Monday, January 30, 2023
  • Home
  • About
  • Viết thuê luận văn
  • Luận Án Tiến Sĩ
Download Luận Văn
Advertisement
  • Luận Văn – Luận Án
  • Download
    • Đại Học – Cao Đẳng
      • Công Nghệ – Môi Trường
      • Công Nghệ Thông Tin
      • Khoa Học Tự Nhiên
      • Khoa Học Xã Hội
      • Kinh Tế – Quản Lý
      • Kinh Tế Thương Mại
      • Kỹ Thuật
      • Lý Luận Chính Trị
      • Nông-Lâm-Ngư
      • Y Khoa – Dược
    • Thạc Sĩ – Cao Học
      • Công Nghệ Thông Tin
      • Khoa Học Tự Nhiên
      • Khoa Học Xã Hội
      • Kiến Trúc – Xây Dựng
      • Kinh Tế
      • Kỹ Thuật
      • Luật
      • Nông – Lâm – Ngư
      • Sư Phạm
      • Y Dược – Sinh Học
    • Tiến Sĩ
    • Báo Cáo Khoa Học
    • Tiểu Luận
  • Hướng Dẫn
  • Tin chuyên ngành
No Result
View All Result
Download Luận Văn
  • Luận Văn – Luận Án
  • Download
    • Đại Học – Cao Đẳng
      • Công Nghệ – Môi Trường
      • Công Nghệ Thông Tin
      • Khoa Học Tự Nhiên
      • Khoa Học Xã Hội
      • Kinh Tế – Quản Lý
      • Kinh Tế Thương Mại
      • Kỹ Thuật
      • Lý Luận Chính Trị
      • Nông-Lâm-Ngư
      • Y Khoa – Dược
    • Thạc Sĩ – Cao Học
      • Công Nghệ Thông Tin
      • Khoa Học Tự Nhiên
      • Khoa Học Xã Hội
      • Kiến Trúc – Xây Dựng
      • Kinh Tế
      • Kỹ Thuật
      • Luật
      • Nông – Lâm – Ngư
      • Sư Phạm
      • Y Dược – Sinh Học
    • Tiến Sĩ
    • Báo Cáo Khoa Học
    • Tiểu Luận
  • Hướng Dẫn
  • Tin chuyên ngành
No Result
View All Result
Download Luận Văn
No Result
View All Result
Home Tin chuyên ngành Giáo dục

Mục tiêu, định hướng chiến lược phát triển giáo dục đại học, cao đẳng công lập trong điều kiện xã hội hóa giáo dục và hội nhập quốc tế

admin by admin
November 12, 2018
in Giáo dục, Tin chuyên ngành
1
chiến lược phát triển giáo dục đại học
603
SHARES
3.3k
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

You might also like

Các lý thuyết về rủi ro và lợi nhuận

Nghiên cứu nhân tố tác động đến việc vận dụng chuẩn mực kế toán quốc tế AIS/IFRS

Nội dung chi ngân sách nhà nước

Theo Đề án đổi mới cơ chế tài chính giáo dục giai đoạn 2009 -2014 của BGD&ĐT, mục tiêu chiến lược phát triển GDĐH là: Nâng tỷ lệ sinh viên trên một vạn dân lên 200 vào năm 2010; 240/vạn dân năm 2014; 300/vạn dân vào năm 2015 và 450/vạn dân vào năm 2020. Tỷ lệ học ĐH và CĐ đạt 35% trong độ tuổi vào năm 2020. Mở rộng quy mô đào tạo trong các cơ sở GDĐH ngoài công lập, phấn đấu đến 2020 tỷ lệ sinh viên học trong các cơ sở GDĐH ngoài công lập chiếm 40% tổng số sinh viên trong cả nước. Hình thành một số trường ĐH có trình độ cao ở khu vực, có ít nhất một trường được đánh giá là thuộc tốp 200 ĐH hàng đầu thế giới năm 2020.

