LA02.193_Mối quan hệ giữa hiệu quả sử dụng nguồn lực của các ngân hàng thương mại và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu cuối c ng mà nghiên cứu mong muốn đạt đƣợc đó là đƣa ra đƣợc hệ thống các giải pháp, kiến nghị nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực của các NHTM nhằm góp phần th c đẩy tăng trƣởng kinh tế của Việt Nam.
Tuy nhiên, để đạt đƣợc mục tiêu cuối c ng đó thì đề tài c ng xác định những mục tiêu trung gian cần đạt đƣợc:
(i) Phân tích hiệu quả sử dụng nguồn lực của hệ thống NHTM Việt Nam c ng nhƣ phân tích nhân tố tác động đến hiệu quả sử dụng nguồn lực của các NHTM Việt Nam.
(ii) Mối quan hệ giữa hiệu quả sử dụng nguồn lực của các NHTM với tăng trƣởng kinh tế tại Việt Nam. Luận án ch tập trung phân tích tác động của hiệu quả sử dụng nguồn lực của các NHTM đến tăng trƣởng kinh tế tại Việt Nam.
(iii) Đề xuất các giải pháp nâng cao vai trò của hệ thống NHTM đối với tăng trƣởng kinh tế tại Việt Nam.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Để đạt đƣợc các mục tiêu nghiên cứu, đối tƣợng nghiên cứu của luận án tập trung vào 3 nhóm chính:
(i) Hiệu quả sử dụng nguồn lực của các NHTM Việt Nam;
(ii) Nhân tố tác động đến hiệu quả sử dụng nguồn lực của các NHTM Việt Nam;
(iii) Phân tích mối quan hệ giữa hiệu quả sử dụng nguồn lực của các NHTM và tăng trƣởng kinh tế tại Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu: 48 NHTM Việt Nam trong giai đoạn 1992 – 2013. Luận án chọn mốc thời gian nghiên cứu từ năm 1992 là do trong khoảng thời gian này hệ thống các NHTM Việt Nam bắt đầu phát triển mạnh với sự xuất hiện nhiều hơn của các ngân hàng thƣơng mại cổ phần. Năm 1992 c ng là giai đoạn mà Bureau van Dijk bắt đầu thu thập dữ liệu Data bank scope cho hệ thống NHTM Việt Nam.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phƣơng pháp định lƣợng để hỗ trợ nghiên cứu bao gồm:
(i) Phƣơng pháp phân tích tham số cách tiếp cận biên ngẫu nhiên (SFA) với sự trợ gi p của phần mềm phân tích hiệu quả biên FRONTIER 4.1 (Coelli và cộng sự 2005) và phƣơng pháp phân tích phi tham số cách tiếp cận theo mô hình bao dữ liệu (DEA) thông qua phần mềm DEAP 2.1 (Coelli và cộng sự 2005) để đo lƣờng hiệu quả sử dụng nguồn lực của các NHTM Việt Nam;
(ii) Phân tích hồi quy tobit với sự trợ gi p của phần mềm STATA 11.0 để đánh giá các nhân tố tác động đến hiệu quả sử dụng nguồn lực của các NHTM Việt Nam;
(iii) Mô hình tự hồi quy véc tơ (VAR) thông qua phần mềm Eviews 6.0 để phân tích mối quan hệ giữa hiệu quả sử dụng nguồn lực của các NHTM và tăng trƣởng kinh tế tại Việt Nam giai đoạn 1992 – 2013.
5. Nguồn dữ liệu
Nguồn dữ liệu của đề tài đƣợc lấy từ Data bank scope của Bureau van Dijk (2012) cho các dữ liệu về hệ thống NHTM Việt Nam trong giai đoạn 1992 – 2011, báo cáo thƣờng niên của 48 NHTM năm 2012, 2013 và số liệu chính thức của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam, Tổng cục thống kê, các Bộ Ngành có liên quan và dữ liệu thống kê của các định chế tài chính quốc tế nhƣ IMF, WB, ADB… c ng với các nguồn dữ liệu chính thống khác.
8. Cấu trúc của nghiên cứu
Để đạt đƣợc mục tiêu nghiên cứu, ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án đƣợc cấu trúc thành 5 chƣơng:
Chƣơng 1. Cơ sở lý thuyết về hiệu quả sử dụng nguồn lực của ngân hàng thƣơng mại và tăng trƣởng kinh tế
Chƣơng 2. Phƣơng pháp và mô hình nghiên cứu mối quan hệ giữa hiệu quả sử dụng nguồn lực của các ngân hàng thƣơng mại và tăng trƣởng kinh tế
Chƣơng 3. Tăng trƣởng kinh tế và hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam
Chƣơng 4. Phân tích mối quan hệ giữa hiệu quả sử dụng nguồn lực của các ngân hàng thƣơng mại và tăng trƣởng kinh tế tại Việt Nam
Chƣơng 5. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực của các ngân hàng thƣơng mại góp phần th c đẩy tăng trƣởng kinh tế tại Việt Nam