LA20.009_Nghiên cứu quan niệm, hành vi t̀inh dục và sức khỏe sinh sản ở vị thành niên huyện chí linh, tỉnh hải dương 2006 – 2009
Nội dung đề tài: “Nghiên cứu quan niệm, hành vi t̀inh dục và sức khỏe sinh sản ở vị thành niên huyện chí linh, tỉnh hải dương 2006 – 2009”
MỞ ĐẦU
Vị thành niên là giai đoạn đặc biệt của cuộc đời, giai đoạn tuổi mà một ngƣời
không còn là trẻ con nhƣng cũng chƣa phải là ngƣời trƣởng thành hoàn toàn. Theo
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO, 1998) vị thành niên (VTN) là từ 10 tuổi đến 19 tuổi,
là giai đoạn phát triển tâm sinh lý, cơ thể và đặc điểm cá nhân từ một đứa trẻ dần trở
thành ngƣời trƣởng thành, sự chuyển tiếp dần từ giai đoạn phụ thuộc đến giai đoạn
độc lập về kinh tế, xã hội [17], [94]. Trong giai đoạn này vị thành niên có thể phải
đối mặt với các thay đổi chuyển tiếp (đi học và thôi học, chƣa đi làm và đi làm,
chƣa yêu và yêu, chƣa quan hệ tình dục và có quan hệ tình dục v.v…) và phải ra
nhiều quyết định quan trọng của cuộc đời trong khi kinh nghiệm sống và các kiến
thức về xã hội, về nghề nghiệp, về tâm lý, sinh lý còn chƣa định hình ổn định.
Giai đoạn phát triển vị thành niên chịu tác động của nhiều yếu tố cá nhân, gia
đình, cộng đồng, xã hội. Vị thành niên rất nhạy cảm với các thay đổi của môi
trƣờng, kinh tế, văn hoá, xã hội. Những thay đổi đó tác động lên hành vi liên quan
tới sức khoẻ trong giai đoạn vị thành niên và giai đoạn tiếp theo trong tuổi trƣởng
thành [184]. Một số đặc điểm của vị thành niên là tò mò, khám phá, ảnh hƣởng của
bạn đồng trang lứa về các vấn đề tình dục, trong khi đó việc thiếu kiến thức, hiểu
biết về sinh lý thụ thai, sức khoẻ sinh sản (SKSS), biện pháp tránh thai (BPTT),
phòng tránh viêm nhiễm sinh dục và bệnh lây truyền qua quan hệ tình dục (QHTD)
làm cho VTN trở thành nhóm có nguy cơ, dễ bị tổn thƣơng.
Vị thành niên chiếm khoảng 1/5 dân số thế giới và 85% sống ở các nƣớc
đang phát triển. Ở Việt Nam, thanh niên vị thành niên chiếm một tỷ lệ lớn trong cơ
cấu dân số. Theo số liệu tổng điều tra dân số và nhà ở năm 1999, dân số độ tuổi 1019
tuổi chiếm 22,7%, nếu tính từ 10 tuổi đến 24 tuổi thì tỷ lệ này là 31,7% và là
nƣớc có tỷ lệ thanh niên, vị thành niên cao nhất châu Á [1]. Điều tra biến động dân
số kế hoạch hoá gia đình 1/4/2005 cho thấy VTN 10-19 tuổi chiếm 21,2% [19] và tỷ
lệ này trong Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 là 18,7% [2]. Trong giai đoạn
đất nƣớc đổi mới và phát triển mạnh mẽ từ cuối thập kỷ 1980, vị thành niên có điều
kiện hơn phát triến toàn diện về mọi mặt. Tuy nhiên sự gia tăng quan hệ tình dục
sớm và gia tăng nạo phá thai tuổi vị thành niên là một trong các vấn đề cấp thiết cần
nghiên cứu đầy đủ. Các chƣơng trình chăm sóc SKSS và kế hoạch hóa gia đình
(KHHGĐ) trong một vài thập kỷ trƣớc tập trung vào các đối tƣợng đã có gia đình,
trong độ tuổi sinh đẻ do chiến lƣợc và nguồn lực ƣu tiên trong từng giai đoạn, thiếu
chƣơng trình, dịch vụ SKSS đặc thù cho VTN. Mặt khác cũng còn những tranh cãi
về việc giáo dục và cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS cho vị thành niên [26].
Chƣơng trình hành động của Hội nghị Quốc tế về Dân số và Phát triển
(ICPD) lần thứ tƣ, họp tại Cai Rô, Ai Cập năm 1994, đã nhấn mạnh vấn đề chăm
sóc sức khoẻ sinh sản thanh niên/vị thành niên và coi đó là một nội dung quan trọng
trong chƣơng trình chăm sóc sức khoẻ sinh sản [204]. Việt Nam đã có cam kết thực
hiện Chƣơng trình hành động của Hội nghị Cairo, Ai Cập. Từ năm 1995, chƣơng
trình dân số – KHHGĐ Việt Nam đã mở rộng triển khai hoạt động về chăm sóc sức
khỏe sinh sản. Chiến lƣợc quốc gia DS-KHHGĐ giai đoạn 2001 – 2010 xác định
chăm sóc SKSS là một trong các giải pháp quan trọng. Cụ thể là giảm tỷ lệ nạo phá
thai, nạo phá thai vị thành niên, nâng cao chất lƣợng chăm sóc sức khoẻ bà mẹ, trẻ
em, giảm tỷ lệ bệnh viêm nhiễm đƣờng sinh dục, bệnh lây truyền qua QHTD (STIs)
[28]. Bộ Y tế triển khai chƣơng trình chăm sóc SKSS từ năm 1998 và nội dung
chăm sóc SKSS cũng là một trong các nội dung quan trọng trong chiến lƣợc chăm
sóc sức khoẻ nhân dân giai đoạn 2001 – 2010 [6].
Thanh thiếu niên có xu hƣớng dậy thì sớm hơn, kết hôn muộn hơn. Điều này
có nghĩa là thời gian từ khi dậy thì, có thể quan hệ tình dục đến khi kết hôn ngày
càng dài hơn. Đồng thời những nguy cơ về có thai ngoài ý muốn, nạo phá thai và
bệnh lây truyền qua quan hệ tình dục cũng tăng, ảnh hƣởng trực tiếp và lâu dài tới
sức khoẻ. Một số nghiên cứu nhận định rằng số liệu nghiên cứu về tỷ lệ có quan hệ
tình dục, có thai, nạo phá thai ở vị thành niên có thể không phản ánh sát thực tế do
tính nhạy cảm của chủ đề nghiên cứu