Tham khảo thêm :

  • Quản lý tài chính các trường đại học công lập trực thuộc Bộ Tài chính
  • Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Phú Thọ
  • Phát triển kinh doanh dịch vụ viễn thông ở Việt Nam trong bối cảnh hội…
  • Nâng cao năng lực quản lý chuỗi cung ứng trong công tác khám, chữa bệnh…
  • Các yếu tố tác động đến dự định khởi sự kinh doanh của thanh niên Việt Nam
  • Thu hút nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế biển đảo phía Nam…
  • Thừa kế theo pháp luật theo Bộ luật Dân sự nước Cộng hòa xã hội chủ…
  • Tái cấu trúc tài chính các doanh nghiệp vận tải biển niêm yết ở Việt Nam
  • Nghiên cứu căng thẳng khu vực tài chính tại Việt Nam
  • Tăng cường tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng của doanh nghiệp nhỏ và…

Sinh viên sau khi tốt nghiệp có kiến thức hiện đại, vững chắc, có khả năng lao động sáng tạo, có tư duy độc lập, phê phán và năng lực giải quyết vấn đề, có khả năng thích ứng cao với những biến động, có khả năng sử dụng tiếng Anh trong học tập, nghiên cứu và làm việc sau khi tốt nghiệp, 80% số sinh viên tốt nghiệp đạt mức 3 theo chuẩn năng lực ngoại ngữ quốc tế. Đến năm 2020 có ít nhất 5% tổng số sinh viên tốt nghiệp ĐH có trình độ ngang bằng với sinh viên tốt nghiệp loại giỏi ở các trường ĐH hàng đầu trong khối ASEAN, 80% số sinh viên tốt nghiệp được các doanh nghiệp và cơ quan sử dụng lao động đánh giá đáp ứng được các yêu cầu của công việc. Đồng thời, với việc nâng cao chất lượng toàn diện sinh viên diện đại trà, mở rộng diện đào tạo, bồi dưỡng sinh viên tài năng để chuẩn bị đội ngũ nhân lực có trình độ cao, thạo ngoại ngữ, đủ sức cạnh tranh trong khu vực và thế giới để đến năm 2020, Việt Nam đứng trong nhóm 50 nước đứng đầu về năng lực cạnh tranh về nhân lực.

Các chương trình đào tạo tiên tiến quốc tế được tiếp tục áp dụng trên quy mô rộng, đến năm 2010 có ít nhất 50 chương trình, 2020 có ít nhất 150 chương trình quốc tế được thực hiện, trong số đó, một số chương trình sẽ do các giáo sư của các đại học có uy tín quốc tế thực hiện giảng dạy trực tiếp bằng tiếng Anh.

Đội ngũ giảng viên các trường cao đẳng và đại học được chuẩn bị đầy đủ cả về số lượng và chất lượng để thực hiện nhiệm vụ đổi mới toàn diện GDĐH. Đến năm 2015 có 30% giảng viên cao đẳng đạt trình độ thạc sỹ trở lên, trong đó có 5% là tiến sỹ, đến năm 2020, các tỷ lệ này là 50% và 10%. Đến năm 2015 có 55% giảng viên đại học đạt trình độ thạc sỹ trở lên, trong đó có 25% là tiến sỹ, đến năm 2020 các tỷ lệ này là 65% và 30%.

Năng lực và hiệu quả hoạt động khoa học công nghệ của các cơ sở GDĐH được nâng cao. Tăng số lượng trường đại học theo hướng nghiên cứu lên 14 vào năm 2010, 25 vào năm 2015 và 30 vào năm 2020. Sự gắn kết phối hợp giữa đào tạo – nghiên cứu khoa học – sản xuất dịch vụ được đẩy mạnh.

Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ VI xác định sự nghiệp giáo dục, nhất là GDĐH và chuyên nghiệp, trực tiếp góp phần vào công cuộc đổi mới đất nước nhằm mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh. Theo đó, quy mô GDĐH cần mở rộng một cách hợp lý nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, hình thành đội ngũ lao động có tri thức và có tay nghề, có năng lực thực hành. Nghị quyết số 04-NQ/HNTW ngày 14 tháng 1 năm1993 Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VII, Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ IX và X tiếp tục khẳng định giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu; giáo dục – đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là nhân tố quyết định tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội; đầu tư cho giáo dục – đào tạo là đầu tư phát triển. Vì vậy, yêu cầu đặt ra là cần có các giải pháp mạnh mẽ để phát triển GDĐH và việc phát triển GDĐH phải coi trọng cả ba mặt: mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng và phát huy hiệu quả; thực hiện đa dạng hoá các loại hình đào tạo; mở rộng các hình thức đào tạo không tập trung, đào tạo từ xa, từng bước hiện đại hóa, chuẩn hóa và xã hội hóa GDĐH; chuyển dần mô hình GDĐH hiện nay sang mô hình mở – mô hình xã hội hóa học tập với hệ thống học tập suốt đời, đào tạo liên tục thực hiện sự liên thông giữa các bậc học, các hình thức đào tạo, bảo đảm sự công bằng xã hội trong GDĐH.

Một trong những yêu cầu đặt ra là chuyển đổi hệ thống GDĐH theo hướng linh hoạt hóa, đa dạng hóa về loại hình, phương thức, chương trình, nội dung và phương pháp đào tạo để người học có nhiều cơ hội hơn trong việc lựa chọn phù hợp với nhu cầu và khả năng của họ. Chuyển mục tiêu GDĐH sang đáp ứng nhu cầu cho cả phát triển kinh tế-xã hội và phát triển của mỗi cá nhân. Cơ cấu lại hệ thống GDĐH theo yêu cầu của thị trường lao động mới thông qua việc mở rộng quy mô đào tạo đội ngũ chuyên gia, nhà quản lý trong nền kinh tế thị trường; ưu tiên đào tạo kỹ sư, các nhà khoa học trong các ngành, lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ thông tin để chuẩn bị cho quá trình tiếp nhận sự chuyển giao công nghệ và nâng cao tính cạnh tranh của nền kinh tế trong hội nhập kinh tế quốc tế.

Theo Đề án đổi mới cơ chế tài chính giáo dục giai đoạn 2009-2014 của BGD&ĐT, tỷ lệ hỗ trợ nghiên cứu khoa học của các cơ sở GDĐH trong NSNN đạt và duy trì ở mức 1,5% từ năm 2015.

Ngoài NSNN, nguồn lực cho giáo dục sẽ được huy động từ các tổ chức kinh tế – xã hội, được chia sẻ với người học và các hộ gia đình để đảm bảo có đủ nguồn tài chính thực hiện giáo dục có chất lượng.

Việc phân bổ tài chính cho các cơ sở giáo dục được thực hiện dựa trên nhu cầu thực và kết quả hoạt động của từng cơ sở nhằm tạo sự cạnh tranh lành mạnh, khuyến khích các cơ sở phấn đấu nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo.

Nguồn lực cho giáo dục được quản lý và sử dụng có hiệu quả trên cơ sở nâng cao tính tự chủ của các cơ sở giáo dục, đảm bảo tính minh bạch và trách nhiệm đối với Nhà nước, người học và xã hội. Từ nay đến 2020, tất cả các cơ sở giáo dục đều được kiểm toán và công bố công khai kết quả kiểm toán.

Nhà nước tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho các trường trung cấp nghề, cao đẳng nghề, trung cấp chuyên nghiệp, CĐ, ĐH. Tập trung đầu tư xây dựng một số cơ sở dùng chung như: trung tâm dữ liệu quốc gia, hệ thống thư viện điện tử, ký túc xá và các cơ sở văn hóa, thể dục thể thao.

Nhà nước có chính sách ưu đãi, hỗ trợ khuyến khích các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực GDĐH; bảo đảm quyền sở hữu theo pháp luật và các quyền lợi về vật chất và tinh thần của nhà đầu tư.

Phấn đấu có đủ phòng học các loại theo quy định xóa bỏ tình trạng đi thuê lớp học và hạn chế dần việc học vào buổi tối, 60% sinh viên được ở nhà ký túc xá; nâng cấp và xây dựng mới cơ sở vật chất cho 15 trường đại học trọng điểm và các trường đại học ở vùng Tây Bắc, Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long, miền núi phía Bắc và các tỉnh Trung Bộ; vay vốn của Ngân hàng Thế giới và Ngân hàng Phát triển Châu Á để xây dựng 4 trường đại học đẳng cấp quốc tế.

Từng bước hiện đại hoá các phòng thí nghiệm, thư viện và công nghệ thông tin phục vụ giảng dạy, nghiên cứu khoa học cho các trường đại học cao đẳng, tập trung đầu tư chiều sâu cho các trường trọng điểm.

Tags: chiến lược phát triển giáo dục đại họcgiáo dục đại họcxã hội hóa giáo dục
Previous Post

Bài thu hoạch Nghị quyết Trung Ương 7 khóa 12 dành cho cán bộ xã

Next Post

Quan điểm đổi mới cơ chế huy động và sử dụng nguồn tài chính phát triển giáo dục đại học, cao đẳng công lập

admin

admin

✍✍✍ Với kinh nghiệm hơn 10 năm, Luận Văn A-Z nhận hỗ trợ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ một cách UY TÍN và CHUYÊN NGHIỆP. ✍✍✍ Liên hệ: 092.4477.999 - Mail : luanvanaz@gmail.com

