ThS08.038_Nâng cao chất lƣợng đào tạo thông qua đánh giá sự hài lòng của sinh viên trong các trƣờng đại học ngoài công lập miền Đông Nam bộ
Trong những năm gần đây, mỗi mùa tuyển sinh, rất nhiều trường đại học(viết tắt là ĐH), cao đẳng ngoài công lập (viết tắt là NCL) không thể tuyển đủ chỉ tiêu, thậm chí năm 2012, có trường gần như không tuyển được sinh viên nào. Điều này cũng đồng nghĩa với việc trường không có nguồn thu, có nguy cơ phá sản. Với mùa tuyển sinh năm 2013, nhiều trường ĐH NCL vẫn phải loay hoay tìm lối thoát vì không đủ chỉ tiêu tuyển sinh.
Bênh cạnh đó, báo cáo của Ủy ban quốc tế về giáo dục trong thế kỷ 21 của UNESCO, có tiêu đề là “Học tập: Kho báu bên trong” nhấn mạnh bốn trụ cột của giáo dục: học để biết, học để làm, học để chung sống, và học để làm người”.[25] Giáo dục ĐH ngày nay đóng vai trò là “hệ thống nuôi dưỡng” của mọi lĩnh vực trong đời sống, là nguồn cung cấp nhân lực tối cần thiết để phục vụ các công tác quản lý, quy hoạch, thiết kế, giảng dạy và nghiên cứu. Một quốc gia muốn phát triển về khoa học công nghệ và tăng trưởng về kinh tế thì nhất thiết phải có cả hai yếu tố: một hệ thống giáo dục ĐH và một lực lượng lao động. Bên cạnh đó, Giáo dục ĐH còn tạo ra các cơ hội cho học tập suốt đời, cho phép con người cập nhật các kiến thức và kỹ năng thường xuyên theo nhu cầu của xã hội.
Cùng với việc xây dựng các tiêu chí xác định mức tương quan giữa đầu tư, học phí và chất lượng đào tạo theo tinh thần Nghị quyết 50/2010/NQ-QH12 ngày 19 tháng 6 năm 2010 của Quốc hội khóa XII về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về thành lập trường, đầu tư và đảm bảo chất lượng đào tạo đối với giáo dục ĐH, triển khai thí điểm ở một số Trường ĐH để rút kinh nghiệm tiến tới nhân rộng trong toàn hệ thống, nhằm từng bước nâng cao chất lượng giáo dục ĐH”. [5] Theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã khẳng định: “Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu. Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục là khâu then chốt” [20] và trong Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020 của Chính phủ đã xác định mục tiêu: “Đến năm 2020, nền giáo dục nước ta được đổi mới căn bản và toàn diện theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, chất lượng giáo dục được nâng cao một cách toàn diện,…”. Thể hiện đổi mới quản lý giáo dục nói chung và đổi mới quản lý giáo dục ĐH nói riêng là rất cấp thiết và cần làm ngay trong giai đoạn hiện nay.[9]
Như vậy, nhằm đáp ứng chủ trương đào tạo theo nhu cầu xã hội, sinh viên ra trường có thể làm việc ngay, không đào tạo lại, cùng với chủ trương xã hội hóa giáo dục Việt Nam, hiện nay nhiều trường ĐH NCL ra đời và tồn tại song song với các trường ĐH công lập, có bề dày kinh nghiệm về tổ chức quản lý cũng như về chất lượng đào tạo học viên. Sự cạnh tranh giữa hai hệ thống giáo dục này trong việc thu hút người học, đòi hỏi các trường ĐH NCL phải nâng cao chất lượng đào tạo và thỏa mãn tốt hơn nhu cầu của người học. Chất lượng đào tạo tốt sẽ góp phần xây dựng hình ảnh của các trường ĐH NCL trong cộng đồng và trong hệ thống giáo dục, từ đó nâng cao khả năng thu hút học viên giỏi vào trường, góp phần vào kết quả đào tạo của nhà trường. Do đó nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên về chất lượng dịch vụ đào tạo trong các trường ĐH NCL miền Đông Nam bộ là chìa khóa cho việc gia tăng sức thu hút của khối trường NCL đối với người học và đối với xã hội.
Xuất phát từ thực tế trên, tác giả quyết định chọn đề tài: “Nâng cao chất lƣợng đào tạo thông qua đánh giá sự hài lòng của sinh viên trong các trƣờng đại học ngoài công lập miền Đông Nam bộ” để nghiên cứu, với mong muốn góp phần giúp cho các trường NCL nhìn nhận lại thực tế chất lượng đào tạo của Nhà trường. Qua đó tác giả cũng xin đề xuất một số giải pháp để các trường ĐH NCL miền Đông Nam bộ tham khảo và áp dụng để đáp ứng tốt sự mong đợi của người học.