ThS38.017_Nghiên cứu hoá học và nhận dạng một số nhóm chất có trong cây đỏ ngọn (cratoxylum prunifolium kurtz)
1, MỞ ĐẦU
Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới, gió mùa, mưa thuận gió hoà nên, hệ thực vật rất phong phú, đa dạng. Đó là nguồn tài nguyên sinh học quý giá, thuộc loại có thể tái tạo được. Ngay từ xa xưa cha ông ta đã biết khai thác, nguồn tài nguyên quý báu này để làm đồ ăn, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, vật, liệu xây dựng và nhiên liệu phục vụ cuộc sống.,
Trong thế giới thực vật ấy có những loài cung cấp thức ăn cho chúng ta, có những loài cung cấp vật liệu, có loài cung cấp hương thơm, quả ngọt, có, nhiều loài được dùng để làm thuốc chữa bệnh, thuốc trừ sâu, cung cấp nguyên, liệu cho các ngành công nghiệp thực phẩm, mĩ phẩm và dược phẩm., Việt nam có một vị trí thuận lợi về thiên nhiên như vậy nên nền Y học, dân tộc cổ truyền phát triển từ lâu đời, chiếm vị trí đặc biệt trong việc bảo vệ, sức khoẻ nhân dân trong suốt hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ, nước.
Tiếp thu truyền thống quý báu của các thế hệ cha ông, ngày nay Đảng, và Nhà nước ta đã xây dựng nhiều chính sách, nhiều hình thức động viên, nhằm kế thừa và phát huy tốt nguồn tài nguyên quý báu có thể tái tạo được, phục vụ con người có hiệu quả nhất., Nhiều cây cỏ đã được trồng để dùng làm thuốc, nhiều loài dùng làm, nguyên liệu cung cấp tinh dầu cho công nghiệp dược phẩm và mỹ phẩm như, bạc hà, thanh hao hoa vàng, hoa hồi…, có loại được dùng làm thực phẩm, chức năng đồ uống như các loại trà, các loại sâm v.v… Trong số đó có cây đỏ, ngọn (Cratoxylum prunifolium) thuộc loại cây mọc hoang dại và phổ biến, khắp các vùng trên lãnh thổ nước ta. Đặc biệt cây đỏ ngọn có nhiều ở các, tỉnh miền núi phía Bắc, Tây Nguyên và Nam Bộ.
Cây đỏ ngọn đã và đang được dùng để làm thuốc và làm nước uống, trong phạm vi dân gian một cách khá phổ biến ở các nước châu Á, ở Việt, Nam đặc biệt vùng đồng bào dân tộc miền núi phía Bắc nước ta. Gần đây, người ta phát hiện dịch chiết của lá cây đỏ ngọn có tác dụng chữa bệnh gan, có tác dụng tốt với hệ thần kinh và tác dụng của nó không thua kém gì các, thuốc nhập ngoại.,
Cây đỏ ngọn được dùng trong dân gian đã có từ lâu, nghiên cứu hoá, thực vật cây đỏ ngọn thì mới chỉ được các nhà khoa học chú ý đến trong một, số năm gần đây, để góp phần làm rõ thêm thành phần hoá thực vật của cây đỏ, ngọn tạo thuận lợi cho việc dùng, sử dụng cây thuốc này làm dược liệu và, nguyên liệu cho các mục đích khác, chúng tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu hóa, học và nhận dạng một số nhóm chất có trong cây đỏ ngọn (Cratoxylum, prunifolium). Đối tượng nghiên cứu là cây đỏ ngọn mọc hoang, thu hái vào, tháng 11 năm 2007 tại xã Thịnh Đức thành phố Thái Nguyên