ThS02.026_Nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách nhà nước tỉnh An Giang giai đoạn 2006 – 2010
1. Ý nghĩa đề tài:
Ngày nay, ngân sách nhà nước (NSNN) trở thành công cụ điều chỉnh nền kinh tế vĩ mô cực kỳ quan trọng của bất kỳ Nhà nước nào trên thế giới, giữ vai trò quan trọng, chủ yếu trong huy động và phân phối các nguồn lực của nền kinh tế nhằm đảm bảo hoạt động của Nhà nước, đồng thời phân phối nguồn lực hợp lý để thúc đẩy kinh tế phát triển nhanh, ổn định và bền vững, bên cạnh đó còn giải quyết những vấn đề xã hội, đảm bảo thực hiện công bằng, ảnh hưởng trực tiếp đến mọi hoạt động xã hội. Chính từ vai trò đó và trong điều kiện đất nước ta hiện nay đang tích cực phấn đấu không còn là nước kém phát triển trở thành một nước công nghiệp. Với mục tiêu đó và nguồn lực cho sự phát triển của Việt Nam là có hạn nên yêu cầu huy động mọi nguồn lực và sử dụng hiệu quả là hết sức cần thiết đây chính là mục tiêu nâng cao hiệu quả quản lý NSNN; NSNN là một thể thống nhất nên yêu cầu nâng cao hiệu quả quản lý NSNN không chỉ là ở cấp quốc gia mà các địa phương phải thực hiện. Để thực hiện được điều đó, trước hết cần phải nhận thức đúng vấn đề lý luận về ngân sách Nhà nước, từng bước đổi mới phương thức quản lý NSNN phù hợp. Ngày 7/11/2001 Việt Nam chính thức là thành viên thứ 150 của tổ chức quốc tế WTO – là điều kiện thuận lợi cho chúng ta đón nhận nguồn tài chính của các tổ chức tài chính trên thế giới, song phải quản lý, sử dụng đạt hiệu quả cao nhất, kết hợp chặt chẽ giữa phát huy nội lực kết hợp huy động nguồn lực bên ngoài đảm bảo nên tài chính quốc gia.
Nâng cao hiệu quả quản lý NSNN nhằm làm cho NSNN thực sự là công cụ của Nhà nước, sử dụng nó để thực hiện tố hơn, hiệu quả cao hơn trong huy động và phân bổ các nguồn lực của xã hội thuộc phạm vi NSNN. Yêu cầu trên đối với An Giang là hết sức cần thiết, bởi vì là một tỉnh nông nghiệp, quy mô kinh tế nhỏ tăng truởng kinh tế chưa cao, khả năng tích luỹ thấp, điều kiện tự nhiên còn nhiều khó khăn, Chính vì vậy nguồn thu NSNN hàng năm không cao nhưng phải đáp ứng yêu cầu chi rất lớn mới có thể phấn đấu bằng mức bình quân chung của cả nước, chính vì vậy nâng cao hiệu quả quản lý NSNN là hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay và sắp tới, nhằm huy động tối đa mọi nguồn tài chính trong xã hội, đảm bảo cân đối thu chi ngân sách, cải thiện , lành mạnh tình hình tài chính địa phương, đảm bảo yêu cấu vốn chi cho các mục tiêu phát triển KT-XH và đảm bảo an ninh quốc phòng.
Thời gian qua, quản lý NSNN của tỉnh An Giang từng bước đổi mới, hoàn thiện, nhiều chính sách tài chính góp phần kích thích tăng trưởng kinh tế, thu và chi ngân sách đều không ngừng tăng qua các năm góp phần tăng trưởng kinh tế, ổn định đời sống xã hội. Tuy vậy, vẫn còn một vài hạn chế và trong giai đoạn mới cần phải khắc phục và hoàn thiện, tập trung vào nội dung: phân cấp ngân sách, lập dự toán ngân sách, trong đó phân bổ vốn đầu tư và chi thường xuyên, từng bước đổi mới công tác lập dự toán gắn với thực hiện các chương trình kinh tế của tỉnh; nâng cao ý thức tiết kiệm, chống lãng phí, ý thức kỷ luật tài chính; có chính sách tài chính để khai thác hiệu quả nguồn lực hiện có đồng thời góp phần tạo môi trường đầu tư thụân lợ, nâng cao năng lực đầu tư…
Với nhận thức như vậy, với những kiến thức đã được các thầy, cô của Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh trang bị, cùng với thực tiễn công tác và với mong muôn góp một phần nhỏ công sức để tham gia công tác quản lý NSNN ở địa phương được tốt hơn nên tôi chọn đề tài ” nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách nhà nước tỉnh An Giang giai đoạn 2006 – 2010 “.
2. Về đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài : Luận văn tập trung khai quát lại một số khái niệm, vai trò và những vấn đề cơ bản cơ sở lý luận về ngân sách Nhà nước như bản chất, chức năng, vai trò cơ cấu, quản lý nhà nước về NSNN; phân tích thực trạng về quản lý NSNN từ năm 2001 đến 2006 của tỉnh An Giang để rút ra những kết quả đạt được và những hạn chế, trên cơ sở đó và gắn với
mục tiêu kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm 2006-2010 để đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách nhà nước tỉnh An Giang.
Nâng cao hiệu quả quản lý NSNN là đề tài rộng, luận văn mới chỉ nêu được những nét khái quát về tình hình phân cấp và sử dụng ngân sách. Chưa đi sâu vào xây dựng những định mức cụ thể và mô hình cụ thể. Đây cũng là bước khởi đầu của bản thân trong nghiên cứu về một lĩnh vực cụ thể, chắc chắn nhiều thiếu sót mong được quý thầy cô thông cảm và hướng dẫn thêm với mong muốn ngày càng được hoàn thiện
3. Về phương pháp nghiên cứu: sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và phương pháp duy vật lịch sử. Công tác quản lý và điều hành ngân sách cần phải được bổ sung và hoàn thiện phù hợp với yêu cầu thực tiễn Các kết luận và giải pháp đề xuất được đúc kết từ quá trình thu thập, khảo sát và tổng hợp các thông tin, tư liệu, qua đó đối chiếu với cơ sở lý luận để làm sáng tỏ các nội dung nghiên cứu. Quá trình nghiên cứu đảm tính khách quan, toàn diện, có hệ thống và tổng hợp.
4. Kết cấu luận văn:
Kết cấu luận văn ngoài lời mở đầu và phần kết luận gồm có 3 chương:
Chương I : Lý luận chung về Ngân sách nhà nước và quản lý ngân sách nhà nước.
Chương II. Thực trạng tình hình quản lý NSNN tỉnh An Giang giai đoạn 1996 – 2000 và giai đoạn 2000- 2005:
Chương III: một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách tỉnh An Giang