại (cũng như một số các dân tộc khác), bởi đây là một công việc cụ thể, có ý nghĩa cho những người có ý thức về sự hiện diện và vai trò của thơ ca các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại như ý kiến của nhà thơ, nhà nghiên cứu dân tộc thiểu số Dương Thuấn “Hiện nay đã có một vài tác giả ngƣời dân tộc thiểu số làm công việc phê bình nghiên cứu nhƣng còn yếu và lẻ tẻ. Nên nghiên cứu theo hướng đi sâu vào từng tác giả, từng dân tộc hơn là nghiên cứu chung chung nhƣ hiện nay. Trên cơ sở nghiên cứu từng tác giả, từng dân tộc sẽ đánh giá một cách hệ thống từng tác giả hoặc từng vùng văn học” [35]. Ngoài ra, luận văn còn phục vụ trực tiếp cho việc học tập, nghiên cứu khoa học và góp phần vào việc giảng dạy văn học dân tộc thiểu số ở trường trung học phổ thông, cao đẳng, đại học