ThS37.127_Nghiên cứu Giao diện Kết nối Khả năng Dịch vụ Gia tăng Mạng
Nghiên cứu Giao diện Kết nối Khả năng Dịch vụ Gia tăng Mạng: Những năm vừa qua đã đánh dấu sự phát triển nhanh chóng theo xu hướng hội tụ của ngành công nghệ thông tin và viễn thông. Hạ tầng công nghệ thông tin và viễn thông đã có những thay đổi cơ bản về phương thức cung cấp dịch vụ cho khách hàng. Nhu cầu sử dụng dịch vụ tăng lên không ngừng, các khách hàng không chỉ yêu cầu được cung cấp các dịch vụ truyền thống mà còn đòi hỏi các dịch vụ có tính tích hợp, đa dạng, tiện lợi và chất lượng cao.
Các nhà cung cấp dịch vụ đòi hỏi các dịch vụ cần được triển khai một cách nhanh chóng, hiệu quả, tiết kiệm đầu tư và ít rủi ro. Trong thời gian gần đây, người ta nói nhiều đến khái niệm mạng NGN, mạng thế hệ sau, mạng đảm bảo cơ sở hạ tầng duy nhất cho viễn thông và thông tin, nhằm đảm bảo sự hội tụ giữa viễn thông và tin học, có khả năng cung cấp đa dịch vụ, đa phương tiện, …. Hiện nay, các tổ chức nghiên cứu về NGN như ETSI, TINA, MSF, ISC,… đang tập trung nghiên cứu vào các vấn đề liên quan đến NGN.
Xác định được nhu cầu tất yếu phải chuyển đổi sang kiến trúc mạng NGN, ngày 16/11/2001, Hội đồng quản trị Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam đã ra quyết định số 393QĐ/VT/HĐQT phê duyệt định hướng tổ chức mạng Viễn thông đến năm 2010 trong đó nhấn mạnh việc chuyển đổi mạng theo kiến trúc mạng thế hệ sau NGN.
Đến nay, giải pháp NGN SURPASS của Siemens đã được lựa chọn để triển khai cho Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam. Trong quá trình triển khai, một số dịch vụ đã được cung cấp như: Web dial page, click to call, Webconfer,…tuy nhiên chúng ta cũng cần phải chủ động trong việc phát triển và đưa ra các dịch vụ giá trị gia tăng cho khách hàng, luận văn này tập trung nghiên cứu các giao diện kết nối cung cấp khả năng phát triển dịch vụ gia tăng cho mạng NGN của Tổng công ty đồng thời nghiên cứu một số ứng dụng và dịch vụ thử nghiệm.
Báo cáo luận văn bao gồm các nội dung chính như sau:
° Chương 1 : Tổng quan về mạng NGN.
° Chương 2 : Tiêu chuẩn các giao diện kết nối cung cấp dịch vụ trong mạng NGN theo IN CS4 của ITU-T.
° Chương 3 : SURPASS và kiến trúc mở cung cấp dịch vụ gia tăng của Siemens.
° Chương 4 : Thực tế triển khai mạng NGN tại Việt nam.
° Chương 5 : Kết luận và kiến nghị