LA02.220_Mô hình phân tích năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam
3. Mục tiêu nghiên cứu
– Hệ thống hóa và hoàn thiện những vấn đề lý luận cơ bản về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh và mô hình phân tích năng lực cạnh tranh của ngân hàng thƣơng mại.
– Nghiên cứu thực trạng mô hình phân tích năng lực cạnh tranh của các Ngân hàng thƣơng mại Việt Nam để chỉ rõ những kết quả đạt đƣợc, những tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại, làm cơ sở cho việc đề xuất lựa chọn mô hình phân tích đánh giá năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam.
– Đề xuất lựa chọn mô hình phân tích năng lực cạnh tranh của các Ngân hàng thƣơng mại Việt Nam và một số khuyến nghị áp dụng mô hình.
– Đánh giá một cách khách quan,toàn diện, khoa học năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam và xếp hạng chúng dựa trên điểm số nhân tốcạnh tranh tổng thể F.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
– Nghiên cứu mô hình phân tích năng lực cạnh tranh đối với các ngân hàng thƣơng mại.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
– Phạm vi nghiên cứu là các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam bao gồm NHTMNN, NHTMCP mà Nhà nƣớc chiếm cổ phần chi phối và các NHTMCP khác, không nghiên cứu các NHNNg và NHLD ở Việt Nam.
– Tác giả nghiên cứu số liệu thống kê của hơn 40 NHTMVN từ năm 2006-2012 và kết quả hoạt động của các NHTMVN năm 2012.
6. Ý nghĩa khoa học/điểm mới của luận án
Điểm mới của luận án so với các công trình/luận án đã công bố đó là:
– Về phạm vi nghiên cứu: Luận án phân tích đánh giá năng lực cạnh tranh của tất cả các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam bao gồm NHTMCP, NHTMCP Nhà nƣớc giữ cổ phần chi phối và NHTMNN. Trong khi các nghiên cứu trƣớc ở Việt Nam mới chỉ nghiên cứu năng lực cạnh tranh trong một phạm vi hẹp hơn là một chi nhánh ngân hàng, một ngân hàng hoặc một nhóm NHTM… Điều này cho thấy đối tƣợng các NHTM đƣợc nghiên cứu trong luận án rộng hơn so với một số các nghiên cứu trƣớc mà NCS đƣợc biết.
– Về lý luận: Ngoài việc hệ thống hóa các lý luận về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh của ngân hàng thƣơng mại, luận án đã xây dựng đƣợc một hệ thống các tiêu chí, tiêu chuẩn để xếp hạng năng lực cạnh tranh của các NHTMVN trong điều kiện hiện nay. Đồng thời, luận án cũng hệ thống hóa đƣợc các loại mô hình phân tích đánh giá năng lực cạnh tranh của ngân hàng thƣơng mại và rút ra đƣợc những ƣu nhƣợc điểm và điều kiện áp dụng của từng mô hình.
– Phương pháp nghiên cứu: luận án sử dụng các biến đƣa vào chạy mô hình kết hợp đƣợc cả yếu tố định tính và định lƣợng. Đặc biệt, là tác giả đã dùng các biến xấp xỉ và cách tiếp cận phi tham số (DEA) dựa vào các chƣơng trình tuyến tính toán học để đánh giá lƣợng hóa các biến định tính nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí bỏ ra để thu thập thông tin qua việc tổ chức lấy phiếu điều tra cùng với thông tin bằng số thu thập đƣợc từ các báo cáo tài chính đƣợc đồng nhất chạy mô hình thống kê SPSS. Phƣơng pháp nghiên cứu này chủ yếu là kiểm định lý thuyết, sử dụng mô hình khoa học tự nhiên thực chứng, phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng có thể chứng minh đƣợc trong thực tế và theo chủ nghĩa khách qua.Phƣơng pháp kết hợp này chƣa có nghiên cứu nào đề cập tới kể cả trong và ngoài nƣớc.
– Về ứng dụng kết quả nghiên cứu: Luận án đã xây dựng các luận cứ khoa học cho một mô hình phân tích nhân tố để chấm điểm năng lực cạnh tranh của từng thành phần và năng lực cạnh tranh tổng thể từ đó xếp hạng NLCT của các NHTMVN. Việc ứng dụng mô hình phân tích nhân tố trong phân tích đánh giá năng lực cạnh tranh giúp ngân hàng có thêm một công cụ phân tích định lƣợng bổ sung cho công cụ phân tích hiện tại SWOT để xác định tầm quan trọng của mỗi nhân tố ảnh hƣởng tới sức cạnh tranh của NHTM và những lợi thế cạnh tranh của từng ngân hàng …một cách nhanh chóng, toàn diện và chính xác hơn. Từ những kết quả phân tích đánh giá đó, các nhà quản trị ngân hàng hoạch định một chiến lƣợc kinh doanh sao cho phù hợp với đặc điểm của mình và các cơ quan quản lý có thể đƣa ra những chính sách quản lý hiệu quả hơn.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận án đƣợc bố cục thành 3 chƣơng sau:
Chƣơng 1. Cơ sở luận về năng lực cạnh tranh và mô hình phân tích năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thƣơng mại
Chƣơng 2. Thực trạng mô hình phân tích năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam
Chƣơng 3. Lựa chọn mô hình phân tích năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam và một số khuyến nghị áp dụng mô hình