ThS31_028_Nghiên cứu sử dụng thí nghiệm khi dạy chương chất khí (vật lí 10 – cơ bản) nhằm tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh thpt miền núi
1. Lý do chọn đề tài
Nghị quyết hội nghị lần II Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản khóa VIII đã chỉ rõ: “Đổi mới phương pháp giáo dục – đào tạo khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học…”. Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng tiếp tục khẳng định: “Ưu tiên hàng đầu cho việc nâng cao chất lượng dạy và học. Đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học, …, phát huy khả năng sáng tạo và độc lập suy nghĩ của học sinh, sinh viên.” [3].
Trong những năm qua, định hướng đổi mới này đã được thực hiện ở tất cả các cấp học, bậc học, các môn học và được cụ thể hóa bằng việc đổi mới sách giáo khoa (SGK) cũng như việc thực hiện các phương pháp dạy học tích cực. Tuy ở nhiều nơi đã thu được những kết quả rất đáng khích lệ nhưng việc đổi mới phương pháp dạy học ở miền núi còn nhiều hạn chế nên học sinh (HS) chưa say mê, hứng thú học tập; từ đó chưa phát huy được năng lực nhận thức và khả năng sáng tạo của học sinh. Điều đó ảnh hưởng đến việc đào tạo ra con người có đầy đủ phẩm chất đạo đức, năng lực trí tuệ để đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.
Tìm hiểu thực tế giảng dạy học Vật lí ở các trường THPT miền núi, chúng tôi nhận thấy rằng HS chưa nắm vững kiến thức, chưa hứng thú với học tập, năng lực nhận thức còn nhiều hạn chế, thụ động trong việc tiếp thu kiến thức. Với mong muốn góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học bộ môn Vật lí tại các trường trung học phổ thông ở miền núi, chúng tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu sử dụng thí nghiệm khi dạy chương “Chất khí” (Vật lí 10 – cơ bản) nhằm tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh THPT miền núi”.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng thí nghiệm trong giờ học Vật lí khi dạy chương “Chất khí” (Vật lí 10 – cơ bản) nhằm tích cực hóa hoạt động học tập của HS THPT miền núi.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu quá trình dạy – học Vật lí khi dạy một số kiến thức chương “Chất khí” cho HS THPT miền núi.
4. Giả thuyết khoa học
Nếu tiến hành các thí nghiệm trong giờ học một cách khoa học, phù hợp với đối tượng sẽ nâng cao được chất lượng học tập cho HS.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
+ Nghiên cứu cơ sở lí luận về tính tích cực trong dạy học theo quan điểm hiện đại và thí nghiệm trong dạy học Vật lí.
+ Điều tra thực trạng dạy học Vật lí nói chung và chương “Chất khí” nói riêng với việc sử dụng thí nghiệm trong giờ học ở các trường THPT miền núi.
+ Đề xuất phương án tiến hành thí nghiệm trong giờ học Vật lí nhằm tích cực hóa hoạt động học tập của HS.
+ Soạn thảo tiến trình dạy học một số kiến thức chương “Chất khí” theo phương án đề ra.
+ Thực nghiệm sư phạm (TNSP) nhằm kiểm tra giả thuyết khoa học và tính khả thi của đề tài.
6. Phương pháp nghiên cứu
+ Nghiên cứu lí luận.
+ Điều tra, khảo sát.
+ Thực nghiệm sư phạm.
7. Đóng góp của luận văn
+ Góp phần làm sáng tỏ cơ sở lí luận và thực tiễn về việc sử dụng thí nghiệm của giáo viên (GV) và HS để tích cực hóa hoạt động học tập của HS THPT miền núi.
+ Có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm đến việc sử dụng thí nghiệm trong dạy học Vật lí ở THPT miền núi.
8. Giới hạn của luận văn
Nghiên cứu sử dụng các thí nghiệm của GV và HS trong giờ nghiên cứu tài liệu mới khi dạy một số kiến thức trong chương “Chất khí” nhằm tích cực hóa hoạt động học tập của HS THPT miền núi.
9. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, phần chính của luận văn được trình bày 3 chương (gồm: 106 trang, trong đó có 6 sơ đồ, 6 đồ thị và biểu đồ, 8 hình vẽ, 17 bảng biểu; 8 phụ lục trong đó có: 1 phiếu phỏng vấn GV, 1 phiếu phỏng vấn HS, 3 bảng tóm tắt nội dung trình bày bảng, 3 đề kiểm tra khảo sát)