ĐH01.010_Mối tương quan giữa thu nhập hiện tại với số năm đi học trong quá khứ của người dân thành phố Hồ Chí Minh – Việt Nam
Hiện nay số lượng lao động có thu nhập thấp ở Việt Nam nói chung và ở tp.HCM nói riêng đang chiềm một tỷ lệ rất lớn trong tổng số lao động của cả thành phố. Cuộc sống của họ không có gì gọi là ổn định. Điều này kéo theo hệ lụy rất lớn cho thế hệ tương lai sinh ra trong những gia đình có thu nhập thấp như thế. Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) ngày 12/12/2013 cho biết GDP bình quân đầu người tính bằng USD trong năm 2013 ước đạt 1.900 USD nhưng có tới 17 triệu lao động Việt Nam vẫn nằm ở mức thu nhập dưới cận nghèo và chỉ đạt chưa đến 2 USD/ngày.
Vì vậy tác giả làm nghiên cứu này nhằm mục đích lý giải một số vấn đề liên quan đến thu nhập hiện tại của người dân Việt Nam nói chung và người dân tp.HCM nói riêng. Để lý giải những thắc mắc đó tác giả chạy mô hình hồi quy đa biến với biến thu nhập là biến phụ thuộc và biến số năm đi học là biến độc lập cùng với 1 số biến độc lập khác, mô hình này sẽ tìm ra mối tương quan thực sự giữa số năm đi học trong quá khứ và số thu nhập hiện tại của người dân. Tìm ra được mối tương quan này tác giả đã có thể kết luận được thu nhập hiện tại có phụ thuộc vào số năm đi học trong quá khứ hay không. Nếu kết luận được vấn đề này tác giả có thể đề xuất một số chính sách tác động vào giáo dục để cải thiện thu nhập của người dân trong tương lai.
Hầu như ai cũng biết rằng muốn có thu nhập trong tương lai thì phải đầu tư vào việc học của mình, nhận thức được vấn đề này người dân đã bắt con em mình nỗ lực học hành từ rất sớm. Nhưng mức độ học như vậy có phải là khoa học không?Và liệu rằng bộ giáo dục cải cách từ việc học 11 năm ở bậc học dưới đại học lên 12 năm có hợp lý chưa (cải cách vào năm 1975)?Và tại sao lại có sự thay đổi về số năm đi học ở bậc dưới đại học như vậy.Thường thì sẽ có sự đánh đổi về số năm kinh nghiệm và số năm đi học.Vì thời gian thì có hạn trong khi nếu lựa chọn đi học nhiều thì bạn sẽ bị đánh đổi số năm đi làm, như vậy ở mức nào thì chúng ta nên đánh đổi. Ví dụ, ta tìm được mối tương quan giữa biến thu nhập hiện tại và biến số năm đi học trong quá khứ là cùng chiều, có nghĩa là đi học càng nhiều thì thu nhập càng cao. Bên cạnh đó ta cũng có kết quả tương tự với số năm kinh nghiệm với thu nhập. Vậy để đạt được lợi ích tối đa thì ta nên đi học bao nhiêu năm rồi đi làm để tích lũy kinh nghiệm.
Hiện nay trên thế giới chỉ có khoảng 6 nước chọn hệ thống giáo dục 10 năm cho phổ thong trong khi gần 120 nước dung hệ thống 12 năm trong đó có Việt Nam. Tại sao lại có sự khác nhau giữa hai nhóm quốc gia trên?Sau nghiên cứu này tác giả có thể lý giải một phần vấn đề này.
Như vậy đề tài nghiên cứu này rất đáng để làm. Chúng ta có thể phân tích lợi ích chi phí giữa việc đi làm sớm hay việc đi học tiếp, và nếu đi học tiếp thì đi học them bao nhiêu năm để có kết quả tối ưu. Tuy nhiên đã là con người thì luôn luôn tồn tại những quyết định không dựa trên lý trí. Với nghiên cứu này tác giả giả sửcon người luôn lý trí và quyết định mọi thứ dựa trên lợi ích tối ưu cho bản thân.