ThS16.15_Nghiên cứu sự tham gia của người dân trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện quế võ, tỉnh bắc ninh
Phát triển nông nghiệp nông thôn luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của ðảng và Nhà nước. Trong đó chính sách xây dựng nông thôn mới là một trong những chính sách sẽ mang lại hiệu quả lợi và một gương mặt mới cho khu vực nông thôn…Nông dân là chủ thể và là đối tượng chính của các khu vực nông thôn. Vì vậy, công việc của nông thôn sẽ mang lại tính hiệu quả cao nhất nếu công việc đó được giải quyết và được tham gia bởi người nông dân. Người dân là những người tự tổ chức ra kế hoạch thực hiện, từ tìm ra vấn đề và tự tìm cách giải quyết vấn đề đó.
Sự tham gia của người dân được các nghiên cứu trước đây thực hiện nhiều cả trên thế giới và trong nước. ðặc biệt là các tổ chức NGO, những tổ chức và cơ quan làm công tác cộng đồng, thực hiện các nghiên cứu ở các nước phát triển như Mỹ, Canada, Úc…hay những nước như Hàn Quốc…sự tham gia của người dân trong việc giải quyết các vấn đề nông nghiệp nông thôn có vai trò quyết định
quan trọng trong sự thành công của các chương trình, dự án.
Sau 20 năm thực hiện đường lối đổi mới, dưới sự lãnh đạo của ðảng, nông nghiệp, nông dân, nông thôn nước ta đã đạt nhiều thành tựu to lớn. Tuy nhiên, một số thành tựu đạt được chưa thật tương xứng với tiềm năng và lợi thế: Nông nghiệp phát triển còn kém bền vững, sức cạnh tranh thấp, chuyển giao khoa học – công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực còn hạn chế. Nông nghiệp, nông thôn phát triển thiếu quy hoạch, kết cấu hạ tầng như giao thông, thủy lợi, trường học, trạm y tế, cấp nước…còn yếu kém, môi trường ngày càng ô nhiễm. ðời sống vật chất, tinh thần của người nông dân còn thấp, tỷ lệ hộ nghèo cao, chênh lệch giàu nghèo giữa nông thôn và thành thị còn lớn phát sinh nhiều vấn đề xã hội bức xúc. Chính vì vậy, Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương ðảng khóa X đã ban hành Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2011 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, trong đó xác định nông nghiệp, nông thôn và nông dân là vấn đề “có tầm chiến lược đặc biệt quan trọng ” trong quá trình phát triển kinh tế, ổn định chính trị và an ninh quốc phòng; tiếp sau đó nhiều văn bản pháp lý khác liên quan tới vấn đề này cũng đã ra đời nhằm thực hiện Nghị quyết số 26- NQ/TW.
Từ năm 2001 – 2009 cả nước đã triển khai ðề án thí điểm “Xây dựng mô hình nông thôn mới cấp xã theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa” do Ban Kinh tế Trung ương và Bộ Nông nghiệp & PTNT chỉ đạo ở trên 200 điểm ở các địa phương với hướng tiếp cận từ cộng đồng. Chương trình đã được thực hiện thắng lợi, tạo bước đột phá trong phát triển nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống cho người dân. Ngày 16/4/2009 Thủ tướng ký Quyết định số 491/2009/Qð-TTg về ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới; Quyết định số 800/2010/Qð-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020; ngày 8/6/2010 Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã phát động thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”.
Chính sách về phát triển nông nghiệp – nông thôn – nông dân là chính sách có ý nghĩa quan trọng. Tuy nhiên sự tham gia của người dân trong các chương trình còn hạn chế và chưa được thể hiện rõ. Nhiều vùng địa phương còn mang tính tự quyết định bởi chính quyền và những người thực hiện chương trình mà không phải là người nông dân. ðiều đó làm cho kết quả thực hiện các chương trình là không cao.
Tỉnh Bắc Ninh nói chung và huyện Quế Võ nói riêng đã và đang tiến hành thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới đạt được nhiều thành công. Nhiều năm qua, Quế Võ luôn đi đầu tỉnh về các chỉ tiêu kinh tế; cơ cấu kinh tế đa dạng về nông – lâm nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Nhiều mô hình kinh tế mới, hiệu quả ở Quế Võ đã được bà con vùng khác biết đến như: Dồn
điền đổi thửa (xã Mộ ðạo),… huyện cũng luôn quan tâm đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở cho nông nghiệp, nông thôn (đường giao thông nội đồng: trên 30 km, kênh mương nội đồng: 50 km). Năm 2010, Quế Võ có một xã duy nhất là Phượng Mao được tỉnh chọn làm xã điểm về xây dựng nông thôn mới. Cùng với Phượng Mao, nhiều xã trên địa bàn huyện cũng đang ra sức xây dựng, phấn đấu
đạt tiêu chuẩn nông thôn mới đến 2015, như: Phương Liễu, Phù Lãng, Việt Hùng… Tuy nhiên, cũng còn có những hạn chế và bất cập như: Năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ cấp cơ sở chưa cao, việc sử dụng nguồn vốn của nhà nước hỗ trợ cho địa phương chưa thực sự hiệu quả…. Sự tham gia của người dân trong việc xây dựng và phát triển nông nghiệp, nông thôn vẫn còn nhiều hạn chế. Vấn
đề tham gia của người dân thực hiện chủ yếu thông qua một số mô hình phát triển nông thôn mới vẫn chưa được cụ thể hoá một cách chi tiết, chưa mô phỏng nó thành phương pháp để thực hiện có tính đồng bộ, thống nhất, phù hợp với tình hình thực tế.
Xuất phát từ những vấn đề trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu sự tham gia của người dân trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh”