LA20.093_Nghiên cứu điều trị bệnh lý hẹp ống sống cổ bằng phương pháp tạo hình bản sống kết hợp ghép san hô
Hẹp ống sống cổ là một bệnh lý thoái hóa cột sống thƣờng gặp. Bệnh thoái hóa đĩa đệm và các mặt khớp cột sống cổ thƣờng xảy ra ở ngƣời lớn, đặt biệt từ trên 40 tuổi. Theo Kramer Jurgen, tỷ lệ mắc bệnh đĩa đệm cột sống cổ chiếm 36,1%, đứng thứ hai sau bệnh lý đĩa đệm cột sống thắt lƣng. Theo Kokubun (Nhật Bản), có 1,54 bệnh nhân trong 100 nghìn dân bị bệnh thoát vị đĩa đệm cổ cần can thiệp phẫu thuật. Ở Việt Nam, nghiên cứu của Nguyễn Thị Ánh Hồng cho thấy hẹp ống sống cổ do thoái hóa ngày càng thƣờng gặp chiếm 51% [2]. Bệnh hẹp ống sống cổ có thể biểu hiện nhiều triệu chứng lâm sàng khác nhau tùy mức độ: từ đau cổ, đau vai hoặc đau theo rễ thần kinh cột sống cổ, có thể biểu hiện bằng các thƣơng tổn thần kinh nhƣ giảm cảm giác hoặc dị cảm, yếu hoặc liệt vận động, teo cơ, rối loạn cơ vòng… Nó làm giảm một số chức năng thần kinh, từ đó làm giảm chất lƣợng sống. Việc điều trị hẹp ống sống cổ nhằm phục hồi các chức năng thần kinh cho bệnh nhân, làm giảm đau, bớt liệt, đƣa bệnh nhân về với cuộc sống bình thƣờng với chất lƣợng sống cao. Các phƣơng pháp điều trị rất đa dạng từ điều trị bảo tồn đến điều trị phẫu thuật tùy theo mức độ hẹp ống sống cổ.
Trong điều trị phẫu thuật, đối với hẹp ống sống cổ một hoặc hai tầng, phƣơng pháp mổ đƣờng trƣớc đƣợc ƣa chuộng với lấy nhân đệm hoặc cắt thân sống và ghép xƣơng nhƣ phƣơng pháp Cloward, Robinson-Smith, Bailey-Badgley. Đối với hẹp ống sống cổ nhiều tầng (ba tầng trở lên), các phƣơng pháp đƣờng sau thƣờng đƣợc chấp nhận. Giải áp đƣờng sau bằng cắt bản sống cổ đƣợc biết có nhiều biến chứng hậu phẫu [14], [15], [16], [17]. Gần đây phƣơng pháp tạo hình bản sống cổ đã đƣợc các tác giả Nhật Bản bƣớc đầu sử dụng thay thế dần phƣơng pháp cắt bản sống cổ. Nƣớc ta, trong quá trình hiện đại hóa các phƣơng tiện chẩn đoán đồng thời với sự nâng cao mức sống và dân trí, bệnh lý hẹp ống sống cổ ngày càng đƣợc phát hiện nhiều hơn, đòi hỏi cần phải có các nghiên cứu về chẩn đoán và điều trị bệnh lý hẹp ống sống cổ sâu hơn. Tuy nhiên theo các tài liệu tham khảo ở trong nƣớc cho đến nay, các nghiên cứu một cách đầy đủ và chi tiết về chẩn đoán và điều trị bệnh lý hẹp ống sống cổ nhiều tầng bằng phƣơng pháp tạo hình bản sống còn rất ít. Võ Văn Thành và cộng sự (2000) đã báo cáo 100 trƣờng hợp hẹp ống sống cổ đƣợc điều trị bằng nhiều phƣơng pháp phẫu thuật. Phan Quang Sơn (2003) báo cáo 32 trƣờng hợp hẹp ống sống cổ nhiều tầng đƣợc phẫu thuật tạo hình bản sống theo Kurokawa. Hà Kim Trung (2008) báo cáo 20 trƣờng hợp hẹp ống sống cổ do cốt hóa dây chằng dọc sau đƣợc điều trị phẫu thuật. Lê Minh Thông (2008) thực hiện đề tài về sản xuất san hô ứng dụng trong y học tại Việt Nam, đã đƣợc thông qua Hội đồng y đức cấp bộ và đƣợc nghiệm thu cấp quốc gia vào năm 2008. Vì vậy, chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu điều trị bệnh lý hẹp ống sống cổ bằng phương pháp tạo hình bản sống kết hợp ghép san hô” với các mục tiêu nhƣ sau:
1. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và hình ảnh học của bệnh lý hẹp ống sống cổ.
2. Đánh giá kết quả phẫu thuật tạo hình bản sống cổ có ghép san hô trong điều trị bệnh lý hẹp ống sống cổ qua các dữ liệu lâm sàng, hình ảnh học, ƣu điểm, nhƣợc điểm và biến chứng của phẫu thuật