LA03.093_Mối quan hệ giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế ở các nước ASEAN+3 và những gợi ý chính sách cho Việt Nam
Những đóng góp mới về mặt học thuật/phương pháp
Đóng góp quan trọng đầu tiên của luận án là đo lường phát triển tài chính của các nước ASEAN+3 sử dụng Chỉ số phát triển tài chính tổng hợp (Financial Development Index-FDI). FDI từng quốc gia được tính bằng ba phương pháp khác nhau: phương pháp trọng số bình quân, phương pháp phân tích thành phần chính và phương pháp bao dữ liệu – cách tiếp cận mới trong đo lường phát triển tài chính.
Chỉ số tổng hợp này bao gồm 12 chỉ số thành phần, phản ánh tương đối đầy đủ các đặc tính của hệ thống tài chính, từ đó giúp đánh giá được toàn diện hơn mức độ phát triển tài chính của các quốc gia qua 3 khía cạnh: độ sâu tài chính, hiệu quả và độ ổn định. Do đó, sử dụng FDI trong nghiên cứu về mối quan hệ giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế có thể giúp đưa ra những kết luận chính xác hơn do biến phát triển tài chính được đo lường tốt hơn.
Luận án có đóng góp về mặt phương pháp với việc sử dụng FDI là đại diện cho biến phát triển tài chính trong mô hình số liệu mảng động kiểm nghiệm tác động của phát triển tài chính đến tăng trưởng kinh tế. Việc sử dụng FDI trong mô hình định lượng có xử lý vấn đề nội sinh gây ra bởi biến phát triển tài chính đã cung cấp thêm một cơ sở thực nghiệm cho các nghiên cứu đi sau.
Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án
Kết quả nghiên cứu khẳng định phát triển tài chính góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở các nước ASEAN+3. Đồng thời, luận án cũng ủng hộ giả thuyết “quá nhiều tài chính”, tức là phát triển tài chính quá mạnh/nóng ảnh hưởng tiêu cực tới tăng trưởng kinh tế ở các quốc gia này.
Các kết luận từ nghiên cứu của luận án giúp đưa ra những gợi ý chính sách thiết thực cho Việt Nam:
(i) Muốn thúc đẩy tăng trưởng, Việt Nam cần tập trung phát triển khu vực tài chính, lấy đó làm động lực kích thích tăng trưởng, nhưng vẫn cần kiểm soát để khu vực này không phát triển quá nóng;
(ii) Ở cả 3 phương pháp đo lường sự phát triển tài chính, Việt Nam đều đứng vị trí thứ 8, trên Indonesia. Theo kết quả phân tích từ phương pháp bao dữ liệu, Malaysia và Hàn Quốc là hai quốc gia “lấn át” gần nhất đối với Việt Nam lần lượt ở khía cạnh định chế tài chính và thị trường tài chính, do đó, Việt Nam có thể học hỏi kinh nghiệm chính sách của hai nước này trong việc phát triển trung gian và định chế tài chính cũng như thị trường tài chính;
(iii) để giảm khoảng cách phát triển tài chính với các nước tốp trên, Việt Nam cần chú trọng đẩy mạnh hiệu quả hoạt động của các trung gian và định chế tài chính và thị trường tài chính, chú trọng tín dụng cho khu vực tư nhân, tăng cường hợp tác với các nước ASEAN trên các khía cạnh quản trị và giám sát hệ thống tài chính-ngân hàng theo chuẩn mực và thông lệ quốc tế.
Luận án còn có một số hạn chế có thể khắc phục được ở các nghiên cứu trong tương lai như bổ sung yếu tố mức độ tiếp cận tài chính và các yếu tố mang tính thể chế tác động đến hệ thống tài chính của một nước vào chỉ số tổng hợp; lựa chọn biến công cụ khác có thể đại diện tốt hơn; phân tích thêm về ngưỡng phát triển tài chính đối với các nước ASEAN+3 nói chung và Việt Nam nói riêng để đưa ra những gợi ý chính sách trong việc hạn chế phát triển tài chính quá mức.
