ThS31_034_Nghiên cứu tổ chức quá trình dạy học một số kiến thức chương các định luật bảo toàn (vật lí lớp 10-nâng cao) theo quan điểm kiến tạo
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Mục đích của việc đổi mới PPDH ở phổ thông là thay đổi lối DH truyền thống truyền thụ một chiều sang DH theo phương pháp DH tích cực nhằm giúp HS phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, rèn luyện thói quen và năng lực tự học, tinh thần hợp tác, kỹ năng vận dụng kiến thức vào những tình huống khác nhau trong học tập và trong thực tiễn: tạo niềm tin, niềm vui, hứng thú trong học tập. “Học” là quá trình kiến tạo; HS tìm tòi, khám phá, phát hiện, luyện tập, khai thác và sử lý thông tin…tự hình thành hiểu biết, năng lực và phẩm chất. Tổ chức hoạt động nhận thức cho HS, dạy HS cách tìm ra chân lý. Chú trọng hình thức năng lực tự học, sáng tạo, hợp tác,…để đáp ứng những yêu cầu của cuộc sống hiện tại, tương lai. Những điều đã học cần thiết, bổ ích cho bản thân HS và cho sự phát triển xã hội.
Có thể nói cốt lõi của đổi mới dạy và học là hướng tới học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động. Một số phương pháp DH tích cực được nhiều nhà nghiên cứu giáo dục cũng như các GV đang trực tiếp giảng dạy quan tâm: DH giải quyết vấn đề, DH hợp tác trong nhóm, DHKT,… Thực tế DH Vật lí ở trường phổ thông cho thấy nhiều giờ chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới phương pháp: HS tiếp thu một cách thụ động, ít phát triển được tư duy sáng tạo, GV chủ yếu thuyết trình, giảng giải. Một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng này là người GV ít quan tâm đến những
vốn hiểu biết sẵn có của HS, làm hạn chế sự tham gia chủ động tích cực của người học trong quá trình xây dựng kiến thức. Để khắc phục nguyên nhân chính này là DH theo QĐKT. Theo quan điểm của LTKT mà ở đó HS phải tham gia tích cực vào quá trình xây dựng kiến thức cho bản thân dựa vào những kinh nghiệm sẵn có của mình, là một quan điểm DH đáp ứng được đòi hỏi đổi mới của PPDH. Quan điểm này đối lập với quan điểm cho rằng: việc DH là sự chuyển giao- tiếp nhận thông tin một cách thụ động từ người này sang người khác. Trong quá trình học tập kiến tạo, những hiểu biết, quan niệm của HS được sử dụng, được thử thách, được đánh giá, từ đó làm thay đổi những QNS, hình thành phát triển quan điểm và kiến thức khoa học. Hơn thế nữa, quá trình kiến tạo kiến thức mới không chỉ dựa vào những kinh nghiệm cá nhân người học có do tương tác với thế giới vật chất mà phải có sự tương tác giữa xã hội với người học giữa người học với người học và giữa người
học với GV. Những điều này đảm bảo cho những kiến thức mà HS có được là những kiến thức khoa học thực sự có chất lượng, sâu sắc và vững chắc, và hệ thống. Việc đổi mới PPDH, trong đó có DH vật lí nhằm thực hiện tốt mục tiêu DH hiện đang là một trong những vấn đề hết sức được coi trọng.
Chương IV – Các định luật bảo toàn trong chương trình vật lí lớp 10 (chương trình nâng cao), so với chương trình cơ bản và chương trình SGK xuất bản trước năm 2006 có nhiều thay đổi về cấu trúc và nội dung. Trong chương này có nhiều hiện tượng vật lí gắn liền với thực tế cuộc sống, gần gũi và quen thuộc với các em HS, nhưng lại là những hiện tượng xảy ra nhanh và rất phức tạp gây nhiều khó khăn và dễ dẫn đến những quan điểm sai lầm cho HS khi tiếp thu kiến thức. Theo đánh giá của nhiều GV một số nội dung kiến thức trong chương “Các định luật bảo toàn” là chủ đề “KHÓ” với HS, nhưng được vận dụng rất nhiều trong đời sống và trong khoa học kỹ thuật.
Với mục đích nhằm nâng cao tính tích cực, chủ động của HS khi học các nội dung chương “các định luật bảo toàn”, những năm gần đây, đã có một số tác giả quan tâm, nghiên cứu đổi mới PPDH, ví dụ như [45, 49],… Trong các công trình đó các tác giả đã vận dụng phương pháp tổ chức và định hướng hoạt động học tự chủ sáng tạo của HS, và phương pháp Graph. Dưới góc độ lí luận DH, lí luận bộ môn, những năm gần đây, nghiên cứu LTKT trong DH được đề cập đến và vận dụng lí thuyết này vào một số lĩnh vực DH cụ thể, đã được công bố rải rác trên các tạp chí khoa học qua các công trình nghiên cứu.
Trong các công trình đó các tác giả đều đã làm rõ những luận điểm cơ bản của LTKT trong nhận thức và trong DH, vận dụng lý thuyết này cho một số môn học như là môn toán hoặc các môn khoa học khác ở bậc THCS và Tiểu học, ít có những công trình nghiên cứu DH theo LTKT ở môn vật lí bậc THPT. Những lý do phân tích trên, với mong muốn góp phần nâng cao chất lượng DH vật lí ở các trường THPT, chúng tôi chọn và nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu, tổ chức quá trình DH một số kiến thức chương “Các định luật bảo toàn” (Vật lí lớp 10 – nâng cao) theo quan điểm kiến tạo”