LA16.016_Nghiên cứu thực trạng sử dụng đất nông nghiệp và kinh tế hộ dưới tác động của đô thị hóa trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh
Tên tác giả: Hồ Huy Thành
Tên luận án: “Nghiên cứu thực trạng sử dụng đất nông nghiệp và kinh tế hộ dưới tác động của đô thị hóa trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh“
Chuyên ngành: Quản lý đất đai; Mã số: 9.85.01.03
Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
– Đánh giá hiệu quả, tiềm năng sử dụng đất nông nghiệp và kinh tế hộ dưới tác động của đô thị hóa.
– Đề xuất mô hình sử dụng đất nông nghiệp hợp lý và các giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp, kinh tế nông hộ cho khu vực nội đô, ven đô thành phố Hà Tĩnh.
Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu bao gồm: Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp; Phương pháp chọn điểm nghiên cứu; Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp; Phương pháp đánh giá đất theo FAO; Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất; Phương pháp đánh giá tổng hợp hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường; Phương pháp ứng dụng GIS trong xây dựng bản đồ; Phương pháp phân tích đất; Phương pháp phân cấp xây dựng bản đồ độ phì; Phương pháp phân tích SWOT; Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu và minh họa kết quả nghiên cứu.
Kết quả chính và kết luận
– Thành phố Hà Tĩnh hiện có tỷ lệ đô thị hóa là 72%, tốc độ ĐTH là 34,45%, trong tương lai đất nông nghiệp tiếp tục sẽ bị giảm để phát triển đô thị. Đất nông nghiệp Thành phố bố trí khá tập trung ở khu vực ven đô, diện tích còn 2.852,89 ha (chiếm 50,45% so với tổng diện tích tự nhiên). Quá trình ĐTH đã làm cho tổng diện tích đất nông nghiệp giai đoạn 2000 – 2015 giảm sang đất phi nông nghiệp 646,55 ha, chiếm 18,73% so với tổng diện tích đất nông nghiệp đầu kỳ; diện tích đất khai hoang để SXNN chỉ đáp ứng được 59,51% số bị mất do ĐTH; diện tích được tưới, tiêu chủ động và diện tích gieo trồng đều bị giảm dần theo thời gian.
– Bản đồ đơn vị đất đai thành phố Hà Tĩnh được xây dựng từ 6 bản đồ chuyên đề là bản đồ loại đất, bản đồ địa hình tương đối, bản đồ độ dày tầng canh tác, bản đồ thành phần cơ giới, bản đồ độ phì và bản đồ chế độ tưới. Thành phố Hà Tĩnh có 51 đơn vị đất đai, từ chất lượng đất đai của các LMU, đã xác định có 1.031,79 ha đất thích hợp trồng lúa (chiếm 41,7%); có 1.570,19 ha đất thích hợp trồng lúa – màu (chiếm 63,45%) và 1.253,90 ha đất thích hợp trồng màu (chiếm 50,67%) trên trên tổng số 2.474,59 ha diện tích đất điều tra. Tuy nhiên, vẫn còn có 57,03 ha đất không thích hợp cho SXNN.
– Thành phố Hà Tĩnh có 7 LUT chính có hi ệu quả kinh tế, xã hội, môi trường xếp theo thứ tự cao – thấp là: chuyên hoa, chuyên màu, hoa – màu, nuôi trồng thủy sản, cây ăn quả, lúa màu và chuyên lúa. Trong đó, các ki ểu sử dụng đất có hiệu quả cao là Hoa đào, Lạc – Dưa hấu – Bắp cải, Dưa hấu – Dưa hấu – Rau cải, Lạc – Dưa hấu – Su hào và Lạc – Dưa hấu – Súp lơ. Mặc dù LUT NTTS cho hiệu quả trung bình nhưng để góp phần cải thiện kinh tế hộ cần khuyến cáo chuyển phần diện tích đất trồng lúa ở vùng trũng, nhiễm mặn, năng suất thấp sang NTTS mặn lợ với các bờ bao trồng cây ăn quả, cây cảnh.
– Kết quả theo dõi, đánh giá mô hình thực nghiệm trong 3 năm 2013, 2014 và 2015 với 4 kiểu sử dụng đất gồm: Hoa Ly (vụ Đông) – Dưa Hấu (vụ Xuân Hè) – Súp lơ (vụ Đông) có GTGT 1.680,83 tri ệu đồng/ha/năm; trồng hoa Đào có GTGT 770,06 triệu đồng/ha/năm và Lạc Xuân – Dưa Hấu (vụ Hè Thu) – Bắp cải (vụ Đông) có GTGT 221,23 triệu đồng/ha/năm và mô hình NTTS gồm cá Chẽm, cá Chim nuôi ao đất với GTGT 542,38 triệu đồng/ha/năm. Trong thời gian tới để góp phần cải thiện kinh tế hộ, thành phố Hà Tĩnh cần nhân rộng các mô hình mang lại hiệu quả cao là: chuyên hoa (Hoa đào), chuyên màu ( Lạc – Dưa hấu – Bắp cải, Dưa hấu – Dưa hấu – Rau cải, Lạc – Dưa hấu – Su hào, Lạc – Dưa hấu – Súp lơ) và NTTS (cá Chẽm, cá chim nuôi ao).
– Đối với khu vực đô thị và ven đô thành phố Hà Tĩnh đề xuất thực hiện đồng bộ 7 nhóm giải pháp cho công tác quản lý đất đai và 5 nhóm gi ải pháp, biện pháp sử dụng đất nông nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và ổn định kinh tế hộ trong điều kiện ĐTH tại địa phương.