Related Posts

Các hình thức của đầu tư trực tiếp nước ngoài
Tài chính - Ngân hàng

Các lý thuyết về rủi ro và lợi nhuận

by admin
February 23, 2020
Nghiên cứu nhân tố tác động đến việc vận dụng chuẩn mực kế toán quốc tế AIS/IFRS
Tin chuyên ngành

Nghiên cứu nhân tố tác động đến việc vận dụng chuẩn mực kế toán quốc tế AIS/IFRS

by admin
May 29, 2019
bài thu hoạch Nghị quyết Trung Ương 7 khóa XII
Quản lý công

Nội dung chi ngân sách nhà nước

by admin
January 19, 2019
Kinh tế

Kinh nghiệm nâng cao tính tuân thủ thuế của người nộp thuế ở Vương quốc Anh

by admin
December 23, 2018
Viết thuê luận văn thạc sĩ
Tài chính - Ngân hàng

Đánh gía thực trạng áp dụng Basel II tại các ngân hàng thương mại Việt Nam

by admin
December 11, 2018
Next Post
Quan điểm đổi mới cơ chế huy động và sử dụng nguồn tài chính phát triển giáo dục đại học, cao đẳng công lập

Quan điểm đổi mới cơ chế huy động và sử dụng nguồn tài chính phát triển giáo dục đại học, cao đẳng công lập

Comments 1

  1. Pingback: Quan điểm đổi mới cơ chế huy động và sử dụng nguồn tài chính phát triển giáo dục đại học, cao đẳng công lập - Download Luận Văn

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Recommended

Luận án tiến sĩ quản trị kinh doanh

Nghiên cứu phát triển đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Việt Nam vào lĩnh vực công nghiệp ở CHDCND Lào

August 9, 2015
Luận án tiến sĩ y học

Thanh toán chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế theo định suất tại một số trạm y tế xã thuộc huyện Đăk Tô tỉnh Kon Tum

July 30, 2016
Luận án tiến sĩ quản lý giáo dục

Quản lý phát triển trung tâm học tập cộng đồng theo định hướng xã hội học tập

July 18, 2016
Luận án tiến sĩ Kinh tế phát triển

Các nhân tố chủ yếu tác động tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Vĩnh Phúc

July 24, 2019

Don't miss it

thị trường mua bán nợ xấu
Kinh Tế

Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng

February 24, 2020
Các hình thức của đầu tư trực tiếp nước ngoài
Tài chính - Ngân hàng

Các lý thuyết về rủi ro và lợi nhuận

February 23, 2020
Luận án tiến sĩ Kinh tế phát triển
Kinh tế phát triển

Phát triển kinh doanh dịch vụ viễn thông ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế Nghiên cứu trường hợp Công ty Cổ phần viễn thông Hà Nội

February 21, 2020
Luận án tiến sĩ tài chính ngân hàng
Tài Chính Ngân Hàng

Quản lý tài chính các trường đại học công lập trực thuộc Bộ Tài chính

February 21, 2020
Luận án tiến sĩ tài chính ngân hàng
Tài Chính Ngân Hàng

Tái cấu trúc tài chính các doanh nghiệp vận tải biển niêm yết ở Việt Nam

February 9, 2020
Luận án tiến sĩ Kinh tế phát triển
Kinh tế phát triển

Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Phú Thọ

February 9, 2020
Luận án tiến sĩ quản lý kinh tế
Quản lý kinh tế

Các yếu tố tác động đến dự định khởi sự kinh doanh của thanh niên Việt Nam

February 9, 2020
Luận án tiến sĩ quản lý kinh tế
Quản lý kinh tế

Tăng cường tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

February 9, 2020
Luận án tiến sĩ quản trị nhân lực
Quản trị kinh doanh

Nâng cao năng lực quản lý chuỗi cung ứng trong công tác khám, chữa bệnh tại các Bệnh viện Quân y trên địa bàn Hà Nội (108, 105, 354)

February 9, 2020
Luận án tiến sĩ tài chính ngân hàng
Tài Chính Ngân Hàng

Thu hút nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế biển đảo phía Nam Việt Nam

February 9, 2020
Download Luận Văn

iLuận văn chia sẻ luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ hoàn toàn miễn phí. Nhận hỗ trợ viết luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. LH: 092.4477.999


Xem thêm

No Result
View All Result

Recent News

thị trường mua bán nợ xấu

Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng

February 24, 2020
Các hình thức của đầu tư trực tiếp nước ngoài

Các lý thuyết về rủi ro và lợi nhuận

February 23, 2020

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.

No Result
View All Result
  • Landing Page
  • Buy JNews
  • Support Forum
  • Pre-sale Question
  • Contact Us

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.