ThS31_046_Nghiên cứu lựa chọn chương trình hoàn thiện nội dung và phương pháp tổ chức thực hành một số bài thí nghiệm vật lí đại cương nhằm nâng cao chất lượng thực hành cho sinh viên trường đại học
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Tuyên ngôn quốc tế về giáo dục Đại học trong thế kỷ 21 đã nói: “Các định chế giáo dục đại học cần phải giáo dục sinh viên như thế nào để họ thực sự trở thành những công dân được trang bị đầy đủ những kiến thức cần thiết và có đ ược động cơ hoạt động đúng đắn, sâu sắc. Đó là những con người có khả năng tư duy phê phán, biết cách phân tích các vấn đề của xã hội và thực hiện điều này với ý thức trách nhiệm đầy đủ”.
Nghĩa là giáo dục đại học phải tạo ra một biến đổi nơi người học sau khi ra trường, sinh viên không những phải có kiến thức mà còn phải biết làm, biết sống, biết làm cho những kiến thức kĩ năng học hỏi được trở thành máu thịt của mình. Họ phải biết phát hiện và giải quyết vấn đề, biết phê phán một cách độc lập, biết khiêm tốn trong tinh thần khoa học, biết chấp nhận và tôn trọng sự khác biệt trong văn hoá, biết dấn thân và dám chịu trách nhiệm, biết hợp tác với người khác và thích ứng với mọi môi trường công việc.
Mục tiêu giáo dục đại học Việt Nam đến năm 2020 là có bước chuyển cơ bản về chất lượng, qui mô, tiếp cận trình độ khu vực và trên thế giới. Một trong những việc phải làm để đạt được mục tiêu đó là xây dựng qui trình đào tạo mềm dẻo và liên thông, đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp giảng dạy đại học. Tăng cường các hoạt động nghiên cứu và triển khai nhằm nâng cao chất lượng đào tạo.
Cũng như các trường đại học khác, trường Đại học Kỹ thuật công nghiệp- Đại học Thái Nguyên (ĐHKTCN-ĐHTN) đã có nhiều những thay đổi trong nội dung chương trình đào tạo và phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Tuy nhiên, thực tế là đối với các trường kỹ thuật, nhiều môn học liên quan đến chế tạo các thiết bị kỹ thuật người ta thường gặp khó khăn khi thử nghiệm.
Khi đó thí nghiệm được sử dụng như là phương tiện tạ o cơ sở cho việc đào tạo kỹ năng nghề nghiệp. Có thể nói thực hành thí nghiệm là một hình thức tổ chức đào tạo quan trọng trong các trường Đại học Khoa học tự nhiên và kỹ thuật. Lịch sử phát triển của vật lí cũng cho thấy các thí nghiệm cơ bản không chỉ dẫ n đến hình thành những thuyết vật lí mới mà còn làm xuất hiện nhiều ngành kỹ thuật mới. Ví dụ: thí nghiệm Stôlêtốp và hiệu ứng quang điện không chỉ là xuất phát điểm cho việc xây dựng quang lượng tử mà còn tạo cơ sở cho sự ra đời của ngành kỹ thuật quang điện.
Vậy làm thế nào để sinh viên các trường kỹ thuật nói chung và sinh viên trường ĐHKTCN-ĐHTN nói riêng có được những giờ thực hành thí nghiệm hiệu quả, có chất lượng sau khi học xong chương trình vật lí đại cương? Với mong muốn góp phần giúp sinh viên r èn kỹ năng thực hành thí nghiệm, củng cố, hệ thống hoá sâu sắc lí thuyết, chúng tôi chọn đề tài:” Nghiên cứu lựa chọn chương trình, hoàn thiện nội dung và phương pháp tổ chức thực hành một số bài thí nghiệm vật lí đại cương nhằm góp phần nâng cao chất lượng thực hành cho sinh viên trường ĐHKTCN-ĐHTN ”