Đề tài luận án: Mối quan hệ giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế ở các nước ASEAN+3 và những gợi ý chính sách cho Việt Nam.
Chuyên ngành: Kinh tế học Mã số: 62310101_KTH
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Những đóng góp mới về mặt học thuật/phương pháp
Đóng góp quan trọng đầu tiên của luận án là đo lường phát triển tài chính của các nước ASEAN+3 sử dụng Chỉ số phát triển tài chính tổng hợp (Financial Development Index-FDI). FDI từng quốc gia được tính bằng ba phương pháp khác nhau: phương pháp trọng số bình quân, phương pháp phân tích thành phần chính và phương pháp bao dữ liệu – cách tiếp cận mới trong đo lường phát triển tài chính. Chỉ số tổng hợp này bao gồm 12 chỉ số thành phần, phản ánh tương đối đầy đủ các đặc tính của hệ thống tài chính, từ đó giúp đánh giá được toàn diện hơn mức độ phát triển tài chính của các quốc gia qua 3 khía cạnh: độ sâu tài chính, hiệu quả và độ ổn định. Do đó, sử dụng FDI trong nghiên cứu về mối quan hệ giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế có thể giúp đưa ra những kết luận chính xác hơn do biến phát triển tài chính được đo lường tốt hơn.
Luận án có đóng góp về mặt phương pháp với việc sử dụng FDI là đại diện cho biến phát triển tài chính trong mô hình số liệu mảng động kiểm nghiệm tác động của phát triển tài chính đến tăng trưởng kinh tế. Việc sử dụng FDI trong mô hình định lượng có xử lý vấn đề nội sinh gây ra bởi biến phát triển tài chính đã cung cấp thêm một cơ sở thực nghiệm cho các nghiên cứu đi sau.
Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án
Kết quả nghiên cứu khẳng định phát triển tài chính góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở các nước ASEAN+3. Đồng thời, luận án cũng ủng hộ giả thuyết “quá nhiều tài chính”, tức là phát triển tài chính quá mạnh/nóng ảnh hưởng tiêu cực tới tăng trưởng kinh tế ở các quốc gia này.
Các kết luận từ nghiên cứu của luận án giúp đưa ra những gợi ý chính sách thiết thực cho Việt Nam: (i) Muốn thúc đẩy tăng trưởng, Việt Nam cần tập trung phát triển khu vực tài chính, lấy đó làm động lực kích thích tăng trưởng, nhưng vẫn cần kiểm soát để khu vực này không phát triển quá nóng; (ii) Ở cả 3 phương pháp đo lường sự phát triển tài chính, Việt Nam đều đứng vị trí thứ 8, trên Indonesia. Theo kết quả phân tích từ phương pháp bao dữ liệu, Malaysia và Hàn Quốc là hai quốc gia “lấn át” gần nhất đối với Việt Nam lần lượt ở khía cạnh định chế tài chính và thị trường tài chính, do đó, Việt Nam có thể học hỏi kinh nghiệm chính sách của hai nước này trong việc phát triển trung gian và định chế tài chính cũng như thị trường tài chính; (iii) để giảm khoảng cách phát triển tài chính với các nước tốp trên, Việt Nam cần chú trọng đẩy mạnh hiệu quả hoạt động của các trung gian và định chế tài chính và thị trường tài chính, chú trọng tín dụng cho khu vực tư nhân, tăng cường hợp tác với các nước ASEAN trên các khía cạnh quản trị và giám sát hệ thống tài chính-ngân hàng theo chuẩn mực và thông lệ quốc tế.
Luận án còn có một số hạn chế có thể khắc phục được ở các nghiên cứu trong tương lai như bổ sung yếu tố mức độ tiếp cận tài chính và các yếu tố mang tính thể chế tác động đến hệ thống tài chính của một nước vào chỉ số tổng hợp; lựa chọn biến công cụ khác có thể đại diện tốt hơn; phân tích thêm về ngưỡng phát triển tài chính đối với các nước ASEAN+3 nói chung và Việt Nam nói riêng để đưa ra những gợi ý chính sách trong việc hạn chế phát triển tài chính quá mức.